Tái cấu trúc

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 26/08/2012.

3049 người đang online, trong đó có 204 thành viên. 00:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 121003 lượt đọc và 1051 bài trả lời
  1. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    4.833
    Mua bán ngân hàng: Đang thiếu khung pháp lý


    Các thương vụ mua bán vốn cổ phần, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng hay thâu tóm ngân hàng đã từng diễn ra đều có sự can thiệp mạnh của cơ quan quản lý.
    Đó là do ta chưa có một khung pháp lý cho hoạt động mua bán ngân hàng tại Việt Nam.

    “Việt Nam đang thiếu khung pháp lý cho hoạt động này”, luật sư, Giám đốc Công ty Luật TNHH Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư (Basico) Trần Minh Hải nói. Hoạt động mua bán vốn cổ phần của ngân hàng sẽ còn là nhu cầu lớn và lâu dài trong nền kinh tế bởi không dễ có được giấy phép thành lập một ngân hàng, song ta đang không có một hành lang pháp lý cho mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng.

    Mua bán vốn cổ phần của ngân hàng có hai trạng thái, thâu tóm tích cực còn gọi là thâu tóm thân thiện và thâu tóm không thân thiện (như trường hợp Sacombank). Nếu phân loại chi tiết, có tới vài chục loại giao dịch M&A khác nhau mà luật pháp Việt Nam chưa đề cập hết.

    Vậy các vụ chuyển nhượng ngân hàng đã diễn ra theo quy định nào? Ít nhất có tám luật và hàng chục văn bản dưới luật đang điều chỉnh việc này, nhưng còn sơ sài, chẳng hạn như: Luật Doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Dân sự, Luật Chứng khoán, Luật Cạnh tranh, Luật Hình sự, Luật Đầu tư, các quy định với công ty đại chúng, các văn bản dưới luật về các vấn đề liên quan, như Thông tư 04/2010/TT-NHNN (2-2010) quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng, Quyết định 254/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”...

    Về quản lý hoạt động này, văn bản pháp luật cũng quy định nhiều cơ quan quản lý khác nhau: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao (nếu liên quan đến tổ chức tín dụng nước ngoài)...

    Việc mua bán vốn cổ phần các ngân hàng hiện vẫn theo các “ngoại lệ” được cơ quan quản lý phê duyệt, trên cơ sở dàn xếp giữa các bên với nhau. Nhưng mỗi trường hợp đều có “cơ chế riêng”.
    Song, theo ông Trương Thanh Đức, Trưởng ban Pháp chế, Ngân hàng TMCP Hàng hải, mỗi văn bản dưới luật đã ban hành về thâu tóm, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thường chỉ dùng cho một vài trường hợp và sau này không còn phù hợp.

    “Các văn bản này chỉ giải quyết vấn đề thủ tục chứ về nguyên tắc vẫn chưa làm rốt ráo các vấn đề liên quan theo tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ của các bên. Vì thế, việc mua bán vốn cổ phần các ngân hàng hiện vẫn theo các “ngoại lệ” được cơ quan quản lý phê duyệt, trên cơ sở dàn xếp giữa các bên với nhau. Nhưng mỗi trường hợp đều có “cơ chế riêng”. Đó cũng là một lý do khiến một số thương vụ tái cơ cấu ngân hàng liên quan đến các ngân hàng yếu hiện nay đang rất khó tìm lối ra.

    Hầu hết các trường hợp mua bán vốn cổ phần, kể cả giữa tổ chức tín dụng, cổ đông cá nhân và tổ chức trong nước với nhau hay trong và ngoài nước đều gặp vướng mắc nếu muốn chuyển nhượng thông qua các quyền chọn bán hoặc chọn mua, phát hành trái phiếu chuyển đổi hay phát hành các chứng chỉ lưu ký chứng khoán (Depository Receipt).

    Các vấn đề gây khó khăn gồm thủ tục chuyển nhượng, các hậu quả pháp lý và việc chịu trách nhiệm giữa các bên, việc tham gia quản lý, điều hành công ty sau khi mua lại cổ phần, định giá ngân hàng, các vấn đề hậu M&A ngân hàng.

    Các văn bản điều chỉnh hoạt động M&A chưa theo kịp các diễn biến và yêu cầu đa dạng của thực tiễn hoạt động M&A tại Việt Nam. Cơ bản nhất như việc xác định M&A là đầu tư trực tiếp hay gián tiếp, loại giao dịch M&A nào thì phải theo những quy định nào... cũng đang gây khó khăn cho chính các bên thực hiện và cơ quan quản lý.

    Hồi tháng 6-2012, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng nhằm thay thế Thông tư 04/2010 chưa bao quát thực tế và không còn phù hợp. Song đến nay, đã quá “hạn chót” theo lộ trình đăng ký “làm luật” năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước mà văn bản vẫn chưa có.

    Ông Hải cho rằng, điều cần nhất là phải làm rõ định nghĩa thế nào là thâu tóm, hợp nhất, kể cả khái niệm sáp nhập ngân hàng trong Luật Doanh nghiệp cũng chưa rõ. Hầu hết người ta chưa thống nhất cách hiểu với nhau khi nhắc đến thâu tóm hay đơn giản chỉ hiểu nó là sự thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần trong tổ chức dẫn đến việc tham gia quản trị điều hành.

    Một lãnh đạo ngân hàng có ý định chuyển nhượng vốn cổ phần của mình băn khoăn rằng, nếu ngân hàng đang được điều hành, làm ăn tốt, có cần và có nên để sự thâu tóm diễn ra không? Và thế nào là một ngân hàng tốt, được cơ quan quản lý bảo vệ để không diễn ra sự thâu tóm thù nghịch, gây thiệt hại cho các cổ đông nhỏ? Tại sao cổ đông cá nhân sở hữu dưới 5% cổ phần lại muốn làm gì thì làm không ai biết? Trong khi với một ngân hàng, sở hữu 1-2% cổ phần đã là tài sản lớn...

    Một câu hỏi khác, luật lệ thế nào sẽ giúp tăng cường sự minh bạch trong việc chuyển nhượng ngân hàng? Thực tế, rất nhiều ngân hàng cổ phần hiện nay đều đã trải qua việc đổi chủ, thậm chí có ngân hàng đổi chủ vài lần theo xu thế: trước nhiều chủ nay quy về một vài cá nhân. Và con số ít này lại đại diện cho phần vốn chi phối (mà hiện nay là rất lớn) trong các ngân hàng.

    Các ngân hàng cổ phần hầu hết là công ty đại chúng theo quy định song hầu hết cổ đông không hề biết gì về các ông chủ thực sự của ngân hàng mình đang góp vốn. Một cổ đông lâu năm của một ngân hàng cổ phần lớn chia sẻ: “Có lần chúng tôi chất vấn về tỷ lệ nắm giữ cổ phần chi phối của chủ tịch HĐQT, tại sao trên sổ sách anh nắm dưới 1% mà quyền lực dữ vậy?, vị chủ tịch trả lời: Vì tôi đang được ủy quyền đại diện cho trên 51% cổ phần của ngân hàng. Chúng tôi cũng chỉ biết có thế”.

    Thường thì mua bán cổ phần trong ngân hàng luôn đòi hỏi số tiền rất lớn, không dễ có. Ai đảm bảo đó là nguồn tiền “sạch”? Đây là điểm mấu chốt của các vấn đề lợi ích và giảm thiểu sự ảnh hưởng đến nền kinh tế nhưng vẫn bị để ngỏ trong các quy định pháp lý với ngân hàng. “Tường thấp kẻ trộm mới đến. Chống lại sự lũng đoạn, độc quyền là cái khó nhất của quản lý. Nếu các quy định pháp luật không sớm được làm rõ, việc mua bán các ngân hàng vẫn sẽ diễn ra theo kiểu “đánh úp””, một luật sư nói.

    Theo Hồng Phúc

    TBKTSG
    http://cafef.vn/20120906092957585CA34/mua-ban-ngan-hang-dang-thieu-khung-phap-ly.chn

    [r2)] Ít nhất thì viết bài thì cỡ này trở lên
  2. chaiens

    chaiens Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2011
    Đã được thích:
    423
  3. byeshowbye

    byeshowbye Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/09/2004
    Đã được thích:
    923
    dân VN sống và làm việc theo pháp luật.... luật chưa cho phép mà dám làm thì phải xem ý các anh vui hay buồn.... vui thì không sao buồn thì nhập kho đi du lịch ....

    cải cách tư pháp mới bắt đầu cỡ 20 năm chưa chắc xong...;))
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    Phong trào chặt chân chặt tay của nhau lên cao, thằng nào chịu đau kém hơn thì bán xới !
  5. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    4.833
    [r2)] Luật VN có 1 câu rất hay : lợi dụng kẻ hở pháp luật để trục lợi........với câu này thì 80 triệu dân là tội phạm.
    [r2)] Anh T cũng hay thấy động là anh ấy xóa dấu ngay.....1 vài bài cố nói về anh nhưng chỉ khơi gợi làm nghi ngờ thôi....
    [r2)] Mk chơi trò này thì bọn chúng bán tháo CP NH
  6. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    hehe, chặt hết cành hết rễ nhau cho cây khỏi sống nhệ? Ông mày k có cây thì ông phá làm củi cho chim chóc khỏi đậu ná?
  7. toiyeuphunu1988

    toiyeuphunu1988 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2006
    Đã được thích:
    18
    Đội tuyển Juven sắp ra mắt, ae sọc lại được dịp hồ hởi.
  8. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120906/voi-bach-tuoc-lung-doan-thi-truong.aspx


    "Vòi bạch tuộc" lũng đoạn thị trường
    07/09/2012 3:20
    "Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, một cá nhân đã sở hữu nhiều hơn số vốn theo quy định, gây ảnh hưởng tới hoạt động của tổ chức tín dụng. Thủ tướng đã chỉ đạo lực lượng chức năng đặt trọng tâm vào nhóm tội phạm liên quan tới hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các hành vi thâu tóm" - đó là khẳng định của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp báo chiều 5.9 tại Hà Nội.

    "Vòi bạch tuộc" lũng đoạn thị trường
    Sacombank, ngân hàng bị “sáp nhập” trên thị trường tài chính VN trong thời gian vừa qua - Ảnh: Diệp Đức Minh

    Không chỉ thâu tóm ngân hàng (NH), "vòi bạch tuộc" còn vươn sang thị trường vàng, thị trường bất động sản... "Ma trận" sở hữu chéo tạo ra những cuộc thôn tính đình đám nhưng "ông chủ" thật sự luôn bí ẩn.

    Quyền lực giấu mặt



    Bản chất của tội phạm thâu tóm ngân hàng

    Trao đổi với báo chí về khái niệm tội phạm thâu tóm NH trong cuộc họp báo ngày 5.9, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định đó chỉ là cách nói, còn bộ luật Hình sự không ghi chính xác câu chữ loại tội phạm này. Tuy nhiên, bản chất của tội phạm thâu tóm NH nằm trong quy định tội kinh doanh trái phép, đầu cơ... Tội này theo ông Đam có thể nhằm mục tiêu thâu tóm các NH trái pháp luật.

    Nhằm tránh việc cá nhân sở hữu NH dẫn đến thao túng, gây đổ vỡ như đã từng xảy ra ở một số nước trong khu vực trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, luật Tổ chức tín dụng quy định, cá nhân sở hữu tối đa không quá 5% vốn điều lệ trong một NH. Với tỷ lệ này, có thể khẳng định, không cổ đông cá nhân nào có thể "sai khiến" NH. Nhưng thực tế đã chứng minh, nhiều NH thương mại cổ phần (TMCP) hiện nay là "sân sau" của những cổ đông lớn.

    Làm thế nào để các cá nhân này sử dụng NH như một công cụ rót vốn cho những dự án, những phi vụ riêng của mình, để thực hiện các vụ thâu tóm với lượng vốn khổng lồ như đã xảy ra trong thời gian qua? Đó là vì họ đã gián tiếp sở hữu NH. Cụ thể, "chẻ nhỏ" tỷ lệ sở hữu bằng cách chuyển sang một công ty đầu tư tài chính do họ lập ra. Công ty này mua CP của NH và trở thành cổ đông lớn của NH. Đây là con đường đưa các cá nhân trở thành cổ đông lớn, thậm chí là ông chủ của NH. Điều này lý giải vì sao, rất nhiều cá nhân có quyền lực cực lớn trong NH dù tỷ lệ sở hữu trực tiếp rất nhỏ.

    Sau khi hoàn tất việc trên, các công ty đầu tư tài chính sử dụng NH như một công cụ rót vốn vào "sân sau" của họ thông qua các hợp đồng cho vay ủy thác (Thanh Niên đã có bài Bí ẩn khoản phải thu khác phân tích về vấn đề này). Đặc biệt, các công ty này tiếp tục đi mua CP ở các NH khác, rồi lại lập ra công ty đầu tư tài chính để sử dụng vốn của các NH này qua con đường ủy thác đầu tư... Cứ như vậy, "ma trận" sở hữu rối rắm này tạo thành các "vòi bạch tuộc" có sức mạnh tài chính cực lớn để thực hiện việc thâu tóm, nắm quyền kiểm soát ở các NH, các doanh nghiệp khác.




    Không chỉ thâu tóm ngân hàng, "vòi bạch tuộc" còn vươn sang thị trường vàng, thị trường bất động sản... "Ma trận" sở hữu chéo tạo ra những cuộc thôn tính đình đám nhưng "ông chủ" thật sự luôn bí ẩn


    Đơn cử như trong vụ sáp nhập NH Sacombank cách đây vài tháng, các cổ đông lớn gồm Công ty CP đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu, Công ty CP đầu tư Sài Gòn Exim và ông Trần Phát Minh chỉ lộ diện khi Ủy ban chứng khoán Nhà nước có văn bản xử phạt hành chính. Điều đáng nói là quan hệ chằng chịt của 3 cổ đông này.

    Công ty Sài Gòn Á Châu cũng mua CP của Eximbank dù theo giấy phép kinh doanh, công ty này không có lĩnh vực đầu tư tài chính. Rồi ông Minh và Sài Gòn Á Châu cùng Eximbank đi “sáp nhập” Sacombank và hiện tại, ông Trần Phát Minh là Chủ tịch HĐQT của NH TMCP Kiên Long. Rõ ràng, nhờ sở hữu chéo, họ đã dồn phiếu cho một người để làm một cuộc “sáp nhập” thành công. Việc này thể hiện rõ nhất, quyền lực trung gian của các công ty đầu tư tài chính. Hay nói chính xác là quyền lực của chính các ông chủ công ty này, quyền lực cá nhân của họ ở các NH.

    Thao túng vàng, bất động sản



    Gây rối loạn thị trường

    Theo một chuyên gia tài chính, không chỉ NH mà hầu như các tổng công ty nhà nước đều có loại hình công ty đầu tư tài chính để quản lý phần vốn của các công ty con bên dưới, thậm chí khi CP hóa họ cũng không bàn giao vốn về cho SCIC (Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước) mà vẫn giữ để quản lý vốn của các công ty con. Do không bị quản lý bởi bất cứ luật chuyên ngành nào nên các công ty này đầu tư bừa bãi, thiếu hiệu quả, gây rối loạn thị trường. Điển hình nhất là vụ Cơ quan an ninh điều tra Bộ ******* mới bắt nguyên Giám đốc và Trưởng phòng Tín dụng của Công ty TNHH MTV Tài chính cao su (thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam) về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước... ” do đầu tư thua lỗ vì đầu tư ngoài ngành và nợ ngập đầu. Chỉ cần tìm kiếm trên mạng sẽ thấy, các công ty đầu tư này được thành lập nhan nhản. Nếu không nhanh chóng có giải pháp thì hậu quả khó lường.

    Không dừng lại ở thị trường tài chính, các công ty đầu tư tài chính này đã và đang vươn "vòi bạch tuộc" sang thị trường vàng, ngoại tệ, bất động sản. Liên tục mấy năm gần đây, thị trường đã chứng kiến nhiều thời điểm, giá vàng trở nên điên loạn và câu hỏi "ai thao túng giá vàng" chỉ được trả lời chung chung, đó là giới đầu cơ. Nhưng giới đầu cơ nào đủ vốn, đủ tiềm lực để xoay chuyển giá trên thị trường khi mỗi phiên có tới vài ngàn, thậm chí hàng chục ngàn lượng vàng được giao dịch? Chỉ có công ty đầu tư tài chính với nguồn vốn cực lớn nhờ sự "bơm" vốn từ phía sau của các NH mới đủ sức làm việc này.

    Mọi chuyện càng rõ ràng hơn sau khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt thì 3 công ty mà ông trùm này sở hữu đều có hoạt động liên quan đến bất động sản, du lịch và vàng bạc đá quý. Hệ quả của sự thao túng này là giá vàng trong nước luôn cao hơn giá vàng thế giới từ 1-3 triệu đồng gây rủi ro cho người mua; tạo những cơn khan hiếm giả khiến NHNN phải cho nhập khẩu vàng dù lượng vàng trong nước rất lớn, áp lực lên thị trường ngoại tệ từ việc nhập khẩu vàng... Sự rối loạn này đã tạo ra những cơ hội kiếm lợi cực lớn cho các công ty này.

    Tương tự đối với thị trường bất động sản. Một chuyên gia đang thực hiện xử lý bán tài sản thế chấp cho một số NH cổ phần tiết lộ, rất nhiều dự án thế chấp là từ các công ty đầu tư tài chính. Các công ty này cho vay dự án thông qua nguồn vốn ủy thác của NH. Sau đó họ lại mang chính các dự án này quay trở lại thế chấp NH lấy vốn mua CP ở các dự án khác. Rồi lại lấy "dự án khác" thế chấp để vay tiếp... Nên một phần không nhỏ nợ xấu của các NH cổ phần hiện nay là từ các công ty tài chính. Đó là lý do, các NH đã và đang tạo áp lực mua nợ xấu, thực chất là giải vây cho chính các ông chủ của họ. "Lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực đầu tư có điều kiện nhưng các công ty đầu tư tài chính sử dụng vốn ủy thác từ NH, mua CP và làm chủ các công ty một cách dễ dàng" - chuyên gia này nói.

    Công ty đầu tư tài chính này "đẻ" ra công ty khác, công ty khác liên kết với NH này, doanh nghiệp nọ... để tiếp tục sản sinh ra các công ty cháu, chắt. “Vòi bạch tuộc” sở hữu này càng dài, càng chồng chéo thì vốn từ các NH chảy ra qua đường này càng lớn, các thương vụ thâu tóm, lũng đoạn càng nhiều. Nếu phanh phui tất cả nguồn vốn đã chảy theo hệ thống chân rết "sân sau" nói trên, vốn thực sự của các NH còn lại bao nhiêu? Đây là vấn đề cần được làm rõ nếu thực sự muốn tái cấu trúc hệ thống NH.

    3 loại sở hữu chéo đáng lo ngại trong Ngân hàng

    1. Sở hữu của các NHTM nhà nước tại các NH TMCP: Hiện có gần 8 NH TMCP có quan hệ CP với 5 NHTM nhà nước. Tiêu biểu là Vietcombank hiện đang sở hữu 11% tại NH Quân đội, 8,2% tại Eximbank, 4,7% tại NH Phương Đông, 5,3% tại NH Sài Gòn.

    2. Sở hữu lẫn nhau giữa các NH TMCP: Hiện tượng này khá phổ biến ở Việt Nam. Hiện có ít nhất 6 NH TMCP có cổ đông là một NH TMCP khác. Chẳng hạn, Eximbank hiện sở hữu 10,6% cổ phần tại Sacombank, 8,5% cổ phần tại NH Việt Á.

    3. Sở hữu NH TMCP bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân: Hiện có khoảng gần 40 doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có sở hữu trên 5% tại các NH TMCP. Hầu hết các tập đoàn nhà nước đều có các công ty tài chính. Mối quan hệ giữa NH TMCP với các tập đoàn tư nhân ngày càng trở nên phức tạp. Nhiều NH có thể được sở hữu bởi rất nhiều công ty gia đình hoặc các thành viên gia đình vốn đồng thời lãnh đạo ở các doanh nghiệp khác.

    Nguồn Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

    Nguyên Hằng

    ----------------------------------

    Báo chí viết giề khọ hiệu nhệ...họ chởi ai đới... giờ bài nào chính thống cũng cứ copy lại, nhỡ đâu có kẻ đổi ý xóa mất
  9. Dongnat_Online

    Dongnat_Online Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa mềnh mong có LĐ tự chặt tay(quyền lợi) mình rồi chém LĐ khác.[};-
    Bây giờ cũng là chặt, nhưng là do đánh nhau. Loạn rồi.~X
  10. natasa195

    natasa195 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    470
    các bác giúp em chút!
    em có 1 căn nhà ở cầu giấy giờ muốn bán cầm tiền mặt. vì sợ giá nhà còn xuống nữa. theo các bác có nên không ạ?

Chia sẻ trang này