Tại sao đánh thuế cổ tức không phải là thuế chồng thuế? Năm 2009 thuế thu nhập cá nhân đựơc áp dụng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi star_seeker, 14/09/2007.

5114 người đang online, trong đó có 515 thành viên. 21:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 1509 lượt đọc và 21 bài trả lời
  1. NgoanVCB

    NgoanVCB Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    805
    em chỉ giỏi nghề đào trộm quặng để bán lậu ra ngoài thôi ... chứng khoán chứng khiếc bác phải theo các chuyên gia trên box mình cơ ... bác thích thì sắm một bộ cuốc xẻng và mấy thanh kiếm đi theo em làm thổ phỉ kiếm ăn .. chả phải nộp thuế , nộp mỗi tiền phí cho mấy anh xăm trổ thôi
  2. lazy2008

    lazy2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Đã được thích:
    6
    Đánh thuế 25% ~ thuế thu nhập doanh nghiệp. nhưng doanh nghiệp có khoản khấu trừ thuế. còn cá nhân thì không. tại sao lại vậy nếu tính theo cách tính mà BTC đưa ra là khấu trừ tại nguồn thì khoản hoàn thuế là không có vì không ai mua nhà. ăn cơm....lấy chi phí ở TK CK cả! các bố đó nghĩ là kinh doanh CK chỉ là lấy tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm thôi, có ai nghĩ đó là nghề kiếm cơm đâu.
    rồi đây đến lúc thông qua sẽ thấy cái viễn cảnh TTCK VN như nào.
    các bác để ý cuối năm nay để sút hàng nhá. mong cho mấy bố đó nhanh già thôi
  3. vietgacuccu

    vietgacuccu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Bác nói đúng quá. Vote cho bác 5 điểm luôn.
  4. leader001

    leader001 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Đã được thích:
    2
    Tiền Internet, Tiền điện thoại, Tiền xăng xe, Tiền ăn, Tiền uống .... bao nhiêu khoản chúng mày có tính cho ông không
  5. leader001

    leader001 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Đã được thích:
    2
    Còn cả thời gian ông lên mạng, nghiên cứu, chạy đi thăm dò tin tức, qua lại khắp nơi tìm hiểu về công ty nữa
    Bao nhiêu khoản chúng mày vứt đi đâu
  6. leader001

    leader001 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Đã được thích:
    2
    Còn cả tương lai nữa chứ. Ông bỏ cả học hành, cưa gái chỉ để chơi chứng. Giờ thì bị đúp, thi lại, em yêu thì bỏ theo thằng khác. Cưa mãi chẳng đổ
    Thế tính đê
  7. vosco6

    vosco6 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Ở rất nhiều nước, người ta miễn thuế thu nhập cá nhân từ chứng khoán. Nghĩa là nếu có thu nhập từ nguồn khác thì vẫn bị đánh thuế, nhưng các thu nhập từ chứng khoán sẽ được miễn thuế
  8. fm2008

    fm2008 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    122
    MHB sẽ xác định xong giá trị doanh nghiệp vào cuối tháng 9/2007, hoàn tất đề án cổ phần hóa và trình Chính phủ trong tháng 10. Vietcombank đang chờ Chính phủ phê duyệt chính thức phương án chuyển đổi sở hữu.

    Quá trình cổ phần hóa của cả hai sẽ thành công đến đâu hiện phụ thuộc nhiều không chỉ vào việc xác định giá trị doanh nghiệp, mà cả vấn đề Nhà nước sẽ xử lý như thế nào phần thặng dư vốn khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

    Bán cho đối tác chiến lược trước khi đấu giá

    Trong phương án trình lên Chính phủ và có nhiều khả năng sẽ được Chính phủ chấp thuận, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đưa ra ba đề xuất quan trọng.

    Thứ nhất là không xác định lại giá trị doanh nghiệp. Giá trị sổ sách hiện tại (tức phần vốn thuộc sở hữu Nhà nước) của ngân hàng như thế nào, sẽ vẫn giữ nguyên như thế và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

    Hiểu nôm na là Vietcombank sẽ chỉ tính giá trị ngân hàng trong quá khứ, mà không tính giá trị tương lai, trong đó có khả năng sinh lời, thương hiệu, thị phần, mạng lưới, số lượng khách hàng, năng lực bộ máy nhân sự...

    Chính điểm này tạo sự hấp dẫn đối với cổ phiếu Vietcombank khi phát hành ra bên ngoài.

    Thứ hai là thay đổi mô hình tổ chức. Tổ chức bộ máy và quản trị của Vietcombank sẽ không theo mô hình mẫu của Ngân hàng Nhà nước, đặt nền móng thoát khỏi chế độ bộ chủ quản. Sau cổ phần hóa, có thể việc quản lý Vietcombank sẽ được chuyển về SCIC (Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước), chứ không phải do Ngân hàng Nhà nước quản lý như hiện nay.

    Thứ ba và là sự khác biệt lớn so với Bảo Việt, Vietcombank sẽ bán cổ phần cho đối tác chiến lược trước khi phát hành ra công chúng qua đấu giá công khai.

    Việc bán ở đây có xác định giá cụ thể kèm theo các điều kiện hỗ trợ. Như thế giá phát hành ra ngoài có khả năng xoay quanh giá bán cho đối tác chiến lược. Vai trò của tổ chức tư vấn sẽ thể hiện ở điểm này. Họ sẽ là cầu nối tìm ra giá hợp lý cho cả bên bán và bên mua. Giá đó không nhất thiết là quá cao, nhưng quan trọng là bán hết tỷ lệ cần bán với giá chấp nhận được. Như vậy số tiền thu về sẽ là tối đa và tổ chức tư vấn, ngân hàng, nhà đầu tư cũng như Nhà nước cùng có lợi.

    Khác với Vietcombank, trong đề án cổ phần hóa sẽ trình Chính phủ, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) sẽ đưa ra cả ba phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp và Chính phủ ?ochấm? phương án nào, ngân hàng thực hiện phương án đó.

    Ông Huỳnh Nam Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị MHB, cho biết theo phương thức xác định giá trị tài sản ròng (vốn được nhà đầu tư ưa chuộng) thì ước sơ bộ giá trị MHB lớn gấp rưỡi giá trị sổ sách (vốn chủ sở hữu của ngân hàng hiện khoảng 700 tỉ đồng).

    Trong xác định giá trị tài sản ròng của ngân hàng, giá trị tài sản tài chính là chủ yếu, giá trị tài sản cố định chiếm một tỷ lệ nhỏ. Bởi, thí dụ, ngân hàng huy động 100 tỉ đồng, hoặc cho vay 100 tỉ đồng, nhưng 100 tỉ đó có trả được không, có còn thật không, có thu hồi được không mới là chuyện đáng nói.

    Phương pháp thứ hai xác định giá trị của MHB là bằng cách so sánh với giá trị các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn (lấy cùng chỉ số tài chính) như Sacombank và ACB. Dựa theo phương pháp xác định giá trị dòng tiền, giá trị MHB ước tính gấp bảy, tám lần so với phương pháp đầu tiên.

    Tuy nhiên, theo cả ba phương pháp, đấy mới chỉ là những đánh giá sơ bộ. Những số liệu chính xác sẽ được đơn vị tư vấn và ngân hàng phân tích kỹ lưỡng trước khi có bản đề án cuối cùng.

    Thặng dư, không chỉ của riêng Nhà nước

    Cả Vietcombank và MHB đều đề nghị Nhà nước cho giữ lại phần thặng dư vốn sau khi phát hành thêm cổ phần để đưa vào quỹ dự trữ tăng vốn.

    ?oTrong quá trình phát triển, ngân hàng sẽ phải tăng năng lực tài chính, tăng vốn, nhưng không phải đợt phát hành nào giá cổ phiếu cũng tăng?, ông Dũng nói. ?oCó khi giá giảm, thậm chí thấp hơn mệnh giá. Lúc đó phải có quỹ dự trữ bù đắp?.

    Hơn nữa, nếu Nhà nước thu về toàn bộ phần thặng dư là trái với Luật Doanh nghiệp, trái với thông lệ quốc tế. Nhà nước chỉ có thể thu về phần thặng dư tương ứng với tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp sau khi được đại hội cổ đông nhất trí cho chia hết thặng dư.

    Việc Nhà nước thu về một phần thặng dư sẽ buộc các doanh nghiệp cổ phần hóa phải trả phần thặng dư còn lại cho cổ đông. Nhưng không có thặng dư, làm sao doanh nghiệp, đặc biệt các công ty niêm yết, thu hút được nhà đầu tư đến sau? Tất nhiên sự tăng trưởng giá trị cổ phiếu phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng thặng dư bao giờ cũng có sức hấp dẫn riêng của nó, nhất là đối với các ngân hàng, nơi đang cần sự hỗ trợ của đối tác nước ngoài về quản trị, công nghệ, kinh nghiệm làm ăn trong các giao dịch quốc tế.
  9. star_seeker

    star_seeker Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Đã được thích:
    1
    Bác nói đúng đó. Bao nhiêu thứ chi phí như phí mua tin nội gián, phí internet, phí đi lại xăng nhớt, phí đàn đúm ăn chơi để khai thác thông tin, phí trả tiền làm giá không có trừ vào tài khoản chứng khoán để tính thuế, thật bất công.
  10. lazy2008

    lazy2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Đã được thích:
    6
    khóc rì mà khóc. lúc đó anh bảo em cách trốn thuế là được chứ rì.

Chia sẻ trang này