1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tại sao phải đổ vỡ......100%

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi cuty2011, 06/10/2012.

3852 người đang online, trong đó có 91 thành viên. 05:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4212 lượt đọc và 46 bài trả lời
  1. cuty2011

    cuty2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    2.337
    To, nhưng toàn bã đậu thì vứt đi nhớ^:)^
  2. garidibo

    garidibo Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2009
    Đã được thích:
    20
    Thoái vốn đầu tư ngoài ngành vào mắt, bán giấy ai mua đây ? Bán trong ngành cón éo đứa nào mua nữa là

    Tái cơ cấu thì mạnh lên ah , buồn cười, cứ khi nào yếu kém thì lại lôi bài tái cơ cấu ?
  3. CHU_BA

    CHU_BA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2012
    Đã được thích:
    1
    Bệnh nặng rồi thua quá mà
  4. luotsongthanck

    luotsongthanck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2010
    Đã được thích:
    1.905
    KINH DOANH
    Thứ bảy, 6/10/2012, 10:27 GMT+7
    writeSociable('http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/10/xu-ly-dut-diem-ngan-hang-yeu-kem-trong-2013/','Xử+lý+dứt+điểm+ngân+hàng+yếu+kém+trong+2013','Xử+lý+dứt+điểm+ngân+hàng+yếu+kém+trong+2013','sociable',1002295358); [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] E-mail [​IMG] Bản In
    Xử lý dứt điểm ngân hàng yếu kém trong 2013

    Thiết lập lại kỷ cương trong lĩnh vực ngân hàng, xử lý dứt điểm các đơn vị yếu kém là một trong những giải pháp quan trọng được nêu ra tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa qua.

    Theo nhận định của Chính phủ, tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm mặc dù có chuyển biến tích cực, nhưng còn nhiều khó khăn, kinh tế vĩ mô chưa bền vững, chỉ số giá xu hướng tăng cao trở lại, tăng trưởng còn thấp. Trong khi đó, dư nợ tín dụng thấp hơn nhiều mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng huy động vốn; nợ xấu ngân hàng chậm giải quyết.
    Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 9 Thủ tướng ký ban hành hôm qua đã đề ra một số giải pháp quan trong để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giữ mức tăng trưởng hợp lý. Trong đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, phối hợp với chính sách tài khóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay cho sản xuất kinh doanh, nhưng không để lạm phát tăng trở lại. Ngân hàng cũng phải tăng tín dụng cho khu vực nông nghiệp, thủy sản và các ngành nghề có khả năng tiêu thụ sản phẩm; bảo đảm mức tăng tổng phương tiện tiện thanh toán như chỉ tiêu đề ra.
    [​IMG]Habubank là trường hợp ngân hàng đầu tiên sáp nhập với đơn vị khác sau những khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Ảnh: Công TâmĐáng chú ý, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các biện pháp kịp thời, phù hợp để tăng cường kỷ cương trong lĩnh vực ngân hàng; trong năm 2013, khẩn trương xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém, góp phần ổn định hệ thống ngân hàng, tạo niềm tin cho nhà đầu tư và người dân. Đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Tăng cường dự trữ ngoại tệ; kiểm soát chặt chẽ tỉ giá phù hợp với tín hiệu thị trường; bảo đảm đủ nguồn vốn cho học sinh, sinh viên vay để học tập.
    Để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Chính phủ cũng đồng ý gia hạn thêm 3 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng phải nộp của tháng 6 năm 2012. Số thuế từng được gia hạn một lần theo Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ, nay tiếp tục được lùi từ đầu năm 2013 đến tháng 3.
    Liên quan tới công tác kiểm soát giá cả, các bộ, cơ quan, địa phương được yêu cầu phối hợp chặt chẽ trong quản lý thị trường, giá cả, tăng cường các điểm bán hàng bình ổn giá. Các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, than, dịch vụ công cần được điều tiết một cách phù hợp. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ quản lý chặt chẽ các loại giá, phí ảnh hưởng hoặc làm tăng chi phí đầu vào trong sản xuất, kinh doanh.
    Riêng về giá dịch vụ y tế ở địa phương, Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo chưa công bố điều chỉnh và cần có lộ trình phù hợp theo hướng lùi thời hạn áp dụng.
    Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng kinh tế 9 tháng đạt 5,35% và chr số giá tiêu dùng tăng
  5. cuty2011

    cuty2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    2.337
    Có làm được hay không...tôi thấy từ đến này rồi...nói 10 làm được mấy?????^:)^^:)^^:)^
  6. cuty2011

    cuty2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    2.337

    DPM= Đam Cà mau^:)^
  7. Dichnhankiet

    Dichnhankiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    1.374
    Ah khi nào trong các cuộc họp còn các cụm từ tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này, tôi hoàn toàn thống nhất thế kia,... chỉ có phá sản toàn tập. Mấy con gà học hành từ thời liên xô về làm việc thì ăn cám hết. Không cho phá sản các ngân hàng yếu kém thì 100% chết hết cả lũ, có khi làm tập mới từ đầu đó, cũng tốt chán hơn là bjo:-bd
  8. cuty2011

    cuty2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    2.337

    Bán vẫn được, nhưng giá thì như cho...tài sản chẳng còn bao nhiêu nữa^:)^ Những con bệnh sắp chết bấu víu vào nhau càng chết nhanh hơn...giống như đám trẻ không biết bơi mà ngã xuống hồ đó bác. Chúng tự ôm nhua mà chết theo^:)^^:)^^:)^
  9. cuty2011

    cuty2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    2.337
    Làm cái mới bao giờ cũng nhanh hơn, đẹp hơn...Cơ sở hạ tăng mấy chục năm nay xuống cấp lắm rồi^:)^^:)^^:)^^:)^
  10. cuty2011

    cuty2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    2.337
    Quĩ bảo hiểm xã hội thì mỗi ngày một cạn kiệt...Nguy cơ là rất nguy cơ trong nhưng năm tơi
    Bảo hiểm việc làm: Tiền đâu mà làm?

    - Đọc dự án luật Việc làm, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng thấy chưa có gì thiết thực với người lao động. Còn Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai băn khoăn "lấy tiền đâu để trả bảo hiểm việc làm".



    Dự thảo luật Việc làm được thảo luận tại Thường vụ Quốc hội tối nay (5/10).

    Hỗ trợ cả người chưa thất nghiệp

    Theo Bộ trưởng LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền, dự thảo luật quy định chính sách bảo hiểm việc làm thay cho chính sách bảo hiểm thất nghiệp đang bộc lộ hạn chế.

    Ngoài hỗ trợ cho người thất nghiệp như hiện nay, bảo hiểm việc làm sẽ hỗ trợ cả cho lao động đang làm việc. Mục đích nhằm hỗ trợ người sử dụng lao động khi gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng; hỗ trợ lãi suất tiền vay để thanh toán các chế độ cho người lao động; hỗ trợ kinh phí đào tạo phát triển kỹ năng nghề cho người lao động...

    "Như vậy, bảo hiểm việc làm mở rộng hỗ trợ với lao động đang làm việc và các doanh nghiệp để duy trì sự ổn định, phát triển cho doanh nghiệp và duy trì việc làm cho người lao động; đồng thời hạn chế, phòng ngừa thất nghiệp", bà Chuyền cho hay. Đây cũng sẽ là một loại bảo hiểm bắt buộc.

    Thẩm tra báo cáo, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, phải làm rõ chính sách hỗ trợ đào tạo, phát triển kỹ năng nghề đối với người lao động cũng như hỗ trợ người sử dụng lao động. Tiền vay để thanh toán các chế độ cho người lao động liệu có vượt quá mục tiêu của một quỹ bảo hiểm ngắn hạn hay không?

    Mặt khác, quy định mức đóng bảo hiểm việc làm giữ nguyên như mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hiện hành, trong khi đối tượng và chính sách mới mở rộng so với chế độ bảo hiểm thất nghiệp là chưa phù hợp và không đảm bảo tính khả thi.

    "Nghe mà thấy chán quá"

    Quy định mới trong luật đã làm nảy sinh các tranh luận trái chiều "nảy lửa" tại Thường vụ.

    Theo Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý, nên xem lại sự cần thiết của bảo hiểm việc làm, nhất là trong bối cảnh các cơ quan nhà nước "than" vẫn chưa đủ ngân sách để chi trả cho bảo hiểm thất nghiệp như hiện hành mà dự án luật Việc làm còn muốn mở rộng sang cả lao động ngắn hạn.

    Ông Lý cũng gọi đây là một chính sách "chưa chín chắn" khi phủ nhận một số quy định về bảo hiểm thất nghiệp trong luật Lao động vừa được sửa đổi.

    Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cũng nói nên cân nhắc đến ngân sách chi trả.

    "Bảo hiểm việc làm thực ra rắc rối chẳng qua ở cái tên", Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nêu ý kiến. Bà Ngân cho rằng, chính sách bảo hiểm việc làm ưu việt hơn so với bảo hiểm thất nghiệp. Bởi chính sách bảo hiểm nếu chỉ để bù đắp một phần thu nhập cho lao động thất nghiệp, hỗ trợ giúp họ sớm có việc làm thì đây là một dạng chính sách "thụ động".

    Ưu việt của chính sách mới là giúp cho lao động đang có việc làm trang bị thêm kiến thức, phát triển kỹ năng để tránh rơi vào tình trạng thất nghiệp. "Ta quen nói bảo hiểm thất nghiệp nên nghe đến bảo hiểm việc làm thì hơi khác mà thôi... Nhưng nhiều nước tiên tiến đã áp dụng", bà Ngân nói.

    Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho hay, sẽ tiếp thu các ý kiến của Thường vụ. Với những vấn đề còn chồng chéo trong các luật khác thì sẽ được tiếp thu để thống nhất trong dự án luật Việc làm.

    Tuy nhiên, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói thẳng: "Giả sử tôi là người lao động đi tìm việc làm, đọc luật này tôi chưa thấy chính sách gì ở đây cả".

    "Vấn đề quan trọng là chính sách ban hành phải giải quyết được việc làm cho người dân. Để người chưa có việc làm sẽ có việc làm, ai đang có việc sẽ không bị thất nghiệp... Tôi nghe luật mà thấy chán quá", ông Hùng nói. Thậm chí, một bất cập khác là nếu ban hành một số quy định như bảo hiểm việc làm sẽ phải sửa đồng thời nhiều bộ luật khác.

    Bà Trương Thị Mai băn khoăn, "tiền đâu mà làm để hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp đào tạo lại lao động. Như anh Phùng Quốc Hiển nói là bất khả thi. Quan điểm của tôi là vẫn phải giữ chính sách bảo hiểm thất nghiệp như hiện nay rồi sau đó tổng kết, đánh giá".

    Tán thành ý kiến bà Mai, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cũng bày tỏ lo ngại vì chuyện "túi tiền".

    Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng khẳng định đây là phiên tranh luận "sôi nổi nhất từ khi tôi ngồi điều hành ở hai kỳ QH". Dự án luật sẽ phải tạm lùi để chuẩn bị thêm thay vì trình tại kỳ họp QH sắp tới.

Chia sẻ trang này