Tại sao phải làm ngựa đầu đàn và tại sao nên làm ngựa?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 07/11/2012.

6866 người đang online, trong đó có 871 thành viên. 13:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 126129 lượt đọc và 1011 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390
    Cái này là phần em viết trong báo cáo tóm tắt nè: Phần chính nó dài hơn rất nhiều gần 1000 trang

    I. Sự cần thiết phải có mạng xã hội do Chính phủ bảo trợ

    Trong những năm qua, mạng xã hội (MXH) đã phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành xu hướng không thể ngăn cản và có ảnh hưởng rất lớn trong lĩnh vực an ninh thông tin và truyền thông nhờ sự đa dạng của các loại hình thông tin, nguồn gốc thông tin, tốc độ lan truyền, tính kết nối và chia sẻ của cộng đồng.

    Những diễn biến chính trị phức tạp đang diễn ra tại một số nước Ả Rập và Bắc Phi như Tunisia, Ai Cập, Iran, Jordan, Bahrain, Algeria, Morocco, Libya…có nhiều nguyên nhân, nhưng có nguyên nhân dẫn đến những cuộc biểu tình lật đổ ở các nước Ả Rập và Bắc Phi nêu trên là có sự tham gia của Facebook. Chính quyền Washington đã tuyên bố công khai dùng Facebook như là một kênh thông tin chính để “kêu gọi”, “liên kết” các lực lượng đối lập, những người biểu tình tham gia “cuộc cách mạng Hoa Nhài” nhằm lật đổ chính quyền tại các nước Ả Rập, Bắc Phi và nhiều nơi khác trên thế giới. Hiện tại, Chính phủ Trung Quốc đã dùng nhiều biện pháp cấm Facebook tại nước này và đang đầu tư mạnh vào một số MXH do Nhà nước bảo trợ để chống lại “cuộc cách mạng Hoa Nhài” đang hướng vào Trung Quốc.

    Tại Việt Nam, các mạng xã hội thực tế cũng đã thể hiện một số ảnh hưởng nhất định đến tình hình chính trị xã hội trong nước. Đơn cử như việc kêu gọi biểu tình của khá đông học sinh sinh viên trước cổng đại sứ quán Trung Quốc tháng 12/2007 về vấn đề chủ quyền biển đảo đã được thực hiện chủ yếu thông qua mạng xã hội Yahoo.

    Đây thực sự là một thách thức không nhỏ trong việc kiểm soát thông tin của Đảng và Nhà nước, nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, ổn định chính trị.

    Cùng với sự bùng nổ của MXH thế giới, ở nước ta trong những năm gần đây đã xuất hiện khá nhiều MXH, trong đó đáng chú ý là các MXH Thehetre.vn, Vietspace.net.vn, Yobanbe.net, Tamtay.net, Clip.vn, Sannhac.net, Anhso.net, Zing.vn...

    Sự ra đời của các MXH ở Việt Nam đã đáp ứng được phần nào nhu cầu giải trí, giao lưu và chia sẻ thông tin của cộng đồng mạng Việt Nam. Tuy nhiên, các MXH này còn có một số nhược điểm chung là:

    (1) Nghèo nàn về nội dung, chủ yếu mới chỉ tập trung vào lĩnh vực giải trí, chưa có nhiều thông tin và tri thức về văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, chưa có nội dung và các hoạt động về giáo dục;

    (2) Hạn chế về công nghệ, hầu hết đều mua giải pháp của nước ngoài hoặc phát triển từ giải pháp mã nguồn mở nên mức độ làm chủ công nghệ là không cao. Ngoài ra, các giải pháp này đều mới chỉ khai thác trên kênh truyền thông Internet, chưa khai thác được thế mạnh của truyền thông hội tụ đa phương tiện;

    (3) Chưa thể hiện được bản sắc văn hóa, đời sống xã hội Việt Nam một cách sâu sắc. Vì thế, các MXH trong nước hiện có chưa đáp ứng được một cách đầy đủ các nhu cầu về hưởng thụ thông tin, học tập, giải trí, giao lưu, chia sẻ cộng đồng của cộng đồng mạng, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam.

    Trong điều kiện đó, các MXH nước ngoài đã thâm nhập vào Việt Nam và thu hút sự tham gia của đông đảo cư dân mạng, nhất là giới trẻ như Google, Yahoo, Facebook. Mặc dù số lượng truy cập không vượt hẳn so với các MXH trong nước nhưng MXH nước ngoài chiếm ưu thế đặc biệt trong việc gây ảnh hưởng đến người dùng, cũng như khả năng lan truyền các thông điệp nếu so sánh với các mạng xã hội trong nước. Về mặt truyền thông, các mạng xã hội nước ngoài với nguồn lực rất lớn, nắm trong tay các kênh truyền thông toàn cầu, có khả năng tạo ra những làm sóng truyền thông mạnh mẽ tác động vào người dùng, khiến cho người dùng nghĩ việc sử dụng những mạng xã hội đó trở thành xu thế không thể không theo. Điều này càng gây khó khăn cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc kiểm soát thông tin và an ninh mạng.

    Chính vì vậy, việc xây dựng một MXH có quy mô lớn về năng lực xử lý, cung cấp một cách đẩy đủ và kịp thời các dịch vụ thông tin lý thú và bổ ích về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên các phương tiện truyền thông hội tụ, giúp cho cư dân mạng, đặc biệt là giới trẻ được hưởng thụ thông tin về các giá trị văn hóa, tinh hoa của dân tộc và thế giới, học tập, giải trí, giao lưu, trao đổi, chia sẻ trách nhiệm cộng đồng một cách có định hướng là nhu cầu cấp thiết đối với xã hội. Hơn thế nữa, việc liên kết cư dân mạng thành một cộng đồng, từ đó có thể kiểm soát thông tin, thực hiện tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các thông tin có tính nhạy cảm về chủ quyền lãnh thổ, lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, các vấn đề về ngoại giao, ổn định chính trị… mà các trên diễn đàn, các phương tiện truyền thông chính thống không nói được luôn là nhu cầu cấp thiết đối với chính quyền ở mọi thời đại.

    Một MXH như vậy phải do Chính phủ bảo trợ.
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390
    III. Mục tiêu của Mạng Việt Nam

    Đề án xây dựng Mạng xã hội Việt Nam mang tên XXX nhằm xây dựng thành công XXX do Chính phủ bảo trợ với các mục tiêu cơ bản sau:

    - Hoàn toàn do người Việt Nam làm chủ từ hạ tầng kỹ thuật, nền tảng công nghệ đến nội dung cung cấp;

    - Trở thành mạng thông tin số 1 Việt Nam, chiếm 40-50% lưu lượng truy cập MXH vào năm 2015, đa dạng về đối tượng truy cập, có khả năng phục vụ đồng thời 6 triệu người sử dụng;

    - Tập trung vào các dịch vụ thông tin, giao tiếp, giải trí, giáo dục và liên kết, tương tác với người dùng trên đồng thời cả Internet, điện thoại, truyền hình và các phương tiện truyền thông khác như báo, tạp chí;

    - Thực hiện tuyên truyền các chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước, kiểm soát được an ninh thông tin.

    IV. Định hướng nội dung Mạng Việt Nam
    - Là MXH với đầy đủ các dịch vụ như các MXH khác như giải trí, giao tiếp, tìm kiếm thông tin, chia sẻ thông tin, … nhằm thu hút cộng đồng mạng thuộc mọi đối tượng;

    - Cung cấp thông tin có định hướng của Đảng và Nhà nước về những vấn đề nhạy cảm như chủ quyền lãnh thổ, lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, các vấn đề về ngoại giao, ổn định chính trị…; mà các trên diễn đàn, các phương tiện truyền thông chính thống không nói được;

    - Là môi trường đào tạo trực tuyến của người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, đồng thời cũng là sân chơi lý thú và bổ ích của giới trẻ trong lĩnh vực giáo dục;

    - Là kho tri thức về mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam (chính trị, xã hội, kinh tế, lịch sử, khoa học kỹ thuật, CNTT, giáo dục, pháp luật, bảo vệ môi trường, văn hóa, nghệ thuật, giải trí, thể thao, sức khỏe cộng đồng…).

    VI. Giải pháp thực hiện

    1. Giải pháp công nghệ, kỹ thuật

    - Dễ dàng truy cập từ khắp nơi trong cả nước cũng như từ nước ngoài;

    - Hệ thống được dự phòng về thiết bị và dữ liệu, đảm bảo an toàn dữ liệu của người sử dụng;

    - Có hệ thống bảo mật: tường lửa, phòng chống xâm nhập v.v… đủ mạnh để ngăn ngừa và giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra tấn công vào hệ thống;

    - Có hệ thống quản lý giám tập trung các thiết bị, nhằm hỗ trợ kịp thời việc quản lý, giám sát hoạt động, trợ giúp cho việc quyết định mở rộng nâng cấp hệ thống;

    - Mô hình hệ thống đáp ứng khả năng mở rộng thêm nhiều máy chủ không phải dừng dịch vụ, kết hợp với hệ thiết bị phân tải cực mạnh đảm bảo hoạt động thông suốt 24/7, nếu một má chủ gặp sự cố lập tức có máy chủ khác thay thế;

    - Công nghệ tìm kiếm được sử dụng tương đương với những công nghệ hàng đầu của thế giới mà các công ty như Google, Yahoo đang theo đuổi. Đồng thời phát triển thêm khả năng tìm kiếm thông minh áp dụng riêng cho dữ liệu tiếng Việt. Công nghệ tìm kiếm có khả năng nhận dạng ra đối tượng cần tìm kiếm và bổ sung đầy đủ thông tin về dữ liệu người dùng quan tâm;

    - Hệ thống quản lý thông tin (session) người dùng sử dụng công nghệ hàng đầu của thế giới, đáp ứng truy xuất cực lớn, lên đến 3000 truy vấn/giây;

    - Thiết bị phân tải đồng thời là thiết bị đệm dữ liệu (cache) cho phép 2 triệu người dùng đồng thời, băng thông tối đa lên đến 20Gbs;

    - Hệ thống kiểm duyệt nội dung áp dụng những thuật toán nhận dạng đặc biệt để tự động loại bỏ những nội dung độc hại giảm bớt sức lao động của con người.

    Toàn bộ các giải pháp công nghệ, kỹ thuật trên đều được đội ngũ kỹ thuật của XXX làm chủ hoàn toàn, đảm bảo tuyệt đối tính chủ động về công nghệ, kỹ thuật trong mọi tình huống phát sinh, nhanh chóng đưa Mạng Việt Nam trở lại hoạt động theo đúng yêu cầu đề ra.
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390
    VII. Đầu tư

    Theo số liệu được tính toán chi tiết thì tổng giá trị đầu tư và vận hành trong thời gian 5 năm đầu (2011-2015) là khoảng 1.268 tỷ Đồng, trong đó đầu tư xây dựng hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật trong thời gian 3 năm (2011-2013) là 507 tỷ, chi phí vận hành trong thời gian 5 năm (2011-2015) là 761 tỷ Đồng.

    Như đã phân tích ở trên, XXX là MXH được xây dựng và phát triển không vì mục đích kinh doanh mà mục tiêu chính là xây dựng cộng đồng mạng gồm những người Việt Nam thuộc mọi đối tượng, giúp họ thỏa mãn về nhu cầu thông tin, giải trí, giao tiếp và qua đó giúp Đảng và Nhà nước thực hiện được việc tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, định hướng dư luận, kiểm soát được an ninh thông tin.

    Do vậy, chúng tôi đề nghị Nhà nước hỗ trợ phần kinh phí đầu tư trang thiết bị ban đầu khoảng 507 tỷ, được triển khai trong thời gian 03 năm (2011-2013) và đáp ứng yêu cầu của hệ thống đến hết năm 2015. Tổng Công ty XXX có trách nhiệm đầu tư nguồn nhân lực để xây dựng, vận hành và phát triển mạng, đồng thời từ năm 2016 có trách nhiệm tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng và trang thiết bị, đảm bảo sự phát triển liên tục của mạng.

    Tổng Công ty XXX tự cân đối bằng các nguồn thu từ các hoạt động khác của Tổng Công ty.

    (Xem chi tiết trong Phụ lục kèm theo)
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390
    Riêng Video clips thì nó quá to nên em không up lên được. Nhưng em tin chắc nếu ai từng xem rồi sẽ thấy khá ấn tượng đoạn Intro này.
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390
    Cập nhật vĩ mô - Triển vọng vĩ mô Quý 4/2012

    Tuần vừa qua chúng tôi đã gặp gỡ với một số quan chức chính phủ tại Hà Nội nhằm thảo luận triển vọng kinh tế của Việt Nam. Chúng tôi đi đến kết luận là bức tranh kinh tế vẫn còn ảm đạm. Thâm hụt thương mại cải thiện, đồng nội tệ vẫn ổn định và lạm phát giảm, nhưng những điều này có thể chỉ phản ánh việc nền kinh tế trên thực tế đang đi xuống. Thâm hụt ngân sách đến cuối năm có thể đạt 5-5,5% GDP, nhưng điều này sẽ khiến chính phủ khó có thể hỗ trợ các ngân hàng đối phó với vấn đề nợ xấu.

    Nền kinh tế sẽ vẫn trì trệ, chính phủ hạ mục tiêu tăng trưởng năm 2013
    Tuần trước, Quốc hội đã thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP 5.5% cho năm 2013, thấp hơn mục tiêu đặt ra trước đó 6%. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế bị hạ xuống trong bối cảnh triển vọng kinh tế u ám, với nợ xấu (chiếm 8,8%-10% tổng dư nợ trong tháng mười) và niềm tin vào các doanh nghiệp khá thấp vẫn còn là những vấn đề thách thức khá lớn. Vì vậy, các ý kiến đều cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tương đối chậm, khoảng 5-6% trong vòng 2-3 năm tới. Việt Nam khó có thể lấy lại niềm tin của các doanh nghiệp và người tiêu dùng cho đến khi các vấn đề nợ xấu và lạm phát được giải quyết.

    Lạm phát đến cuối năm sẽ đạt 8-9% so với năm ngoái
    Trong tháng mười, mức tăng CPI so với tháng trước giảm mạnh xuống 0,85% sau khi đạt mức cao nhất trong vòng 18 tháng là 2,2% vào tháng chín, chủ yếu do các nhóm hàng giáo dục, y tế và giao thông vận tải. Vì lạm phát tháng chín là lạm phát do chi phí đẩy, mức tăng CPI nhanh chóng giảm trong bối cảnh tổng cầu yếu và các hoạt động kinh tế trì trệ và tăng trưởng tín dụng thấp. Vì vậy, chúng tôi dự báo CPI sẽ không tăng mạnh trong vòng hai tháng cuối năm, nhất là do mức tăng lương khá thấp. CPI trung bình có thể tăng 1,2%, qua đó CPI cả năm có thể tăng trong khoảng 8-9%.

    Thâm hụt thương mại sẽ không vượt quá 3 tỷ USD
    Dù nhu cầu hàng nhập khẩu chắc chắn sẽ tăng vào Quý 4 do đây là mùa lễ tết, chúng tôi vẫn giữ nguyên dự báo thâm hụt mậu dịch tháng mười một và tháng mười hai tại mức 1 tỷ USD cho mỗi tháng. Vì vậy, thâm hụt thương mại cả năm sẽ vào khoảng 2-3 tỷ USD, mức thấp kỷ lục. Thâm hụt thương mại thấp sẽ giúp Việt Nam có cán cân thanh toán thặng dư, góp phần hỗ trợ tiền đồng. Đặc biệt, dù giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch khoảng 3 triệu đồng/lượng (khoảng 150USD), NHNN cho biết sẽ không cho phép nhập khẩu vàng, dập tắt lo ngại thâm hụt thương mại sẽ tăng vì vàng.

    Tỷ giá hối đoái sẽ ổn định xung quanh mức 20.900VND/USD
    Tiền đồng Việt Nam tăng giá (+2% tính từ đầu năm đến nay) là nhờ cán cân thanh toán thặng dư, ước đạt 8 tỷ USD trong vòng 3 quý đầu năm. Dự trữ ngoại hối mạnh hơn, lên tới 22 tỷ USD trong tháng mười theo NHNN, cũng hỗ trợ rất nhiều cho đồng nội tệ. Một số quan chức chính phủ cho biết, giá trị của tiền đồng sẽ ổn định cho đến cuối năm do chúng tôi dự báo NHNN sẽ tiếp tục tăng cường dự trữ (khoảng 23 tỷ USD tính đến cuối năm) trong khi dòng tiền USD chảy vào dưới hình thức vốn FDI và kiều hối sẽ ổn định, đạt 10-11 tỷ USD mỗi nguồn. Điều này, theo khảo sát của chúng tôi, cũng phù hợp với dự báo của NHNN.

    Thâm hụt ngân sách năm 2012 đến cuối năm có thể sẽ giảm
    Thâm hụt ngân sách trong ba quý đầu năm 2012 chiếm 6,2% GDP, theo báo cáo của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, chúng tôi được một số quan chức cho biết đến cuối năm 2012 mức thâm hụt sẽ không cao đến thế do GDP và nguồn thu từ thuế tăng mạnh trong Quý 4 trong khi chi tiêu không tăng nhiều. Hơn nữa, một số khoản chi của chính phủ là tạm ứng từ ngân sách năm 2013 và khoản tiền này có thể được chuyển sang năm sau nhằm cân bằng với nguồn thu từ việc giãn thuế. Vì vậy, thâm hụt ngân sách cả năm có thể khả quan hơn, vào khoảng 5-5,5%.

    Nợ xấu tiếp tục tăng.
    NHNN cho biết tỷ lệ nợ xấu trên thực tế của toàn hệ thống đến tháng mười trong khoảng 8,8%-10% tổng dư nợ (điều này có nghĩa là nợ xấu lên tới 240.000-280.000 tỷ đồng). Để khống chế mức nợ xấu này, khoảng 36.000 tỷ đồng (1,25% tổng dư nợ) đã được tái phân loại theo Thông tư 780, cho phép tái phân loại nợ. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại sẽ phải tăng dự phòng của mình nhằm đảm bảo nợ xấu, qua đó tăng dự phòng lên 73.000 tỷ đồng (+24% tính từ đầu năm đến nay) và khiến tỷ lệ dự phòng thất thoát vốn vay lên tới 28,8%. Các ngân hàng cũng chủ động xóa nợ 8.000 tỷ đồng (3,2% tổng nợ xấu). Không có dấu hiệu nào cho thấy NHNN hoặc Bộ Tài chính sẽ mua lại nợ xấu vì điều này sẽ càng khiến tình hình tài khóa trở nên tồi tệ hơn và khuyến khích các ngân hàng chấp nhận rủi ro. Vì vậy, lợi nhuận các ngân hàng sẽ tiếp tục giảm vì tỷ lệ nợ xấu tăng do những khách hàng vay tiền không thể trả nợ trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
  6. lavan

    lavan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2010
    Đã được thích:
    599
    Dân xứ Vịt bản chất là dân nô lệ...hàng ngàn năm, nó ăn vào máu rồi.
    Chốn quan trường thì đám quan chức so vai, rụt cổ kiếm chác bổng lộc.
    Chốn thôn quê dân nghèo muôn đời chỉ biết cúi mặt...^:)^
    Bằng lòng đi các bác, đừng huyễn hoặc mình , đừng so bì với Nhật, Hàn... bởi đó là những dân tộc lớn.
    Lịch sử nước Việt mà được tự cai trị nhau như thế này có được bao nhiêu đâu?
    Em nghĩ thế nào chém thế, các bác ném đá nhẹ tay, âu cũng là 1 ý kiến.
    Tặng các bác bài hát này:
    http://nhacso.net/nghe-nhac/gia-tai-cua-me.XVFYVEZf.html
  7. fanmatic333

    fanmatic333 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2012
    Đã được thích:
    296
    Trước đây iem cũng có nghề viết tiêu đề tên nước y như cụ. Tuần nào cũng thế. Rồi hàng tuần đôi ba buổi lượn từ 4 Lê Lai sang 1B Hoàng Hoa Thám, rồi 14 Nguyễn Cảnh Chân, 3B Hùng Vương. Tuần nào cũng làm đôi vòng như thế, thỉnh thoảng lại cầm túi hồ sơ đóng dấu "Hỏa Tốc" đỏ chót mới oai chứ [:D]

    Nhưng được một thời gian sau là chán, chán vì mình phải đi bằng đầu gối, chán vì làm cái việc "hại dân hại nước" thế nên là iem bỏ. Cụ ông cụ bà ở nhà kêu ầm trời[:D]

    Ngày đó iem chuyên về theo dõi khối DN Vừa và nhỏ, nói chung là có ở trong đó mới biết cái độ thối khắm, tởm lợm nó kinh đến mức nào. Một trong số các lý do, nguyên nhân mà DN VVN không thể phát triển mạnh và lớn hơn khối DNNN chính là ............. Thôi, đệt, iem éo muốn nói nữa. Cách đây 10 năm, phát triển DNVVN còn bị quy chụp là diễn biến peace, là tự chuyển hóa..... Đệt những cái đầu lấm bùn, những tư duy đầy bùn ngồi quản lý kinh tế >:P

    Có thể iem không thanh khiết như bông hoa sen, nhưng iem dek bao giờ chịu sống chung với cái đám tư duy nhuốm màu bùn đấy >:) Nhìn sang nước Đức, nước Nhật, Sing mà sao thèm thế >:)
  8. batdongsanhp

    batdongsanhp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2012
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay đọc báo,thấy nhiều ý tưởng vĩ đại quá các bác ạ
    http://vovgiaothong.vn/hien-ke-giao...ng-tien-xe-may-di-1-nguoi-trong-gio-cao-diem/

    Cấm phương tiện xe máy đi 1 người trong giờ cao điểm Thứ Năm, 15/11/2012 10:54 VOVGT - Nếu trong giờ cao điểm, cơ quan chức năng cấm các phương tiện xe máy đi 1 người 1 xe sẽ giảm được số lượng lớn phương tiện cá nhân tham gia giao thông.
    >> Hà Nội: Giải pháp giao thông Cầu Trắng (quận Hà Đông) - Nguyễn Thái Học
    >> Tuyên truyền giao thông qua khẩu hiệu trên xe buýt
    >> Phân loại người tham gia giao thông để giảm ùn tắc
    >> Giảm áp lực giao thông bằng tàu điện ngầm cao tốc và nhận thức của người dân
    Nguyên nhân dẫn đến giao thông tại Hà Nội và Tp.HCM thường xuyên ùn tắc do lượng phương tiện tăng quá nhanh trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu. Hơn nữa, ý thức của người tham gia giao thông còn thấp.

    Thực tế trên những tuyến đường cho thấy, số lượng xe máy do 1 người điều khiển chiếm khoảng hơn 2/3 tổng số xe máy tham gia giao thông. Nếu trong giờ cao điểm, cơ quan chức năng cấm các phương tiện xe máy đi 1 người 1 xe sẽ giảm được số lượng lớn phương tiện cá nhân tham gia giao thông.

    Nghĩa là người trong cùng trường học, cơ quan, xí nghiệp.... sẽ tổ chức “kết đôi” với nhau để chung tay giảm ùn tắc giao thông. Điều này chỉ áp dụng trong giờ cao điểm sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt của người dân.

    Nên cấm phương tiện xe máy đi 1 người trong giờ cao điểm(Ảnh minh họa)
    Cùng với đó, các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền phải vận động, tuyên truyền Luật Giao thông để nâng cao ý thức khi tham gia giao thông.

    Mặt khác, cơ quan chức năng cũng cần nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông. Đặc biệt các phương tiện công cộng phải được tăng về chất lượng và số lượng. Nếu đồng thời áp dụng những biện pháp này ùn tắc giao thông sẽ giảm đáng kể.

    Về những ý tưởng trên, nguyên Trưởng Bộ môn Đường bộ, Trường Đại học Giao thông vận tải PGS. TS Nguyễn Quang Toản nhận định: “Đây là biện pháp khoa học nhưng ít tính khả thi”.
    Trương Đình Đăng

    Đúng là nhiều lúc vừa bực mình mà lại vừa buồn cười :))
  9. nguoiduongthoi

    nguoiduongthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Đã được thích:
    27
    QUTƯ Việt thôi. Thực ra mọi việc đã ngã ngũ từ đợt tháng 6:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Đình Ba có cái đinh ba thần thì út X nắm trọn cả cây. Cho nên sau đó chủ tịch QUTƯ mới phải thổn thức vài hạt châu lệ vì lần đầu tiên QUTƯ vượt khỏi tầm kiểm soát của Đ+. (Út Thanh chỉ là phó CT, Ifone & TV 3D chỉ là uỷ viên TV)
    Chuyện bàn chỉ ở VN. Chứ bàn về QUTƯ Khựa thì chủ tịch nó là...Tần Nhị Thế. Mông Điềm, Mông Nghị mông gì nó cũng xẻo tuốt!.:-w
  10. dzittihon

    dzittihon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2007
    Đã được thích:
    365
    Đổ cho đường xá thì em thấy chỉ 1 phần thôi ạ, phần còn lại em phải thành thật mà nói rằng ý thức tham gia giao thông của dân mình rất kém, với 1 số người là cực kém luôn :p. Để cải tạo đươc cái ý thức này, em nghĩ nếu quyết tâm chắc cũng phải mất 1 vài thế hệ.
    Cái nữa, em thấy như ở bên Âu chẳng hạn, hầu như chẳng thằng nào nó dám vượt đèn đỏ cả dù ko có police, ko camera, cho dù nó đang rất vội, rất gấp. Lỗi vượt đèn đỏ thuộc dạng lỗi nặng, bị 1 vài lỗi nặng là coi như cầm chắc bị tước bằng, cấm lái vài năm. Hơn nữa tiền phạt của nó rất cao. Dạo trước đọc báo thấy nói bên Thụy Sỹ nó còn phạt tiền... theo giá trị xe nữa, có thằng chạy quá tốc độ bị phạt lên tới mấy trăm ngàn franc TS (tương đương với giá trị con xe thằng đó chạy luôn):)). Ý thức giao thông của bọn nó đã thành nền nếp ghi sâu vào đầu rồi, nên nhiều thằng nó ko chỉ tuân thủ đúng luật mà còn rất ghét ai vi phạm nữa cơ:p, sẽ ko hiếm chuyện bác vi phạm cái gì đó bị thằng khác nó nhìn thấy nó ghi số xe lại rồi báo police :)). Cách đây độ hơn tháng nhà em đi ăn, lúc tìm chỗ đậu xe thấy có chỗ trống nên vào thôi, em thề là trời tối quá em ko nhìn thấy rõ, đến khi đi ra thấy có 1 tờ giấy ai đó chắc đi ngang ghi lại rồi gắn lên xe "Quý Ông Bà thân mến, đậu xe vào chỗ của người tàn tật nếu bị cảnh sát bắt được có thể bị phạt tiền từ 400-600e".[-) (lỗi này cũng thuộc vào lỗi nặng, cùng mức với vượt đèn đỏ). Ha ha, em cứ tính thử tương đương, giả sử mức thu nhập trung bình của bác là 7-8tr 1 tháng mà bác bị phạt 2-3tr cho 1 lần vượt đèn đỏ hay đậu xe ko đúng chỗ như thế thì bác có... xót diều mà ko dám vi phạm nữa hay ko (chưa kể nguy cơ vài lần như thế là tước bằng, cấm lái, bị cấm lái mà vẫn chạy là dễ vào tù lắm đó) [:D].
    Ý thức kém thì luật phải nghiêm, luật ko nghiêm thì khiến cho ý thức đã kém lại càng thêm kém :((.

Chia sẻ trang này