Tại sao phải làm ngựa đầu đàn và tại sao nên làm ngựa?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 07/11/2012.

6321 người đang online, trong đó có 622 thành viên. 20:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 126266 lượt đọc và 1011 bài trả lời
  1. Peerless

    Peerless Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2011
    Đã được thích:
    96
    Thằng cha Không Quần chuyên hỏi khó.
    ~X~X~X~X~X~X
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Hỏi dễ thì hỏi làm éo gì hả bác?

    Chỉ khi hỏi khó và có lời giải đáp thoả đáng thì mình mới nhớ và hữu ích.

    Thực ra em nêu danh sách các doanh nghiệp trên không phải là nhằm nói đến khoản dư tiền mặt của nó đâu và cũng không nói đến nó đang gửi ở NH nào. Mà em nói đến nó với khía cạnh bọn nó đều là doanh nghiệp đầu ngành .

    Các bác sẽ thấy cả TT suy giảm nhưng riêng nhóm này vẫn tăng trưởng. So với đầu năm đa số đều lên giá. Cái này chính là quy luật con đầu đàn.

    Thế nên nếu là tổ chức lớn nó chỉ mua các mã ngành chi phối nền kinh tế và trong các mã ngành đó nó luôn ưu tiên mua con đầu ngành.

    Chiến lược của tổ chức lớn nó khác chúng ta hoàn toàn là mua con nào chi phối ngành. Về dài hạn con chí phối ngành luôn cho lợi ích cao nhất.

    Trong ngắn hạn có thể mất giá do chu kỳ kinh tế nhưng con đầu đàn luôn là con ít thiệt hại nhất.

    Thậm trí nhiều doanh nghiệp càng khủng hoảng nó càng có lợi vì khủng hoảng nó triệt tiêu cạnh tranh. Hết cạnh tranh nó thành độc quyền. Độc quyền thì lãi khủng
  3. estock83

    estock83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    2.292

    Em thấy thế này, mấy thằng VNM, CII, MSN, ... hiên tại đang là phú hộ Obama, nó cũng dựa vào luật NN mà hưởng lộc vô số nên sẽ phải hi sinh về đất nước. Muốn mua nợ chắc là phải printing, mà printing thì sẽ gây lạm phát, lượng đó mà ra thì lạm > 20% trong 1, 2 năm khỏi bàn. Vừa muốn giải nợ, vừa muốn kìm lạm chỉ có cách là mua Obama từ mấy ông lớn này thôi, mà anh BID thì là phú hộ VND. Ặc, có liên quan nhưng đúng với ý bác KQ không thì em chịu.
  4. thuypb

    thuypb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    8.654
    He he...mạn phép luận theo bác khongquen25: theo dòng dữ liệu các bác đưa ra thì có lẽ BIDV là con đầu đàn, các chính sách của nhà nước trong lĩnh vực NH nói riêng là thông qua nó để thể hiện thông điệp nào đó chăng? việc IPO với một số tổ chức lớn trong đó có anh Đức bỏ ra một đống tiền mua cổ phiếu không phải để bán trong ngày BID chào sàn, nó phải có mục tiêu dài hơn thế chứ?
    Theo luật thì chậm nhất 3/12 BID phải lên sàn. Giờ này vẫn chưa thấy công bố gì. Lãnh đạo đang công cán châu Âu. Các bác dự cái tiếp theo cái !
  5. Peerless

    Peerless Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2011
    Đã được thích:
    96
    Luật ở VN có ý nghĩ gì với kẻ có thể sửa luật?
    :((:((:((:((:((:((
  6. thuypb

    thuypb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    8.654
    Nhưng có lẽ BIDV vẫn lên sàn cùng khoảng thời gian công bố thành lập công ty VAMC chứ nhỉ? Đợi xem có màn kịch gì hay nào.
  7. Peerless

    Peerless Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2011
    Đã được thích:
    96
    Nếu lập VAMC lấy nòng cốt từ mấy thằng to đầu như BID, AGB, VCB, CTG thì những thằng NH khác không có chân chắc cũng chẳng có lợi gì.
    Hơn nữa nếu nó tự mua CP phát hành của VAMC và lấy tiền của VAMC để mua nợ xấu của mình thì có khác gì với tự trích lập dự phòng cho khoản lỗ???
    Vấn đề là NHNN có bơm tiền cho VAMC bằng cách nào đó không? Hay NHNN nắm hơn 50% cổ phần của VAMC? Nếu đúng là như vậy thì mới có ý nghĩa và có lợi cho bọn nòng cốt.
    :-w:-w:-w:-w:-w:-w
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Bác không đọc bản tin của Bản Việt em mới Post hay sao? Nó viết nguyên văn rồi:

    Kế hoạch về công ty quản lý nợ có thể sẽ được công bố vào tháng 12/2012. Các phương tiện truyền thông cho biết kế hoạch thành lập công ty quản lý nợ đã được trình lên Bộ Chính trị và rất có thể sẽ được thực hiện trong tháng 12/2012 hoặc đầu năm 2013. Công ty quản lý nợ sẽ là một tổ chức phi lợi nhuận, dưới sự kiểm soát của Thủ tướng với số vốn ban đầu dự kiến là 100.000 tỷ đồng. Thống đốc NHNN nhấn mạnh rằng kế hoạch này chỉ mang lại kết quả nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa NHNN, Chính phủ và các bộ ngành.

    Tỷ lệ nợ xấu theo tính toán gần đây nhất của NHNN là 8,82%, với tốc độ tăng là 66% tính từ đầu năm đến nay (so với 64% năm 2011 và 41% năm 2010). Con số này không bao gồm 8% các khoản nợ đã được tái phân loại hoặc gia hạn theo Thông tư 780 (252.000 tỷ đồng). Do nợ xấu gia tăng có thể cản trở tăng trưởng tín dụng, kế hoạch thành lập công ty quản lý nợ được thảo luận trở lại với tính chất khẩn cấp ngày càng tăng. Công ty quản lý nợ sẽ tập trung vào thanh lý tài sản thế chấp, nhất là bất động sản. Theo Thống đốc, 73% dư nợ tín dụng hiện nay đều được thế chấp, trong đó 2/3 các khoản nợ xấu được thế chấp bằng bất động sản.

    Số vốn ban đầu 100.000 tỷ đồng có thể được huy động bằng cách phát hành trái phiếu trung và dài hạn. Tuy nhiên, chúng tôi lo ngại liệu ai sẽ mua những trái phiếu này và liệu các trái phiếu này có được Chính phủ bảo lãnh hay không. Nếu không có sự bảo lãnh của Chính phủ, bán ra 100.000 tỷ đồng hoàn toàn không phải là việc dễ dàng. Giả định rằng nợ xấu sẽ được mua lại với mức chiết khấu 50% giá trị sổ sách (trên thị trường thế giới, thông thường con số này dao động trong khoảng 30%-70%), 100.000 tỷ đồng sẽ giải quyết được 200.000 tỷ đồng nợ xấu (tương đương 7,4% tổng dư nợ tín dụng hiện nay).

    Ngân hàng Chính sách Xã Hội Việt Nam (VBSP) phát hành toàn bộ 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm, phiên đấu thầu đầu tiên thành công đối với kỳ hạn này kể từ tháng sáu. Các trái phiếu này được bán ra với lợi suất 11,1%, cao hơn 1,3% so với trái phiếu kho bạc cùng kỳ hạn và phiên đấu thầu gần đây nhất của kỳ hạn này vào ngày 01/06/2012. Tuy nhiên, việc VBSP phát hành thành công trái phiếu kỳ hạn 5 năm, sản phẩm có thanh khoản thấp nhất trên thị trường sơ cấp, cho thấy niềm tin nhà đầu tư cao hơn, báo hiệu lợi suất trái phiếu sẽ giảm trong thời gian tới.
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Thế nên việc thành lập VAMC để đưa nó vào hoạt động hầu như chắc chắn chứ không cần đến quyết tâm chính trị nào cả.

    Hihi dạo này lạm phát từ chính trị quá các bác ạ. Nào là quyết tâm chính trị, trách nhiệm chính trị, quan điểm chính trị ....

    Tuy nhiên bọn nó giờ quan tâm nhất là các vấn đề sau:

    1 - Trái phiếu phát hành của VAMC có được Chính phủ bảo lãnh hay không;

    2 - Kỳ hạn phát hành, lãi suất của trái phiếu này là bao nhiêu?

    3 - Trái phiếu này có cho phép thế chấp khi tham gia đấu thầu vốn trên OMO hay vay vốn tái chiết khấu từ SBV hay không?

    Nếu cả 3 cái này là đều ở mức lý tưởng thì có thể có sóng còn nếu không chỉ 1-2 phiên tăng lại xìu ngay.
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Có bác vừa hỏi em thằng Mr. Robert Zielinski - Head of Research là thằng nào?

    Nó là giám đốc phân tích chiến lược của bọn Bản Việt. Nó về thay thằng Marc đào ngũ các bác ạ. Để các bác có thêm thông tin về thằng này em trích lại bài của bọn VFpress:


    Trong báo cáo mới nhất cập nhật tình hình Vĩ Mô của mình, xuất hiện tên ông Robert Zielinski, Giám đốc khối phân tích CTCK Bản Việt. Như vậy, sau khi Marc Djandji, CFA ra đi, chuyển qua Indochina Capital một thời gian rất lâu, CTCK Bản Việt đã có giám đốc khối mới.

    Giới đầu tư không lạ gì với Robert Zielinski, với hồ sơ được xem là khá ấn tượng trong giới phân tích. Trước khi đến Bản Việt, ông đã từng làm Senior Partner, tại Claymore Hill Advisors, Chuyên viên tư vấn danh mục đầu tư cao cấp tại J. H. Whitney Investment Management, và đặc biệt là giám đốc UBS Global Asset Management, trường bộ phận nghiên cứu của ngân hàng Lehman Brothers ở Châu Á, khối thị trường vốn. Trước đó, ông có một thời gian dài hơn 11 năm làm phân tích cổ phiếu.

    Thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều report ấn tượng từ FIACHRA MAC CANA, đã từng làm Phân tích ở Tokyo 6 năm, từ những năm 2008-2010. Và từ đó tới nay gần như các báo cáo trên thị trường Việt Nam nhiều nhan nhản, nhưng lại không còn ấn tượng như trước.

    Trong cộng đồng Vfpress, anh GiangThanh có đề một cuôc đua của 2 nhân vật này trong tương lai liệu có hay không? Chúng ta hãy chờ xem, liệu Robert Zielinski với nền tảng là tiến sỹ về Ngân Hàng và Tài chính có đưa ra được những báo cáo sắc sảo và độc đáo cho CK Bản Việt hay không?

    Câu chuyện về giới Nghiên cứu và Phân tích

    Không thể phủ nhận top 3 về phân tích và nghiên cứu là HSC,SSI,Bản Việt( hiện tại chúng tôi không bàn tới ai là số 1,2,3). Đứng đầu bộ phận phân tích và nghiên cứu ở HSC và Bản Việt giờ này là 2 người nước ngoài. Ở SSI, đứng đầu bộ phận này ở cả bên khách hàng tổ chức và cá nhân đều là người Việt Nam.

    Cá nhân người viết đã là khách hàng của cả 3 công ty chứng khoán trên, và nhân thấy rằng mỗi đơn vị đều có những điểm cạnh tranh riêng.

    HSC đã khẳng định được thương hiệu về phân tích với tên tuổi của Mac Cana, và thi thoảng có các sự kiện nóng có thể ảnh hưởng tới thị trường thì HSC cập nhật rất tốt, chất lượng và có chiều sâu. HSC là đơn vị duy nhất có báo cáo về Quantitative/Kỹ thuật đáng để đọc.

    Bản Việt đang cực kỳ mạnh với mảng phân tích và cập nhật qua đi thăm công ty. Cá nhân người viết đánh giá, hiện tại Bản Việt có độ phủ rộng và tốc độ ra báo cáo về công ty nhanh nhất thị trường. Bản Viêt có báo cáo Vĩ Mô, Trái phiếu và Tiền tệ ngắn gọn, ấn tượng.

    SSI đang có vẻ đang thất thế so với 2 đối thủ của mình về tốc độ. Năm nay, các sự kiện về nợ xấu, thay đổi chính sách,vụ scandal trong hệ thống ngân hàng ( có thể họ tránh không muốn nói tới), họ hơi chậm trong việc cập nhật so với đối thủ. Nhìn cách ra báo cáo thì có vẻ công viêc đang nhiều hơn nhân sự ở đó. Sản phẩm mạnh nhất của SSI vẫn là báo cáo chiến lược và cập nhật ngành. Gần đây việc cập nhật thay đổi giá xăng của SSI có độ chính xác cao và được cộng đồng đầu tư hưởng ứng.

    Nhà đầu tư đang được hưởng lợi từ các báo cáo

    Có một thời gian, các công ty chứng khoán rầm rộ ra báo cáo, và trộn lẫn phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật vào cùng 1 báo cáo. Cá nhân người viết không thấy bất cứ một đơn vị nào chế biến được 1 món ăn ngon với 2 loại nguyên liệu trên. Thời gian gần đây, đa số các công ty chứng khoán không còn bắt người đọc ăn món "lẩu" đó nữa, mà dần đang chuyên nghiệp hóa, tách các báo cáo riêng biệt để người đọc dễ dàng TÌM KIẾM, LƯU TRỮ, và KIẾM CHỨNG.

    Cuộc cạnh tranh không chỉ nằm ở top 3 tên tuổi lớn, mà còn rất nhiều Analysts xuất sắc ở các công ty Chứng khoán khác mà chúng ta chưa có dịp gặp để trao đổi.
    Theo các bạn, trong 3 công trên, đơn vị nào đang có khối nghiên cứu và phân tích mạnh nhất?


    Quan điểm của em : qua 1 thời gian theo dõi em thấy thằng này cũng khá.

    Như em nói giờ là thời đại thông tin nên thông tin hầu như ai cũng tiếp cận được nhưng quan trọng nhất không chỉ là tốc độ nữa mà còn khả năng xử lý thông tin. Tin vào có thể giống nhau hoặc chậm hơn nhau vài phút nhưng trình độ phân tích khác nhau cho ra những đáp án khác nhau hay phương án phản ứng hoàn toàn khác nhau.

    Em cũng hay lấy thông tin của Bản Việt để tham khảo nhưng quyết định lại là do mình.

    Ngoài ra em thấy trên thớt cũng có nhiều bác chém hay thậm trí còn quái ở cả thằng Robert Zielinski

    Tóm lại là tuy cơ ứng biến thôi.

Chia sẻ trang này