[Tâm lý hành vi] Tư duy như những nhà đầu tư vĩ đại

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khoivhm, 17/03/2015.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7087 người đang online, trong đó có 887 thành viên. 13:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6264 lượt đọc và 26 bài trả lời
  1. Haophu6688

    Haophu6688 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/11/2012
    Đã được thích:
    11.678
    Mong sao VN cũng sẽ có những NĐT vĩ đại ngang tầm TG...
    khoivhm thích bài này.
  2. goalie

    goalie Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2004
    Đã được thích:
    4.584
    khoivhm thích bài này.
  3. khoivhm

    khoivhm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/01/2015
    Đã được thích:
    116
    Cảm ơn mọi người đã theo dõi. Mình không có file PDF của sách này, mình sẽ cố gắng update nhanh hơn.

    Em cùng quan điểm với anh! :)

    Thị trường Việt Nam sẽ sớm vươn lên, vàng thau và sỏi đá sẽ sớm được lộ rõ :)
  4. khoivhm

    khoivhm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/01/2015
    Đã được thích:
    116
    Mình sẽ post tiếp 1 phần của Chương 1, phần này sẽ lý giải về thứ chi phối quyết định của các nhà đầu tư - Cảm xúc hay còn gọi là những Lệch lạc nhận thức.

    ------

    Chương 1: Định hình số phận (tiếp theo)


    ...

    Khi đọc đến những quyết định giúp các nhà đầu tư vĩ đại gặt hái được thành công, tôi thấy các quyết định của họ thường rất khác người. Chúng đánh đố tôi hàng năm trời. Warren Buffett, một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất thời đại của tôi, từng khiến tôi vô cùng khó hiểu khi ông đặt bút viết lời tựa nổi tiếng cho cuốn sách kinh điển về đầu tư của Benjamin Gramham – “Nhà đầu tư thông minh”, ông viết: “Điều cần thiết là phải có một khuôn mẫu tư duy sáng suốt và đúng đắn cho việc ra quyết định cùng khả năng giữ cho các xúc cảm không bào mòn khuôn mẫu đó”.

    Trong một thời gian dài, tôi nghĩ câu nói đó chính là chìa khoá cho những gì mình hằng tìm kiếm: Để làm chủ thị trường, trước hết chúng ta phải chủ chính bản thân mình. Có vẻ như giải pháp mà Buffett đưa ra quá ư logic cho mọi quyết định, đến nỗi tôi dập tắt mọi cảm xúc của mình bằng sức mạnh tuyệt đối của thứ logic mà tôi đang sở hữu. Tuy nhiên, dù đó là một phần lời giải cho bài toán mà tôi đang vướng phải, đồng thời là một bước tiến lớn trên con đường tìm kiếm chân lý, song thực hiện nó không phải là điều đơn giản và dường như nó không đem đến giải pháp mà tôi đang tìm kiếm.

    Điều vẫn khiến tôi đau đầu chính là câu hỏi cảm xúc của tôi thực chất là cái gì và vì sao những quyết định của các nhà đầu tư vĩ đại, mà tôi vẫn thường đọc, rất “khác người” chứ không đơn thuần là logic. Cho đến một ngày, mọi thứ sáng tỏ khi tôi tình cờ tiếp xúc với bộ môn tài chính hành vi, hay còn gọi là kinh tế học hành vi. Cái mà tôi vẫn gọi là “cảm xúc” trên thực tế là một mớ những “lệch lạc nhận thức” trong tư duy của mình.

    Kể từ năm 1971, có rất nhiều nghiên cứu về cách thức ra quyết định của con người được thực hiện. Với tư cách là một nhà kinh tế học, tôi được đào tạo để cho rằng con người luôn luôn ra quyết định nhằm tối đa hoá một cách logic lợi ích cá nhân trong bất kỳ tình huống nào. Kể từ khi nghiên cứu làm nền tảng cho bộ môn tài chính hành vi sau này, tôi nhận ra rằng con người phức tạp hơn thế rất nhiều, và không phải lúc nào họ cũng cố tối đa hoá lợi ích của bản thân trong đầu tư nói riêng và cuộc sống nói chung.

    Thay vào đó, tôi nhận ra rằng, khi đối mặt với việc phải ra quyết định về một vấn đề nào đó, chúng ta thường sử dụng các “đường tắt”, hay gọi là phỏng đoán (heuristics). Phỏng đoán là một cách khá thô thiển để giải quyết vấn đề. Chẵng hạn, nếu một cặp vợ chồng đều có mái tóc màu vàng, chúng ta sẽ phỏng đoán tóc con cái họ cũng màu vàng. Những cách phỏng đoán như vậy thường được coi là chỉ báo đáng tin cậy và chúng ta sẽ đưa ra quyết định dựa trên chúng. Hơn nữa, khi việc phỏng đoán trở thành một thói quen được hình thành trong kinh nghiệm qua nhiều tình huống và qua một thời gian dài, chúng sẽ trở thành trực giác. Đó là lý do vì sao kinh nghiệm lại quan trọng đến như vậy trong đầu tư: Chúng ta phát triển những phỏng đoán dựa trên trực giác, giúp chúng ta tránh được những “lệch lạc nhận thức” sẵn có ngay từ khi mới sinh ra.

    Tuy nhiên, những phỏng đoán và trực giác dựa trên kinh nghiệm nghèo nàn có thể khiến chúng ta đưa ra những quyết định không hiệu quả, bởi lẽ tất cả chúng ta đều dễ lung lay khi vướng phải hàng tá những “lệch lạc nhận thức” trong quá trình đưa ra quyết định. Đó là lý do vì sao những nhà khoa học giành giải Nobel, khi bắt đầu đặt chân vào lĩnh vực mới, thường tiến hành nghiên cứu trên diện rộng, nhằm thể hiện rằng họ đã phát triển rất công phu những phương pháp ra quyết định của mình.

    Tôi bắt đầu nghiên cứu về những “lệch lạc nhận thức” được phát triển trong quá trình nghiên cứu, cũng như mỗi khi chính bản thân tôi trải nghiệm chúng. Quan trọng hơn, tôi nhận ra rằng chúng chính là lời giải thích cho những tư duy “khác người” đằng sau những quyết định của các nhà đầu tư vĩ đại mà tôi từng đọc. Dần dà, tôi hiểu một thực tế, những quyết định “khác người” có được là nhờ các nhà đầu tư vĩ đại đã tránh được nhiều “lệch lạc nhận thức” đã theo chúng ta từ lúc mới lọt lòng. Điều này một phần nhờ họ đã phát triển được thứ trực giác tốt hơn đụa vào chiều sâu kinh nghiệm – vượt trội hơn hẳn so với kinh nghiệm của các nhà đầu tư non nớt. Không chỉ có vậy, các nhà đầu tư vĩ đại dường như còn tự phát triển cho mình khả năng nhận diện, và tránh né, nhiều “lệch lạc nhận thức” trong quá trình ra quyết định.

    Nhờ công trình tiên phong của các nhà nghiên cứu hành vi tài chính, những hiểu biết đạt được giờ đây có thể giúp chúng ta có cái nhìn vô giá về quá trình đưa ra quyết định đầu tư. Nhiều ý tưởng ban đầu khá khó hiểu đối với tôi, và cũng sẽ như vậy đối với các bạn, song một khi đã nhận ra những “lệch lạc nhận thức” thường mắc phải trong tư duy, tôi bắt đầu đưa ra những quyết định đầu tư tốt hơn, lợi nhuận thu về qua đó cũng cải thiện hơn. Giờ đây, tôi không chỉ nhận ra những “lệch lạc nhận thức” trong tư duy của chính mình, mà còn trong nhận thức của người sống quanh tôi, trong mọi mặt của cuộc sống.

    ... (còn tiếp)

    -----


    Các quyết định của chúng ta ít nhiều đều bị bào mòn bởi CẢM XÚC. Và có lẽ những người còn trụ được lâu năm nhất trên thị trường mới hiểu được thứ đáng sợ nhất có thể đánh gục họ cũng chính là CẢM XÚC.

    Thế còn chúng ta. Bạn nghĩ sao về cảm xúc ?
    Last edited: 17/03/2015
    fanofeminembiencan69 thích bài này.
    khoivhm đã loan bài này
  5. Woo_Sung_Jung

    Woo_Sung_Jung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/10/2013
    Đã được thích:
    2.328
    tâm sinh lý của người việt thế nào

    nên hiểu tâm lý của dân xứ Việt
    Woo_Sung_Jung đã loan bài này
  6. khoivhm

    khoivhm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/01/2015
    Đã được thích:
    116
    Chương 1: Định hình số phận (phần cuối)

    Ra quyết định là trọng tâm của hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư không tồn tại cho đến khi chúng ta ra quyết định. Không hoạt động đầu tư nào thành công nếu chúng ta không đưa ra một loạt quyết định sáng suốt để quản lý nó. Quyết định sáng suốt nhất xuất hiện khi chúng ta thực sự hiểu điều gì đang diển ra trong tâm trí mình, cũng như tránh được những “lệch lạc nhận thức” thông thường mà ai trong chúng ta cũng có thể mắc phải, ngoại trừ các nhà đầu tư vĩ đại.

    Mục tiêu riêng của tôi là tiếp tục mài sắc các kỹ năng tư duy nhằm tiến gần hơn nữa trên con đường trở thành nhà đầu tư vĩ đại. Còn tiến gần tới mức nào với tôi là một câu chuyện chưa có hồi kết.
    Tôi xin vạch ra 2 điểm chính trong bản mô tả hành trình viết cuốn sách của mình:
    • Những “lệch lạc nhận thức” chung trong tư duy của chúng ta là điều rất tự nhiên. Ai trong chúng ta cũng có thể mắc phải.
    • Chúng ta vướng phải những “lệch lạc nhận thức” này nhiều hơn chúng ta tưởng. Đó không phải lời phê bình mà chỉ là thứ khiến chúng ta được gọi là “loài người”.
    Tôi nhận thấy để đối mặt với những “lệch lạc nhận thức” trong quá trình ra quyết định đầu tư, bước đầu tiên là nhận ra chúng. Tuy nhiên, nếu chỉ ngồi chờ đến khi chúng hiện rõ mồn một mới bắt đầu tìm cách đối phó thì e rằng mọi thứ đã quá muộn. Do đó, phần lớn cuốn sách này sẽ dành để mô tả về những “lệch lạc nhận thức” có thể xuất hiện trong quá trình chúng ta ra quyết định.

    Tôi cũng sẽ từ từ giới thiệu những chiến lược nhằm giúp các bạn tránh và đối mặt với nhiều loại “lệch lạc nhận thức”. Những chiến lược này sẽ được mô tả sau mỗi phần tôi giới thiệu về từng loại “lệch lạc nhận thức” trong tư duy của chúng ta, trong phần 1 của cuốn sách này. Nhiều chiến lược hữu dụng trong việc đối phó với nhiều loại “lệch lạc nhận thức”, do đó chúng có thể xuất hiện vài lần trong cuốn sách, song có thể với tầm quan trọng khác nhau.

    Tôi hy vọng sau khi có được những chiến lược này trong tay, chúng ta có thể vạch ra cho mình lộ trình tiến tới trở thành những nhà đầu tư vĩ đại. Hãy cùng tôi tham gia vào hành trình đó.

    ----
    Chương 1 đã cho chúng ta thấy về thứ quyết định nhất đến thành công của một nhà đầu tư. Đây chỉ mới là mở đầu cho câu chuyện về những nhà đầu tư vĩ đại. Tập tư duy và kiểm soát tư duy không đơn giản. Ở chương tiếp theo chúng ta sẽ đi sâu vào các lệch lạc nhận thức và hướng giải quyết cho chúng!
    GiaoThong thích bài này.
  7. khoivhm

    khoivhm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/01/2015
    Đã được thích:
    116
    Chương 2: Đàn ông và Phụ nữ (tự tin thái quá) (Phần 1)

    Hầu hết mọi người đều thiếu tôn trọng các nhà kinh tế học. Một phần xuất phát từ một giả định cơ bản vẫn tồn tại từ lâu trong học thuyết kinh tế cổ điển. Thế giới mà các nhà kinh tế học nghiên cứu rất phức tạp. Kinh tế hiện đại ngày nay có rất nhiều bộ phận cùng hoạt động, mỗi phần lại có sự tương tác với các phần còn lại. Điều đó đồng nghĩa với số lượng các mối quan hệ cần được xử lý cũng rất lớn. Hơn thế nữa, theo thời gian, những mối quan hệ này cũng đổi khác rất nhiều. Cho đến nay các nhà kinh tế học vẫn tiếp tục tranh cãi về cách thức xây dựng mô hình phản ánh chính xác và hoàn thiện phương thức hoạt động của nền kinh tế hiện đại, cũng như liệu có nên sử dụng sức mạnh điện toán để điều hành mô hình đó, nhằm dự đoán trước những hệ quá nếu chúng ta thay đổi một vài chính sách hoặc những thứ khác.

    Trong quá trình cố gắng hiểu nền kinh tế ở mức độ hữu dụng tối thiểu, lý thuyết kinh tế cổ điển được xây dựng dựa trên một giả định rằng loài người hoàn toàn sáng suốt trong mọi quyết định. Giả định như sau: Khi phải đối mặt với việc đưa ra quyết định, với tất cả thông tin trong tay, chúng ta có thể đánh giá chúng một cách chính xác và luôn luôn đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất, giúp tối đa hoá giá trị (thông thường liên quan đến tiền bạc) cho bản thân mình. Giả định này là cội nguồn cho sự phát triển của các học thuyết hữu dụng về cách thức hoạt động của nền kinh tế.

    Tuy nhiên, nếu chịu khó dành chút ít thời gian suy ngẫm về điều người khác, và chính bản thân mình thực sự làm, mọi người sẽ nhận ra rằng những giả định như vậy lại tạo ra rào cản giới hạn tính hữu dụng của các học thuyết. Trên thực tế, chúng ta hiếm khi có được đầy đủ thông tin. Chúng ta gặp vô vàn khó khăn trong việc đánh giá vấn đề và không phải lúc nào cũng hành động theo lý trí một cách hoàn hảo. Đôi khi chúng ta ra quyết định một cách bốc đồng và theo cảm tính. Tất cả chúng ta đều vướng vào cái gọi là “những lệch lạc nhận thức” và thường đưa ra những quyết định trọng đại nhất theo cách không phải là tối ưu nhất.

    Trong những thập kỷ qua, thực tế kể trên đã thôi thúc nhiều nhà nghiên cứu tiến hành khảo nghiệm về cách thức ra quyết định của con người, thay vì đựa đẫm vào những hình mẫu lý thuyết cũ rich. Họ nghiên cứu cách con người thực sự ra quyết định, chứ không dựa trên giả định con người luôn luôn quyết định một cách hoàn hảo dựa trên lý trí. Công trình của họ góp phần vén màn bí ẩn về hệ thống ra quyết định phức tạp và hỗn độn song vô cùng thực tế của con người, đồng thời giúp chúng ta nhận biết và thấu hiểu những “lệch lạc nhận thức” mà bất kỳ ai cũng mắc phải trong quá trình ra quyết định. Bên cạnh đó, nó còn giúp chúng ta hiểu phải làm thế nào để cải thiện các kỹ năng ra quyết định thông qua veic65 kiểm soát những “lệch lạc nhận thức” như vậy.

    Lĩnh vực nghiên cứu mới mẻ này được biết đến với tên gọi “Tài chính hành vi”. Lĩnh vực này tập trung tìm hiểu cách thức chúng ta hành xử trong những tình huống khác nhau, bao gồm cả việc chúng ta định giá cho một sự vật như thế nào và cách hành xử của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Trên thị trường chứng khoán, các nhà nghiên cứu thực hiện công trình của mình bằng cách quan sát và đo lường chính xác hành vi của con người, qua đó ước lượng kết quả mà những người này đạt được.

    Đơn cử một nghiên cứu của Brad M. Barber và Terrance Odean, trong đó khảo sát kết quả giao dịch của 78.000 tài khoản tại một công ty môi giới chứng khoán với phí hoa hồng thấp của Mỹ, trong giai đoạn từ năm 1991 tới 1996. Sở dĩ công ty môi giới này được chọn là do những khách hàng của công ty đều tự đưa ra quyết định của riêng mình, hoàn toàn trái ngược với một công ty môi giới truyền thống, trong đó khách hàng sẽ hành động dựa trên lời khuyên của nhân viên môi giới/bán hàng.

    Hiệu suất hoạt động của 78.000 thương nhân được đo lường so với lợi nhuận chuẩn thu về trong trường hợp những người này không thực hiện bất cứ giao dịch nào trong một năm, và số lượng cổ phiếu mà họ nắm giữ không đổi so với đầu năm, trong khoảng thời gian 12 tháng. Kết quả thu được cho thấy những thương nhân này tốt nhất là ngồi yên và không thực hiện bất cứ vụ giao dịch nào, bởi danh mục đầu tư đầu năm của họ có mức lợi nhuận trung bình 2%, tốt hơn rất nhiều so với những gì họ thực sự thu về tự hoạt động giao dịch. Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả.

    Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả, sắp xếp theo thứ tự bách phân vị (percentile)
    [​IMG]

    *Bách phân vị là thuật ngữ dùng trong thống kê chỉ 1 trong số 99 vị trí được đánh số theo thứ tự để chia tổng số thành 100 phần và mỗi phần có giá trị bằng 1/100 so với toàn thể*

    Kết luận ở đây là chỉ có 10% các thương nhân giỏi nhất có khả năng bắt kịp chỉ số thị trường rộng hơn trong khoảng thời gian 12 tháng này. Kết quả này cũng gần tương tự với nhiều nghiên cứu trước đó, trong đó đều cho thấy ít nhất 90% thương nhân gặp thất bại.

    Tuy nhiên, nếu vào thời điểm đầu năm, khi nhìn bảng này, hầu hết các thương nhân đều tỏ ra không mấy bận tâm. Vậy, nếu phản ứng của bạn khi nhìn thấy bảng thống kê này cũng giống họ - sở dĩ những người này thản nhiên vì họ sẽ nằm trong nhóm 10% thành công – thì chính xác bạn đang sở hữu thứ mà các nhà nghiên cứu gọi là sự tự tin thái quá.

    Các nhà nghiên cứu cũng khảo nghiệm nhiều người từ nhiều lĩnh vực chuyên nghiệp khác nhau. Kết quả thu được cho thấy một điểm chung, khi phải đưa ra những đánh giá chủ quan về một tình huống, tất cả chúng ta đều có xu hướng đánh giá quá cao sự chính xác trong kiến thức của mình về hầu hết mọi thứ. Khi con người cho rằng đánh giá của họ tốt hơn so với bản chất thực của nó, các nhà nghiên cứu tài chính hành vi gọi đó là hội chứng tự tin thái quá.

    Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng sự tự tin thái quá tuyệt vời nhất khi con người phải đưa ra đánh giá về những nhiệm vụ khó khăn, hay phải dự báo những thứ khó đoán trước trong hoàn cảnh thiếu thông tin phản hồi mau lẹ và rõ ràng.

    Nếu chịu khó suy ngẫm đôi chút, chúng ta phải công nhận rằng giao dịch cũng là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Thực vậy, chưa xét đến quá trình giao dịch hoàn chỉnh, chỉ riêng bước đầu tiên, lựa chọn một cổ phiếu để gia dịch, cũng là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, ở đó mọi phỏng đoán đều mơ hồ trong khi các thông tin phản hồi thì khó hiểu vào không chắc chắn.

    Mặc dù vậy, lựa chọn cổ phiếu lại là loại nhiệm vụ mà ở đó chúng ta thường xuyên tự tin thái quá về đánh giá của bản thân mình.

    ... (còn tiếp)
    design_your_destiny thích bài này.
    design_your_destiny đã loan bài này
  8. khoivhm

    khoivhm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/01/2015
    Đã được thích:
    116
    Chương 2: Đàn ông và Phụ nữ (tự tin thái quá) (phần cuối)

    Đối với các thương nhân, đặc trưng của tính tự tin thái quá sẽ tạo nên một quá trình bắt đầu việc chúng ta đánh giá quá cao kiến thức của mình về giá trị của một loại cổ phiếu. Chúng ta cho rằng những thông tin mà mình đang có sâu hơn và chính xác hơn những thương nhân khác. Lối tư duy này góp phần làm sâu sắc thêm sự khác biệt trong ý kiến của các thương nhân, dẫn tới tình trạng hoạt động giao dịch tăng vọt.

    Để kiểm chứng ý kiến trên, các nhà nghiên cứu đã chia 78.000 thương nhân tại công ty môi giới chứng khoán nói trên thành năm nhóm, sắp xếp theo thứ tự lượng giao dịch từ thấp nhất đến cao nhất:
    • Ở nhóm 20% các thương nhân ít năng động nhất, lượng giao dịch của họ trung bình là 2,3 lần một năm. Lợi nhuận ròng trung bình mà họ kiếm được là 18,5%/năm.
    • Đối với nhóm 20% các thương nhân năng động nhất, lượng giao dịch của họ trung bình từ 140 đến 250 lần một năm, song lợi nhuận ròng trung bình chỉ có 11,4%/năm.
    Có thể nói, càng giao dịch nhiều, những thương nhân này càng làm tổn thương nỗ lực làm giàu của mình.
    Để giải thích thuyết phục hơn nữa ý kiến cho rằng tự tin thái quá là nguyên nhân khiến các thương nhân giao dịch nhiều hơn song thu được kết quả kém hơn, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm nhiều cách để so sánh những thương nhân mà họ cho là tự tin thái quá với những thương nhân tự tin thái quá ít hơn. Có rất nhiều những nghiên cứu trước đó có thể giúp họ làm được điều đó.

    Các nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng cả phụ nữ và đàn ông đề tỏ ra tự tin thái quá. Tuy nhiên, nếu so với phụ nữ, đàn ông nhìn chung thường xuyên tự tin thái quá hơn. Một khía cạnh quan trọng nữa đó là loại nhiệm vụ trong đó sự tự tin thái quá được đo lường đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chẵng hạn, đàn ông thường tự phụ giỏi hơn phụ nữ, song trên thực tế họ chỉ nổi trội hơn nữ giới trong các nhiệm vụ dành riêng cho phái mạnh.

    Các nghiên cứu này cũng chỉ ra khá rõ ràng đàn ông có khuynh hướng giỏi hơn phụ nữ khi thực hiện các công việc liên quan đến tài chính. Do đó, nếu đàn ông thường tỏ ra tự tin thái quá hơn phụ nữ trong các vấn đề tài chính, việc nghiên cứu kết quả giao dịch của đàn ông so với phụ nữ sẽ là một cách tối ưu để khảo nghiệm hậu quả của sự tự tin thái quá.

    Khi nhìn vào kết quả giao dịch của khách hàng trong công ty môi giới chứng khoán kể trên, các nhà nghiên cứu đã buộc phải loại bỏ những tài khoản của những người đã kết hôn, bởi khi là vợ chồng, họ có thể gây ảnh hưởng tới quyết định của người kia. Do đó, các nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào những tài khoản của những người còn độc thân. Điều đầu tiên được các nhà nghiên cứu chú ý đó là lượng giao dịch, hay còn goi là hoạt động giao dịch của các thương nhân. Lượng giao dịch của phụ nữ là 50%, trong khi của đàn ông là 85%.

    Tiếp theo, các nhà nghiên cứu xem xét tất cả các kết quả lợi nhuận ròng quan trọng, rồi đem so sánh chúng với lợi nhuận mà danh mục đầu tư đầu năm của các thương nhân sẽ thu về trong trường hợp chúng được giữ nguyên. So sánh cho thấy cả đàn ông và phụ nữ đều thu được kết quả kém hơn so với bản danh mục đầu tư gốc hồi đầu năm. Hoạt động giao dịch khiến các thương nhân nữ hoạt động kém hiệu quả hơn khoảng 1,45%/năm. Thật không may, kết quả của cánh đàn ông còn tệ hơn, ở mức 2,9%/năm.

    Dưới đây là một số khác biệt giữa 2 giới mà nghiên cứu này và những nghiên cứu khác đã chỉ ra:
    • Trong trường hợp thông tin phản hồi nhanh chóng và chính xác, sự tự tin thái quá ở đàn ông và phụ nữ là như nhau. Khi thông tin phản hồi không có hoặc mơ hồ, phụ nữ thường kém tự tin hơn đàn ông. Thông tin phản hồi trên thị trường chứng khoán hầu hết là mơ hồ, do đó đàn ông hiển nhiên sẽ tự tin thái quá hơn.
    • Các nhà đầu tư thường rất tự tin vào thành công của mình. Khuynh hướng này ở đàn ông mạnh mẽ hơn rất nhiều so với phụ nữ. Cũng chính vì vậy, đàn ông trở nên tự tin thái quá hơn.
    • Đàn ông thường dành nhiều thời gian cho các vấn đề tiền bạc và phân tích tài chính hơn so với phụ nữ. Họ cũng ít phụ thuộc hơn vào các tay môi giới. Họ thực hiện nhiều giao dịch hơn, có niềm tin mạnh mẽ hơn so với phụ nữ rằng lợi nhuân hoàn toàn có thể đoán trước, và kỳ vọng lợi nhuận của họ cũng cao hơn phụ nữ. Tất cả những điều này khiến đàn ông hành xử một cách tự tin thái quá hơn.
    • Các thương nhân ở cả hai giới đều có khuynh hướng nhắm danh mục đầu tư của mình vào các loại cổ phiếu nhỏ và kém ổn định hơn, song ở phụ nữ khuynh hướng này tỏ ra kém hơn. Chính vì vậy, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng các nguy cơ, lợi nhuận thu về của các thươn nhân nữ thường cao hơn các đồng nghiệp nam giới.
    Vậy có thể kết luận, phụ nữ là những thương nhân giỏi hơn đàn ông bởi họ kém tự tin thái quá hơn. Tuy nhiên, trước khi các quý bà, quý cô coi kết luận trên là kim bài vạn năng để giành quyền tiếp quản mọi hoạt động giao dịch, hãy nhớ rằng cả đàn ông và phụ nữ đều mắc bệnh tự tin thái quá, và cả hai giới đang phát tán của cải của mình qua các vụ giao dịch. Đàn ông chỉ đơn giản làm điều đó thường xuyên và với mức độ phá hoại lớn hơn phụ nữ mà thôi. Nghiên cứu này cũng khuyến cáo rằng cả 2 giới sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nếu ít giao dịch hơn.

    Chương tiếp theo sẽ nghiên cứu chi tiết và trong bối cảnh rộng lớn hơn về căn bệnh tự tin thái quá. Phần cuối của chương, tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc một vài chiến lược để đối phó với căn bệnh này.
    -----

    Tổng kết

    Bộ môn tài chính hành vi khám phá thế giới thực, thay vì tập trung phát triển các lý thuyết dựa trên những giả định phi thực tế. Một nghiên cứu chỉ ra rằng 90% thương nhân thường xuyên giao dịch thu được lợi nhuận kém hơn so với việc chỉ ngồi không và ôm cổ phiếu. Vấn đề nằm ở sự tự tin thái quá – sự đánh giá cao quá mức của chúng ta đối với khả năng giao dịch của bản thân. Một phát hiện khác nữa đó là càng giao dịch nhiều, lợi nhuận mà các thương nhân kiếm được càng thấp. Cả đàn ông và phụ nữ đều mắc bệnh tự tin thái quá, song đàn ông nghiêm trọng hơn phụ nữ.
  9. khoivhm

    khoivhm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/01/2015
    Đã được thích:
    116
    Chương 3: “Tôi tuyệt đối đúng” (tự tin thái quá, lệch lạc khẳng định và ký ức sẵn có) (Phần 1)

    Một khía cạnh của đầu tư thường xuyên bị bỏ qua đó là cách thức chúng ta ra quyết định. Quyết định của chúng ta có thể kèm theo nhiều “sự lệch lạc vô thức” (unconscious biases). Có thể nói, ra quyết định chính là bước cuối cùng trong hành trình phát triển của một nhà đầu tư, từ kẻ mới vào nghề trở thành một tay lão luyện. Những giai đoạn đầu tiên bao gồm phân tích, quản lý tiền bạc/rủi ro và phát triển kế hoạch đầu tư.

    Quá trình ra quyết định tối phụ thuộc vào 2 yếu tố chính. Yếu tố thứ nhất là tìm kiếm dữ liệu. Hầu hết các quyết định đầu tư sẽ có cơ sở vững chắc hơn nếu chúng ta khám phá được mọi dữ liệu sẵn có một cách dễ dàng. Với sự phát triển của internet, việc tìm kiếm dữ liệu ngày nay dễ dàng hơn rất nhiều so với 30 năm trước. Chúng ta có thể tìm kiếm thông tin nhanh hơn và khai thác được nhiều nguồn thông tin hơn. Dần dần, chúng ta có thể tránh được cảm giác đau quặn trong ruột khi chứng kiến hoạt động đầu tư thất bại, bởi các dữ liệu quan trọng luôn có sẵn, chẳng qua chúng ta chưa chịu đầu tư thời gian để tìm tòi nghiên cứu mà thôi. Tuy nhiên, cơn lũ thông tin trên internet lại ẩn chứa 2 bất lợi.
    • Chúng khiến hoạt động tìm kiếm mất nhiều thời gian hơn – thứ mà không phải ai trong chúng ta cũng dư dả.
    • Một vài thông tin trên internet rất mơ hồ hoặc chỉ là ý kiến dư luận. Điều này buộc chúng ta phải nâng cao khả năng đánh giá giá trị của những thông tin mà mình đang đọc.
    Yếu tố thứ hai là phải có mức độ tự tin thích hợp, hay nói cách khác là phải có lý lẽ vững chắc trong giới hạn kiến thức mà chúng ta đang có. Rõ ràng, sẽ rất khó để gặt hái được thành công như các nhà đầu tư hiệu quả khác nếu chúng ta không tự tin vào điều chúng ta biết và thứ chúng ta quyết định – đây cũng là điểm mấu chốt giúp chúng ta sẵn sàng “bóp cò” khai hoả các hoạt động giao dịch.

    Tuy nhiên, có vẻ như chỉ một số ít người thực hiện được những điều kể trên, và hầu như chỉ những người mới vào nghề mới áp dụng được. Một khi đã vượt qua giai đoạn này, hầu hết chúng ta đều rơi vào cái bẫy “tự tin thái quá”.

    Tự tin thái quá là thuật ngữ do các nhà nghiên cứu tài chính hành vi sáng tạo ra, nhằm mô tả một sự lệch lạc nguy hiểm đặc thù trong quá trình ra quyết định đầu tư của chúng ta. Sự lệch lạc này xuất hiện khi chúng ta tỏ ra tự tin quá mức vào quyết định của mình.

    Ngoại trừ những người thiếu tự tin, những người mới vào nghề thường tự tin thái quá nhiều hơn so với những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm. Điều này là do càng trải nghiệm nhiều, con người càng có xu hướng khiêm tốn về những gì mà họ nghĩ là mình biết. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều mắc bệnh tự tin thái quá về nhiều thứ. Trong quá trình giảng dạy, tôi thường đưa ra một câu đố:

    Trả lời 10 câu hỏi sau đây. Tất cả các câu hỏi yêu cầu một phạm vi, chứ không phải một dữ liệu cụ thể. Câu trả lời sẽ là phạm vi mà các bạn chắc chắn 90% rằng câu trả lời chính xác sẽ không nằm ngoài phạm vi các bạn đưa ra. Nói cách khác, nhiệm vụ của các bạn là ước lượng một phạm vi không quá rộng cũng không quá hẹp. Viết các câu trả lời vào các khoảng trống dưới mỗi câu hỏi.

    1. Chiều dài của bờ biển Australia tính bằng kilomet?
    Thấp: Cao:

    2. Số các hoàng đế Anh?
    Thấp: Cao:

    3. Số các quốc gia ở Châu Phi?
    Thấp: Cao:

    4. Số vở kịch của Shakespeare?
    Thấp: Cao:

    5. Tuổi của ****** Caesar khi ông bị ám sát?
    Thấp: Cao:

    6. Số các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn?
    Thấp: Cao:

    7. Số các giống cây bạch đàn?
    Thấp: Cao:

    8. Năm sinh của Martin Luther?
    Thấp: Cao:

    9. Chiều dài của Máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider – LHC) nằm bên dưới mặt đất tại biên giới Pháp – Thuỵ Sĩ theo mét?
    Thấp: Cao:

    10. Chiều dài của tuyến đường sắt xuyên Siberia, nối liền thành phố Vladivostok và thủ đô Matxcơva theo kilomet?
    Thấp: Cao:

    Sau khi viết ra câu trả lời, bạn hãy lật sách đến phần cuối của chương này và đánh dấu xem mình đã có bao nhiêu câu trả lời chính xác trong khoảng mà bạn ước lượng. Dưới đây là cách để diễn giải số điểm mà bạn đạt được – số điểm này sau đó được dùng để tính toán mức độ tự tin thái quá của bạn:
    • Nếu 9 trong số 10 câu trả lời nằm trong khoảng mà bạn ước lượng, điều đó có nghĩa bạn ít có dấu hiệu tự tin thái quá. (Như vậy, bạn nằm trong nhóm 1% của dân số thế giới).
    • Nếu chỉ có 3 đến 6 câu trả lời nằm trong khoảng ước lượng, điều đó có nghĩa bạn có xu hướng tự tin thái quá khá cao. (Điều mà hầu hết mọi người đều mắc phải).
    Tự tin thái quá là khi chúng ta tưởng mình hiểu biết nhiều, song thực tế lại không phải như vậy. Nếu khoảng ước lượng mà chúng ta đưa ra cho các câu trả lời trên đây càng nhỏ, xu hướng tự tin thái quá của chúng ta vào mức độ kiến thức bản thân đối với những sự kiện trên càng cao.

    Biểu hiện nguy hiểm naht61 của bệnh tự tin thái quá là tuyệt đối chắc chắn rằng bản thân biết một điều gì đó, nhưng thực tế lại cho thấy điều ngược lại. Điều đó có nghĩa chúng ta hành động trên cơ sở kiến thức không chính xác, từ đó dẫn tới những quyết định sai lầm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hành động với sự tự tin cao nhất bởi chúng ta hoàn toàn phớt lờ sai lầm của bản thân mình. Điều này cực kỳ gây nguy hại tới tài sản của chúng ta, đặc biệt khi đặt trong bối cảnh đầu tư.
    ... (còn tiếp)
    GiaoThong thích bài này.
  10. khoivhm

    khoivhm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/01/2015
    Đã được thích:
    116
    Chương 3: “Tôi tuyệt đối đúng” (tự tin thái quá, lệch lạc khẳng định và ký ức sẵn có) (Phần 2)

    Giống như hầu hết các loại lệch lạc nhận thức khác, chúng ta dễ dàng nhận ra sự tự tin thái quá ở người khác hơn so với bản thân mình. Như vậy, bước đầu tiên để nhận diện sự tự tin thái quá đó là tìm kiếm nó ở những người khác. Dưới đây là mẫu người tự tin thái quá cần lưu ý:
    • Những nhà đầu tư tìm kiếm sự ủng hộ của đồng nghiệp đối với cổ phiếu của họ.
    • Những nhà đầu tư chỉ tập trung vào chứng thực một số bằng chứng nhất định, đồng thời gạt bỏ hoặc cố tình lờ đi những bằng chứng chưa được chứng thực khác về cổ phiếu của mình.
    • Những nhà đầu tư không sẵn sàng lắng nghe những ý kiến trái chiều, hoặc sẵn sàng hạ uy tín bất kỳ ai dám nghi ngờ về cổ phiếu của họ.
    • Những nhà đầu tư không sẵn sàng cân nhắc các loại cổ phiếu thay thế khác.
    • Những nhà đầu tư không chịu tham khảo những bài phân tích chính xác về cổ phiếu mà họ muốn mua.
    Những manh mối này sẽ giúp chúng ta nhận biết được sự tự tin thái quá ở những người khác. Sau đó, chúng ta sẽ tự vấn xem liệu bản thân mình đã bao giờ vướng phải sự lệch lạc tương tự trong một hoàn cảnh tương tự như vậy trong quá khứ hay chưa. Điều này hoàn toàn không đơn giản và thực sự là một thử thách đối với cái tôi của mỗi người. Tiếp theo nữa, phần thực sự khó khăn đó là cố gắng nhận ra nó trong hành vi của chúng ta ở hiện tại.

    Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, sự tự tin thái quá ở người này có thể khó nhận biết hơn so với người khác. Một trong những quan sát đáng chú ý nhất của các nhà nghiên cứu đó là hầu hết chúng ta có xu hướng bộc lộ sự tự tin thái quá khi cố gắng ước lượng một thứ gì đó khó ước lượng. Ước lượng giá cổ phiếu chính là một ví dụ điển hình.

    Trong trường hợp này, ước lượng cũng đồng nghĩa với dự đoán. Dự báo lợi nhuận của một công ty trong năm tiếp theo, hoặc cấp độ của chỉ số thị trường trong thời gian 1 năm, cũng là những ví dụ về hoạt động đầu tư, trong đó chúng ta cần phải cảnh giác cao độ để không rơi vào cái bẫy tự tin thái quá. Dự báo là một lĩnh vực nơi sự tự tin thái quá không phải là điều hiếm gặp, bởi con người chúng ta có xu hướng sử dụng các mối quan hệ nguyên nhân – kết quả để giải quyết các vấn đề khó và phức tạp. Điều này có nghĩa chúng ta hiểu tình huốn theo một cách rất nông cạn. Nó cũng đồng nghĩa chúng ta đang phụ thuộc vào một mối tương quan đơn giản, mà chẳng chịu chứng minh xem liệu nhân tố này có đích xác là thứ sinh ra nhân tố kia hay không.

    Tất nhiên, nếu quả thật giữa 2 sự vật ấy có mối quan hệ nguyên nhân – kết quả trực tiếp và đơn giản, thì chúng đã được chứng minh một cách rõ ràng, và sự chắc chắn của chúng ta chẳng có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, trong đầu tư, chúng ta phải giải quyết một hệ thống vô cùng phức tạp, ẩn chứa nhiều biến số và rất khó để xác định số lượng. Hơn thế nữa, mối quan hệ giữa các yếu tố này thay đổi rất nhiều theo thời gian và không gian. Quả thực, dự bao tương lai là một công việc khó khăn tới mức tốt hơn nên tránh vướng vào nó và giải quyết theo một hướng khác. Tôi sẽ trở lại vấn đề này trong các chiến lược ở cuối chương.

    Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chúng ta có xu hướng bộc lộ sự tự tin thái quá khi chúng ta chắc chắn mình hiểu rõ một vấn đề nào đó, cho đến khi nhận ra thứ đó thực tế nằm ngoài phạm vi kiến thức của chúng ta. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất đó là tỏ ra ta tuyệt đối chắc chắn về thứ mà mình thường xuyên mắc sai lầm. Những người có mức độ tự tin thái quá thấp thường khẳng định có rất ít thứ họ biết chắc chắn. Họ tỏ ra cởi mở hơn với những dấu hiệu mâu thuẫn. Một quyết định tốt đòi hỏi 2 yếu tố: Nắm rõ các dữ liệu và hiểu rõ giới hạn đáng tin cậy của kiến thức bản thân. Không nên khẳng định bất cứ thứ gì khi chưa kiểm chứng.

    Không phải ai cũng mắc bệnh tự tin thái quá. Tự tin thái quá chỉ bộc lộ trong một số tình huống, cũng như chỉ bộc lộ rõ rệt ở một số người. Có 4 vùng nguy hiểm nơi căn bệnh tự tin thái quá dễ xuất hiện.

    Vùng thứ nhất là những tình huống phức tạp và không chắc chắn. Hầu hết mọi người bắt đầu bộc lộ sự tự tin thái quá khi gặp khó khăn trong việc đưa ra đánh giá chính xác do tình huống họ phải đối mặt quá phức tạp, hoặc kết quả trong tương lai rất khó xác định. Lựa chọn cổ phiếu và dự báo kết quả, được nhắc đến ở phần trên, có thể coi là 2 ví dụ điển hình của trường hợp này. Một phương pháp nhận biết quan trọng đó là chấm điểm các tình huống ra quyết định theo thang điểm từ 1 đến 10, trong đó điểm 1 dành cho những đánh giá dễ đưa ra, trong khi điểm 10 dành cho những đánh giá chính xác và ciệc đưa ra chúng là điều gần như bất khả thi. Điểm tình huogn61 càng sát với điểm 10, chúng ta càng phải thận trọng bởi nguy cơ mắc sai lầm là rất cao, thậm chí ngay cả khi chúng ta đã nỗ lực hết sức để chỉnh sửa.

    Vùng nguy hiểm thứ 2 là cảm giác phẩn khởi chung. Sự tự tin thái quá có thể xuất hiện bất cứ nơi đâu, và bản thân chúng ta cũng có nguy cơ tự tin thái quá rất cao khi bị cuốn theo sự tự tin cao độ của đám đông xung quanh. Đối với các nhà đầu tư, đây chính là một trong những giai đoạn cuối của thị trường giá lên hoặc bong bóng tài chính. Mọi thứ xung quanh nhộn nhịp tới mức bản thân chúng ta cũng chưa bao giờ cảm thấy phấn chấn đến như vậy, và chỉ có những gã khờ mới ôm khu khư tiền trong hoàn cảnh như vậy. Dấu hiệu nhận biết rõ rệt nhất đó là bạn cảm thấy khó để tìm thấy một người có quan điểm trái ngược đều bị đám đông chửi rủa và phớt lờ. Điều này không có nghĩa những người đi ngược với đám đông luôn luôn đúng. Trên thực tế, họ mới là người thường mắc sai lầm. Tuy nhiên, khi mọi người dường như đều có một quan điểm chung về thị trường, chúng ta nên tự đặt câu hỏi về sự tự tin của bản thân. Đây cũng là lúc cần tìm kiếm những quan điểm trái ngược và đánh giá chúng để bản thân không bị cuốn theo cơn cuồng loạn của đám đông – những người bị lừa dối bởi một niềm tin sai lầm rằng thời khắc họ đang đứng hoàn toàn khác biệt. Trong trường hợp này, lời khuên tôi đành cho các bạn đó là cảnh giác với mọi người, bao gồm cả bản thân mình – người tuyệt đối chắc chắn về mọi thứ. Nếu là ở vào thời điểm đó, với tư cách là nhà đầu tư, tôi sẽ ở trong trạng thái cảnh giác cao độ nhất và tìm kiếm một quan điểm trái ngược hoặc đưa danh mục đầu tư của mình vào tư thế phòng thủ.

    Vùng nguy hiểm tiếp theo là sở trường chuyên môn. Sự tự tin thái quá có xu hướng bộc lộ khi chúng ta phải đối mặt với những vấn đề nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn của mình. Thử suy nghĩ xem, đã bao nhiêu lần chúng ta nghe thấy một ai đó đưa ra những ý tưởng rõ ràng và chắc chắn về gaiỉ pháp đơn giản cho một vấn đề mà chúng ta chẳng biết gì về nó cả. Từng có một nghiên cứu về vấn đề này, trong đó đối tượng là các sinh viên vừa trả qua một kỳ thi. Khi rời khỏi phòng thi, các sinh viên được yêu cầu ước lượng về số điểm mà họ sẽ đạt được. Ở nhóm đầu tiên, những sinh viên có kiến thức kém nhất về bài thi, và do đó nhận được điểm thấp nhất, lại ước lượng số điểm cao hơn so với thực tế. Ngược lại, những sinh viên vững kiến thức về bài thi, và thực tế nhận được điểm cao nhất, đưa ra ước lượng điểm khá sát với thực tế. Môt số sinh viên thậm chí đưa ra ước lượng thấp hơn so với số điểm thực mà họ nhận được. Nghiên cứu này là minh chứng điển hình cho ý kiến càng biết nhiều, chúng ta càng nhận thấy còn nhiều điều mình chưa biết.

    Vùng nguy hiểm thứ 4, đó chính là sự ngạo mạn. Trong vùng nguy hiểm trước, khi trở thành những chuyên gia về một vấn đề nào đó, sự tự tin thái quá của chúng ta sẽ giảm dần theo tỷ lệ nghịch. Tuy nhiên, tự tin thái quá là một loại lệch lạc rất phức tạp. Thông thường, các chuyên gia là những người hay tỏ ra ngạo mạn. Nếu một chuyên gia nhận thấy họ đúng hoặc chắc chắn đúng hơn người khác, họ sẽ tỏ ra kiêu căng với trình độ của mình. Điều này có nghĩa họ có thể trở nên tự tin thái quá, thậm chí ngay cả trong những lĩnh vực nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ. Sự lấn sân này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới lòng yêu mến của công chúng đối với các chuyên gia, những người đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực của mình và trở thành những người vĩ đạo trong lòng công chính.

    ... (còn tiếp)
    GiaoThong thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này