[Tâm lý hành vi] Tư duy như những nhà đầu tư vĩ đại

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khoivhm, 17/03/2015.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7256 người đang online, trong đó có 898 thành viên. 13:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6265 lượt đọc và 26 bài trả lời
  1. design_your_destiny

    design_your_destiny Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/10/2014
    Đã được thích:
    172
    Tiếp đi chủ thớt ơi ^_^
    khoivhm thích bài này.
  2. khoivhm

    khoivhm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/01/2015
    Đã được thích:
    116
    Chương 3: “Tôi tuyệt đối đúng” (tự tin thái quá, lệch lạc khẳng định và ký ức sẵn có) (Phần 3)

    Để bản thân thấu hiểu tốt hơn về sự tự tin thái quá, sẽ rất hữu ích nếu chịu khó xem xét lại nguyên nhân vì sao chúng ta – những con người bình thường lại vô tình phát triển thứ lệch lạc nhận thức như vậy.

    Nguyên nhân thứ nhất, sự tự tin thái quá mà tất cả chúng ta có xu hướng mắc phải không gì khác chính là sự ảo tưởng về tính vượt trội. Vấn đề này đã được nhắc tới trong phần nói về vùng nguy hiểm thứ 4 – sự ngạo mạn. Hầu hết chúng ta, một cách tự nhiên và vô thức, có xu hướng ảo tưởng ở một mức độ nào đó về sự vượt trội của bản thân. Không khó để nhận ra điều này nếu chúng ta biết cách tìm ra nó. Ảo tưởng về sự vượt trội được bộc lộ theo hai con đường chính.

    Thứ nhất, tất cả chúng ta có xu hướng lạc quan một cách phi thực tế về khả năng của bản thân. Có thể thấy rõ điều này khi nhìn vào các thị nghiệm về kết quả thi cử. Chỉ một nhóm nhỏ các chuyên gia thực thụ mới có khả năng tránh đuọc xu hướng này. Tôi nhắc lại: Chỏ có các chuyên gia thực thụ mới làm được điều đó. Trong tổng dân số trên hành tinh, họ đạt được thông qua quá trình kiểm chứng khách quan, chứ không phải từ những đánh giá chủ quan – thứ có thể chỉ là sự ảo tưởng trong hành động. Tóm lại, nếu bạn nghĩ mình là một chuyên gia thực thụ trong một lĩnh vực nào đó, và do đó bạn có thể đưa ra đánh giá vượt trội, hãy cẩn trọng và chắc chắn nó không xuất phát tự sự ảo tưởng của chính bạn. Trên thực tế, nếu bạn cho rằng mình là người vượt trội nhờ kiến thức chuyên môn uyên bác, điều đó không có nghĩa bạn là một chuyên gia thực thụ, bởi một chuyên gia thực thụ luôn luôn hoài nghi về trình độ chuyên môn của bản thân.

    Thứ hai, tất cả chúng ta đều có xu hướng phi thực tế hoá tương lai của bản thân. Điều này có nghĩa ai trong chúng ta cũng nghĩ rằng mình sẽ làm tốt, trong khi người khác sẽ phải vật lộn với khó khăn, dù chẵng thể dễ dàng nhận thấy điều này thông qua một thí nghiệm đơn giản, được các học giả sử dụng đi sử dụng lại, song có thể tái diễn ở bất cứ nhóm người nào – những người chẳng hiểu vì sao chúng ta đặt cho họ một câu hỏi như vậy. Hãy đưa nhóm người đó một câu hỏi đơn giản, chẳng hạn yêu cầu họ đánh giá khả năng lái xe của mình cao hơn hay thấp hơn so với những người còn lại trong nhóm. Lần nào cũng vậy, hơn một nữa thành viên sẽ đánh giá bản thân cao hơn mặt bằng chung của nhóm. Tuy nhiên, khách quan mà nói, một nữa số người trong nhóm chắc chắn dưới mức trung bình, trong khi nữa còn lại có thể hơn trung bình. Có thêm nhiều nghiên cứu kiểu này được thực hiện, bằng cách thay đổi câu hỏi với nhiều tình huống khác nhau, song kết quả luôn luôn giống nhau.

    Cách tốt nhất để giảm nhẹ sự ảo tưởng của bản thân đó là luôn luôn ghi nhớ ở bất kỳ nhóm người nào, một nữa chắc chắn không thể cao hơn mức trung bìnhm và chúng ta có thể nằm trong số đó. Chính vì vậy, chúng ta nên cảnh giác bất cứ khi nào cảm thấy bản thân mình có thể cao hơn mức trung bình.

    Nguyên nhân thứ hai của căn bệnh tự tin thái quá đó là sự ảo tưởng về khả năng kiểm soát. Sự ảo tưởng xuất hiện quanh chúng ta mỗi ngày. Bất cứ khi nào gặp điều không may, chúng ta sẽ tìm cách đổ lỗi cho một ai đó. Ngày nay, nhiều người trong chúng ta hiếm khi tỉnh táo để nhận ra rằng một vài sự kiện đơn thuần chỉ là rủi ro. Hầu hết chúng ta đều ngờ nghệch tin rằng mình có thể hoặc đủ khả năng kiểm soát rủi ro. Ảo tưởng về khả năng kiểm soát này xuất phát từ hai khuynh hướng mạnh mẽ tồn tại trong bản thân mỗi người.

    Thứ nhất, chúng ta thích nghĩ rằng mình đang hoàn toàn kiểm soát số phận bản thân – nói cách khác, chúng ta có thể lên kế hoạch và định hình loại cuộc sống mà mình muốn, hay ít nhất có thể làm điều đó tốt hơn đại đa số những người khác. Tuy nhiên, chỉ cần tỉnh táo suy nghĩ trong thoáng chốc, chúng ta sẽ ngay lập tức gạt bỏ lối suy nghĩ này, bởi trong mọi khía cạnh của số phận, chúng ta may mắn chưa vuống phải những thứ tồi tệ. Chẵng hạn bệnh tật, chiến tranh và khủng hoảng là những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát. Vậy mấu chốt là phải có được suy nghĩ tỉnh táo. Tuy nhiên, những lệch lạc nhận thức như vậy luôn bắt nguồn từ sự thiếu tỉnh táo trong suy nghĩ, và chúng được tiếp thêm sức mạnh bởi những ảo tưởng tương tự từ những người sống quanh chúng ta trong xã hội.

    Thứ hai, như đã bàn luận ở trên, tất cả chúng ta đều tin khả năng ra quyết định của mình luôn vượt trội so với những kẻ khác. Chúng ta cũng ảo tưởng mình hoạch định cuộc sống tốt hơn mọi người. Điều đó càng khiến chúng ta tin rằng mình đủ khả năng kiểm soát số phận và đó cũng là cội nguồn tạo nên sự ảo tưởng về khả năng kiểm soát.

    Một cách hữu hiệu để giảm nhẹ ảo tưởng kiểm soát đó là luôn luôn tâm niệm những rủi ro, hay Hành động của Chúa – theo như cách gọi của ngành công nghiệp bảo hiểm, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và chúng ta còn đang bận tìm một kẻ “giơ đầu chịu bang” cho những rủi ro mà mình phải gánh chịu. Hãy tạo cho mình thói quen luôn tâm niệm những điều không may xảy ra chỉ là ngẫu nhiên, và đừng đổ lỗi cho người khác khi chưa có bằng chứng không thể chối cãi. Tương tự, trong cuộc sống, hãy chậm rãi nghĩ rằng những điều chúng ta làm sẽ kết thúc tốt đẹp nhờ khả năng quản lý tốt, và chúng ta đủ khả năng để làm được điều đó, thay vì đặt niềm tin quá nhiều vào vận may của bản thân.

    Nguyên nhân thứ ba của căn bệnh tự tin thái quá có liên quan đến trí tưởng tượng hạn chế của chúng ta. Đây là một vấn đề lớn trong đầu tư. Đối với tất cả các khoản đầu tư, trước khi ra quyết định, chúng ta phải đánh giá được tình hình, đồng thời lường trước những kịch bản có thể xảy ra trong tương lai. Tiếp theo, chúng sẽ chấm điểm những kịch bản này đựa trên xác suất xảy ra cùng quy mô lợi nhuận, hoặc mức độ thua lỗ, điều có thể xảy ra nếu chúng ta quyết định đầu tư. Tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư thậm chí chẳng thèm thực hiện bước thứ nhất. Tất cả chúng ta đều ảo tưởng khoản đầu tư của mình là điều chắc chắn đúng. Ở khía cạnh nào đó, đây cũng là một loại kỳ vọng tồn tại trong tấm trí chúng ta, song ở sâu hơn trong thâm tâm, ở mức độ vô thức. Chúng ta ngỡ rằng mình đã lường trước được mọi kịch bản có thể xảy ra. Song vấn đề là tất cả chúng ta đều rất kém cỏi khi thực hiện nhiệm vụ này. Nếu hoài nghi những điều tôi vừa nói, hãy nhớ xem đã bao nhiêu lần các bạn thực sự hoảng hốt khi mọi thứ đột ngột quay ngoắt 180 độ, trái ngược hoàn toàn với những gì bạn từng tưởng tượng. Với tôi, điều đó xảy ra hết lần này đến lần khác. Trong suốt những năm qua, tôi đã và vẫn đang tìm cách để vượt qua nó.

    Đầu năm 2009, tôi có cuộc nói chuyện với một nhà đầu tư vừa mất rất nhiều tiền vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nguyên nhân là do ông đã đầu tư vào các loại cổ phiếu đầu cơ. Ông ta nói bản thân chưa bao giờ tưởng tượng thị trường có thể sụp đổ nhanh chóng như thế trong năm 2008. Tôi nhìn và đoán tuổi ông vào cỡ 70. Thế là tôi hỏi chẳng lẽ ông không nhớ mình cũng từng trải qua một cuộc khủng hoảng tương tự: Khủng hoảng năm 1974. Ông cho biết bản thân mình không hề để ý đến nó vào thời điểm ấy. Như vậy, khả năng tưởng tượng mọi kịch bản có khả năng xảy ra của nhà đầu tư này đã bị hạn chế bởi trí nhớ kém hoặc sự thiếu hiểu biết trong trải nghiệm quá khứ. Tất nhiên, trí tưởng tượng hạn chế rất khó khắc phục, nhưng không phải là không thể nếu chúng ta chuẩn bị giải quyết nó.

    Đọc sách lịch sử hoặc dành thời gian ngẫm nghĩ lại các tình huống là những cách khá hữu dụng. Tương tự, chúng ta cũng có thể xem xét sự tưởng tượng của những người khác – những người không liên quan đến tình huống của chúng ta. Có một cách mà tôi rất thích làm đó là liệt kê tất cả những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Sau đó, tôi bắt mình viết ra tình huống xấu nhất, cho dù bản thân tôi không cho rằng nó có thể xảy ra. Tôi sử dụng cách làm này trong nhiều năm và 25 năm trước, nó từng giúp ích cho tối rất nhiều. Thời điểm đó, tôi liệt kê một loạt những thảm hoạ đầu tư có thể xảy đến, một trong số đó là thị trường giảm tới 14% mỗi ngày. Đây là điều tồi tệ nhất mà tôi nhớ đã từng nghe đến. Đó là cuộc Đại Khủng hoảng phố Wall năm 1929. Tôi chắc chắn rằng còn nhiều thảm hoạ khác tương tự, thậm chí còn tồi tệ hơn, mà mình chưa biết. Sau đó tôi hỏi bản thân: Điều gì sẽ xảy ra nếu thảm hoạ này tồi tệ gấp đôi và thị trưởng giảm tới 28% mỗi ngày? Tôi có gắng tưởng tượng tình huống đó. Có lẽ phải có một cuộc chiến tranh lớn mới khiến tình huống này xảy ra. Tiếp theo, tôi bắt đầu suy nghĩ sẽ làm gì để cấu trúc và và quản lý các khoản đầu tư của mình trong trường hợp thảm hoạ nổ ra. Hơn thế nữa, tôi còn chủ động vạch ra phản ứng thích hợp để giải quyết nó, đồng thời không cảm thấy sốc và cứng người vì lo sợ bản thân mình có thể không suy nghĩ thấu đáo hoặc hành động dứt khoát. Tôi cứ nhẩm đi nhẩm lại điều đó ngay cả khi đang chơi thể thao. Thế rồi thảm hoạ đó đã thực sự xảy ra vào tháng 10/1987. Tôi tỉnh dậy vào buổi sáng và Phố Wall tụt giảm thảm hoạ so với ngày trước đó. Thị trường mở cửa với số điểm giảm 25% so với đêm hôm trước. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy bản thân vô cùng bình tĩnh vào thời khắc đó: Tôi biết phải làm gì và thực hiện kế hoạch bán tống bán tháo mọi thứ ngay đợt phục hồi đầu tiên, và ngồi đợi tình hình suôn sẻ trở lại.

    Nguyên nhân thứ tư của căn bệnh tự tin thái quá được các nhà nghiên cứu tài chính hành vi gọi là “lệch lạc khẳng định” (confirmation bias). Trong chương này, tôi tập trung nói về sự lệch lạc tự tin thái quá. Tuy nhiên, loại lệch lạc này không xuất hiện độc lập với các loại lệch lạc nhận thức khác mà đã được các học giả tài chính hành vi nghiên cứu kỹ lưỡng. Một trong những loại lệch lạc nhận thức góp phần không nhỏ tạo nên sự tự tin thái quá đó chính là “lệch lạc khẳng định”.

    Dưới đây là cách thức hoạt động của lệch lạc khẳng định trong đầu tư. Vì một lý do nào đó, một loại cổ phiếu rơi vào tầm ngắm của chúng ta, có thể do một bản báo cáo lạc quan về công ty trên truyền thông mà chúng ta vô tình đọc được, hoặc từ lời khuyên của một ai đó. Chúng ta lướt mắt qua loại cổ phiếu đó và nhận thấy nó có vẻ ổn. Với một vài khoản tiết kiệm có trong tay để đầu tư vào thị trường chứng khoán, chúng ta quyết định mua cổ phiếu đó song chợt nhận ra nên thực hiện một vài cuộc nghiên cứu về nó trước. Đến lúc này, chúng ta có thể vô thức áp dụng một hoặc cả hai cách tiếp cận sau đây để nghiên cứu cổ phiếu.

    Cách tiếp cận thứ nhất là hỏi ý kiến bạn bè. Một số không quan tâm, số khác thì tỏ ra lạc quan về cổ phiếu vì một vài lý do nào đó, số nữa thì phản đối. Với những người lạc quan về cổ phiếu, chúng ta sẽ nhanh chóng có một cuộc thảo luận thú vị với họ, bởi điều đó giúp củng cố thêm niềm tin của chúng ta. Ngược lại, với những người phản đối, chúng ta tỏ ra coi thường và tranh luận gay gắt về những luận điểm phản đối mà họ đưa ra, đó cũng là cách chúng ta củng cố và từ đó khẳng định niềm tin cố hữu của mình. Chúng ta tìm kiếm sự khẳng định và đơn giản phớt lờ hoặc cố gạt bỏ những quan điểm trái ngược khó chịu.

    Cách tiếp cận thứ hai là tìm kiếm dữ liệu và xin ý kiến chuyên gia từ các nhà phân tích chứng khoán. Một lần nữa, phản ứng vô thức chung của chúng ta là tìm kiếm và đành nhiều thời gian khẳng định các bằng chứng, đồng thời bưng bít mọi bằng chứng hoặc quan điểm trái ngược mà chúng ta vấp phải. Hơn thế nữa, có một xu hướng khá phổ biến đó là khi vấp phải những bằng chứng hoặc quan điểm mâu thuẫn với quan điểm trước đó của mình, chúng ta sẽ tìm cách diễn giải chúng theo hướng có lợi cho quyết định của mình. Nếu tỉnh táo, có thể nhận thấy xu hướng này tồn tại quanh chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Khi một bản tin mang tính trung lập xuất hiện, sẽ có khối kẻ vơ chằng lấy và dùng nó để chống lại các quan điểm đối nghịch hoặc trong các cuộc tranh luận.

    Lệch lạc khẳng định rất phổ biến trong tất cả chúng ta. Cối chương này, tôi sẽ gợi ý vài chiến lược nhắm trực tiếp vào vấn đề này. Trong một khoảng khắc, bất cứ khi nào nhận ra bản thân có quan điểm mạnh mẽ vào một vấn đề nào đó, hãy cố gắng ngăn bản thân không bị trói buộc và coi nó như một khả năng duy nhất. Nếu không đầu tư tìm kiếm, chúng ta sẽ không thể nào tìm ra những lựa chọn tốt hơn. Khi trong đầu nghĩ rằng chỉ có một lựa chọn duy nhất, hãy cố tìm ra một phương án thay thể khả thi trước khi tự làm hại bản thân. Cách làm này luôn luôn khiến tôi ngạc nhiên bởi sức mạnh hiệu quả mà nó đem lại. Lựa chọn đầu tiên của tôi đó là không bao giờ chắc chắn vào bất cứ thứ gì và nhờ đó tôi có thể đưa ra đánh giá tốt hơn.

    Tương tự, cuộc đời chắc hẳn sẽ toàn màu hồng nếu không có bất cứ sự phản đối nào, nhưng không có chúng, chúng ta sẽ không thể nhìn vấn đề một cách đúng đắn và đưa ra những câu hỏi chính xác. Có một câu chuyện về cuộc họp nổi tiếng của các giám đốc điều hành hãng General Motors. Trong cuộc họp, mọi người đều đồng ý với đề xuất hoạt động của Tổng giám đốc. Thế là ông ta bực bội đuổi tất cả ra ngoài và tuyên bố họ đừng trở lại nếu không có bản liệt kê các ý kiến phản đối đề xuất của ông. Các nhà đầu tư giỏi thường nói một cách kiên định rằng nhũng quyết định khó khăn nhất mà họ phải vật vã rất lâu mới có thể đưa ra đó chính là những quyết định tuyệt vời nhất. Đầu tư đồng nghĩa gánh lấy rủi ro. Tình hình càng chắc chắn, lợi nhuận tiềm năng càng nhỏ. Ngược lại, nếu mọi thứ đều mù mờ, lợi nhuận có thể sẽ rất lớn nếu chúng ta ra quyết định đúng.
    Nguyên nhân thứ năm của căn bệnh tự tin thái quá đó là “ký ức chọn lọc” (selective memory), thứ vô cùng âm thầm và ảnh hưởng tới hầu hết các nhà đầu tư. Thông thường, chúng ta cảm thấy thoải mái khi nghĩ tới các khoản đầu tư mang lại lợi nhuận lớn, hoặc chí ít là rất tốt. Có những khoản đầu tư chúng ta muốn nhớ tới một cách vô thức. Chẵng những thế, chúng là những khoản đầu tư mà chúng ta muốn kể cho người khác. Việc không ngừng kể về huyền thoại những khoản đầu tư tốt nhất càng khiến chúng ta nhớ về chúng rõ rệt hơn.
    Ngược lại, chúng ta sẽ không bao giờ muốn nhớ tới những khoản đầu tư cho kết quả thua lỗ hoặc không như mong đợi. Đây là một khía cạnh khá quen thuộc trong đầu tư, dù chúng ta có lành nghề đến đâu đi chăng nữa. Đó là những khoản đầu tư chúng ta vô tình không muốn nhớ hay kể cho người khác, một phần vì lòng tự trọng của bản thân. Chúng ta cảm thấy đau lòng khi nhớ hoặc nói về chúng, và dần dà chúng ta sẽ gạt chúng ra khỏi trí nhớ.

    Sự thật là tất cả mọi người đều có ký ức chọn lọc, ở đó chứa đầy những thành công trong quá khứ, còn những thất bại nhanh chóng bị gạt khỏi tâm trí. Ký ức của chúng ta giờ đây hoàn toàn mất căn bằng. Chính vì lẽ đó, chúng ta ảo tưởng rằng mình là một nhà đầu tư cừ khôi. Điều này càng làm ảo tưởng về sự vượt trội và sự kiểm soát trong chúng ta mạnh mẽ hơn.

    Trong đầu tư, có một khía cạnh liên quan tới ký ức chọn lọc. Hầu hết chúng ta đều không có thói quen lưu giữ những bản ghi chép chi tiết. Chúng ta cũng không theo dõi hoặc không nắm rõ hoạt động đầu tư của mình trong quá khứ. Nguyên nhân là do chúng ta chỉ nhớ rõ nhũng thương vụ thành công, và gạt bỏ những thương vụ thất bại khỏi trí nhớ. Kết quả là, chúng ta sẽ có xu hướng đánh giá thấp phần rủi ro của bản thân, và điều đó khiến chúng ta có nguy cơ gánh chịu những rủi ro lớn hơn, đặc biệt khi danh mục đầu tư của chúng ta trong tình trạng không được đa dạng hoá thích hợp – nguyên nhân là do sự tự phụ vào khả năng lựa chọn cổ phiếu của chúng ta.

    May mắn thay, có một số chiến lược tốt để chống lại ký ức lựa chọn và tôi sẽ giải thích nó ở cuối chương này.
    Một khía cạnh khác của sự tự tin thái quá đó là câu hỏi về mối tương quan giữa sự chắc chắn và sự chính xác trong những đánh giá của chúng ta. Các nhà nghiên cứu từng tiến hành một nghiên cứu quan trọng và phát hiện ra rằng mối tương quan này đều giống nhau ở tất cả mọi người, từ các chuyên gia đào tạo bài bản cho đến những người bình thường. Nghiên cứu đưa ra một loạt câu hỏi. Trong đó, câu hỏi quan trọng hơn cả đó là các đối tượng tham gia nghiên cứu chắc chắn bao nhiêu phần trăm về câu trả lời của mình. Chính vì các câu hỏi có một căn cứ rõ ràng, việc so sánh tính chắc chắn và tính chính xác của các câu trả lời dể dàng hơn. Dưới đây là kết quả cụ thể của nghiên cứu:
    • Khi các đối tượng nghiên cứu chắc chắn 100% về câu trả lời mức độ chính xác của họ chỉ khoảng 80%.
    • Khi các đối tượng nghiên cứu chắc chắn 90% về câu trả lời, độ chính xác giảm còn 75%.
    • Khi các đối tượng nghiên cứu chắc chắn 80% về câu trả lời, độ chính xác chỉ còn 65%.
    • Và cứ tiếp tục theo tỷ lệ như vậy…
    Những kết quả rút ra từ nghiên cứu trên đây chỉ rằng độ chắc chắn của chúng ta luôn cao hơn mức độ chính xác, cuộc kiểm tra nào cũng cho kết quả như vậy. Điều này giúp giải thích một xu hướng chung của con người đó là chúng ta luôn tự tin thái quá về hầu hết mọi lĩnh vực. Nghiên cứu cũng cho thấy các chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó, khi tham gia khảo sát, cũng không đạt kết quả quá cao hơn những người bình thường. Kết quả này nhắc nhở chúng ta phải vô cùng cẩn trọng với căn bệnh tự tin thái quá trong mọi lĩnh vực – những nơi chúng ta có cảm giác mình có kiến thức tốt hơn mức bình thường.

    Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo về căn bệnh ảo tưởng tri thức, một trong những yếu tố góp phần khiến chúng ta tự tin thái quá. Các nhà nghiên cứu nhận thấy căn bệnh ảo tưởng tri thức không chỉ phổ biến ở người bình thường, mà còn rất dễ bắt gặp ở những chuyên gia được đào tạo bài bản.

    Stuart Oskamp từng thực hiện một nghiên cứu vô cùng nổi tiếng (“Tự tin thái quá trong đánh giá tình huống”, Thời báo Tư vấn Tâm lý 29, số 3, năm 1965) đối với một loại đối tượng, từ các chuyên gia lầm sàng giàu kinh nghiệm, các sinh viên vừa tốt nghiệp cho đến thực tập sinh nghiên cứu. Các đối tượng được đưa cho một số thông tin từ một tình huống thật, sau đó họ được yêu cầu đưa ra đánh giá dựa trên thông tin này. Cùng lúc đó, họ được hỏi về cảm nhận cùng mức độ tự tin như thế nào về độ chính xác của đánh giá vừa đưa ra. Sau đó, họ tiếp tục trải qua ba giai đoạn tiếp theo của thí nghiệm, mỗi giai đoạn họ lại được cung cấp thêm nhiều thông tin hơn và tiếp tục được hỏi về cảm nhận cùng mức độ tự tin của mình đối với đánh giá vừa đưa ra.

    Kết quả thu được rất đáng kinh ngạc, trong đó cho thấy chỉ có một sự khác biệt rất nhỏ giữa các chuyên gia giàu kinh nghiệm, các sinh viên và các nghiên cứu sinh. Khi các đối tượng được cung cấp nhiều thông tin hơn, mức độ tự tin của họ cũng tăng mạnh từ hơn 30% trong giai đoạn một của thí nghiệm lên hơn 50% trong giai đoạn bốn. Tuy nhiên, mức độ chính xác trong các đánh giá chỉ quanh quản ở mức 27% trong giai đoạn một, sau giảm xuống 23% trong giai đoạn hai, và chỉ tăng nhẹ lên 29% trong giai đoạn ba và bốn.

    Trên cùng nhiều thí nghiệm khác tương tự cho thấy tất cả mọi người, từ các chuyên gia cho đến người bình thường, đều có một ảo tưởng chung đó là càng nhiều thông tin, độ chính xác của đánh giá càng cao.

    Ảo tưởng càng nhiều thông tin càng tốt nằm trong trực giác của tất cả chúng ta. Khi đối mặt với những quyết định khó khăn, bản năng tự nhiên của chúng ta là hỏi, hoặc tìm kiếm, thêm nhiều thông tin, bởi chúng ta nghĩ như thể việc ra quyết định sẽ dễ dàng hơn. Trong bất cứ trường hợp nào, ngay cả khi thông tin bổ sung tốt, hoặc thậm chí tốt hơn, thông tin ban đầu, nó cũng chưa chắc giúp chúng ta đưa ra đánh giá tốt hơn. Vấn đề không nằm ở chỗ chúng ta có bao nhiêu thông tin, mà điều quan trọng chúng ta phải biết những yếu tố nào quan trọng đang chi phối tình hình. Nói cách khác, thông tin là cần thiết, song chúng ta sẽ làm gì với nó mới là điều quan trọng. Tóm lại, càng nhiều thông tin, mức độ tự tin càng tăng, song nó không giúp cải thiện kỹ năng đánh giá và ra quyết định của chúng ta.

    Một nhân tố chung nữa, góp phần không nhỏ gây ra căn bệnh tự tin thái quá, đó là một loại lệch lạc nhận thức khác, được gọi là “lệch lạc do ký ức sẵn có” (availability bias). Tôi vẫn nhớ khoảng khắc “Ơ-rê-ka” (Tìm ra rồi) mà mình từng trải qua, đó là lần đầu tiên tôi biết đến loại lệch lạc nhận thức này. Nó tạo cho tôi rất nhiều cảm giác về một thứ mà tôi cảm nhận đang hiển hiện ở đó, song tôi lại không đủ khả năng để trình bày nó một cách rõ ràng.

    Lệch lạc do ký ức sẵn có xuất hiện khi chúng ta chịu tác động cực lớn từ 3 loại tình hướng, chúng vô tình khiến chúng ta đưa ra những đánh giá hoàn toàn khác biệt, trái ngược với mọi nguyên lý xác suất. Dưới đây là ba loại tình huống, với mức độ ảnh hưởng lớn hơn hẳn so với những sự kiện thường xuyên xảy ra khác, có xu hướng xuất hiện đột ngột:
    • Một sự việc gì đó xảy đến với bản thân hoặc người vô cùng thân thiết với chúng ta.
    • Một sự việc vô cùng choáng váng, hoặc trong một vài trường hợp vô cùng dữ dội, được giới truyền thông nhắc đi nhắc lại.
    • Một sự việc xảy ra thường xuyên hơn so với quá khứ.
    Đây là những sự kiện sẵn có nhất trong ký ức của chúng ta – và do đó hình thành nên sự lệch lạc do ký ức sẵn có. Loại lệch lạc nhận thức này gây r aba vấn đề lớn, khiến chúng ta đưa ra những đánh giá nghèo nàn:
    1. Quy mô thử nghiệm quả nhỏ hẹp. Do chỉ nhìn thấy một phần rất nhỏ trong bức tranh tổng thể rộng lớn hơn, chúng ta không thể áp dụng bất cứ nguyên lý xác suất nào. Giả sử một người hỏi chúng ta đi ô tô hay đi máy bay an toàn hơn. Để đánh giá xác suất xảy ra tai nạn giữa ô tô và máy bay, chúng ta buộc phải biết số các vụ tai nạn ở mỗi loại phương tiện, cũng như độ dài khoảng cách theo kilomet mà chúng phải di chuyển. Những dữ liệu này sẽ giúp chúng ta đánh giá xác suất tai nạn của mỗi phương tiện. Tuy nhiên, Các vụ tai nạn máy bay rất được giới truyền thông chú ý và đăng tải thường xuyên, trong khi hầu hết các vụ tai nạn giao thông thì ít khi được báo đài đưa tin. Kết quả, hầu hết mọi người nghĩ đi máy bay nguy hiểm hơn đi ô tô, trong khi thực tế cho thấy các vụ tai nạn ô tô có số lượng lớn hơn rất nhiều.
    2. Làm chúng ta mất cảm quan về tỷ lệ. Do chỉ khắc ghi vào tâm trí những vụ việc thường xuyên xảy ra, rất dữ dội hoặc liên quan tới bản thân, chúng ta sẽ coi chúng quan trọng hơn so với thực tế, trong trường hợp chúng ta có một vốn hiểu biết rộng khắp về những sự việc tương tự. Khi chúng ta kể ho ai đó về một trong những sự kiện này, họ có thể phản ứng trái ngược với chúng ta. Điều này là do trí nhớ của họ về sự kiện tương tự khác với chúng ta, cũng vì thế bức tranh toàn cảnh về sự kiện trong tâm trí họ cũng không giúp chúng ta.
    3. Khiến chúng ta liên tục phân vân về các xác suất thực của sự việc. Sau vụ khủng bố toà nhà Thương mại Thế giới ở thành phố New York năm 2011, nhiều người Mỹ cảm thấy sợ đi máy bay và quay sang sử dụng ô tô trong các chuyến đi xa. Tuy nhiên, trong ngày diễn ra thảm hoạ 11-9, chỉ có 4 máy bay, trong tổng số 14.000 chuyến bay, bị bắt cóc, và đây cũng là sự kiện chưa từng xảy ra ở nước Mỹ trong nhiều năm. Tuy nhiên, những hình ảnh kinh hoàng được giới truyền thông phát đi phát lại đã tẩy não người Mỹ. Thậm chí ngay cả những người thường xuyên sử dụng toán xác suất trong công việc chuyên môn cũng bị ảnh hưởng, kết quả họ không ngừng đánh giá xác suất thực của sự kiện này. Như vậy, cảm xúc đã hoàn toàn lấn át nguyên nhân.
    TỔNG KẾT
    Tất cả chúng ta đều có xu hướng tự tin thái quá. Chúng ta cho rằng căn bệnh này những người khác đều mắc phải, ngoại trừ chính mình, bản thân tư tưởng này cũng là một dạng tự tin thái quá. Tự tin thái quá bắt nguồn từ ảo tưởng của chúng ta về sự vượt trội của bản thân; từ niềm tin tự nhiên rằng chúng ta có thể kiểm soát được những sự kiện ngẫu nhiên và bản thân biết cách hoạch định tốt hơn người khác; từ trí tưởng tượng hạn chế; từ sự lệch lạc khẳng định trong quá trình tìm kiếm thông tin và ra quyết định; từ hồi ức có chọn lọc; từ sự quá chắc chắn về mọi thứ hơn cả những gì thực tế chứng minh; từ niềm tin sai lầm rằng càng nhiều thông tin càng tốt cho quá trình ra quyết định; và cuối cùng, là từ sự lệch lạc do ký ức sẵn có. Đây là một danh sách dài, có tác dụng làm rõ căn bệnh tự tin thái quá phổ biến ra sao trong cuộc sống của chúng ta, và đặc biệt là trong đầu tư.

    Bằng việc hiểu rõ sự tự tin thái quá là gì, nó xuất phát từ đâu và nó gây ra những vấn đề gì, chúng ta có thể hiểu rõ giá trị của sự cần thiết phải vượt qua nó, nếu chúng ta có ý định trở thành các nhà đầu tư hiệu quả.

    ... (còn tiếp)
  3. khoivhm

    khoivhm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/01/2015
    Đã được thích:
    116
    Hì hì mọi người thông cảm thường cuối tuần mình bận nên post chậm trể, mình sẽ cố gắng duy trì tiến độ liên tục trong tuần :)

    Chương 3: “Tôi tuyệt đối đúng” (tự tin thái quá, lệch lạc khẳng định và ký ức sẵn có) (Phần cuối)


    1. Hãy thật cảnh giác để không đưa ra các quyết định đầu tư chỉ dựa trên những mô hình dữ liệu nhỏ. Trong phân tích cơ bản và đặc biệt trong phân tích kỹ thuật, có rất nhiều niềm tin chưa được chứng minh một cách khoa học và bài bản – một yêu cầu căn bản trong nhiều bộ môn khoa học khác. Chúng ta không thể khảo nghiệm tất cả những thứ mà mình có thể sử dụng, song có một cách đơn giản giúp chúng ta vượt qua vấn đề mô hình nhỏ, đó là cố gắng hết sức mình trả lời những câu hỏi dưới đây:
    • Mô hình hoặc ý tưởng này phát huy hiệu quả bao nhiêu lần trong quá khứ?
    • Bao nhiêu lần chúng không phát huy hiệu quả?
    Hãy cố gắng tỉnh táo để không bao giờ thừa nhận mọi thứ đều đúng nếu không nắm đầy đủ và có hệ thống các sự kiện đã được kiểm chứng, cho thấy khi nào mô hình đó được chứng minh là sai, khi nào mô hình đó được chứng minh là đúng. Cho dù câu trả lời của chúng ta cho câu hỏi trên đây có gai góc tới mức nào, hãy hiểu rằng đó là việc làm cần thiết, giúp chúng ta cảm thấy tự tin hơn khi sử dụng mô hình hoặc ý tưởng đó. Cách làm này cũng góp phần làm giảm mức độ tự tin thái quá của chúng ta.

    2. Một trong những chiến lược mạnh mẽ nhất mà tôi rất yêu thích đó là luôn chắc chắn một cách tỉnh táo rằng với mỗi quyết định đầu tư, chúng ta đều xem xét tỉ mỉ mọi thứ, cả tích cực lẫn tiêu cực, trước khi hình thành quan điểm riêng và thực thi nó. Chiến lược này đặc biệt mạnh mẽ khi chúng ta thấy bản thân mình tuyệt đối chắc chắn về việc mua một cổ phiếu nào đó. Đừng bao giờ mua cổ phiếu nếu không hiểu rõ nguyên nhân vì sao những người khác lại bán nó cho chúng ta. Có hai cách để thực thi chiến lược này.

    Cách thứ nhất là chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực. Đây là mọt kỹ thuật kinh điển mà tất cả mọi người đáng lẽ đều phải học khi còn ngồi trên ghế nhà trường và không bao giờ được phép quên. Lấy một mảnh giấy và vẽ một đường thẳng chia mảnh giấy thành hai phần. Một phần dùng để liệt kê “mặt tích cực”, phần còn lại dành cho “mặt tiêu cực”. Tiếp đó viết ra tất cả những lý do mà chúng ta biết vào cả 2 cột. Nếu chúng ta có nhiều lý do ủng hộ cho quyết định của mình, trong khi ít hoặc không có ký do phản đối, điều đó có nghĩa chúng ta đang tự tin thái quá. Quan điểm thiếu cân bằng như vậy sẽ khiến chúng ta phải đối mặt với nguy cơ đưa ra quyết định nghèo nàn. Hãy ép bản thân nghĩ về những lý do giải thích vì sao một ai đó lại quyết định sở thành người bán cổ phiếu trong giai dịch mà chúng ta đề xuất. Nếu không thể tìm ra lý do, hãy tìm một ai đó có thể giúp chúng ta tìm ra những “mặt tiêu cực”. Chỉ khi hai cột của mảnh giấy được phủ kín, chúng ta mới bắt đầu căn nhắc tất cả các lý do và quyết định được đưa ra sẽ tốt hơn rất nhiều trong hầu hết trường hợp. Có một sự thật là chúng ta khá thường xuyên làm trước rồi mới quyết định, cách làm thiếu nghiên cứu và tư duy – những thứ sẽ giúp chúng ta không bị thua lỗ nặng nề - như vậy càng khiến chúng ta tự tin thái quá.

    Cách thứ hai là tìm kiếm một luật sư của quỷ (devil’s advocate). Cụm từ này bắt nguồn từ một quá trình, trong đó các Giáo hoàng trong các Giáo hội Thiên Chúa cân nhắc quyết định phong Thánh cho một nhân vật nào đó. Nói ngắn gọn, đây là một vụ kiện mang tính thiên vị. GIáo hoàng sau đó sẽ chỉ định một người chuyên trách luật Giáo hội (canon-lawyer), hay còn gọi là luật sư của Quỷ. Vị luật sư này có nhiệm vụ điều tra và tiến hành một vụ kiện phản đối quyết định phong Thánh của Giáo hoàng. Với tư cách là các nhà đầu tư, chúng ta cũng có thể áp dụng biện pháp tương tự. Khi nhận thấy mình chỉ tìm một ai đó có khả năng sẵn sàng phản bác hoạt động giao dịch mà chúng ta đề xuất. Một khi đã có được những ý kiến ủng hộ và phản đối, chúng ta có thể cân nhắc các lý lẽ và tiến tới một quyết định sáng suốt hơn.

    Ý tưởng chủ đạo của cả 2 cách làm nói trên đó là hãy trở thành một người theo chủ nghĩa hoài nghi, đồng thời thực hành các biện pháp nổi danh với tên gọi Tư duy đối nghịch (Contrary Thinking), ở đó chúng ta có thể chọn một ý kiến bất kỳ, được chấp nhận rộng rãi và bác bỏ nó. Cách làm này sẽ phát huy hiệu quả cao nhất khi những người xunh quanh chúng ta dường như cũng tin rằng, đây là lúc mọi thứ cần được thay đổi. Việc tránh không bị cuốn theo số đông trong những thời điểm như vậy rất có lợi cho nhà đầu tư. Tôi sẽ thảo luận chi tiết vấn đề này trong phần II của cuốn sách.

    3. Hãy trau dồi và phát triển nhận thức rằng chất lượng luôn tốt hơn số lượng. Ý tưởng ở đây là hãy tập trung vào những thứ quan trọng, đừng lãng phí quá nhiều thời gian và sức lực cho những thứ không tạo nên sự khác biệt thực sự cho quyết định. Để áp dụng điều này, cách tốt nhất là đọc và học thêm về phân tích cơ bản lẫn phân tích kỹ thuật. Sau đó nhận diện rõ đâu là yếu tố phản biện đối với loại hình đầu tư của chúng ta trong phân tích cơ bản. Tương tự, chỉ ra đâu là ý tưởng chủ đạo hoặc chỉ báo chính xác cho phương pháp đầu tư của chúng ta. Tiếp đó, ưu tiên tập trung vào chúng trước tiên. Chẵng hạn, động lực, chỉ số RSI (Relative Strength Index), chỉ báo dao động Stochastic, biểu đồ MACD đều là những công cụ đo lường dao động giá cả. Nếu cần một công cụ đo lường dao động giá cho phương pháp đầu tư của mình, chúng ta nên tiến hành kiểm tra để tìm ra công cụ thích hợp nhất với phương pháp của mình và sử dụng nó.

    Bước tiếp theo, không được chú ý vào một hoặc một vài cổ phiếu mà chúng ta tình cờ bắt gặp. Đây là một khía cạnh khác của vấn đề mô hình nhỏ mà chúng ta thảo luận ở phần trên. Thay vào đó, hãy áp dụng tiêu chuẩn cơ bản và kỹ thuật cho tất cả các cơ hội, sau đó lựa chọn một cơ hội tốt nhất và phân tích chuyên sâu nó. Ý tưởng tôi luôn tâm niệm trong đầu đó là không bao giờ “phải lòng” một cổ phiếu mà mình biết rất rõ. Trên thực tế, tôi đã rèn luyện cho mình thói quen tò mò hơn đối với những loại cổ phiếu quen thuộc, thay vì những cổ phiếu lạ lẫm trong một núi các loại cổ phiếu mà tôi có thể đầu tư.

    4. Hãy cân nhắc mọi khía cạnh phản biện. Đây là một tập hợp con của chiến lược trên đây, trong đó khuyến cáo nhà đầu tư nên tập trung vào những yếu tố quan trọng hoặc mang tính phản biện đối với tình huống hoặc cổ phiếu. Một khi đã quyết định nghiên cứu chuyên sâu một loại cổ phiếu, hãy sử dụng một kỹ thuật hữu dụng, nổi tiếng với tên gọi phân tích SWOT – viết tắt của Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threats). Kỹ thuật này có thể áp dụng trong phân tích và đánh giá một khoảng đầu tư cụ thể. Đây cũng là một phương pháp giúp chúng ta xem xét mọi ảnh hưởng quan trọng đối với công việc kinh doanh.

    Một khi đã suy nghĩ thấu suốt những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như rủi ro của một ngành kinh doanh nào đó, chúng ta sẽ có được những quyết định đầu tư toàn diện hơn, thay vì nhắm mắt đầu tư khi trong tay chỉ có những thông tin hạn chế cùng suy nghĩ hời hợt. Nếu cảm thấy khó có được cái nhìn rõ ràng về từng mục nhỏ trong kỹ thuật phân tích SWOT, bạn có thể áp dụng những ý kiến được nêu trong phần chiến lược số 2.

    5. Tất cả các nhà đầu tư giỏi đều lưu trữ những hồ sơ chất lượng. Một trong những việc làm quan trọng đó là đo lường hiệu suất đầu tư của chúng ta trong năm hiện tại và qua các năm. Việc tính toán và liên tục theo dõi tỷ lệ lợi nhuận thu về sẽ tạo cho chúng ta nền tảng tốt hơn để chống lại căn bệnh tự tin thái quá – thứ có thể phát sinh từ hồi chọn lục của chúng ta về những thành công trong quá khứ. Nên nắm rõ lợi nhuận tuyệt đối, cũng như lợi nhuận tương đối so với mục tiêu lợi nhuận trên vốn mà chúng ta đặt ra và chỉ số theo dõi thị trường thích hợp (Approriate Market Benchmark). Đối với các nhà đầu tư, chỉ số theo dõi thích hợp nhất là chỉ số lợi nhuận tổng (ở Australia được gọi là một chỉ số tích luỹ), mô tả hoạt động tái đầu tư của cổ tức.

    6. Một chiến lược mạnh mẽ nữa để giải quyết căn bệnh tự tin thái quá, xuất phát từ hồi ức có chọn lọc cũng đồng thời một công cụ học tập hiệu quả. Tôi luôn giữ bên mình một bản ghi hoặc nhật ký ghi lại mọi hoạt động đầu tư mà mình đã thực hiện. Trong đó, tôi ghi lại những điều mình biết khi quyết định mua cổ phiếu. Sau đó tôi liệt kê mọi quyết định đã đưa ra. Để tránh Lệch lạc dự đoán theo sự thật từng diễn ra (hindsight bias), việc ghi chép ngay tại thời điểm đó là điều rất quan trọng. Ngay khi hoàn tất việc bán cổ phiếu, tôi kết thúc việc ghi chép bằng cách đánh giá về những quyết định và hành động của mình so với kế hoạch đầu tư của bản thân, và rút ra bài học.

    7. Như tôi đã đề cập trước đó, chúng ta có xu hướng tự tin thái quá trong quá trình đưa ra dự báo hoặc dự đoán cho một sự vật, sự việc. Khi lo lắng về tương lai, tất cả chúng ta đều làm điều này một cách vô thức, và nó càng được củng cố bởi tất cả mọi người xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, mọt nghiên cứu trên quy mô lớn chỉ rằng loài người không gioi dự đoán tương lai cũng như dự báo hầu hết những thứ khác.

    Có một vấn đề liên quan tới dự báo, đặc biệt, song không phải là duy nhất, nảy sinh chúng ta đưa ra dự báo công khai. Đây cũng là thời điểm loại lệch lạc “khẳng định” (confirmation bias) bắt đầu bộc lộ với mức độ cao hơn bình thường. Chúng ta bảo vệ cái tôi của mình bằng cách chỉ tập trung tìm kiếm bằng chứng khẳng định cho luận điểm mà chúng ta đưa ra, đồng thời bỏ qua hoặc hoài nghi những bằng chứng đối lập. Kết quả chúng ta đã đánh mất sự khách quan.

    Để đối phó vấn đề này, cách làm của tôi rất đơn giản, dể giải thích song phải mất một thời gian mới quen được với nó:
    • Vạch ra mục tiêu và chiến lược đầu tư
    • Phân tích tình hình thị trường
    • Điều chỉnh chiến lược phù hợp với tình hình thị trường
    • Nếu tình hình thị trường thay đổi, tiếp tục điều chỉnh chiến lược.
    Triết lý này hiệu quả tới mức tôi khuyên mọi nhà đầu tư nên áp dụng nó, nếu muốn có một sự tiến triển lớn trong những gì họ đang làm. Tôi không mất thời giờ đọc hoặc lắng nghe những lời dự báo, và hoài nghi mọi thông tin mình nghe được bằng cách sử dụng các nguyên lý trong Tư duy đối ngịch mà chúng ta đã thảo luận trong phần II.

    ----------------------
    Đáp án cho bài kiểm tra
    1. Chiều dài của bờ biển Australia: 35.877 km
    2. Số các hoàng đế Anh: 66
    3. Số các quốc gia ở Châu Phi: 54
    4. Số vở kịch của Shakespeare: 37
    5. Tuổi của ****** Caesar khi ông bị ám sát: 55 tuổi
    6. Số các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn: 98
    7. Số các giống cây bạch đàn: 734
    8. Năm sinh của Martin Luther: 1483
    9. Chiều dài của máy gia tốc hạt lớn: 26.659 m
    10. Chiều dài của tuyến đường sắt xuyên Siberia, nối liền thành phố Vladivostok và thủ đô Matxcơva: 9.289 km
    khoivhm đã loan bài này
  4. khoivhm

    khoivhm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/01/2015
    Đã được thích:
    116
    Chương 4: “Của tôi, tất cả là của tôi” (tính toán cảm tính) (phần 1)

    Có lần tôi được yêu cầu giải thích về những yếu tố quan trọng nhất giúp mang lại thành công trong đầu tư, song người hỏi tôi câu này lại cho biết anh ta không muốn nghe về cách thức kiểm soát cảm xúc. TỪ sự hạn định trong câu hỏi của người này, tất cả mọi người sẽ ngay lập tức nhận ra rằng người đang đối thoại với tôi đang chối bỏ sự cần thiết phải làm rõ vấn đề này trong hoạt động đầu tư của anh ta. Quả thật, dễ thấy nhà đầu tư này đang ở giai đoạn thứ hai trong tổng số ba giai đoạn mà các nhà đầu tư trải qua để trở thành chuyên gia. Tôi biết đến ba giai đoạn này từ phù thuỷ thị trường kiêm nhà huấn luyện giao dịch Van K. Tharp. Tư tưởng chủ đạo của ông trong học thuyết ba giai đoạn này đó là con đường vươn tới thành công trong giai dịch và đầu tư nằm ngay trong bản thân chúng ta.

    Trong giai đoạn đầu tiên, điều những người mới vào nghề sẽ tìm kiếm là những lời khuyên – mua cái gì và khi nào thì mua và bán. Họ tìm kiếm một “bậc thánh sống” trong giới đầu tư, người sẽ mách cho họ phải làm gì. Họ cũng tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề về đầu tư nằm ngoài bản thân họ. Điều họ cần làm đó là tiến tới nhận thức rằng những câu hỏi mà họ đang tìm lời giải đáp đều là những thứ tầm thường và họ có thể có được thành công như những nhà đầu tư khác nếu học được cách tự quyết định.

    Trong gia đoạn hai, những người mới chân ướt chân ráo bước vào nghề bắt đầu nhận ra sự cần thiết của việc tự ra quyết định. Đây là thời điểm họ bắt đầu tìm kiếm một hệ thống hoàn hảo. Phần lớn cuộc tìm kiếm này chỉ xoay quanh việc tìm ra một phương pháp, giúp các nhà đầu tư đưa ra những quyết định hoàn hảo xem cổ phiếu nào nên mua và khi nào thì bán. Lúc nào cũng vậy, những người mới đặt chân vào nghề sẽ cố gắng thử nhiều loại hệ thống mà họ đọc được trong sách báo, hay học được từ những buổi thảo luận. Tất cả các phương pháp mà họ thử đều không mang đến hiệu quả lợi nhuận. Nguyên nhân của tình trạng này đó là không hề tồn tại một hệ thống hoàn hảo có khả năng không gây tổn thất cho một số khoản đầu tư, do đó công cuộc tìm kiếm phương pháp hoàn hảo của các nhà đầu tư non nớt thực chất vẫn chỉ là hành động tìm kiếm gaiỉ pháp nằm ngoài bản thân.

    Trong giai đoạn ba, các nhà đầu tư này dần dần nhận ra con đường dẫn tới thành công trong đầu tư nằm ngay trong chính bản thân họ. Họ nhận thức rằng kết quả đầu tư phụ thuộc vào cách bản thân ra quyết định, chứ không phải vào những hệ thống bên ngoài. Nói một cách khác, họ nhận ra lợi nhuận hay thua lỗ do hành động của bản thân quyết định, và họ có thể thay đổi hành động để cải thiện hiệu quả đầu tư.

    Thành công trong đầu tư phụ thuộc vào chất lượng các quyết định mà chúng ta đưa ra, do đó để có được những quyết định đúng đắn, chúng ta cần có một tập hợp các luật lệ và chỉ dẫn dưới dạng một bản kế hoạch đầu tư, đồng thời phải nghiêm túc tuân thủ những luật lệ này và học cách đánh giá chính xác khi nào thì áp dụng những chỉ dẫn ấy. Bản kế hoạch đầu tư của chúng ta sẽ có các luật lệ và chỉ dẫn xem khi nào thì mua, khi nào thì cắt lỗ, khi nào thì chớp lợi nhuận và bao nhiêu tiền sẽ được dùng để tiến hành một khoản đầu tư đơn lẻ. Chúng ta có nghiêm túc chấp hành những luật lệ và chỉ dẫn đó hay không phụ thuộc vào việc kế hoạch đầu tư của chúng ta gắn với cái gì, kiến thức, kỹ năng, kinh ngihệm, niềm tin, sức chịu đựng rủi ro và cá tính nói chung. Nếu không làm được điều đó, chúng ta có thể sẽ ngộ nhận rằng mình đang thực hiện kế hoạch một cách hoàn hảo, trong khi thực tế chúng ta đang làm rất dở.

    Điều này cho thấy đầu tư thực sự là một hoạt động nảy sinh từ trong tâm trí chúng ta. Kết quả đầu tư phụ thuộc vào việc chúng ta kiểm soát cảm xúc của mình tốt tới mức nào, cũng như tránh được những lệch lạc nhận thức trong quá trình ra quyết định. Tránh lệch lạc nhận thức là bước đầu tiên trong quá trình nhận diện sự tồn tại của chúng, cũng như cách chúng xuất hiện.

    Nhiều người mới vào nghề thậm chí còn không biết những lệch lạc nhận thức này tồn tại. Ngay cả khi đã nhận biết được chúng, họ cũng chỉ chấp nhận một cách miễn cưỡng rằng bản thân đang vướng phải những lệch lạc đó, chẳng khác nào những tay bợm nhậu hay những con bạc có vấn đề bắt buộc phải thừa nhận bản thân mình có vấn đề. Chừng nào họ còn chưa vượt qua được giai đoạn phủ nhận ấy, thì chừng đó thành công trong đầu tư vẫn ngoài tầm với của họ.

    Nếu bạn bị ám ảnh bởi ý nghĩ mình chẳng phủ nhận điều gì cả, hãy suy nghĩ về phản ứng mà tôi từng nhận được cho bài thuyết trình của mình tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Các nhà phân tích kỹ thuật Australia năm 2000. Ở đó, tôi thuyết trình về nghiên cứu của Terrance Odean về bệnh tự tin thái quá. Kết luận không thể tranh cãi của nghiên cứu đó là cả đàn ông và phụ nữ đều có xu hướng tự tin thái quá, nhưng đàn ông có đôi chút tự tin hơn phụ nữ trong hoạt động giao dịch. Từ những phản hồi của các khán giả nam, tôi được bình chọn là diễn giả mà họ muốn nghe thuyết trình lần nữa, song họ cũng nhấn mạnh muốn tôi nói về một chủ đề khác. Rõ ràng, họ đang trong trạng thái phủ nhận và do đó họ không muốn lắng nghe thông diệp mà tôi gửi đến.

    Trong cuốn sách mang tựa đề Những cạm bẫy tinh thần (Mindtraps), Roland Barach đã chỉ ra 88 cách thức chung nhất, trong đó tất cả chúng ta vô tình phá hoại sự thành công trong đầu tư bằng chính cách nghĩ của bản thân về hoạt động đầu tư. Barach nhấn mạnh rằng sự kém thông minh không phải là thứ tạo ra những cạm bẫy này, bởi nghiên cứu cho thấy ngay cả những nhà đầu tư thông minh nhất cũng có thể mắc sai lầm giống chúng ta. Những cạm bẩy này xuất phát từ những lệch lạc nhận thức trong quá trình chúng ta ra quyết định.

    Một trong những lệch lạc nhận thức được Barach nhắc tới là “Tính toán cảm tính” (Mental Accounting). Nó xảy ra khi cuhng1 ta phân loại các thứ thành từng loại riêng biệt, để từ đó có thể đối mặt với cái thế giới phức tạp mà chúng ta đang sống. Cách làm này giúp đơn giản hoá việc kiểm soát phí tổn dành cho các ngân sách riêng lẻ. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng phổ biến trong kinh doanh và tài chính cá nhân. Tuy nhiên, nó lại có nguy cơ khiến chúng ta đưa ra những quyết định nghèo nàn, bởi chúng ta đang bị che mắt bởi cách thức chúng ta định nghĩa mọi thứ.

    Cách định nghĩa mọi thứ theo loại hay nguyên nhân, cũng như nhiều phương pháp tiếp cận cảm tính khác, là một cách hữu hiệu để đối phó với nhiều vấn đề trong cuộc sống, song nó cũng dẫn chúng ta tới nhiều loại lệch lạc nhận thức. Trong loại lệch lạc tính toán cảm tính, chúng ta đem phân chia những thứ giống hệt nhau thành hai hoặc nhiều loại theo cảm tính. Kết quả có thể như sau, mặc dù những thứ trong mỗi mục đều giống hệt nhau, song cách nhìn nhận của chúng ta đối với chúng lại hoàn toàn khác biệt. Tính toán cảm tính rất phổ biến và có thể rất nguy hiểm trong đầu tư.

    Nhà kinh tế Richard Thaler đã đưa một ví dụ rất hay về quá trình này. Tưởng tượng rằng một cặp đôi đã kết hôn đang tiết kiệm tiền để mua một căn nhà nghỉ dưỡng trong vòng 5 năm. Số tiền 100.000 USD mà họ vừa gom góp được chuyển vào một tài khoản tiết kiệm với lãi suất 4,5%. Thế rồi chiếc xe cũ kỹ của họ bị hỏng và không thể sửa được, và họ cần phải mua một cái mới. Họ liền đi vay 25.000 USD với lãi suất 9%.

    Khi câu chuyện được kể theo cách này, chúng ta gần như không cuốn vào quyết định của cặp vợ chồng này, vả về mặt cá nhân lẫn cảm xúc, và chúng ta có thể thấy rõ rành rành sự ngờ nghệc trong quyết định của họ. Rõ ràng, vợ chồng này nên sử dụng 25.000 USD trong khoản tiết kiệm của mình, bởi họ chỉ mất có 4,5% lãi suất mà thôi, sau đó đem gửi số tiền tiết kiệm mà họ định dùng để trả nợ mua xe mới vào tài khoản để bù lại số tiền đã rút ra. Nếu tới điểm này rồi mà bạn vẫn cảm thấy muốn biện hộ cho quyết định của cặp vợ chồng trên đây, thì có thể bạn đang ở giai đoạn muốn phủ nhận các loại lệch lạc nhận thức tính toán cảm tính trên đây, vì thế hãy đọc tiếp.

    Nguyên nhân khiến cặp vợ chồng này không muốn rút tiền tiết kiệm một phần là do họ đã gắn nhãn số tiền trong tài khoản tiết kiệm là tiền để mua nhà nghỉ dưỡng, còn số tiền trích ra từ thu nhập để trả nợ mua xe là tiền cho xe cộ. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là sự phân loại cảm tính bởi rõ ràng đồng USD nào mà chẵng giống nhau.

    Tất nhiên cặp vợ chồng này có thể hợp lý hoá quyết định của mình bằng cách gaiỉ thích họ gặp khó khăn trong việc duy trì sự kiểm soát với bản thân. Họ nghĩ rằng một khi rút tiền tiết kiệm ra tiêu, họ sẽ dễ dàng tiêu luôn cả số tiền dự định trả nợ, thay vì tiết kiệm chúng. Đây là cách giải thích duy lý mà cặp vợ chồng trên dùng để bảo vệ cho sự tính toán cảm tính của mình, và hoàn toàn dễ hiểu khi chúng ta cho rằng cách thức mà họ đang sử dụng để tiết kiệm tiền mua nhà nghỉ dưỡng, đó là trích một phần thu nhập mỗi tháng để cho vào tài khoản tiết kiệm, cũng có thể được áp dụng đối với tiền trả nợ. Nếu họ có sự kỷ luật trong việc tiết kiệm tiền để mua nhà, họ cũng sẽ có sự kỷ luật trong việc dành tiền trả nợ mua xe để cho vào khoản tiết kiệm mua nhà.

    Việc gắn nhãn phân chia tiền thành nhiều loại hoặc vào nhiều tài khoản như vậy có thể làm sai lệch cách nhìn nhận về tiền của con người trong những hoàn cảnh khác nhau, và do đó khiến họ hành động một cách phi logic. Khi hiểu được chân lý tiền có thể hoán đổi vị trí, có nghĩa mọi đồng USD đều giống nhau, đó là lúc chúng ta bắt đầu vượt qua sự lệch lạc tính toán cảm tính và đưa ra những quyết định hợp lý hơn.

    Tính toán cảm tính là loại lệch lạc tôi thường xuyên bắt gặp trên thị trường, ở đó mọi người thường nói về việc sẽ mạo hiểm một khoản tiền nào đó, thay vì khoản tiền khác, cho những phi vụ đầu tư rủi ro cao. Để hợp lý hoá cho việc làm của mình, những người này giải thích “đây là số tiền mà tôi chấp nhận mất”. Hãy dành ít chút thời gian để nghĩ về điều này. Nếu đã có khoản tiền “chấp nhận mất”, chắc hẳn họ phải có những khoản tiền “không chấp nhận mất”. Tuy nhiên, như chúng ta thấy, tiền có thể hoán đổi vị trí, do đó việc họ đối xử khác nhau với từng khoản tiền chỉ nhằm mục đích hợp lý hoá hành vi đầu tư nghèo nàn của mình.

    Một ví dụ nữa mà tôi thường xuyên bắt gặp đó là có một số người chấp nhận rủi ro cao hơn với thứ mà họ gọi là “tiền của thị trường” (Market’s money). Trong giới bài bạc casino, nó nổi tiếng với tên gọi “tiền nhà cái”. Đây cũng là một ví dụ rất điển hình về tính toán cảm tính, thứ mà hầu hết các con bạc thậm chí cũng không nhận ra.
    Thi thoảng, tôi dạy mọi người rằng việc áp dụng các ý tưởng đơn giản về xu hướng của thị trường chứng khoán sẽ cứu chúng ta không bị vướng phải những loại cổ phiếu “trượt và mất giá đột ngột” (crash and burn). (Hệ thống học ABC, Allco,…). Tôi làm điều này bằng cách đưa một bảng biểu lên màn hình. Tôi yêu cầu khán giả bên dưới giả định rằng họ đang nắm giữ cổ phiếu. Ở phần đầu của biểu đồ, xu hướng của thị trường là tăng trong hầu hết các trường hợp. Nhưng từ phần sau, biếu đồ bắt đầu từ từ giảm. Khi tôi chỉ cho mọi người thấy sự chuyển động của giá cổ phiếu diễn ra như thế nào, họ liền nói với tôi thời điểm sẽ bán ra cổ phiếu.

    Ngay lúc này, một ai đó sẽ nói rằng quyết định bán phụ thuộc vào số tiền mà anh ta, hoặc cô ta, đã bỏ ra để mua cổ phiếu. Quan điểm của nhà đầu tư trên đây là, nếu lợi nhuận tốt và chỉ bị giảm một ít do cổ phiếu bị tuột hỏi mức đỉnh thì chẳng việc gì phải bán, điều này khác trường hợp khoản đầu tư của họ đã lỗ từ trước đó. Điều mà nhà đầu tư này đang nói có nghĩa số tiền mà anh ta hoặc cô ta đang đánh bạc với cổ phiếu là “tiền của thị trường”, chứ không phải tiền trong túi của anh ta hoặc cô ta.

    Vừa rồi là một ví dụ điển hình cho việc luôn có nhiều quan điểm trong cách nhìn nhận đối với một tình huống. Một nhà đầu tư non kinh nghiệm sẽ nhìn nhận tình huống như tôi vừa mô tả trên đây. Một nhà đầu tư thành công thì nhìn nhận nó theo một hướng khác hoàn toàn. Cả hai đều đồng ý rằng đầu tư là một nhiệm vụ sử dụng đồng tiền trong tài khoản đầu tư để tạo ra lợi nhuận bằng cách mua cổ phiếu và sau đó bán lại với giá cao hơn.

    Để tôi kể các bạn nghe, Cathy và Simon đều mua một cổ phiếu ở mức giá 1 USD. Sau đó giá cổ phiếu tăng lên 2 USD. Đến lúc này, nếu chúng ta hỏi lợi nhuận của cả hai là bao nhiêu, cả hai sẽ nói là 1 USD.

    Cathy bán cổ phiếu ở mức giá 2 USD. Tom thì đợi một thời gian và giá cổ phiếu giảm. Anh ta bán nó ở mức 1.8 USD. Chúng ta lại hỏi họ lợi nhuận là bao nhiêu, Cathy sẽ nói 1 USD còn Tom là 80 cent.

    Nói về trường hợp của Tom, kể từ lần đầu chúng ta hỏi lợi nhuận của anh ta là bao nhiêu, Tom đã mất 20 cent. Nhưng không, anh ta cho rằng “Tôi chẵng mất cái gì cả” – đó chẳng qua là “tiền của thị trường” mà thôi. Tom không nhận ra anh ta đang định nghĩa lại lợi nhuận của mình kể từ lần đầu chúng ta hỏi anh ta.

    Để nhìn ra vấn đề, hãy coi như Tom đã mua cổ phiếu với giá 2 USD. Khi giá cổ phiếu giảm xuống 1,8 USD, anh ta bán ra và chịu lỗ. Lúc này Tom sẽ thừa nhận mình bị lỗ 20 cent. Cả hai tình huống vừa rồi đề giống hệt nhau: Tom quả thực đã sở hữu 2 USD trong tình huống đầu tiên và anh ta bán nó ở mức 1,8 USD. Nhưng, bởi vì trong tình huống đầu tiên Tom đã coi số lợi nhuận không được thừa nhận của mình là “tiền của thị trường”, nên anh ta không nhận ra rằng mình vừa dính một khoản lỗ khi cổ phiếu giảm từ 2 USD xuống 1,8 USD.

    Điều cốt lõi đó là chúng ta cần phải thấu suốt những cách thức khó nhận biết, ở đó kết quả đầu tư có thể bị phá hỏng bởi những lệch lạc nhận thức của chính chúng ta. Nhà đầu tư thành công là người hiểu rõ lợi nhuận trên giấy cũng là tiền trong túi, và chúng phải được bảo vệ nghiêm ngặt không kém gì số tiền mà họ rút từ tài khoản ngân hàng để tiến hành đầu tư ban đầu.

    Nhiều năm trước, tôi đọc ở đâu đó về một thương nhân. Khi kiếm được một khoản lợi nhuận lớn, anh ta đã ép mình phải gửi chúng vào tài khoản ngân hàng, và kiên quyết không tái giao dịch chúng cho đến khi coi chúng như tiền của chính mình! Điểm chung trong câu chuyện này – đó là lợi nhuận là của người thương nhân, song vẫn có một sự cám dỗ trong con người anh ta, cũng như những con bạc trong casio. Cám dỗ ấy xúi giục anh ta ít quan tâm đến số lợi nhuận kiếm được và sẵn sàng mạo hiểm nó, thứ bị coi là “tiền của nhà cái”, cho những rủi ro lớn hơn.

    ... (còn tiếp)
    khoivhm đã loan bài này
  5. khoivhm

    khoivhm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/01/2015
    Đã được thích:
    116
    Chương 4: “Của tôi, tất cả là của tôi” (tính toán cảm tính) (phần 2)

    Tổng kết
    Thành công trong đầu tư phụ thuộc vào chất lượng các quyết định. Một cách cảm tính, chúng ta chia tiền thành nhiều loại hoặc nhiều dạng tài khoản để đơn giản hoá các vấn đề gặp phải. Đây là một biểu hiện của thứ được gọi là “tính toán cảm tính”. Trong đầu tư, những khoản tiền, hay những tài khoản phân chia theo cảm tính, mà chúng ta nghĩ ra bao gồm “tiền mà tôi chấp nhận mất” với “tiền mà tôi không chấp nhận mất, và “tiền của tôi” với “tiền của thị trường”. Những nhà đầu tư thành công coi mọi loại tiền mà họ đầu tư, bao gồm cả lợi nhuận trên giấy, có địa vị sở hữu ngang bằng nhau.

    Các chiến lược
    1. Hãy thường xuyên đánh giá lại giá trị của mọi khoản đầu tư so với giá trị hiện tại trong trường hợp chúng được bán ngay ngày hôm nay. Đừng tập trung vào số tiền mà bạn đã bỏ ra để mua hay lượng tiền mà bạn đã đầu tư. Hãy liên tục cập nhật sổ sách để việc theo dõi giá cả và giá trị hiện tại của các khoản đầu tư dễ dàng hơn.
    2. Mỗi năm hãy tái lập lại sổ sách, đồng thời coi giá cả và giá trị của mỗi cổ phiếu tính đến cuối năm trước là chi phí mà bạn bỏ ra để mua chúng. Cách làm này giúp các bạn luô coi những khoản lợi nhuận kiếm được thực sự là tiền trong túi mình. Nếu giá cổ phiếu sau đó giảm vào trong năm mới, đó có thể coi là một khoản lỗ và bạn sẽ phải bảo vệ nó cẩn thận hơn. Nó cũng giúp định hướng suy nghĩ của bạn tới câu hỏi sau đây: GIá các cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ phải tăng trong bao lâu trước khi bạn thực sự coi lợi nhuận từ chúng là tiền của chính bạn? Chẳng hạn, nếu bạn mua một cổ phiếu từ 10 năm trước với giá 1 USD và giá của nó bây giờ là 5 USD, vậy khi nào thì 4 USD lợi nhuận sẽ trở thành tiền trong túi bạn?
    3. Vẽ biểu đồ tổng giá trị danh mục đầu tư của bạn mỗi ngày hoặc mỗi tuần để có thể theo dõi độ cao mà nó đã đạt được, cũng như xem nó đã giảm bao nhiêu kể từ mức đỉnh trước đó.
    4. Thỉnh thoảng nên rút một vài khoản lợi nhuận ra khỏi bảng đầu tư. Tôi có một hướng dẫn cho các bạn, khi một cổ phiếu tôi mua tăng giá gấp đôi, tôi sẽ bán đi một nữa. Điều này sẽ lấy một phần lợi nhuận ra khỏi bảng đầu tư, đồng thời giúp khoản đầu tư ban đầu của tôi tiếp tục hoạt động. Có một vài nguyên nhân khác giải thích cho việc này, trong đó có tái cân bằng tính đa dạng của danh mục đầu tư. Bên cạnh đó, nó còn giúp chống lại loại lệch lạc nhận thức “tính toán cảm tính” – thứ khiến chúng ta cho rằng lợi nhuận chưa nhận thức được là “tiền của thị trường” chứ không phải là “tiền của tôi”.
    5. Cứ sáu tháng 1 lần, lập một báo cáo về tổng danh mục đầu tư. Bắt đầu báo cáo bằng gái trị tổng danh mục đầu tư trong thời điểm đầu tư của giai đoạn sáu tháng, và gọi đó là “Tài sản của tôi lúc bắt đầu”. Bổ sung các khoản cổ tức và tín dụng khoản tính nhận được/tích luỹ lại. Bổ sung/loại bỏ các khoản lời/lỗ vốn. Sau khi tính xong, bạn sẽ có tổng giá trị danh mục đầu tư mới, gọi là “Tài sản của tôi khi kết thúc”. Cách làm này giúp bạn cảm nhận rằng mọi giá trị hiện tại trong danh mục đầu tư đều là của bạn, và không có thứ gì là của thị trường.
  6. khoivhm

    khoivhm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/01/2015
    Đã được thích:
    116
    Chương 5: Vì sao chúng ta không bao giờ chịu học hỏi (củng cố và trừng phạt) (phần 1)

    Khi mua cổ phiếu, chúng ta kì vọng rằng giá sẽ tăng và sẽ thu được một khoản lãi lớn, thêm vào đó là lượng cổ tức mà công ty trả cho chúng ta. Có hai cách chủ yếu mà các nhà đầu tư sử dụng để đạt được kỳ vong nói trên, một là phương pháp rủi ro thấp và một là phương pháp rủi ro cao.

    Phương pháp rủi ro cao là mua vào giá cao và bán với giá cao hơn nữa, đây là một cách làm sẽ phát huy hiệu quả khi thị trường trong tình trạng bong bóng. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường như vậy, các nhà đầu tư chẳng khác nào đang chơi trò “giành ghế ngồi”. Chẳng chóng thì chầy, bản nhạc của thị trường sẽ dừng lại, và hầu hết các nhà đầu tư sẽ bị bỏ lại cùng một mớ cổ phiếu gần như vô giá trị. Phương pháp này còn được biết đến với tên gọi khác, đó là phưng pháp tìm kẻ ngốc hơn, bởi sự thành công của nó phụ thuộc vào việc những kẻ ngốc có tìm được những kẻ khác ngốc hơn để bán với giá cao hơn hay không.

    Cách tiếp cận rủi ro thấp là mua cổ phiếu khi giá rẻ và bán khi giá cổ phiếu đắt hơn. Với cách làm này, loại cổ phiếu chúng ta đầu tư là gì không quan trọng. nếu chúng ta không thể mua cổ phiếu khi giá rẻ và bán khi giá cao hơn, sẽ rất khó để kiếm lợi nhuận một cách chắc chắn. Đây là cách mà những nhà đầu tư giá trị vĩ đại như Warrant Buffett và John Templeton đã sử dụng trong suốt sự nghiệp của mình.

    Tuy nhiên, khi bắt đầu học về nghề đầu tư, hầu hết chung ta gặp thất bại khi thực hiện phương pháp trên. Thay vào đó, chúng ta lại quay ra làm những thứ mà các nhà quan sát độc lập “không thể lý giải nổi”, đó là: Kiên quyết mua cổ phiếu khi giá cao. Chúng ta làm điều này một cách vô cùng thiếu suy nghĩ. Tình huống diễn ra như sau, chúng ta bắt gặp một cổ phiếu tốt có thể đầu tư, song giá của nó có vẻ như không tăng. Thế là, chúng ta ngồi đợi cho đến khi nó bắt đầu tăng. Sau đó, chúng ta cho rằng mình đã chậm chân và lại ngồi đợi. Tuy nhiên, giá cổ phiếu tiếp tục tăng, chúng ta bắt đầu cảm thấy đang tụt mất cơ hội và lập tức nhảy vào mua tới tấp. Khi giá cổ phiếu quay đầu giảm, do lỡ mua khi giá gần đỉnh, chúng ta ngậm ngùi kết thúc bằng việc tạo ra một khoản lỗ. Nghe có thấy quen không? Rất hiếm nhà đầu tư nào chưa từng làm điều ngớ ngẩn này một vài lần khi vừa mới chập chững vào nghề. Hết lần này đến lần khác, chúng ta bị lôi kéo mua cổ phiếu khi giá cao, thậm chí ngay cả khi chúng ta đã biết về cổ phiếu và từng cân nhắc mua vào khi giá còn rẻ. Không chỉ như vậy, chúng ta còn kiên quyết không mua các cổ phiếu khác khi giá đang rẻ, và không chịu bán cổ phiếu khi giá tăng cao hơn.

    Nhiều người chúng ta còn liên tục làm những điều ngớ ngẩn khác. Chẳng hạn chúng ta mua vào một loại cổ phiếu mà mình cho là tốt, nhưng lại không đúng thời điểm, hoặc với giá quá cao. Thế rồi, vì một khó khăn nào đó trong kinh doanh hoặc thị trường rơi vào trạng thái giảm, cổ phiếu đó rớt giá. Rốt cuộc, chúng ta phải bán ra với giá lỗ. Một thời gian sau, chúng ta bắt gặp một cổ phiếu hay ho và có vẻ như bị định giá thấp, song lại quyết định không đầu tư vào thời điểm đó, bởi kinh nghiệm trong quá khứ mách chúng ta nên mua chúng khi giá cao hơn.

    Để tìm ra câu trả lời, hãy cùng nhau tìm hiểu cách tư duy của những người được coi là chuyên gia đầu tư. Những nhà đầu tư nổi tiếng sẽ đơn giản càu nhàu về sự sợ hãi và lòng tham. Có rất nhiều yếu tố dẫn tới sự sợ hãi và lòng tham lam, song phải lưu ý với các bạn rằng, tham lam và sợ hãi hiếm khi giúp chúng ta sửa chữa những hành vi đầu tư không thích hợp là phải hiểu rõ quá trình tạo nên hành vi đó. Một khi nhận ra những sức ép của hành vi đối với bản thân, chúng ta mới có thể phát triển những chiến lược đối phó với chúng.

    ... (còn tiếp)
  7. quocdat1010

    quocdat1010 Thành viên mới Not Official

    Tham gia ngày:
    07/04/2015
    Đã được thích:
    1
    Đây là cuốn mình đã dịch cho Panda Books. Bạn không nên post nội dung sách lên khi chưa có sự đồng ý của nhà xuất bản. Tốt nhất không nên tiếp tục đăng nội dung sách lên nữa. Nên tôn trọng bản quyền một chút bạn ạ.
    npp2010 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này