Tâm lý thận trọng sẽ được khơi thông?.... Thị trường hồi phục ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 05/10/2012.

3841 người đang online, trong đó có 242 thành viên. 07:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5941 lượt đọc và 63 bài trả lời
  1. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    CPI 09 tháng là 5.13%... CPI năm 2012 có thể sẽ xoay quanh 08%
  2. mnpq12

    mnpq12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2010
    Đã được thích:
    1.191
    Cụ mà gặp mấy bà nội trợ bà ấy vã cho cụ gãy k còn cái răng nào..có vợ chưa? về hỏi con vợ giờ nó đi siêu thị giá cả phi thế nào? rồi lên đây mở nắp cống nhé.
  3. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Ứng xử với “sốt” vàng?
    NGUYỄN HOÀI

    08/10/2012 05:59 (GMT+7)
    picture Lý do chính đẩy giá vàng trong nước cao hơn một năm trước từ 4 - 5 triệu đồng/lượng và cao hơn giá thế giới hiện tại 3 triệu đồng/lượng là do “sốt” thanh khoản vàng từ các ngân hàng thương mại trót để trạng thái vàng âm quá sâu.
    E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: facebook twitter google rss
    Ý kiến (1)
    Lý do chính đẩy giá vàng trong nước cao hơn một năm trước từ 4 - 5 triệu đồng/lượng và cao hơn giá thế giới hiện tại 3 triệu đồng/lượng là do “sốt” thanh khoản vàng từ các ngân hàng thương mại trót để trạng thái vàng âm quá sâu. Đã thu lãi khủng khi “đánh xuống” thì phải chấp nhận luật chơi, không thể dùng ngoại tệ đất nước bù lỗ cho họ.

    Đó không còn là “ý tứ” mà là sự lựa chọn ứng xử của Ngân hàng Nhà nước, nếu quan sát sự trầm ngâm của cơ quan này trước cơn sốt vàng kéo dài hơn một tháng qua.

    Sốt vàng vì “đánh xuống”

    Một cán bộ Ngân hàng Nhà nước cho biết, không phải từ bây giờ mà ngay từ cuối 2010, khi nhận thấy vàng miếng trở thành một trong những nguyên nhân lớn gây bất ổn tỷ giá và là giải pháp để nhiều ngân hàng thương mại chữa sốt thanh khoản VND và/hoặc “cày xới trên lưng nhau” qua buôn vốn trên thị trường liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 22/2010/TT-NHNN (29/10/2010).

    Theo đó, tổ chức tín dụng chỉ được huy động vốn bằng vàng dưới hình thức giấy tờ có giá: không được cho vay để sản xuất và kinh doanh vàng miếng; không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành VND và các hình thức bằng tiền khác; với số vốn bằng vàng đã chuyển thành tiền trước 29/10/2010 phải tất toán chậm nhất vào 30/6/2011; không được huy động và cho vay bằng VND bảo đảm giá trị theo vàng...

    Văn bản này được coi là bước dọn đường cho sự ra đời của Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 (hướng dẫn thực hiện Nghị định 24), có nội dung tương tự như Thông tư 22 nhưng chi tiết và mở rộng hơn rất nhiều (như cấm hẳn tổ chức tín dụng huy động cho vay vàng); đồng thời, mốc thời gian thực hiện được xác định là 1/5/2012.

    Cũng từ đó trở đi, Ngân hàng Nhà nước liên tục hối thúc các ngân hàng thương mại đang lún quá sâu vào thị trường vàng về lộ trình tất toán số vàng đã huy động cho dân, đồng thời đưa trạng thái vàng trở về số không, đúng với ngày hiệu lực 1/5/2012 nhưng, họ đã phớt lờ.

    Chẳng hạn, ngày 15/10/2011, giá vàng SJC mua - bán lần lượt là 44,05 triệu đồng - 44,25 triệu đồng/lượng. Thời điểm đó, một ngân hàng đưa ra đợt khuyến mãi “cộng thêm lãi suất cho khách hàng gửi bằng chứng chỉ huy động vàng”: nếu khách gửi 50 lượng, trong vòng 3 tháng, có thể được ngân hàng cộng thêm 0,2% lãi suất và như thế, lãi suất các kỳ hạn này lên 1,05 - 1,15%/năm.

    Với lãi suất tiền gửi VND thời điểm đó thì sao? Ngày 28/9/2011, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 30/2011/TT-NHNN, quy định lãi suất VND tối đa với không kỳ hạn và dưới 1 tháng là 6%/năm, trên 1 tháng là 14%/năm; trong khi lãi suất liên ngân hàng thời điểm này vọt lên trên 30%/năm!

    Thậm chí, trong ngày 7/11/2011, Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận lãi suất liên ngân hàng lên tới 36,58%/năm, tăng 16,18% so với 3/11/2011.

    Thử hình dung, với mức chênh lệch lãi suất giữa vàng và VND lớn như vậy, trong khi những người giữ vàng không dám bán 1 lượng vàng lấy 44,05 triệu đồng gửi ngân hàng để lấy lãi (như các mức trên) nhưng với ngân hàng thì có thể.

    Ngân hàng tính rằng, giá vàng sẽ còn giảm mạnh, nếu sử dụng vàng huy động bán với giá 44,05 triệu đồng/lượng, lấy VND kinh doanh liên ngân hàng với lãi suất cao hoặc giải quyết bế tắc thanh khoản VND.

    Sau đó, giá vàng sẽ đi xuống và ngân hàng mua vào để trả lại cho dân. Nhưng do nhiều nguyên nhân, thị trường đã không diễn biến như vậy, sau một năm, giá vàng bốc hơi 5 triệu đồng/lượng tùy thời điểm.

    Giải quyết như thế nào?

    Những ngày này, khá nhiều ngân hàng lâm vào thế kẹt như trên, mỗi ngân hàng một lý do nhưng tựu trung lại: họ đã trót bán vàng quá sâu so với trạng thái âm 20% như quy định.

    Thậm chí, tỷ lệ này ở một số ngân hàng lên tới âm 30% - âm 35%. Điều khó chấp nhận ở đây là hạn của Nghị định 24 đã được lùi đến 25/11, thay vì 1/5 như trước nhưng sự cân bằng trạng thái vàng ở nhiều ngân hàng vẫn tệ hại.

    Vì thế, ngày 23/8/2012, trước cơn sốt vàng, Ngân hàng Nhà nước phải ban hành thêm 2 văn bản với nội dung: “Để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét, quyết định việc thực hiện vay và cho vay bằng vàng giữa một số tổ chức tín dụng với nhau” nhằm giải tỏa căng thanh khoản vàng ở một số ngân hàng thương mại.

    Nhưng bấy nhiêu động thái đó đã không làm cho giá vàng miếng bớt căng thẳng vì họ đang cần nhiều vàng hơn để trả cho bên gửi trong khi đến 25/11/2012, các tổ chức tín dụng phải chấm dứt “duyên nợ” với vàng miếng như đúng tinh thần nghị định 24.

    Hiện tại, có hai áp lực với Ngân hàng Nhà nước, có cho phép nhập khẩu vàng không và có tiếp tục lùi “mốc 25/11” thêm, nhằm tránh giá vàng căng thăng thẳng kéo dài.

    Trao đổi với cán bộ nói trên của Ngân hàng Nhà nước, ông nói: “Vàng không phải xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh thì đừng hy vọng lấy một đồng ngoại tệ nhập khẩu vàng bù lỗ cho ngân hàng. Họ đã chấp nhận đánh xuống, thì phải chấp nhận luật chơi khi giá lên!”.

    Tuy nhiên, ông này cho rằng, Ngân hàng Nhà nước có thể bỏ ngỏ khả năng lùi “mốc 25/11” nhưng nếu vậy thì phải ép và không cho các ngân hàng thương mại chây ỳ. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ rà soát những đơn vị (hiện còn khoảng dăm ngân hàng thương mại) còn căng thanh khoản vàng; một mặt cho họ huy động ngắn hạn, một mặt buộc họ phải mua để bù đủ số đã trót bán của bên gửi.

    Ví dụ, đến 25/11/2012, ngân hàng phải trả nợ 5 lượng vàng nhưng chỉ còn 2 lượng, Ngân hàng Nhà nước sẽ cho huy động ngắn hạn 3 lượng, sau đó, buộc ngân hàng thương mại mua tiếp, mua được 2 lượng thì phải huy động tiếp 1 lượng hoặc đòi nợ về để bù vào số đã bán, đến khi nào trả hết nợ mới thôi.

    “Tôi cho rằng, chỉ một thời gian ngắn nữa, các đơn vị sẽ cân đối đủ, giá vàng sẽ xuống. Cách tốt nhất là những người nắm giữ vàng hiện nay nên cân nhắc giá cả để tránh thiệt hại sau này. Vì lẽ, sau khi Ngân hàng Nhà nước giải quyết xong câu chuyện “huy động - cho vay vàng”, thị trường vàng miếng thuộc về độc quyền nhà nước thì giá vàng sẽ không còn bất kham như hiện nay”, ông này chốt lại.

    (Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
  4. nghela9

    nghela9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    665
    Chắc lại cho dãn nợ thôi, nhưng giá vàng thế giới càng lên thì con nợ càng chết nặng hơn. Kết luận là né thật xa 5 mã bank được điểm mặt.
  5. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Nhiều khả năng thị trường tiếp tục hồi phục phiên đầu tuần
  6. nghela9

    nghela9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    665
    Đồng ý với bác, có nhóm đang muốn đánh lên. Họ sẽ xuống tiền trước chủ yếu vào cuối phiên hôm nay.
  7. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    PVF chỉ báo thị trường
  8. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Vàng hạ nhiệt phiên đầu tuần nhờ thị trường việc làm của Mỹ khởi sắc
  9. Dr_Jonh

    Dr_Jonh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Đã được thích:
    134

    Chắc chắn thế rồi Bác, Bác luôn là người lạc quan. Sóng này Bác chuẩn 100% rồi. [r2)][r2)][r2)]
  10. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Thống đốc tuyên chiến với lợi ích nhóm ngân hàng
    Ông Nguyễn Văn Bình cho rằng có những ngân hàng chỉ do một, hai cổ đông hoặc một nhóm cổ đông chi phối, dư nợ ngân hàng có đến 70 - 90% phục vụ cho nhóm cổ đông đó.

    Trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" phát sóng ngày 7/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã trao đổi về vấn đề lợi ích nhóm và xung quanh những tin đồn về một số lãnh đạo nhà băng trong thời gian qua.

    Là người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình thừa nhận, hệ thống văn bản để quản lý hệ thống ngân hàng không theo kịp tốc độ, trình độ phát triển của các ngân hàng cổ phần dẫn đến gây nhiều lỗ hổng. Ông Bình nhấn mạnh: "Hoạt động thanh tra giám sát không phát huy hiệu quả. Từ chỗ hệ thống phát triển nhanh, nóng, công tác chưa hiệu quả nên có nhiều hệ lụy đặt ra trong ngày hôm nay".
    Thống đốc:
    Thống đốc cho rằng lợi ích nhóm có thể thao túng ngân hàng và ảnh hưởng đến cả hệ thống. Ảnh: Hoàng Hà.

    Một trong những hệ lụy mà ông Bình nhắc đến là vấn đề lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng. "Có những ngân hàng chỉ do một, hai cổ đông hoặc một nhóm cổ đông chi phối, dư nợ ngân hàng có đến 70 - 90% phục vụ cho nhóm cổ đông đó. Đặc biệt, các nhóm cổ đông này sử dụng vốn không hiệu quả, gây nên thất thoát vốn, buộc ngân hàng phải tái cơ cấu", ông Bình lý giải.

    Thống đốc cũng kết luận: "Lợi ích nhóm là rào cản lớn nhất trong quá trình tái cơ cấu. Nó có thể thao túng ngân hàng và ảnh hưởng đến cả hệ thống".

    Trong lần đăng đàn trả lời dân chúng, ông Bình cũng khẳng định quyết tâm của Ngân hàng Nhà nước trong cuộc chiến chống lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, ông Bình cho rằng, ngoài một số bộ phận các ngân hàng nhận thức và cùng phối hợp với ngân hàng Nhà nước, vẫn có một số bộ phận, nhóm cổ đông của các nhà băng câu kết với các phần tử trong nước, phần tử phần động nước ngoài. "Họ câu kết với nhau để đưa ra những thông tin bóp méo thực tế tái cấu trúc ngân hàng để gây hoang mang dư luận để làm cơ quan quản lý chùn bước trong việc xử lý vấn đề này", ông Bình nói.

    Về cuộc chiến chống lợi ích nhóm, ông Bình thông tin thêm, qua đợt kiểm điểm, tự phê bình, ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước đã kiểm điểm sâu sắc về vấn đề này. "************* Trương Tấn Sang cũng ghi nhận không có lợi ích nhóm trong ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước cũng như từng cá nhân trong ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước", ông Bình cho biết và khẳng định sẽ "kiên quyết không lùi bước" trong việc đấu tranh với lợi ích nhóm để xử lý các ngân hàng yếu kém, mang lại sự lành mạnh cho tổ chức tín dụng.

    Cũng tại cuộc trao đổi này, ông Nguyễn Văn Bình cho rằng không nên cho rằng việc các doanh nghiệp gặp khó khăn như hiện nay là do chính sách tiền tệ quá thắt chặt của chúng ta. "Không thể nói chính sách tiền tệ quá chặt mà là được điều hành một cách chặt chẽ, linh hoạt. Việc một số doanh nghiệp gặp khó khăn thì là hệ lụy đã lường đón trước được. Đó là giá phải trả để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và chủ trương tái cấu trúc ngân hàng Việt Nam", ông Bình phân tích.

    Thanh Thanh Lan

Chia sẻ trang này