1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tản Mạn CPI Và Thị Trường Chứng Khoán Phần 4 : 2017 2018

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi FBV, 26/10/2017.

3078 người đang online, trong đó có 48 thành viên. 03:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 762148 lượt đọc và 12185 bài trả lời
  1. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.882
    Gứm. khéo bác lại yêy bằng võ mồm đi vào vết xe của @khoaita2009 rồi. hihi
  2. Nguyenduchaohaohao

    Nguyenduchaohaohao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2016
    Đã được thích:
    1.193
    Em thấy Chị nói vượt Mệnh mới xuống tàu cho nên em suy luận như vậy:p
  3. Halllll

    Halllll Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2017
    Đã được thích:
    846
    he he. ý tưởng là thế. nhưng về nguyên tắc và thực hiện là sai. về nguyên tắc thì thêm thuế này sẽ là thuế chồng thuế. đánh thuế nhiều lần trên 1 tài sản. ví dụ, bác đã phải nộp thuế đất hàng năm, khi bác xây nhà bác cũng đã phải trả thuế cho các nguyên vật liệu xây dựng, bác duy trì cái nhà đấy cũng phải trả thuế cho các loại dịch vụ (vd internet, điện, nước, thu gom rác, xử lý nước thải, ...). cho nên nếu giờ thêm 1 cái thuế trên tài sản của bác (là đã tính gộp giá trị đất và giá trị nhà) thì chính là thuế là chồng thuế rồi. nếu muốn tính thuế tài sản như thế này, thì kiến nghị nhà nước bỏ thuế đất, miễn thuế VAT cho các loại vật liệu xây dựng, các loại dịch vụ tiện ích hàng ngày.

    nói như bài báo cũng k sai. vì câu chuyện cốt lõi ai cũng biết là "muốn tận thu". tận thu vì thu ngân sách không đủ để trả nợ, nợ công đã kịch trần. giờ vay thêm nợ mới để đảo nợ cũ. mà nợ mới chắc chắn là lsuat sẽ cao (vì nợ hiện hữu đang nhiều, nước ta đã thành nước có thu nhập trung bình, và lãi suất cho vay của cả thế giới đã chạm đáy và đang đi lên). thêm nưa,x chi thường xuyên quá nhiều, cái câu chuyện thừa ghế, thừa người ở trong bộ máy như bài báo nêu ấy. nhưng giờ giảm chi thường xuyên không được, vì đều đụng chạm. nên phải tăng thu. chưa kể áp lực chi cho đầu tư công cũng lớn, vì các bác vẫn muốn chạy theo chỉ số tăng trưởng kinh tế. không đầu tư công thì ai đầu tư cho. vì sưu cao thuế nặng đủ loại chi phí ngầm lên DN và dân cư, tiền trả thuế phí đã nhiều, còn đâu ra tiền để tư nhân đầu tư. nên NN lại phải lo chạy đôn chạy đáo lo đầu tư công. FDI phải nhượng bộ đủ thứ, cả môi trường, nhân quyền, và kinh tế. tóm lại là 1 vòng luẩn quẩn, rất khó thoát ra a. đời cha ăn mặn, đời con khát nước. ông ta cha nói k sai :))
    --- Gộp bài viết, 17/04/2018, Bài cũ: 17/04/2018 ---
    he he. VIC cũng xịt rồi bác. e nghĩ VIC giai đoạn này khá yếu rồi. chả hy vọng gì nhiều. BID và VCB cũng thế. pe quá ảo :D e cứ có quan niệm là banks mà 1 lòng maximize profit thì đến lúc sắp sửa cả nền kinh tế, đặc biệt là dân đen, ăn đạn thôi. có cái báo cáo là trước mỗi đợt economic crisis, banks đều đạt lợi nhuận kỷ lục :D
  4. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    Thế @FBV vưỡn chửa biết là Khoaita2009 mình có thói quen nói một đằng & làm một nẻo hay sao chớ=))
  5. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.910
    Dzậy sau này nếu có a`1p dụng thực tế thì cũng có cửa lán
    OK bác . Dân đen thì lúc nào cũng oải , Ngay các nước phát triển dân đen tụi nó cũng oải , đương nhiên là so với múc sống của tụi nó . Mấy người giàu biết cách lách hết và cũng đương nhiên một bộ phận người ăn lương nhà nước có quyền sẽ hưởng lợi từ việc cho lách này :)
    Trong chứng vịt dù tt lên hay xuống , kt vĩ mô ngon hay không thì vãn là 95 % nđt lõm . Điểm này khó hiểu nhất nếu xét oánh chứng vịt là cách đầu tư hay cách kiếm xèng . Nhưng lại cực kỳ dễ hiểu nếu xét chứng vịt là sòng bài :)
    ong2015, gerbermark2, CamHa48796 người khác thích bài này.
  6. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.910
    Hi hi , đăt mình vào vị trí sếp các cty chứng vịt thì mình dễ thành tiến sĩ chém gió .
    Hỏng nên dùng ma rgin , tụi cty chứng vịt oánh cho te đó . Hỏng nên hóng hớt tin nhiều , tụi cty chứng vịt làm mình thành tiến sĩ nha . Hỏng nên oánh liên tục , tụi cty chứng vịt tha hồ thu phí mà còn thay nhau giảng bài cho mình .
    Hỏng dùng ma rgin và hỏng oánh liên tục là 2 thứ tụi cty chứng vị ngán nhất :)
  7. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.882
    Hàng ngàn xế hộp đổ bộ Long Thành, ồ ạt xuống tiền gom đất, "thổi giá" tăng nóng từng ngày
    THỨ 3, 17/04/2018, 10:40
    Từ đầu tháng 3/2018, tỉnh Đồng Nai cho tách thửa đất, thị trường nhà đất sôi động trở lại; giá đất liên tục biến động, tăng từng ngày.
    [​IMG]
    Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính là do siêu dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành đang tạo "đợt sóng" đầu tư vào đất đai khu vực xung quanh.


    Qua khảo sát thời gian dài gần đây, cho thấy thị trường bất động sản Đồng Nai đang rất "loạn". Nhiều khu vực dựa hơi các dự án lớn mới quy hoạch để "thổi" giá đất lên cao chót vót gây bất ổn cho thị trường. Trong đó, khu vực Long Thành và Nhơn Trạch đang là 2 "điểm nóng" về cả tốc độ ra hàng, giao dịch và giá cả tăng liên tục.

    Song song đó, chưa khi nào nghề làm "cò đất" tại Đồng Nai lại có nhiều người như hiện tại. Từ ông xe ôm, bà bán quán nước, bà làm móng tay, móng chân, đến chị bán mỹ phẩm online... cũng trở thành người môi giới đất đai.

    Chỉ cần người nào đó cần bán một thửa đất là có vài "cò" tìm đến đăng ký bán giúp với khoản hoa hồng phải trích lại từ 3-5% giá trị mảnh đất bán được. Ngoài ra, ở những khu vực đất đai đang "nóng" cò đất còn đẩy giá tăng thêm 100-300 triệu đồng so với giá chủ mảnh đất yêu cầu, nhờ vậy không ít "cò đất" đã ẵm một khoản tiền chênh lệch lớn.

    Qua khảo sát thực tế được biết những khu vực đất đai đang "nóng" được mua đi, bán lại nhiều gồm các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Vĩnh Cửu và TP.Biên Hòa. Ngày cuối tuần (14/4) dưới cái nắng như đổ lửa của miền Nam, tại sự kiện giới thiệu dự án Khu đô thị thương mại Mega City 2 ngay trung tâm thành phố Nhơn Trạch, có cả hàng ngàn chiếc ô tô xếp hàng xuống tiền mua đất.

    Được biết, dự án khu đô thị này có quy mô 84 ha do Công ty CP Địa ốc Kim Oanh làm chủ đầu tư, dự kiến khi hoàn thành sẽ có 3.100 nền đất (diện tích nhỏ nhất là 90m2/nền, với giá bán khoảng 650 triệu đồng/nền trở lên..). Theo thông báo của chủ đầu tư, khi sự kiện chưa kết thúc mà khách hàng đã "ôm" hết số lượng nền đất.

    Trong số những người mướt mồ hôi đứng xếp hàng mua đất tại đây, có nhiều người mua từ năm bảy cho đến chục lô. Đa phần họ sử dụng vốn vay ngân hàng. Nhiều người dẫn luôn cả nhân viên tín dụng cá nhân của ngân hàng đi theo để tiện "xuống tiền".

    [​IMG]
    Người dân đổ xô đi mua đất tại một số vùng xung quanh sân bay Long Thành.

    Ông V.N.N nói rằng, hiện nay ngành sản xuất như ông làm "bạc mặt" nhưng lợi nhuận cao cũng chỉ 20-30%, trong khi đó với thời điểm này ông bỏ tiền vào bất động sản có thể lãi ngay gấp đôi con số đó.

    "Trước tết tôi có mua một căn nhà ở Gò Vấp với giá 3 tỉ đồng, hiện nay có người trả tôi 5 tỉ đồng. Tôi bán. Nhưng người mua của tôi sau hai tuần họ bán lại với giá 5,4 tỉ đồng, giờ thấy đất ở Đồng Nai hấp dẫn quá nên cũng mua chờ thời. Làm sản xuất sao có nổi lãi như thế trong thời gian như thế", ông V.N.N tư duy.

    Theo ông V.N.N, hiện ông có tiền dư dả sau bao năm kinh doanh tầm 20 tỉ đồng. Ông nói thật: "Tôi tìm đất để mua để đó chứ không có ý định đầu tư hay ở gì cả. Hiện nay tiền đổ vào sản xuất cũng không có đầu ra nữa, trong khi đó giá đất lại đang tăng chóng mặt".

    Tương tự, ông Đinh Mạnh Hùng một chủ doanh nghiệp trong ngành vận tải có trụ sở tại quận 2 cũng đang tìm mua đất tại Nhơn Trạch. Sau hai tháng tìm kiếm cuối cùng ông Hùng chọn mua 1.500m2 đất nông nghiệp ở đây với giá hơn 1 tỉ đồng. "Tôi mua để đó vì hiện giá đất tăng mạnh. Sau năm năm nữa thì miếng đất này tôi kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận", ông Hùng nói.



    Tại các huyện, thị - nơi tập trung đông dân cư của tỉnh Đồng Nai như huyện Trảng Bom, Long Thành, Vĩnh Cửu, thành phố Biên Hoà giá đất hiện tăng khoảng 20% so với thời điểm trước Tết Nguyên đán 2018.

    Khu vực ấp Phú Sơn (xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom), 2 tháng trước, một lô đất rộng 100m2 giá khoảng 220 triệu đồng, nay tăng lên hơn 260 triệu đồng. Đa phần đất nền có mức giá trên đều nằm ở những vị trí không thuận lợi, đường đi hẹp.

    Những dự án phân lô bán nền có kết nối giao thông, đường nội bộ ở phường Trảng Dài, Hoá An (thành phố Biên Hoà) và các địa phương tiếp giáp với dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành như xã Long An, Bình Sơn có giá bán mỗi lô chừng 100m2 là trên 600 triệu đồng.

    Đại diện Công ty cổ phần Địa ốc Kim Oanh (chi nhánh Đồng Nai), cho biết tại đây, những dự án đất nền có quy hoạch, nằm tại vị trí đẹp, giao thông thuận lợi thì giá bán cao, đều trên 1 tỷ đồng mỗi nền.

    Đối với dự án phân lô bán nền ở các xã gần dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là đất nông nghiệp thì cơ quan chức năng đã hạn chế triển khai dự án dân cư để phục vụ xây dựng sân bay. Khi thực hiện giao dịch đất ở từ loại hình đất nông nghiệp phân lô, người bán và mua thường giao dịch bằng giấy tay, gặp rất nhiều rủi ro sau này.

    Ông Hoàng Văn Dung - Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Đồng Nai cho biết, từ đầu năm 2018 đến nay, tại Đồng Nai có khoảng 100 hồ sơ tách thửa, con số này tương đương với những năm trước.

    Vừa qua, ở Đồng Nai xuất hiện tình trạng cá nhân tự phân lô, bán nền, các giao dịch về đất ở được thực hiện bằng giấy viết tay sau đó lập vi bằng. Văn phòng Đăng ký đất đai Đồng Nai sẽ trực tiếp xuống địa phương thăm dò, nắm tình hình, tổng hợp số liệu cụ thể, sau đó sẽ có ý kiến với Sở Tư pháp nhằm chấn chỉnh tình trạng lập vi bằng.

    Gia
    Hàng ngàn xế hộp đổ bộ Long Thành, ồ ạt xuống tiền gom đất, "thổi giá" tăng nóng từng ngày
    THỨ 3, 17/04/2018, 10:40
    Theo Trí Thức Trẻ


    [​IMG]
    11:36 17/04/2018
    Chuẩn bị đưa mảng bất động sản lên sàn, công ty của Shark Vương đặt mục tiêu tăng trưởng trên 20%



    Theo Trí Thức Trẻ


    [​IMG]
    11:36 17/04/2018
    Chuẩn bị đưa mảng bất động sản lên sàn, công ty của Shark Vương đặt mục tiêu tăng trưởng trên 20%

  8. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.882
    @khoaita2009 @Vuthanhnguyen @ong2015 : Câu chuyện này tôi báo các bác biết trước cách đây 1 năm nhỉ??? Khoai muh dọn nhà sớm và Nam thì ôi thôi.....
  9. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.882
    321
    Vì sao Bộ Tài chính đề xuất thu Thuế Tài sản? / HoREA: 'Chỉ nên đánh thuế nhà trên một tỷ đồng'
    Dưới đây là bài viết của GS. TS Đặng Hùng Võ về Đề cương xây dựng Luật Thuế Tài sản với nhà, đất mà Bộ Tài chính vừa lấy ý kiến. Ông Đặng Hùng Võ từng là Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường, là một trong những người đặt nền móng cho việc xây dựng Luật Đất đai năm 2003, mang lại nhiều điểm mới cho công tác quản lý nguồn tài nguyên này.

    Tôi đang ở một ngôi nhà 4 tầng trên diện tích đất 150 m2, giá thị trường khoảng 17 tỷ đồng. Tính ra, tôi chỉ phải nộp một triệu đồng thuế mỗi năm nên chưa bao giờ phải lăn tăn lấy tiền ở đâu để đóng. Và nếu có tiền, tôi mua tích trữ đến 10 ngôi nhà như vậy vẫn không phải để tâm chuyện nộp thuế. Nói cách khác, theo tôi, mức thuế hiện nay hoàn toàn không đáng kể so với tiền thu được từ cho thuê nhà.

    Mặc dù còn nhiều việc phải bàn thêm, tôi cho rằng đề xuất của Bộ Tài chính về dự án Luật Thuế Tài sản là điều bắt buộc phải làm trong bối cảnh nguồn thu ngân sách ngày càng thu hẹp khi tham gia thương mại tự do.

    Dự án này chủ yếu đổi mới sắc thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, có đánh thuế vào nhà ở và các tài sản khác đầu tư trên đất. Nếu sắc thuế tương tự được ban hành từ 2005, thị trường bất động sản nước ta đã không rơi vào khủng hoảng trong giai đoạn 2011-2013, không phải đi vay ODA để nâng cấp đô thị, ngân sách nhà nước không quá khó khăn và năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ cao hơn.

    [​IMG]
    Ông Đặng Hùng Võ, một trong những người đặt nền móng xây dựng Luật Đất đai năm 2003. Ảnh: PLO

    Tâm lý chung là người dân sẽ không muốn tăng thêm nghĩa vụ tài chính từ sử dụng đất và nhà ở. Các đại gia nhiều nhà đất tất nhiên cũng không muốn nâng cao mức thuế này. Tuy nhiên, hoàn cảnh đất nước hiện nay, không thể để mức thuế quá thấp, tạo nên nhiều bất lợi cho phát triển.

    Việc nâng cao mức thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và đánh thuế vào nhà ở là giải pháp duy nhất để tăng nguồn thu hợp lý cho phát triển hạ tầng, dịch vụ công cộng và nâng cấp đô thị. Nó cũng giúp ngăn ngừa đầu cơ, tích trữ nhà đất; tạo điều kiện giảm giá bất động sản, giảm chi phí về đất đai cho sản xuất hàng hóa, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Chưa kể, theo tôi, việc này cũng điều chỉnh phân bố dân cư trong quá trình đô thị hóa, ngăn dòng người đổ về kiếm sống tại các đô thị lớn.

    Tuy nhiên, về phạm vi tính thuế tài sản, đề xuất của Bộ Tài chính cũng lại rơi vào tình trạng tham vọng quá lớn. Một trong những nguyên tắc quan trọng cần bảo đảm là sắc thuế tài sản không kìm hãm đầu tư phát triển, mục tiêu đánh thuế cần đưa ra thật rõ ràng. Chính vì vậy, lúc này cần tập trung vào đổi mới bước tiếp theo đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp để trở thành thuế bất động sản.

    Về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tỷ suất thuế hiện tại 0,03% được đưa lên mức 0,4% đối với đất ở, từ 0,3% tới 0,52% đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, 1% đối với đất không đưa vào sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và 2% đối với đất lấn chiếm. Việc tỷ suất thuế này nâng lên khoảng 13 lần như vậy theo tôi là phù hợp.

    Như ví dụ của chính tôi, hiện chỉ phải nộp một triệu đồng thì có thể sắp tới phải nộp 13 triệu đồng mỗi năm. Tôi cho việc tăng này là hợp lý. Nếu thu nhập không đủ để nộp, buộc tôi phải lựa chọn giải pháp hoặc bán chỗ ở hiện tại chuyển sang ở nơi khác có mức thuế thấp hơn, hoặc cho thuê một phần để đủ tiền nộp thuế. Có thể cũng có người nói rằng, cứ để yên như hiện nay có hơn không, ủng hộ nâng thuế làm cho mình bị thiệt, thậm chí có khi phải bán cả nhà. Nếu ai cũng nghĩ như vậy thì lấy ai để xây dựng đất nước?

    Tỷ suất thuế này là phù hợp với khu vực đô thị, ven đô thị và vùng được quy hoạch thành đô thị. Đối với vùng nông thôn, miền núi có thu nhập còn rất thấp, theo tôi nên giữ nguyên tỷ suất thuế hiện tại. Việc cần bổ sung là mức lũy tiến khi sử dụng đất vượt hạn mức, có thể xác định theo thể thức như hiện hành, sử dụng đất dưới 3 lần hạn mức, tỷ suất thuế tăng 2,5 lần còn vượt quá 3 lần, tỷ suất thuế tăng 5 lần.

    Đề xuất của Bộ Tài chính là chỉ đánh thuế nhà ở với thuế suất 0,4% và xác định ngưỡng chịu thuế 700 triệu đồng, trái với các kinh nghiệm tốt trên thế giới, hệ quả tất yếu là kìm hãm đầu tư về nhà ở. Cần đánh thuế theo diện tích sử dụng trên đầu người. Đây là sắc thuế đánh vào việc sử dụng hạ tầng và dịch vụ công cộng để có kinh phí đầu tư nâng cấp.

    [​IMG]
    Nhà chung cư trên 700 triệu có thể phải nộp thuế với thuế suất 0,4% theo Luật Thuế Tài sản đang dự thảo. Ảnh: Bá Đô.

    Theo chiến lược phát triển nhà ở, mức diện tích bình quân đầu người cần đạt được là 25m2. Như vậy, thuế nhà ở nên áp với hạn mức từ 25m2 trên đầu người trở lên, với thuế suất phù hợp với từng khu vực.

    Trước hết, sắc thuế này không nên đánh vào khu vực nông thôn và miền núi mà chưa được quy hoạch thành đô thị. Tiếp theo, tỷ suất thuế tính trên diện tích được xác định theo từ đô thị loại 2 trở xuống, theo từng khu vực đối với đô thị loại 1 và đô thị loại đặc biệt, theo khu vực ngoại vi của từng loại đô thị và theo khu vực nông thôn được quy hoạch thành đô thị. Thuế này cũng được đánh lũy tiến theo cách tương tự như thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

    Với các tài sản đầu tư trên đất mà không phải nhà ở, đây là vấn đề rất phức tạp. kể cả đánh theo giá trị hay diện tích đều có tác động kìm hãm đầu tư. Điều mong muốn là sắc thuế phải khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả, khuyến khích hệ số sử dụng đất cao. Theo tôi, sắc thuế này chỉ nên đánh vào các trường hợp dự án “treo”, dự án chậm tiến độ và dự án được thực hiện có hệ số sử dụng đất thấp hơn mức được phê duyệt.

    Trên thế giới, thuế sử dụng đất được áp dụng như nghĩa vụ đóng góp tài chính cho quốc gia của mỗi người. Sử dụng nguồn lực đất đai luôn được coi bình đẳng đối với mọi người, là nguồn thu chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách nhà nước, là nguồn thu chính cho ngân sách địa phương, đóng góp cho đầu tư phát triển hạ tầng, dịch vụ công cộng. Sắc thuế này đánh trên giá trị đất đai với tỷ suất từ 1% tới 1,5%, có lũy tiến theo diện tích sử dụng.

    Advertisement

    Các sắc thuế sử dụng đất, thuế nhà ở, thuế tài sản gắn liền với đất là công cụ quan trọng để ngăn ngừa tình trạng đầu cơ nhà đất; có đất nhưng sử dụng kém hiệu quả hoặc không sử dụng; để điều tiết phân bố dân cư và hạn chế dòng người di cư vào các đô thị lớn (đánh thuế cao vào những khu vực đô thị cần giảm mật độ dân cư).

    Nguyên lý cơ bản của thị trường bất động sản là “thuế cao thì giá thấp, thuế thấp thì giá cao”. Khi nâng mức thuế lên cao hơn sẽ tạo hệ quả tất yếu là giá đất giảm đi tương ứng, làm giảm chi phí đầu vào đất đai trong sản xuất hàng hóa, tăng thêm năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế.

    Đặc biệt tôi nhấn mạnh, ở các nước trên thế giới, các sắc thuế nêu trên chỉ tập trung vào những địa bàn phát triển, không tạo gánh nặng nghĩa vụ tài chính cho nhóm người nghèo, người có thu nhập thấp, phù hợp với nguồn thu nhập của dân cư đối với từng giai đoạn phát triển.

    Ý nghĩa của sắc thuế này rất lớn, đề xuất của Bộ Tài chính vẫn chưa phải là phương án đầy đủ và toàn diện. Đề xuất này cần nghiên cứu gấp để hoàn thiện như một phương án thuế có tính khả thi cao, mang lại hiệu quả phát triển và sớm ban hành. Ban hành sớm ngày nào, hay ngày đó.

    GS. TS. Đặng Hùng Võ


    Thông tin tòa soạn

    0123.888.0123 (HN)

    0129.233.3555 (TP HCM)

    [​IMG]

    Copyright 1997 VnExpress, All rights reserved

    VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.

    [​IMG] Tải VnExpress
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.882
    Ông này lần này nói như Loa Phường nhỉ. Giá BDS cao chỉ vì chênh lệch đia tô quá lớn cùng thủ tục nhiêu khê đi kèm với nó là lãng phí tài nguyên đất và hiệu quả SD đất quá thấp

Chia sẻ trang này