1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tản Mạn CPI Và Thị Trường Chứng Khoán Phần 4 : 2017 2018

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi FBV, 26/10/2017.

4121 người đang online, trong đó có 327 thành viên. 12:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 6 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 6)
Chủ đề này đã có 762631 lượt đọc và 12185 bài trả lời
  1. XuanTocXanh

    XuanTocXanh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/08/2015
    Đã được thích:
    22.376
    Tks bác Khoai! May có bác cứ dây cà ra dây muống mà rời bảng điện vào f thấy đỡ buồn!
    Ờ mà GS FBV lâu nay k chỉ đạo pic ta cũng hơi chệch hướng và chuyển hóa thì phải...hihi...
  2. magyar

    magyar Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Đã được thích:
    3.075

    Các bác không chỉ đầu tư làm phong phú cuộc sống cá nhân mà còn có tấm lòng quan tâm đến quốc gia, đất nước thật là vô cùng trân trọng. Nếu mà nước mình ngày càng nhiều có những người như các bác thì đất nước mình đâu như ngày nay.
    magyar tôi tưởng đã yên vị trong một quán cafe nhỏ ven một cái hồ nho nhỏ ở Hà Nội với vài câu thơ haiku, vài câu chuyện phiếm, thế mà cũng như các bác nhìn bức tranh vĩ mô của đất nước hiên nay, đôi khi ngứa nghề lại bỏ công viết cái gì đó gửi cho các bạn hoc, các nhà nghiên cứu, có khi gửi cho cả các bác sếp nữa. Cách đây hơn 1 năm, magyar có viết bài "Một số suy nghĩ về vấn đề dự trữ quốc gia của Việt Nam". Bác @Vuthanhnguyen @FBV và các bác xem tý cho vui. Mình WIN, đất nước mình, dân mình cũng phải WIN mới thật sự vui các bác nhỉ


    Một số suy nghĩ về vấn đề dự trữ quốc gia của Việt Nam


    Dự trữ quốc gia có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô. Ở góc độ nghiên cứu, sau khi tập hợp, xử lý nhiều thông tin trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề này, chúng tôi xin có một số ý kiến trao đổi bước đầu như sau:

    1. Mức dự trữ ngoại tệ hiện nay của Việt Nam cơ bản đủ để ứng phó với những biến động bất thường có thể xẩy ra đối với nền kinh tế, cần cân nhắc tăng mức dự trữ các tài sản thực trong cơ cấu dự trữ quốc gia.

    Dự trữ ngoại tệ là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dưới dạng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh như: đô la Mỹ, Euro, Yên Nhật, v.v...) nhằm mục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị cho đồng tiền quốc gia. Theo các nghiên cứu của Quỹ tiền tệ quốc tế (The International Monetary Fund-IMF) thì một quốc gia được coi là có dự trữ ngoại hối đủ để ứng phó với các biến động bất thường có thể xẩy ra khi quốc gia đó có mức dự trữ ngoại tệ tương đương 12 đến 14 tuần nhập khẩu[1].

    Theo số liệu báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2016 thì trong 9 tháng đầu năm 2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã mua thêm khoảng 11 tỷ USD, nâng mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam đến hết quý III năm 2016 lên khoảng trên 40 tỷ USD[2]; so với quy mô kim ngạch nhập khẩu trung bình trong 6 tháng đầu năm 2016 là 13,41 USD/tháng, tương đương 3,4 tỷ USD/tuần thì quy mô dự trữ ngoại hối như trên cao hơn quy mô nhập khẩu của tuần là 11,7 -12 lần, đạt tới mức yêu cầu cần thiết.

    Như vậy, so với định mức dự trữ mà IMF đã khuyến cáo thì với trên 40 tỷ USD hiện nay, Việt Nam đã cơ bản đủ mức dự trữ ngoại hối để ứng phó với những biến động bất thường có thể xẩy ra đối với nền kinh tế. Trong tương lai, sẽ tùy theo mức tăng của kim ngạch nhập khẩu quốc gia mà tăng lượng dự trữ ngoại tệ tương ứng. Thay vào việc tăng mức dự trữ ngoại tệ, Việt Nam cần cân nhắc tăng thêm tỷ trọng dự trữ các các tài sản thực trong cơ cấu dự trữ quốc gia. Các loại tài sản thực ở đây bao gồm vàng, bạc, kim loại quý, khoáng sản, dầu mỏ, đường, ngũ cốc, cà phê,…

    Việc tăng dự trữ bằng các tài sản thực có ưu điểm: (1) Thứ nhất, tài sản thực bảo vệ được giá trị tài sản khi tiền giấy mất giá. Trong thực tế, mỗi khi bất ổn, với thuật ngữ “nới lỏng định lượng – Quantitative Easing (QE)”[3] các nước có đồng tiền mạnh như Hoa Kỳ, Nhật Bản…sẽ thực hiện bơm thêm tiền cho nền kinh tế; bản chất là phân tán khó khăn của nước mình cho các nước khác, làm cho bản thân các đồng tiền mạnh bị mất giá. Ứng phó với tình hình này, các quốc gia khác cũng có xu hướng lần lượt thay nhau in thêm tiền giấy dẫn đến xu thế chung là các loại tiền giấy sẽ ngày càng giảm giá trị. Nhà nghiên cứu Faber còn phát biểu khá cực đoan khi cho rằng “Trong tương lai, tiền giấy sẽ trở thành vô giá trị bởi vì các Ngân hàng Trung ương ồ ạt in tiền. Nói cách khác, sức mua của tiền giấy sẽ sụt giảm nghiêm trọng”[4]. Trước xu thế trên, việc tăng mức dự trữ các tài sản thực sẽ bảo vệ được giá trị của tài sản khi tiền giấy mất giá; (2) Thứ hai, tài sản thực có khả năng tăng thêm giá trị trong dài hạn. Quan sát xu thế giá các tài sản thực trong nhiều năm thấy rằng, trong khoảng thời gian ngắn và trung hạn, giá của các tài sản thực thường lên xuống thất thường nhưng trong một khoảng thời gian dài, tầm 20 năm (tương đương với thời gian của Chiến lược/tầm nhìn quốc gia) thì giá của các tài sản thực luôn có xu hướng tăng. So với cách đây 20 năm, giá của vàng tăng 3,5 lần, bạc tăng 3,2 lần, dầu mỏ tăng 2,3 lần[5]. Như vậy, nếu chúng ta có một cơ cấu hợp lý giữa dự trữ tiền giấy (USD, EU,…) với dự trữ các tài sản thực thì không chỉ bảo vệ được giá trị tài sản khi tiền giấy mất giá mà còn có cơ hội tận dụng một cách hiệu quả xu thế tăng giá của tài sản thực trong dài hạn cũng như các biến động giá theo chu kỳ của tài sản thực trong ngắn hạn.

    2. Trong các tài sản thực, cân nhắc tăng tỷ trọng dự trữ bạc bởi bạc là kim loại có nhiều khả năng tăng giá nhất, có thể đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia trong dài hạn.

    Trong số các tài sản thực thì đa số các quốc gia, trong đó có Việt Nam chủ yếu tập trung vào dự trữ vàng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây có gợi ý là bạc sẽ có nhiều tiềm năng tăng giá nhất, có thể đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia trong dài hạn 20 đến 30 năm tới. Điều này được luận giải bởi các lý do sau: (i) Trữ lượng bạc thế giới nhỏ hơn trữ lượng vàng và nguy cơ cạn kiệt đang dần hiện hữu. Theo ước tính thì 95% lượng bạc tồn tại hiện nay đã được sử dụng[6] trong các ngành công nghiệp kỹ thuật cao như công nghiệp điện tử, máy tính, điện thoại di động, tivi, và các thiết bị truyền thông tối tân khác trong khi đó vàng lại được dùng chủ yếu cho trang sức 50% và dự trữ 40%, chỉ có 10% là cho sản xuất công nghiệp[7]; (ii) Trong quá khứ, ngoại trừ một số thời điểm giá vàng và bạc ngang nhau, còn phổ biến là giá vàng cao hơn giá bạc khoảng 14 lần nhưng hiện tại mức chênh lệch đã tăng lên tới 50 lần, cũng có nghĩa là giá bạc đang được thị trường định giá quá rẻ so với giá vàng và khả năng bạc sẽ tăng giá trong tương lai là rất lớn. Như vậy, tăng hợp lý tỷ trọng dự trữ bạc có thể đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia trong dài hạn khi bạc tăng giá.

    3. Một số kiến nghị thêm về dự trữ quốc gia

    - Thay đổi nhận thức về mục đích của dự trữ quốc gia theo hướng không chỉ coi “Dự trữ quốc gia là nguồn dự trữ chiến lược của Nhà nước nhằm chủ động đáp ứng những yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất bức thiết khác của Nhà nước”[8] mà còn là một khoản đầu tư của quốc gia có khả năng làm tăng thêm giá trị tài sản quốc gia, bởi về lâu dài các khoản dự trữ bằng tài sản thực luôn có xu hướng tăng giá.

    - Cần cân nhắc tổ chức, kiện toàn lại bộ máy dự trữ quốc gia theo hướng tập trung về một đầu mối. Hiện tại, Việt Nam đã có Tổng cục Dữ trữ Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý Nhà nước về dự trữ Nhà nước và chỉ trực tiếp quản lý một số loại hàng dự trữ được Chính phủ giao còn các loại hàng dự trữ khác lại phân tán ra cho nhiều Bộ chức năng quản lý, chẳng hạn như cà phê do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn xăng dầu lại do Bộ Công thương quản lý... Việc phân cấp quản lý dự trữ phân tán cho Bộ, ngành như hiện nay đang làm cho công tác quản lý dự trữ quốc gia phân tán, kém hiệu quả, kém trách nhiệm.

    - Ngày 28/12/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2091/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020. Đến nay, chiến lược này đã đến lúc phải rà soát lại cho phù hợp với quy mô và trình độ phát triển của nền kinh tế và ứng phó kịp thời, hiệu quả trước các biến động của nền kinh tế thế giới. Trước mắt, Tổ điều phối vĩ mô (Tổ 1317) cần bổ sung thêm vấn đề dự trữ quốc gia như là một nội dung của công tác phối hợp quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô.


    [1] Theo https://vi.wikipedia.org/dự trữ ngoại hối nhà nước

    [2] Theo https://cafef.vn/Thống đốc Lê Minh Hưng: NHNN đã mua vào 11 tỷ USD trong 9 tháng

    [3] Akira Lê “Tổng quan về QE (nới lỏng định lượng) và tác động của nó. Bài đăng trên trang Cfoviet.com ngày 7/11/2013.

    4Marc Faber: "Tất cả các loại tiền giấy sẽ sụt giá thảm hại". Bài đăng trên cafef.vn ngày 7/7/2016

    [5] Số liệu tính toán của Viện Chiến lược Phát triển

    [6] Robert T. Kiyosaki “Nâng cao chỉ số IQ tài chính” NXB Trẻ năm 2011

    [7] Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Vàng

    [8] Điều 1 Pháp lệnh về Dự trữ quốc gia của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 29tháng 04năm 2004
    FBV, Bill3, meiuhappy8 người khác thích bài này.
  3. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Hế nồ cả nhà! Hôm nay Hà Nội mưa và rét!
    Không vác máy ảnh đi lang thang được, mình đành bán bớt nửa số hàng trong tài khoản kiếm tý lãi, chờ TT ổn định mua lại vậy.
    He he he.
    P.S. Thanh khoản hơi thấp, số CP tăng giảm khá cân bằng, chứng tỏ có rất nhiều bác ngư ông đang chờ thủ lợi...he he he.
  4. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.813
    Bài viết hay lắm @magyar ! @};-@};-@};-
    Tôi không ngờ . Magyar đã ở tầm một nhà nghiên cứu kinh tế - chính qui - .
    Thêm vài tản mạn râu ria quanh vấn đề này .
    - Cùng với thời điểm Magyar viết bài này , tôi cũng vài lần nêu kiến nghị khá táo bạo , đại khái là: ... Các giải pháp cần thiết để tạo vốn ngân sách , thu mua và dự trữ dầu thô của VN chứ không xuất khẩu trong giai đoạn giá dầu liên tục nằm đáy ... ( Tôi nghĩ , ngay giai đoạn này , điều này vẫn còn nguyên giá trị . Nhà nước lấy gì để mua dầu thô của DN để dự trữ ? Đấy là : Đất công ; Đấy là IPO - kể cả bán CP giá rẻ - ( NN đừng có bày đặt e sợ CPH sẽ bán rẻ tài sản nhà nước ... Đông Âu đã từng có thời CPH giá tượng trưng ... cốt nhằm thay đổi cho bằng được cơ chế quản trị , cơ chế sở hữu cha chung ... để mưu cầu năng suất dài hạn trong tương lai ...). Và một số khoản thuế tiêu thụ đặc biệt . ( Chỉ 3 khoản này , đủ để XD kho tàng và mua trữ dầu thô SX tại VN ...)
    - Về dự trữ Bạc . Tôi rất tâm đắc và đồng nhìn nhận như Magyar . ( Bạc : Hiện tại , như một mã Cổ phiếu có giá trị , nhưng thanh khoản kém , ít NĐT quan tâm nên giá cả èo uột cách xa giá trị thật ... Ai gom được ... đến mức nào đấy ... nó phát sinh nhu cầu thực - thì tha hồ tăng giá !!! Hi hi... Vậy "Bạc" chính là những mã CP mà Vuthanhnguyen thường để ý hay sao dzậy trời !!!??? :)):)):))=))=))=)) )
    Last edited: 14/12/2017
  5. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Theo mình có mấy lý do làm các NĐT ngại giao dịch:
    1. Ngày mai lượng hàng giá rẻ bắt đáy hôm thứ 3 sẽ về TK
    2. ETF review.
    3. Thứ sáu liệu có tin củi lửa gì không?
    4. Đấu giá SAB hôm 18 (thứ hai), hôm nay mua thứ 3 mới về.
    5. Thứ 5 TT hay bị đạp mạnh.
    He he he.
  6. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    174.606
    Ui , chân nhân bất lộ tướng đây rùi ! @};-=D>
  7. vietinbanksc

    vietinbanksc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2017
    Đã được thích:
    113.000
    [​IMG]
    Binh Yen, Vuthanhnguyen, magyar2 người khác thích bài này.
  8. avengerinvestor

    avengerinvestor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2016
    Đã được thích:
    814
    dai han co FPT
  9. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Cám ơn lời mời của bác, nhưng mình không tin vào các dự báo nên xin phép không tham gia...he he he.
    --- Gộp bài viết, 14/12/2017, Bài cũ: 14/12/2017 ---
    FPT theo mình đang tốt đấy. Đợt trước đánh FPT cũng ăn được tý ti.
  10. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    Tks @vietinbanksc >:D< từ khi tham gia sinh hoạt trên f319 đến nay thì mình chưa từng có một lần dự báo điểm số Vnindex ... mình chỉ đang cố hiểu Nàng thị trường đang có những hành động gì mà thôi :(( nói gì đến việc dự đoán Nàng thị trường sẽ có những hành động gì :((

Chia sẻ trang này