Tản mạn cuối tuần "Qùa tăng cuộc sống" xin phép Mod

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Linhanbinh, 03/11/2012.

7148 người đang online, trong đó có 946 thành viên. 16:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 3419 lượt đọc và 32 bài trả lời
  1. songthan2009

    songthan2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2010
    Đã được thích:
    212
    Xúc động bài văn về ý nghĩa cuộc sống của học sinh lớp 10

    Trên mạng xã hội Facebook, bài văn của một học sinh lớp 10 chuyên Văn một trường chuyên ở Hà Nội về "một bài học ý nghĩa, sâu sắc mà cuộc sống đã tặng cho em" đang nhận được nhiều chia sẻ.

    Theo giới thiệu, bài văn được viết ngày 6/9/2006 và nhận điểm 9 với lời phê: "Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc cô cần nó nhất. Em đã thực sự thành công đấy. Mong em tiếp tục thành công".

    [​IMG] Dưới đây là nội dung bài viết: Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng, đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.
    Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.
    Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ, cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?
    Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”? 27 điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới 27,5? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.
    Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?
    Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá – học – của – một- người – cha.
    Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.
    Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.
    Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!
    Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công./.
  2. Linhanbinh

    Linhanbinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2009
    Đã được thích:
    2
    Anh và em lâu lắm rồi ko gặp. Hôm nào rỗi lên Hồ Tây cafe em nhé :-bd
  3. songthan2009

    songthan2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2010
    Đã được thích:
    212
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Hôm nào cuối tuần anh nhé,lên Hồ ngồi cafe ngắm thu luôn :-bd
    /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
  4. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503

    Thiên đường ở chính trong lòng ta,
    Địa ngục cũng do lòng ta mà có.​


    Cuộc sống ngắn ngủi lắm, và nó có được ngọt ngào hay không là tùy nơi ta.
  5. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Đừng dời nhà nữa anh nhé, khi nào xây đến một 100 tầng thì sẽ ngừng xây. Anh dời nhà liên tục làm em tìm vất vả quá ~X


    Khi bạn bắt đầu có tuổi, bạn sẽ thấy điều duy nhất mà bạn hối tiếc là những việc bạn đã không làm ~X
  6. Linhanbinh

    Linhanbinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2009
    Đã được thích:
    2
    PHỦI BỤI CHO TÂM HỒN

    Giận dữ, ghen tuông, tức tối... đều là những loại "bụi bẩn" làm hỏng căn phòng tâm hồn của bạn. Khư khư giữ lấy chúng chỉ càng làm cho cuộc sống của bạn âm u hơn mà thôi. Vì sao không đứng dậy, kéo rèm, "quét" rắc rối để tâm hồn bạn rạng rỡ trong những ngày mới.

    Phủi bụi cho tâm hồn – Có khó không?

    Câu trả lời là không khó lắm đâu. Mọi người thường có xu hướng ghi nhớ những điều xấu xí nhiều hơn là những chuyện tốt đẹp. 10 kỉ niệm vui không bằng một vết xước nhỏ trong tâm hồn. Nhưng như thế không có nghĩa là nỗi buồn có quyền được ngự trị mãi mãi trong tâm hồn bạn, tất nhiên là trừ khi bạn thật sự muốn thế. Còn nếu bạn muốn giải phóng trái tim khỏi những cái gai nhức nhối, hãy bắt đầu thu vén lại tâm hồn của mình ngay từ bây giờ.

    Cũng theo tiến sĩ Luskin thì tha thứ không có nghĩa rằng bạn buộc phải quên tất cả. “Tha thứ là cảm giác yên lành trong tâm hồn” – ông nói. Nếu bạn cứ nghĩ mình là nạn nhân, phải chịu đựng những bất công xấu xí, bạn có thể để tuột mất những cơ hội khác tươi đẹp hơn. Đó là chưa kể những phút bực dọc sẽ khiến bạn có những hành động chẳng mấy hay.

    Tha thứ - Vì chính bản thân bạn

    Nếu bạn thật sự yêu thương bản thân, hãy để cho những hờn giận, ghen ghét, đố kị… trôi khỏi bộ nhớ của mình. Não rất nhỏ. Tâm hồn cũng rất mỏng. Đừng bắt chúng phải chịu đựng nỗi đau lặp đi lặp lại. Khi bạn kể lể chuyện không vui cho một người nào đó, bạn buộc phải lặp lại tất cả từ đầu. Và vì mọi người đều có xu hướng lôi kéo sự ủng hộ về phía mình nên bạn sẽ phải kể thật chi tiết và chỉ cho ra điểm xấu xí của đối phương. Bạn sẽ thấy cáu giận hết lần này đến lần khác. Khi bạn cáu, não sẽ tự động sản xuất ra hoocmôn tạo stress.

    Bạn đang tự chào đón căng thẳng đến với mình.

    Cảm giác tha thứ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người. Cụ thể là những vấn đề về tim mạch, tiêu hóa và suy nhược cơ thể. Một cuộc nghiên cứu được tiến hành thế này. Các nhà khoa học chia đối tượng tham gia làm hai nhóm.

    Nhóm đầu tiên là những người lạc quan. Họ cho rằng cuộc sống rất đáng quý nên dẹp bỏ những cơn giận sang một bên để tận hưởng từng giây phút hạnh phúc. Nhóm thứ hai thì ngược lại. Trong mắt họ, những kinh nghiệm đau thương như một bức tường vô hình khiến họ lúc nào cũng thận trọng

    Kết quả cho thấy nhóm thứ nhất có sức khỏe tốt hơn và cũng yêu đời hơn. Nhóm thứ hai có chiều hướng dễ stress, hay căng thẳng và thường xuyên xuất hiện những dấu hiệu xấu của sức khỏe.

    Để mỗi ngày là một ngày vui

    Sẽ không có bất cứ một chuẩn mực nào của sự tha thứ. Cũng chẳng ai có thể bắt bạn phải quên đi chuyện a, phải làm chuyện b… dù điều đó rõ ràng là rất tốt cho bạn. Nhưng nếu bạn thật sự quan tâm đến chính mình, hãy tự tha thứ cho bản thân trước rồi bỏ qua những rắc rối. Quá khứ đã qua. Hiện tại và tượng lai mới là quan trọng. Và vì tha thứ là cảm giác yên bình. Tìm được sự bình yên trong tâm hồn, cuộc sống sẽ dịu dàng hơn rất nhiều…


    Chúc các bạn có những ngày nghỉ vui vẻ thoải mái bên những ngư[SIZE=4]ời t[SIZE=4]h[SIZE=4]ân[SIZE=4].[/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]
  7. Linhanbinh

    Linhanbinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2009
    Đã được thích:
    2
    Thư giãn thả lỏng tâm hồn làm việc tốt hơn và hiệu quả hơn rất nhiều em nhỉ [r2)]
  8. Linhanbinh

    Linhanbinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2009
    Đã được thích:
    2
    Chuẩn em à...[r2)]
  9. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    NGƯỜI CHA KỲ DIỆU

    "Mọi người đều cho rằng tôi không thể làm được gì, nhưng cha mẹ tôi không nghĩ thế, họ tin ở tôi, và chúng tôi đã chứng minh cho mọi người thấy rằng họ đã nhầm khi nghĩ như thế.”
    Đó là một câu chuyện khó tin, nhưng có thật: một người liệt toàn thân ngồi xe lăn nhưng có thể thi đấu đủ các môn, từ marathon đến ba môn phối hợp, và thậm chí cả những cuộc tranh tài thể thao khắc nghiệt vốn chỉ dành cho những vận động viên có sức khỏe siêu hạng.



    [​IMG] Anh luôn về đích và bỏ lại phía sau hơn một nửa số vận động viên khác trong cuộc đua. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ làm cho đám đông khán giả thán phục đến lặng người.
    Rick Hoyt đã từng cán đích 631 lần như thế trong suốt 20 năm qua, và hầu như anh luôn nằm trong nhóm năm mươi phần trăm những người về đầu, chưa kể đôi lần anh đoạt chức vô địch. Tuy nhiên, anh không bao giờ về đích một mình vì lúc nào cũng vậy, sát bên anh là người đồng đội chí cốt, Dick Hoyt, cha anh.
    Mọi người nói rằng những gì Dick làm được thật phi thường. Người ta thường nhìn thấy hình ảnh một người đàn ông trung niên vừa chạy vừa đẩy một người khác ngồi trong xe lăn, hoặc gò lưng đạp xe kéo theo một chiếc xe lăn lên dốc xuống đồi, hay vừa bơi vừa kéo một người khuyết tật cùng chinh phục 3 km đường đua xanh và còn nhiều chuyện hơn thế nữa. Gia đình Hoyt đã quen thuộc với những hình ảnh đó. Và, họ có thể biến những cái không thể thành có thể.
    Khi Rick chào đời năm 1962, các bác sĩ nói với Dick và Judy, cha mẹ anh, rằng đứa bé sẽ chẳng mang lại điều gì tốt đẹp cho họ ngoài sự đau buồn và khuyên họ nên gởi Rick vào trại trẻ mồ côi. Bị liệt toàn thân do bại não, Rick chỉ có thể sống đời sống thực vật. Có lẽ con trai họ không bao giờ có thể hòa nhập được với cộng đồng.
    Gia đình Hoyt bỏ ngoài tai lời khuyên của bác sĩ và đem con trai họ về North Reading, bang Massachusetts. Dick và Judy quyết định nuôi dưỡng con trai họ như mọi đứa trẻ bình thường khác. Vào thời đó, các chuyên gia không biết nhiều về chứng bại não và do đó họ cũng không chắc chắn lắm về tình trạng của Rick. Việc phải sống cùng với trẻ tàn tật là điều hầu như nằm ngoài mong đợi của hầu hết các bậc phụ huynh. Nhưng gia đình Hoyt là một ngoại lệ. Họ muốn chứng tỏ “tình trạng khuyết tật” thuần túy chỉ là một thử thách cần phải chinh phục, chứ không phải là những rào cản không thể vượt qua.
    Cách giao tiếp duy nhất với mọi người mà Rick có thể thực hiện là gật đầu để biểu lộ sự đồng tình hoặc lắc đầu chỉ sự phản đối. Các chuyên gia y tế bảo rằng anh không thể nói được. Gia đình Hoyt lại có niềm tin ngược lại và họ đã tặng 5.000 đô la cho trường Đại học Tufts để nghiên cứu thiết bị hỗ trợ giao tiếp dành cho người không có khả năng nói bình thường. Khi Rick 12 tuổi, thiết bị này đã sẵn sàng đưa vào thử nghiệm. Các kỹ sư của Đại học Tufts và cả gia đình Hoyt hồi hộp vây quanh Rick chờ đợi những câu nói đầu tiên của cậu. Rick dùng đầu để điều khiển công tắc điện và cuối cùng cũng lắp ghép được thành câu: “Giống con gấu quá!”.
    “Chúng tôi cùng bật cười trong hạnh phúc”, Dick nói, “bởi vì điều đó đã xác nhận những gì chúng tôi hằng tin tưởng - Rick có tư duy lành mạnh và tích cực - và cả óc khôi hài nữa.”
    Vì Rick sớm bộc lộ sự yêu thích thể thao, cả gia đình thường đưa cậu đi câu cá, đua thuyền, và thậm chí là leo núi bằng cách mang cậu sau lưng. Mọi người trong gia đình được dịp nhận biết khuynh hướng thích mạo hiểm, thử thách ở cậu, đồng thời thấy rõ một con người bình thường với một đầu óc bình thường, có những nhu cầu như mọi người khác - cả những niềm hy vọng và ao ước được mọi người tôn trọng - trong thân thể hầu như không cử động được của Rick.
    Thiết bị giao tiếp hỗ tương đóng vai trò then chốt giúp Rick bày tỏ ý tưởng cá nhân và những quan tâm của cậu cùng những thắc mắc thể hiện một tư chất thông minh. Tuy nhiên các trường học không dám nhận Rick bởi cậu không thể tự bước đi, không thể tự ăn uống hoặc mở miệng nói chuyện. Năm 14 tuổi, do khả năng ‘nói’ thông qua thiết bị hỗ trợ ngày càng phát triển và đạo luật mới nhằm đảm bảo cho mọi trẻ em đều được đến trường, cuối cùng Rick cũng được vào trung học, nơi có những trang thiết bị hỗ trợ đặc biệt có thể giúp cậu tự xoay xở trong mọi sinh hoạt. Chính trong quãng thời gian này, Rick cảm thấy yêu thích môn điền kinh.
    Vào năm 1977, khi Rick được 15 tuổi, tình cờ cậu nghe nói về cuộc thi marathon năm dặm sắp được tổ chức để quyên góp cho một sinh viên bị tai nạn xe hơi. Rick thổ lộ với cha ý muốn tham gia để giúp đỡ cậu sinh viên nọ. Thoạt tiên cha cậu rất bất ngờ với đề nghị của con mình. “Tôi nghĩ, mình đã bốn mươi tuổi và thỉnh thoảng mới chạy bộ chút ít nên không thể nói tôi là một vận động viên điền kinh nghiệp dư được. Điều làm tôi lo nhất là làm sao tôi có thể vừa chạy vừa đẩy Rick trên chiếc xe lăn của nó. Nhưng tôi biết đây là cơ hội có ý nghĩa vô cùng lớn đối với con trai tôi nên tôi bảo Rick: “Được rồi, chúng ta sẽ đăng ký!”.
    Sau khi cuộc đua kết thúc, Dick ê ẩm cả người và hầu như không thể nhấc nổi tay chân trong suốt hai tuần liền sau đó. Nhưng vào một đêm nọ, trong khi Dick đang xoa bóp những chỗ bị đau bằng thuốc Epsom thì Rick về đến nhà, cậu đưa ra một thông điệp làm thay đổi cả cuộc đời Dick: “Cha à, khi chạy cùng cha, con cảm thấy như mình không phải là người tàn tật gì cả”. Sau cùng thì Rick cũng đã tìm thấy điều có thể cho cậu cảm giác tự do bay bổng không gì sánh bằng. Lúc đó, Dick biết mình phải làm gì. Nếu Rick muốn trở thành vận động viên điền kinh và được thi đấu, Dick sẽ chắp đôi tay và đôi chân của mình để giúp con trai đạt được ước mơ. Nhưng để làm được như thế, Dick cần phải thiết kế lại một chiếc xe đẩy nhẹ hơn nhiều để giảm bớt sức nặng cho ông trên đường chạy.
    Hai năm sau đó, chiếc xe mới được hoàn tất vào tháng chín năm 1979, lúc Rick và cha mình đăng ký tham gia một giải đấu marathon chính thức lần đầu tiên, một cuộc đua năm dặm ở Springfield, Massachusetts. Họ về đích thứ 150 trong tổng số 300 vận động viên. Sau đó, họ thi đấu ở nhiều thành phố khác nhau vào mỗi cuối tuần. Một trong những cuộc đua đó là giải Marathon Boston, một giải đấu nổi tiếng thế giới với đường đua tiêu chuẩn, dài 42,175km. Rick và cha cậu đăng ký ở nhóm vận động viên ngồi xe lăn, nơi có những vận động viên nhiều kinh nghiệm thi đấu trước đó. Đơn đăng ký của Rick bị từ chối bởi Rick không thể đua một mình. Nhưng cả gia đình Hoyt không chịu bỏ cuộc. Họ âm thầm tham dự cuộc đua, họ thay phiên nhau chạy sau xe của Rick để đẩy cậu. Chẳng có nhà tài trợ hay thành viên nào trong ban tổ chức biết đến sự có mặt của họ, nhưng khán giả dọc đường đua trong thành phố thì ai cũng biết, và họ đã nhiệt liệt reo hò cổ vũ gia đình Hoyt cho tới khi họ về đến đích. Trong số 7.400 vận động viên tham gia, gia đình nhà Hoyt nằm trong nhóm chín mươi phần trăm những người về đầu. Đây là một trong những cuộc đua marathon đầu tiên ở Boston mà họ tham gia và về đến đích.
    Trong suốt những năm này, Rick cũng chứng tỏ mình còn hơn cả một vận động viên “đặc biệt”. Cậu lấy bằng tốt nghiệp của Đại học Boston và trở thành người khuyết tật bại não đầu tiên tốt nghiệp đại học.
    Năm 1984, Dick trở thành một vận động viên điền kinh nổi tiếng và được mời tham dự các cuộc thi ba môn phối hợp (bơi, đạp xe, chạy bộ). Đó vốn là cuộc thi dành cho những người có sức khỏe tốt và dẻo dai nhưng ban tổ chức muốn Dick tham gia, và chỉ mình ông mà thôi, không có Rick. Ông từ chối. Năm kế tiếp, họ lại đưa ra lời mời tương tự, nhưng một lần nữa ông lại từ chối nếu không có con trai của mình cùng tham gia. Dick nói với các nhà tổ chức, “Rick chính là lý do tôi tham gia các cuộc thi này; tôi không muốn thi đấu một mình. Rick là động lực thúc đẩy tôi. Hơn nữa, nếu không có Rick, tôi không biết phải làm gì với hai cánh tay của mình”.
    Sau cùng, ban tổ chức đồng ý để Rick tham gia nếu Dick có thể trang bị một thiết bị thi đấu an toàn cho cả hai. Dick cũng chẳng thèm bận tâm khi con trai mình không biết bơi, cũng chẳng biết đạp xe kể từ năm lên sáu tuổi. Sau những gì mà con trai ông đạt được, những khó khăn ấy chừng như chẳng đáng kể gì.
    Dick bắt đầu huấn luyện và thiết kế một thiết bị có thể giúp ông kéo Rick theo dưới nước cũng như trên bộ. Chiếc xe đạp nặng 29 kg, Rick 44 kg, và Dick 84 kg - tổng cộng 157 kg, cả khối lượng này sẽ lên đèo xuống dốc, vượt qua những rào cản thể chất và tinh thần một cách không ngừng nghỉ. Rick và Dick đã hoàn tất cuộc thi ba môn phối hợp lần đó và cả những lần khác mà họ từng tham dự, với thành tích nằm trong số năm mươi phần trăm những người về đầu.
    Trong suốt quá trình thi đấu, Dick nghiệm ra rằng “Không có gì không thể vượt qua nếu mọi người biết làm việc cùng nhau”. Dick đã nghĩ đúng. Hai cha con họ đã cùng nhau trải qua những cuộc đua nổi tiếng chỉ dành cho những người có sức khỏe tốt. Những cuộc đua mà mọi người chỉ riêng nghĩ làm sao để sống còn đã là một niềm hạnh phúc lớn - bơi một mạch 3,8 km, đạp xe 179 km và chạy 42 km đường trường. Rick đi học cả tuần, còn Dick thì tự luyện tập. Mỗi ngày ông bơi khoảng 3 km, chạy 13 km, và đạp xe từ 50 - 60 km cùng chiếc xe lăn thi đấu trong đó có khối bê tông 45 kg. Dick và con trai mình đã cùng thi đấu và về đích bốn cuộc thi ba môn phối hợp như thế.
    Họ cũng từng đạp xe từ Los Angeles tới Boston, với quãng đường 6.000 km trong suốt 45 ngày không nghỉ. Sau khi hoàn tất cuộc đua marathon Boston lần thứ 15, cuộc đua mà họ đã bị từ chối vào năm 1981 khi lần đầu tiên đăng ký tham gia, họ đã được tôn vinh như những Anh hùng của nước Mỹ nhân kỷ niệm lần thứ 100 môn marathon.
    Dick vẫn khăng khăng rằng chính con trai mình mới là vận động viên điền kinh, chứ không phải ông. “Tôi không biết phải giải thích thế nào, nhưng mỗi khi đứng đằng sau chiếc xe lăn của con trai, tôi cảm thấy lâng lâng khó tả. Rick là cỗ máy hoạt động của cả hai chúng tôi. Tôi cho Rick mượn thân thể mình, nhưng chính tinh thần của Rick mới là động cơ thúc đẩy chúng tôi tiến về phía trước.”
    Rick và Dick đã thi đấu cùng nhau suốt 20 năm và có thể nói, thứ hạng trong mỗi cuộc đua không quan trọng đối với họ. Nhưng vào những khoảnh khắc họ bước vào vạch xuất phát, mỗi cuộc đua đã là một chiến thắng vĩ đại đối với họ.

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
  10. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Tình yêu thầm lặng



    "Bố câm điếc ngay từ khi sinh ra và bố xin lỗi con vì điều đó. Bố không thể nói được như những ông bố khác. Nhưng bố muốn con biết rằng, bố yêu con bằng cả trái tim mình", lời người cha muốn nhắn nhủ tới cô con gái nhưng đã quá muộn...
    Vì có người bố bị câm điếc bẩm sinh nên cô gái thường xuyên trở thành mục tiêu trêu chọc của bạn bè ở trường. Từ việc phản kháng đến gây chuyện với các bạn, cô gái dần trở nên ác cảm với chính người bố của mình.
    Trong khi đó, dù không thể nghe, nói như một người bình thường được, ông cũng phần nào hiểu được nỗi buồn của cô con gái mình cho dù ông luôn quan tâm, động viên, cố gắng làm con vui hơn trong mỗi bữa ăn của hai người.
    Với tất cả tình yêu thương của một người cha, ông đã âm thầm chuẩn bị chiếc bánh mừng sinh nhật con gái và cùng với đó là những tâm sự ông muốn nhắn nhủ.
    "Bố câm điếc ngay từ khi sinh ra và bố xin lỗi con vì điều đó. Bố không thể nói được như những ông bố khác. Nhưng bố muốn con biết rằng, bố yêu con bằng cả trái tim mình". Đáng tiếc, lời nhắn nhủ đó của ông mãi mãi không được cô con gái biết đến.
    Vì sự muộn phiền và áp lực không thể vượt qua, cô đã tự tử đúng ngày sinh nhật của mình. Trong cơn tuyệt vọng, người bố bế thốc con tới bệnh viện, cầu xin các bác sĩ cứu sống cô con gái bé bỏng của mình dù có hết sạch tiền hay phải bán nhà với một hy vọng: "Con gái tôi, nó không thể chết".
    Và cô con gái đã được cứu sống bằng những giọt máu và chính tính mạng của chính ông. Đến lúc này, cô con gái chỉ còn biết nắm tay cha và khóc...
    Đoạn clip trên có tên tiếng Anh "Silence of love" dù là đoạn quảng cáo thương mại của một hãng bảo hiểm Thái Lan nhưng chỉ ít ngày đăng tải trên youtube, hơn 600.000 lượt truy cập cùng hàng nghìn bình luận về tình yêu thương mà người cha dành trọn cho cô con gái.
    Bên cạnh thông điệp "Không có người cha hoàn hảo, mà chỉ có người cha luôn dành yêu thương hoàn hảo nhất cho những đứa con của mình", đó còn là lời nhắn nhủ tới các bạn trẻ biết gạt qua chút ích kỷ cá nhân để quan tâm hơn tới cha mẹ, gia đình và những người xung quanh...

Chia sẻ trang này