Tản mạn: Sự sụp đổ của đế chế kinh tế Âu - Mỹ P2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lamnguyenphu, 05/09/2020.

7133 người đang online, trong đó có 1008 thành viên. 14:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 847795 lượt đọc và 5898 bài trả lời
  1. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    212.540
    Chủ yếu chém gió cho vui mồm thôi Ms Quyên.
    Lâu rồi, tôi còn không dám đánh giá hay nhận xét người xung quanh luôn, chứ không nói tới TT Mỹ thì thôi rồi lượm ơi.

    Nhưng, đã làm ngôi sao hay chính khách thì phải chấp nhận và thực ra họ cũng thích đám đông bình phẩm họ mà.

    Ps: Tôi trùng suy nghĩ như Ms Quyên về Trumpt và nước Mỹ.
    Do_Quyen thích bài này.
  2. Do_Quyen

    Do_Quyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2020
    Đã được thích:
    129.107
    Chữ “kinh tế” thì ok
    Nhưng “làm kinh tế” thì nghe hơi dân dã ha
    :-B:-B
    Cá nhân tui ko bao giờ lăn tăn về đường lối và lý tưởng xhcn, cái tui thấy ko ổn chính là biện pháp thực hiện, tức vai trò quản lý nhà nước và vấn đề sử dụng nguồn nhân lực cụ ợ
    DuduconxanhVothuong623 thích bài này.
  3. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    212.540
    Hiện nay, loài người vẫn chưa có tư thế sinh hoạt TD nào để đẻ ra con người mà khi họ được giao quyền lực phân phối việc làm, thực phẩm mà không bị tha hoá hay nhẹ nhất là trong đầu nảy sinh tư tưởng "ban phát" và từ đó thấy oai oách và tư lợi hoặc duy tình.

    Chính vì vậy mới cần tam quyền phân lập và thêm media gọi là quyền lực thứ 4.
    Do_Quyen thích bài này.
  4. Do_Quyen

    Do_Quyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2020
    Đã được thích:
    129.107
    Hic hic, chua chua là, bác Già...
    Nhưng đúng là sự tha hoá của quyền lực là bệnh trầm kha của xã hội xhcn, hình như bên LX có cuốn sách về vấn đề này, rất cay đắng bác hè b-)b-)
    giavanchuakhonVothuong623 thích bài này.
  5. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643

    a.2. Tổ chức nền kinh tế xã hội hóa sản xuất - kinh doanh

    Nền kinh tế xã hội hóa là nền kinh tế không còn kinh tế cá nhân, không còn kinh tế nhỏ lẻ. Để làm được điều này cần 3 nhóm giải pháp chính hợp lý với hoàn cảnh:

    + Nghiên cứu lại cụ thể những lĩnh vực kinh tế an ninh quốc gia mà nhà nước cần kiểm soát để đảm bảo ổn định xã hội, an ninh. Doanh nghiệp nào nhà nước cần nắm giữ 100% hoặc trên 65% như năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, thông tin truyền thông, công nghệ…còn lại những doanh nghiệp khác thoái vốn hết. Tuy nhiên, không bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Giải pháp bán vốn sẽ trình bày phía sau.

    + Chuyển hết toàn bộ công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh… về công ty cổ phần. Nhà nước chỉ xây dựng quản lý 1 loại hình doanh nghiệp kinh tế là công ty cổ phần.

    + Luật hóa và thành lập thêm 1 loại hình doanh nghiệp mới đó là: Doanh nghiệp cổ phần hợp tác xã.

    Nội dung:

    - Quy tập tất cả mọi loại hình kinh tế nhỏ lẻ khác vào doanh nghiệp này như: Kinh tế cá nhân, kinh tế gia đình, buôn bán nhỏ lẻ, sản xuất nhỏ lẻ… của 1 khu vực

    - Doanh nghiệp này không phải là doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh mà là tổ chức xã hội có chức năng quản lý, kiểm soát các thành viên kinh doanh

    - Quản lý: Các thành viên sản xuất kinh doanh tại khu vực và các nhiệm vụ quản lý khác

    - Kiểm soát: Nhiệm vụ chính là kiểm soát kết quả lao động tức doanh thu, chi phí hay cụ thể hơn là nộp thuế và các nhiệm vụ khác.

    - Nhân sự của doanh nghiệp này do đại hội đồng thành viên bầu ra và do các thành viên trả thù lao

    Mục đích: Đưa hết các thành phần kinh tế vào trong vòng kiểm soát. Bất kỳ cá nhân nào không đăng ký kinh doanh trong hợp tác xã đều là kinh doanh vi phạm pháp luật. Các đơn vị kinh tế trong hợp tác xã vẫn được tự do kinh doanh như bình thường, theo khả năng và nhu cầu của họ.

    Như vậy, với các công cụ kiểm soát, toàn bộ nền kinh tế đã nằm trong vòng pháp luật. Không còn kinh tế ngầm, đồng thời khi triển khai thu thuế để phân chia m sẽ triệt để.

    b. Thúc đẩy và thực hiện toàn dân làm chủ nền kinh tế xã hội hóa

    Như vậy, nền kinh tế lúc này chỉ còn 3 loại hình doanh nghiệp chính:

    + Doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát trong các lĩnh vực an ninh trọng yếu

    + Doanh nghiệp cổ phần (chính – chủ đạo)

    + Doanh nghiệp hợp tác xã

    Có 2 nhóm giải pháp chính để toàn dân làm chủ nền kinh tế xã hội hóa ở thực tiễn đó là:

    + Cần tổ chức lại một thị trường vốn xã hội hóa và đưa tất cả các doanh nghiệp cổ phần niêm yết cổ phần trên thị trường chứng khoán.

    + Thu hút và thúc đẩy toàn dân mua và nắm giữ cổ phần doanh nghiệp trên thị trường vốn

    Để thực hiện được 2 nhóm giải pháp chính trên cần thực hiện 5 nhóm giải pháp chính phía dưới:

    + Tạo cơ chế và định hình 1 thị trường chứng khoán có sự quản lý tuyệt đối từ nhà nước

    + Doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải tuyệt đối tuân thủ quản lý của nhà nước.

    + Đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư nhỏ lẻ và phải đảm bảo thị trường chứng khoán là 1 kênh đầu tư an toàn có hệ số rủi ro thấp, ít nhất xếp sau kênh gửi tiết kiệm

    + Thành lập thêm nhiều quỹ quản lý để tập trung định hướng các nhà đầu tư cá nhân không chuyên đầu tư vào các chứng chỉ quỹ do các quỹ phát hành.

    + Cơ chế phân phối lại m ngẫu nhiên toàn dân (cá nhân) sẽ thực hiện chính ở thị trường chứng khoán nên cần có những giải pháp, quy định cụ thể lại về: Hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban lãnh đạo, ban kiểm soát doanh nghiệp và nguyên tắc phân phối, tăng vốn của doanh nghiệp.
    Duduconxanh, vtn2012Do_Quyen thích bài này.
  6. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643
    c. Thực hiện vai trò phân phối kết quả lao động của nhà nước

    Khi tổ chức mô hình kinh tế xã hội hóa phía trên nhà nước đã đưa mọi thành phần kinh tế vào vòng kiểm soát (pháp luật). Như vậy, để phân phối kết quả lao động cần 3 nhóm giải pháp chính để phân phối cho cá nhân và thị trường.

    c.1 Phân phối cho thị trường và thuế phí quản lý nhà nước

    Nhà nước xác định và cơ cấu lại toàn bộ các loại thuế phí, chỉ duy trì 1 số loại thuế phí sau:

    + Thuế VAT khuyến nghị 5% đồng nhất

    + Thuế trao đổi tài sản khác mà không thuộc phạm vi phải nộp thuế VAT ở các mức hợp lý (0.1-2%)

    +Thuế thu nhập doanh nghiệp cổ phần khuyến nghị đồng nhất 10%

    +Thuế xuất nhập khẩu: Trên cơ sở hợp lý

    + Thuế tiêu thụ đặc biệt và môi trường: Trên cơ sở hợp lý

    + Phí sử dụng dịch vụ công: Trên cơ sở hợp lý

    + Thuế cho thuê tài nguyên thiên nhiên: Tính toán lại trên cơ sở hợp lý

    + Thuế thu nhập cá nhân

    + Lợi nhuận từ các doanh nghiệp nhà nước

    + Phí sử dụng dịch vụ công cộng từ nguồn đầu tư phát triển

    + Nhà nước trên cơ sở ủy ban quản lý vốn nhà nước thành lập ủy ban vốn đầu tư quốc gia

    Nhiệm vụ của ủy ban vốn đầu tư quốc gia: Đầu tư tài chính ổn định thị trường chứng khoán (đây là nhiệm vụ ổn định nền kinh tế và phân phối ngẫu nhiên m cho toàn dân) và nhiệm vụ đầu tư tài chính ngược trở lại quốc tế cùng các nhiệm vụ đầu tư tài chính khác.

    Nguồn vốn của ủy ban vốn đầu tư quốc gia được lấy từ toàn bộ tiền thoái vốn quyết liệt, triệt để từ các doanh nghiệp có vốn nhà nước ở mọi cấp (không thuộc lĩnh vực nhà nước cần nắm giữ chi phối).

    Khi bán cho nhà đầu tư nội địa, thông qua ngân hàng thương mại làm trung gian đảm bảo, nhà đầu tư đội địa thế chấp chính 1 phần cổ phần mua của nhà nước để vay luôn ngân hàng để trả tiền mua lại chính cổ phần của nhà nước, tiền được chuyển về ủy ban vốn đầu tư quốc gia và ủy ban lại cho chính ngân hàng vay. (Như vậy, lúc này nhà nước không phải quản lý doanh nghiệp nhưng lại thu về lợi nhuận từ đầu tư)

    +Ngân hàng nhà nước cho ngân hàng thương mại vay (chính). Theo mô hình, ngân hàng nhà nước phải là nơi bơm tiền cho nền kinh tế thông qua ngân hàng thương mại và thu về lãi suất (1 phần giá trị thặng dư)

    Trên cơ sở cơ cấu tài khóa, nhà nước cần sử dụng từ 25-30% ngân sách hàng năm dùng để chi đầu tư phát triển và an sinh xã hội.


    c.2. Phân phối cho cá nhân và phúc lợi cá nhân

    Doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ:

    + Trả tiền công và phúc lợi theo quy định của doanh nghiệp, pháp luật và theo thỏa thuận với người lao động

    + Đóng quỹ bảo hiểm xã hội, các quỹ bảo hiểm người lao động khác theo quy đinh

    + Đóng quỹ công đoàn

    Nhà nước tái cơ cấu và luật hóa lại luật công đoàn để xác định chính xác vai trò quan trọng, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của công đoàn. Đảng Cộng Sản là tổ chức chính trị của toàn dân tộc Việt Nam thì Công đoàn là 1 tổ chức xã hội của đoàn công nhân (người lao động) Việt Nam. Công đoàn cơ sở phải phát huy được vai trò người đại diện quyền lợi và bảo vệ quyền lợi cho người lao động tại cơ sở. Doanh nghiệp phải đóng quỹ công đoàn vào tài khoản riêng của công đoàn, đây là khoản nghĩa vụ bắt buộc. Công đoàn sẽ phân bổ 1 tỷ lệ nhất định dựa trên số tiền doanh nghiệp đóng ngược trở lại cho công đoàn cơ sở hoạt động độc lập, thường xuyên. Công đoàn cơ sở bầu ban chấp hành công đoàn độc lập với ý chí của lãnh đạo doanh nghiệp, được hưởng lương trực tiếp từ ngân quỹ công đoàn. Chủ tịch công đoàn cơ sở là người chuyên trách nhưng làm việc tại doanh nghiệp, doanh nghiệp phải sắp xếp vị trí làm việc cho ban chấp hành công đoàn. Những vấn đề liên quan đến quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp phải có sự tham gia, giám sát của ban chấp hành công đoàn như: Các khoản bảo hiểm lao động, các chế độ làm việc, các phúc lợi, các xử lý, kỷ luật lao động…

    + Lợi nhuận sau thuế hàng năm của doanh nghiệp (sau trích lập các quỹ của doanh nghiệp theo luật định) phải chia cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông. Doanh nghiệp không được chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn. Sau đại hội cổ đông, phải có thời hạn cụ thể để doanh nghiệp chốt sổ chia cổ tức.

    Nhà nước sẽ thu 5% thuế thu nhập cá nhân khi doanh nghiệp chia cổ tức và doanh nghiệp phải nộp thẳng vào tài khoản nhà nước, 95% còn lại doanh nghiệp chuyển cho cổ đông theo tỷ lệ cổ phần

    + Doanh nghiệp muốn có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh ngoài vay ngân hàng và các định chế tài chính được phép hoạt động có thể huy động từ thị trường chứng khoán bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu. Doanh nghiệp không được tăng vốn cho cổ đông hiện hữu hay cổ đông riêng lẻ hay phát hành bằng thỏa thuận. Doanh nghiệp bắt buộc phải phân phối cổ phần tăng thêm bằng giao dịch khớp lệnh trên sàn giao dịch chứng khoán bởi thành viên thị trường chứng khoán được phép phân phối. Doanh nghiệp công bố tăng vốn trước 30 ngày và chỉ được phân phối trong thời hạn 30 ngày là chốt sổ. Một năm doanh nghiệp chỉ được tăng vốn tối đa 1 lần. Doanh nghiệp chỉ được tăng vốn khi giá trung bình 30 ngày trước ngày tăng vốn phải cao hơn hoặc bằng giá trung bình 30 ngày sau lần tăng vốn trước liền kề.

    + Quỹ công đoàn, quỹ bảo hiểm xã hội, các quỹ xã hội khác đều được khuyến khích đầu tư vào thị trường chứng khoán theo quy định. Người đứng đầu quỹ này có trách nhiệm đảm bảo vốn đầu tư không bị mất. Nếu quản lý lỗ phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc phải khắc phục 100% hậu quả.
    chienthangchinhminh, Do_Quyenvtn2012 thích bài này.
  7. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643
    d. Thực hiện vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước

    Để thực hiện được mô hình kinh tế phía trên, nhà nước cần phải điều chỉnh lại phương pháp quản lý vĩ mô bằng 1 số nhóm giải pháp sau:

    d.1 Chính sách tiền tệ

    Ban hành lãi suất cơ bản là lãi suất cơ sở để ngân hàng thương mại huy động vốn. Lãi suất cơ bản này nên ở mức 3-3.5% . Đây là lãi suất vĩ mô của nhà nước Việt Nam, nên cần ổn định trong dài hạn, xuyên suốt. Chỉ thay đổi nhỏ khi rơi vào những trường hợp bắt buộc.

    + Ủy ban vốn đầu tư quốc gia thông qua ngân hàng nhà nước cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất cơ bản

    + Ngân hàng thương mại chỉ được huy động vốn từ dân, doanh nghiệp với lãi suất 0%. Cố định.

    + Ngân hàng nhà nước chỉ định ngân hàng 100% vốn nhà nước ( ví dụ ngân hàng chính sách xã hội) thu hút và nhận tiền gửi từ dân, doanh nghiệp (với chủ đề dân gửi tiết kiệm vào nhà nước). Lãi suất thấp hơn lãi suất cơ bản (linh hoạt từng thời kỳ)

    + Ngân hàng thương mại có nhu cầu vốn thì cần vay nhà nước thông qua hoặc ủy ban quản lý vốn quốc gia hoặc bán trái phiếu cho ngân hàng nhà nước (dài hạn) hoặc vay ngân hàng nhà nước (ngắn hạn)… với lãi suất cơ bản.

    + Lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại cần có 1 trần nhất định. Ví dụ 1.5 lần lãi suất cơ bản.

    Ngân hàng nhà nước điều hành vĩ mô tiền tệ, cung tiền, các chỉ số lạm phát, tỷ giá thông qua công cụ: Điều chỉnh lãi suất huy động từ dân gửi vào ngân hàng nhà nước và phát hành trái phiếu kho bạc hoặc chấp thuận, không chấp thuận cho ngân hàng thương mại vay.

    Về lạm phát: Người viết đã chứng minh lạm phát sinh ra trong quan hệ tăng trưởng GDP, phân chia m và lãi suất, nó không liên quan cung tiền bởi chỉ cần nền kinh tế có đầu ra, đầu vào và vận động theo đúng quy luật khách quan thì lạm phát luôn được kiểm soát theo ý muốn. Với mô hình đang xây dựng, đầu ra là cung tiền của nhà nước, đầu vào chính là kênh thị trường chứng khoán và được điều tiết thông qua công quản lý kể cả can thiệp của ủy ban vốn đầu tư quốc gia và ngân hàng nhà nước. Đây là nguyên lý dòng chảy, tiền bơm ra từ ngân hàng nhà nước (hiện tượng cung tiền cho ngân hàng thương mại vay), sau 1 vòng ở nền kinh tế lại trở về ngân hàng nhà nước (dự trữ bởi quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán và hút ra bởi ủy ban vốn đầu tư nhà nước)

    Về tỷ giá: Khi những điều hành trên có tác dụng, tỷ giá vnd/usd sẽ tuân theo xu hướng giảm dần, có nghĩa giá trị đồng tiền vnđ sẽ tăng lên. Trong 1 thời điểm nhất định khi cần hỗn hợp các biện pháp quản lý, việc can thiệp hạ tỷ giá sẽ giúp hỗ trợ các biện pháp điều hành vĩ mô như đã nêu trên.
    Do_Quyenvtn2012 thích bài này.
  8. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643
    d.2 Chính sách giải pháp quản lý và phân phối kết quả lao động đối với doanh nghiệp hợp tác xã

    Doanh nghiệp hợp tác xã có nhiệm vụ chính là quy tập các thành phần kinh tế nhỏ lẻ vào 1 đơn vị sự nghiệp lớn để đơn vị lớn này làm nhiệm vụ quản lý giúp nhà nước về mặt kinh tế.

    Doanh nghiệp hợp tác phải có nhiệm vụ sau:

    + Kê khai nộp thuế môn bài của mỗi thành viên theo các mức quy định

    + Xuất nhập hóa đơn VAT cho các thành viên

    + Báo cáo thuế, tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh cho các thành viên

    + Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nhiệm vụ trên.

    Mỗi thành viên tùy vào lĩnh vực khác biệt có 1 mức doanh thu cụ thể được miễn thuế thu nhập. Tuy nhiên, vượt quá mức miễn thì căn cứ vào doanh thu thành viên này có thể lựa chọn nộp thuế theo hình thức thuế thu nhập hoặc thuế doanh thu (tỷ lệ thu theo quy định hợp lý). Nếu tiếp tục vượt qua 1 mức doanh thu (theo từng lĩnh vực) thì thành viên này bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp cổ phần.

    Các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và 1 phần doanh nghiệp vừa theo 1 mức doanh thu của từng lĩnh vực khi cơ cấu để thành doanh nghiệp cổ phần (bắt buộc niêm yết trên thị trường chứng khoán) nếu chưa đạt thì phải vào doanh nghiệp hợp tác.


    d.3 Chính sách xã hội hóa thị trường chứng khoán
    SOK, vtn2012Do_Quyen thích bài này.
  9. Do_Quyen

    Do_Quyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2020
    Đã được thích:
    129.107
    Ba nhóm doanh nghiệp rất ok :-bd
    Nhưng quản lý ttck bằng nhà nước hành chính thì ko ok đâu, khi nào tui kiếm đủ xèng và rời bỏ TT thì mới thực hiện nhé
    Nhưng kinh tế ngầm ko hết được đâu: tín dụng đen, giải trí đen, xã hội đen..., hết sao được Cụ ơi
    Thôi tui đi ngủ đây, G9 cụ nha (:|
    Mai tui đọc tiếp nhé, mấy cái xã hội hoá giáo dục và y tế là rất phức tạp nhé, an sinh xã hội của cnxh hoá ra lại ko hay bằng cntb đâu (:|
    Ps: cụ cóp pết nhanh khiếp nhỉ, hihi, G9 again
    Duduconxanh, Vothuong623giavanchuakhon thích bài này.
  10. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    212.540
    Ôi, Ms Quyên
    Tôi đã nói rõ là loài người cơ mà.
    Không nói riêng xhcn hay vn đâu.
    Từ giờ, nếu nói cái xấu hay cái tốt của con người hay đất nước nào thì đó là của loài người và tất cả mọi vùng đất không cụ thế xhcn hay tbcn.
    ngocdt3Do_Quyen thích bài này.

Chia sẻ trang này