1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tản mạn: Sự sụp đổ của đế chế kinh tế Âu - Mỹ P2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lamnguyenphu, 05/09/2020.

4949 người đang online, trong đó có 384 thành viên. 13:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 849176 lượt đọc và 5898 bài trả lời
  1. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643
    Chương 0: Các định nghĩa và khái niệm được dùng trong cuốn sổ tay

    19/ Áp lực bán: Được hiểu là lượng tiền có thể được rút ra khỏi cổ phiếu khi cổ phiếu tăng giá.

    20/ Áp lực mua: Được hiểu là lượng tiền có thể được đưa vào cổ phiếu khi cổ phiếu giảm giá.

    Tính toán ví dụ cho khái niệm 19, 20: Cổ phiếu X có số lượng niêm yết là A triệu cổ, có tỷ lệ tự do giao dịch là 40%A (0.4A). Cổ phiếu đang có giá tham chiếu m (1000 vnd). Tại phiên T có thanh khoản t triệu cổ. Giá giao dịch trung bình c. (Ví dụ 1)

    Giá tăng n% (giá đóng phiên)

    Vậy áp lực bán phiên T là k như sau:

    k = (0.4A - t)*(m*n)

    k rất quan trọng để tính toán đà tăng giá, giảm giá và đỉnh giá tăng, đáy giá giảm của cổ phiếu.


    Cũng dữ kiện như trên, nhưng cổ phiếu giảm n% thì áp lực mua cũng được tính như sau:

    k = (0.4A - t)*(m*n)


    21/ Lực đẩy: Được hiểu là lượng tiền đưa vào cổ phiếu để đẩy giá cổ phiếu tăng.

    22/ Lực rút: Được hiểu là lượng tiền rút ra khỏi cổ phiếu làm giá cổ phiếu giảm.

    Tính toán ví dụ cho 21, 22: Cũng dữ kiện của ví dụ trên (ví dụ 1)

    Gọi Z là kết quả của tính toán sau:

    Z = [(m+m*n) - c]*t

    Z rất quan trong để biết trạng thái của cổ phiếu tại 1 thời điểm.

    Z dương tức cổ phiếu đang được mua vào.
    Z âm tức cổ phiếu đang được bán ra.


    23/ Tham số của định luật thứ hai: Là một tham số dùng để tính toán định luật thứ 2 chứng khoán (sẽ được nêu cụ thể ở các chương sau)

    V là tỷ lệ của k và z ta có V = k/z

    Vậy V chính là số ngày giao dịch cơ bản để hấp thu hết áp lực bán hoặc áp lực mua.

    Tại các chương sau, khi phát biểu và tính toán định luật 2 thì t được hiệu chỉnh về thanh khoản trung bình cơ sở.


    (8)
    gacvuon, giavanchuakhon, Tamii16 người khác thích bài này.
    windygemini đã loan bài này
  2. Do_Quyen

    Do_Quyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2020
    Đã được thích:
    133.374
    Tui xin trích lại ở đây một ý kiến của cụ chủ pic @Vothuong623

    “Tôi nghĩ rằng: Cuộc sống này, với mỗi con người cụ thể khi đứng trước bất cứ sự vật sự việc nào xảy đến với bản thân thì cần phải suy xét thật kỹ, thông hiểu vấn đề, nhìn xa trông rộng, suy xét sâu xa, lượng hóa mọi khả năng, dự báo mọi kết quả, sẵn sàng mọi rủi ro.... tất cả những cái này cần 1 quá trình tư duy và suy nghĩ phức tạp trong đầu. Tuy nhiên, khi hành động (hay còn gọi là phản ứng ngược lại môi trường) thì cần giản đơn, làm từ nhỏ đến lớn, làm từ dễ đến khó... không làm theo suy nghĩ phức tạp mà chọn cái giản đơn mà làm ... Điều này sẽ làm cho việc lớn trở thành nhỏ dần và việc nhỏ được giải quyết. Quan trọng hóa vấn đề là ở trong đầu còn giải quyết vấn đề là làm nhỏ nó đi. Suy nghĩ được vấn đề quan trọng thế nào là ở trong đầu còn khi làm thì phải biến nó thành cái giản đơn mà làm. Như vậy, rất dễ để hoàn thành công việc. . Khi biết được sự phức tạp và quan trọng của vấn đề mà chọn được cách giản đơn nhất để giải quyết tức là ta đang nâng cao hiệu suất lao động

    Ttck cũng vậy....”

    Vậy nên:
    -hiểu vấn đề càng cặn kẽ càng tốt và ko có vấn đề nào mà soi bằng lăng kính khoa học lại đơn giản cả
    -giải quyết vấn đề (hành động) thì càng đơn giản càng tốt, từ nhiều việc đơn giản sẽ hoàn thành được mọi nhiệm vụ khó khăn hay phức tạp
    :-P:-P
    gacvuon, Tamii, tramnguyen1236 người khác thích bài này.
  3. thaonguyen93

    thaonguyen93 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2018
    Đã được thích:
    348
    cảm ơn bác rất nhiều
    Tôi cũng đang ngóng chờ từng phần sách của bác đây =D>=D>=D>
    Vothuong623pndstock thích bài này.
  4. stocker_healer

    stocker_healer Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2020
    Đã được thích:
    2.973
    Bác Thường viết hay quá, cảm ơn bác rất nhiều. Có điều món rang lạc khó quá, e làm theo không được :)
    Vothuong623pndstock thích bài này.
  5. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643

    Khi tôi viết hết cuốn sổ tay, nhiều người sẽ hiểu, rang lạc thực ra là 1 việc rất dễ. Căn bản trước giờ mọi người chưa rõ rang lạc là gì nên có phần thấy khó thực hiện đúng thôi. :D
  6. tuantt11

    tuantt11 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/10/2020
    Đã được thích:
    68
    Hóng sách của bác!
    Vothuong623 thích bài này.
  7. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643
    Hôm nay, 28/11/2020, kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Ph.Ăng ghen - người xuất bản học thuyết Mác.

    Ph.Ăng ghen đã không ghi tên ông vào bìa cuốn sách nhưng ông không phải là 1 nhà biên tập thuần túy. Nói đến Mác tức là nói đến Ăng ghen và ngược lại.

    Karl Marx đã đứng tên viết nên học thuyết kinh tế kinh điển giá trị thặng dư của hình thái kinh tế tư bản. Tôi cũng sắp "đú" theo, giới thiệu học thuyết kinh tế giá trị niềm tin của hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa. Nó được giới thiệu tại Chương I: Kinh tế - chính trị của cuốn sách Sổ tay chứng khoán cho mọi người.
  8. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643


    SỔ TAY CHỨNG KHOÁN CHO MỌI NGƯỜI

    Chương 0: Các định nghĩa và khái niệm được dùng trong cuốn sổ tay


    24/ Giá trị (viết độc lập): Được hiểu là một định lượng vật chất cho một đối tượng có thể đong đếm ngang giá bằng tiền.

    25/ Giá: Được hiểu là một mức định lượng bằng tiền của một đối tượng khi mang vào thị trường.

    26/ Kinh tế thị trường: Được hiểu là học thuyết kinh tế thị trường kiểu Mỹ với cung cầu là yếu tố cơ bản.

    27/ Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là: Nền kinh tế dựa trên cung cầu nhưng phủ nhận vai trò quyết định của tư bản

    28/ Tư bản được hiểu là: Tài sản thuộc sở hữu tư nhân được đưa vào sản xuất kinh doanh dưới hình thức sở hữu tư nhân.

    29/ Thế giới chủ quan: Được hiểu là cái ở trong đầu mỗi cá nhân. Được hình thành bởi 4 yếu tố cơ bản: Tri thức (sự hiểu biết về thế giới (triết học)), lý trí, niềm tin, tình cảm (cảm xúc)

    30/ Chính trị được hiểu là: Các hoạt động lãnh đạo các cá nhân trong xã hội trên phương diện toàn thể các mặt của xã hội để thực hiện một cương lĩnh nào đó.


    (9)
  9. Duduconxanh

    Duduconxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2017
    Đã được thích:
    43.012
    =D>=D>>:D:D<@};-@};-. Ý tại ngôn ngoại.
    Chỉ có thể biểu đạt icon là chưa đủ. Thank bác @Vothuong623
  10. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643
    SỔ TAY CHỨNG KHOÁN CHO MỌI NGƯỜI

    PHẦN I
    CHƯƠNG I: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

    I.1. Giới thiệu

    Hẳn ai cũng rõ, khi nhắc đến kinh tế, ta thường hiểu nó là một chuỗi các hoạt động của con người bao gồm lao động tạo ra của cải vật chất còn thường được gọi là hàng hoá, lưu thông, trao đổi còn thường được gọi là mua bán và sử dụng hàng hoá còn thường được gọi là tiêu dùng - Đây có thể gọi là tứ trụ kinh tế.

    Như vậy, hoạt động kinh tế là một hoạt động cơ bản của con người trong tự nhiên và xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của con người.

    Như vậy, hoạt động kinh tế rõ ràng là một vận động thực tế của thế giới (triết học). Hoạt động kinh tế không thể và không thể nào diễn ra trong thế giới chủ quan, không thể nào diễn ra trong trí tưởng tượng của con người.

    Chúng sẽ làm rõ một vài ý trên bằng những cách hiểu đơn giản như sau:

    Con người nói chung hay cá nhân nói riêng từ khi sinh ra trên thế giới đã hình thành 2 phạm vi hay khía cạnh. Một phạm vi được hiểu là nội tại, cái bên trong cá nhân, cái "thuộc về" cá nhân hay còn gọi là chủ quan, một phạm vi được hiểu là cái bên ngoài, còn gọi là môi trường hay hoàn cảnh.

    Con người hay cá nhân có những tương tác với hoàn cảnh. Tương tác này, chưa bàn đến do ý muốn chủ quan hay quy luật khách quan nhưng có một sự thật hiện hữu đó là: Con người luôn luôn hoạt động (hành động) kể cả bằng cơ bắp thân thể hay ý chí tinh thần nhằm thoả mãn những nhu cầu hoặc mong muốn của chính con người.

    Như vậy, có thể phân chia thành 2 loại hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của chính con người.

    Một loại, chính là hoạt động diễn ra trong thế giới chủ quan như tư duy, suy nghĩ, thương nhớ, an nhiên... Ngôn từ của thế hệ 4.0 thường gọi bằng khái niệm trừu tượng: T.ự sư.ớng.

    Dễ dàng nhận thấy rằng, hoạt động này mang tính cụ thế, cá thể, thuộc về mỗi cá nhân. Nó chỉ đem đến kết quả thoả mãn tinh thần cho cá nhân, không ảnh hưởng đến thế giới (triết học) hay hoàn cảnh khách quan.

    Loại thứ 2, là hoạt động diễn ra bằng tương tác của cá nhân với thế giới, như vậy hoạt động này phải hiện thực (diễn ra) ở thế giới. Hoạt động dù nhỏ bé, không đáng chú ý nhưng rõ ràng nó đã làm hoàn cảnh thay đổi dù có thể chỉ thay đổi rất nhỏ bé, khó nhận ra.

    Hoạt động thứ 2 của con người có thể hiểu một cách trừu tượng chính là kinh tế.

    Trụ cột của hoạt động kinh tế cổ điển bao gồm: Tạo ra hàng hoá, lưu thông và phân phối

    Cái gọi là hàng hoá ở đây là bất kỳ cái gì (đối tượng, sự vật, sự việc) mà con người có được nhờ quá trình tương tác với thế giới (triết học) và quá trình này phải là một quá trình trao đổi giữa con người với thế giới (triết học). Một cách trừu tượng, sức lao động (hay năng lượng) con hao phí trong quá trình hoạt động tương tác được biến đổi thành một đại lượng được gọi với tên giá trị sức lao động kết tinh trong đối tượng mà con người có được sau quá trình tương tác.

    Chúng ta lấy một số ví dụ:

    Ví dụ 2: Một người dùng sức cơ bắp nâng một hòn đá từ chân núi lên đỉnh núi.

    Ở đây, hòn đá vẫn là hòn đá dù nó ở chân núi hay đỉnh núi. Tuy nhiên, hòn đá ở trên đỉnh núi đã có thêm 1 thế năng so với hòn đá dưới chân núi. Thế năng có do đâu? - Do chính năng lượng cơ bắp của người nâng đã chuyển đổi từ phía người nâng sang hòn đá. Như vậy, người nâng sẽ mất đi 1 lượng năng lượng và hòn đá có thêm 1 lượng năng lượng - chính là thế năng. Lượng năng lượng này chính là kết tinh sức lao động của người nâng dưới góc độ năng lượng vật lý.

    Trên góc độ kinh tế. Hòn đá trên đỉnh núi đã có giá trị. Con người chỉ nâng hòn đá từ chân núi lên đỉnh núi bởi có 1 mong muốn thoả mãn 1 nhu cầu hay mong muốn nào đó. Nhu cầu này có thể xuất hiện bởi 1 người khác nhưng tựu chung lại, cái chung ta cần hiểu ở đây là sức lao động của con người đã kết tinh.

    Sự kết tinh này không có hình thù cụ thể (vì hòn đá vẫn là hòn đá) nhưng hòn đá dưới chân núi đã khác hòn đá trên đỉnh núi bởi một thế năng (năng lượng). Điều này cũng đúng khi di chuyển hòn đá ở 2 mức thế năng bằng nhau từ vị trí này đến vị trí kia, ở trường hợp này, năng lượng cơ bắp của con người đã chuyển thành công di chuyển hòn đá giữa 2 vị trí khác nhau.

    Mở rông ra, mọi đối tượng ở thế giới hiện hữu mà con người tác động vào đều trở thành 1 cơ sở vật chất chứa đựng giá trị sức lao động kết tinh của con người và mọi đối tượng này đều được coi là hàng hoá trong phạm trù kinh tế ở cuốn sách này.


    Với những nhận thức như trên, hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng giây con người hay cá nhân đều đang tương tác với thế giới (triết học), vậy tất cả những đối tượng mà con người đã tác động được đến trong thế giới (triết học) đều có thể được mang ra làm hàng hoá và trở thành hàng hoá.

    Bản chất của hàng hoá phải chứa giá trị sức lao động kết tinh dù đó chỉ là hơi thở hay cái quẹt tay.

    Với khái niệm hàng hoá như trên, chúng ta đã hoàn toàn có thể hiểu một cách đơn giản những cái tưởng chừng vô giá trị nhưng lại thành hàng hoá đắt tiền ở thế giới hiện tại. Những đối tượng được xem là ngớ ngẩn bỗng dưng cũng thành hàng hoá như cái bát mẻ hay tờ giấy lộn hay cái áo rách, manh chiếu nát...

    Đó là hàng hoá xét trên bản chất, còn hàng hoá xét trên điều kiện đủ thì nó phải được mang ra trao đổi trong/trên thị trường.

    Để hàng hoá từ nơi nó trở thành hàng hoá khi hội điều kiện cần hay biến chất thành bản chất có chứa sức lao động kết tinh trở thành hàng hoá đúng nghĩa nó cần được đưa vào thị trường. Quá trình đưa hàng hoá vào thị trường được gọi là lưu thông.

    Ví dụ 3: Tôi quan sát thế giới (triết học) và trong thế giới chủ quan của tôi hình thành nên một thế giới mô tả thế giới hiện thực (sao, chép, chụp), trải qua quá trình tư duy, những mô tả đó được biểu hiện dưới dạng ngôn ngữ (nói hoặc viết) .

    Như vậy, ở đây tri thức đã trở thành hàng hoá dưới dạng âm thanh (nói) hoặc câu từ (viết). Quá trình hàng hoá tri thức được đưa lên thị trường chính là quá trình nói hoặc quá trình viết và như vậy, hành động nói hoặc viết chính là lưu thông. - Đây là ví dụ cụ thể về một dạng hàng hoá mới - hàng hoá tri thức.


    Mở rộng ra, với những hàng hoá dễ hiểu hơn thì ai cũng đã hiểu quá trình lưu thông là gì.

    Như vậy, lưu thông có 2 khía cạnh cần nắm vững đó là: Phải là hoạt động đưa hàng hoá vào thị trường mà thị trường phải tồn tại ở thế giới (triết học) - (chứ không thể ở thế giới chủ quan hay thế giới nào đó), khía cạnh tiếp theo, quá trình lưu thông cũng hao phí sức lao động của con người - bởi vậy, hàng hoá đã lại kết tinh thêm giá trị sức lao động trong quá trình lưu thông.

    Chúng ta cần phân biệt, cả hai loại kết tinh sức lao động vào hàng hoá phía trên đều không phải là giá trị gia tăng hay/hoặc giá trị thặng dư.



    (11)

    P/s: Tôi để lại đoạn (10) trong phần chương 0 nhằm bổ sung bổ khuyết một số khái niệm mới mà hiện giờ chưa xuất hiện.
    windygeminiVothuong623 đã loan bài này

Chia sẻ trang này