1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tản mạn: Sự sụp đổ của đế chế kinh tế Âu - Mỹ P2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lamnguyenphu, 05/09/2020.

5011 người đang online, trong đó có 437 thành viên. 15:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 849184 lượt đọc và 5898 bài trả lời
  1. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643


    Tôi đã bảo rồi, đầu óc mang nặng những cái cũ thì làm sao mà đổi mới tư duy, làm sao mà sáng tạo đổi mới được?

    Muốn có được cái mới thì cái mới phải bị phủ định. Có phủ định mới có cái mới. Đây là quy luật kinh điển đã nhắc nhiều lần: Quy luật phủ định và phủ định của phủ định.


    Đầu óc các bậc cao học, tiến sĩ, hay giáo sư rởm... Chất chứa đầy tinh túy của học thuyết kinh tế tư bản chủ nghĩa thì làm sao có thể đổi mới để tiến lên cái mới, ưu việt hơn, cao cấp hơn nếu không phủ định cái tinh túy của tbcn trong đầu?

    Cho rằng tbcn đã tốt thì mãi mãi dậm chân tại sau tư bản.


    Chỉ có hiểu rằng, chủ nghĩa xã hội là cái mới, ưu tú, ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản thì mới có thể tiếp nhận cái mới, cái ưu việt như tiếp nhận một XHCN là có khả năng hiện thực. Nếu không phủ định từ lý luận thì ngay bước đầu tiên đã không thể tìm ra sự thực của xã hội chủ nghĩa.

    Muốn đổi mới từ lý luận, trước tiên cần nhận thức phủ định cái hiện tại rồi từ đó mới có tư duy mới để tìm ra lý luận mới rồi từ đó thực tiễn mới mới hiện thực.
    gacvuon, niemdammebmw, pndstock6 người khác thích bài này.
    Vothuong623 đã loan bài này
  2. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    216.276
    Lạy cụ.
    nhưng cụ phủ định kinh quá.
    Lại luôn bảo thủ và độc tài mới kinh.
    Cơ mà cao thủ, sáng tạo ra cái mới thì dứt khoát phải độc tài, có thế sự nghiệp mới thành công để dân chúng được hưởng thành quả.
    xưa nay luôn vậy.
    cơ mà vẫn thích học thuyết của cụ thành hiện thực.
    riêng kiến thức về CK cụ san sẻ cho anh em .... thì tuyệt.
  3. Do_Quyen

    Do_Quyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2020
    Đã được thích:
    133.380
    Mảng khoa kĩ của cụ nó vẫn phải thuộc Dịch vụ, tức lĩnh vực phi sản xuất vật chất, nhé
    :-P:-P
    Thế giới (triết học) vận động chậm lắm, hihi, hơi giống đường cong tăng giá, nếu ko quan sát kĩ cứ tưởng là ko có gì thay đổi cả, thậm chí cả ngàn năm vẫn vậy, ví dụ như tư tưởng trọng nam khinh nữ chẳng hạn...
    Thế nên mới có những lí sự như “phụ nữ là để yêu, phụ nữ là phải đẹp, phụ nữ là phải ngoan...”, và “có tiền mua tiên cũng được”.... (cứ như phụ nữ là một món đồ bỏ tiền ra mua để trưng bày hay sử dụng tuỳ ý)
    Thêm nữa, những hoạt động kinh tế rất nhân văn và truyền thống hàng ngàn năm trên khắp Thế giới (ko phải nghĩa triết học) nhưng đang bị cấm ở ta (bóc bánh trả tiền ý hoặc geisha ý), về sau sẽ ntn nhẻ?
    Ps: ý nhỏ này tui hỏi hộ một cháu bé đang học cấp 3 (cháu vừa đọc xong cuốn Hồi ức của một Geisha), Cụ nhé, còn tui thì chỉ quan tâm đến chứng cổ nên vẫn chỉ hóng Sổ Tay thoai, hihi....
    %%-%%-%%-
  4. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643
    Tôi nghĩ rằng chương 1 của cuốn sổ tay đang mở ra sẽ đến hồi gấp lại. Khi trang cuối của chương 1 gấp lại nhiều có đầu óc kinh doanh sẽ hiểu vấn đề kinh tế nói chung và chứng khoán nói riêng.

    Chương 1 là xương sống của mọi lý thuyết kinh tế học tương lai, đang bắt đầu nảy sinh từ hiện tại.

    Các ace tạm thời vứt hết các lý thuyết kinh tế ở trong đầu đi, đặc biệt kinh tế vi mô, vĩ mô, kinh tế lượng dựa trên học thuyết cung cầu.

    Còn áp dụng cung cầu còn rơi vào khủng hoảng!
    chaiens, gacvuon, Orient_Star5 người khác thích bài này.
  5. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643


    http://f319.com/threads/tan-man-su-sup-do-cua-de-che-kinh-te-au-my.1417085/page-51#post-32834661


    Đây là trang nói về cấu phần kinh tế.

    Khoa kỹ thuộc dịch vụ vì là sản xuất phi vật chất - nói thế này sao không công nghiệp nông nghiệp thành 1 là công nông thôi vì chúng đều sản xuất vật chất?

    Khoa kỹ phải là một cấu phần kinh tế riêng thì mới tạo ra tứ tượng kinh tế.


    Không phải ngẫu nhiên mà Kinh Diệc hay TQ còn gọi là Kinh Dịch xuất phát ra các tượng quẻ.


    Đoạn (11) tôi đã bắt đầu giới thiệu kinh tế là gì. Nên mọi người cần kiên trì chờ đợi xem.
  6. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643



    SỔ TAY CHỨNG KHOÁN CHO MỌI NGƯỜI

    PHẦN I
    CHƯƠNG I: KINH TẾ CHÍNH TRỊ


    Giai đoạn thứ 3 của hoạt động kinh tế, đó là trao đổi. Hoạt động này, thời sơ khai của loài người diễn ra dưới hình thức hàng đổi hàng. Còn ngày nay, hoạt động này diễn ra dưới hình thức phức tạp hơn bởi những trung gian còn gọi một cách trừu tượng là vật ngang giá.

    Giai đoạn thứ 4 của hoạt động kinh tế, đó là tiêu dùng. Hoạt động này là hoạt động biến đổi giá trị sức lao động kết tinh trong hàng hóa thành một loại giá trị khác để nhằm mục đích phục vụ nhu cầu và mong muốn con người.


    Từ những quan điểm vừa chỉ ra phía trên, chúng ta đã thấy rõ ràng bản chất của hoạt động kinh tế ở đấy đó là: Vận động của giá trị sức lao động con người.

    Tại sao lại kết luận như vậy?

    Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hình dung một cách đơn giản, kể từ khi con người sinh ra, con người tương tác với thế giới (triết học) chỉ nhằm một mục đích đó là phục vụ nhu cầu con người. Đây là quy luật mang cả tính khách quan lẫn chủ quan, là một quy luật bất biến của xã hội. Tính khách quan ở đây đó là bản năng tự nhiên, tính chủ quan ở đây đó là vận động của ý thức.

    Từ đây, chúng ta đã hiểu phạm trù lao động với khái niệm như thế nào. Lao động chính là 1 phạm trù được trừu tượng bởi con người nhằm diễn tả hay mô tả quá trình con người tương tác với thế giới (triết học).

    Một cách dẫn dắt dễ hiểu phía trên chúng ta nhận thức được lao động chính là một vận động của con người vừa mang tính tự nhiên bản năng vừa mang tính chủ quan ý thức.

    Từ đây, chúng ta lại hiểu rằng lao động chính là phương tiện để giá trị sức lao động của con người vận động hay giá trị sức lao động con người vận động khách quan trong thế giới (triết học) được biểu hiện qua lao động.

    Như vậy, cặp phạm trù nội dung hình thức đã được vận dụng triệt để ở đây. Nội dung đó là: Quá trình vận động của giá trị sức lao động. Hình thức biểu hiện chính là lao động.

    Vậy hiện tượng của quá trình vận động giá trị sức lao động ở đây được biểu hiện qua hiện tượng nào? - Biểu hiện qua chính hiện tượng vận động kinh tế.

    Đến đây, chúng ta đã nắm rõ cặp phạm trù bản chất hiện tượng được vận dụng triệt để ở đây: Hoạt động kinh tế hay vận động kinh tế chỉ là hiện tượng thể hiện bản chất của vận động giá trị sức lao động con người trong thế giới (triết học)

    Chúng ta, làm rõ hơn về cặp phạm trù bản chất - hiện tượng vừa nêu:

    Bản chất: Vận động giá trị sức lao động của con người rõ ràng là một thứ gì đó không thể nhìn một cái là thấy ngay, đúng như ý nghĩa của cặp phạm trù triết học duy vật biện chứng: Bản chất là cái bên trong, khó nhận biết bằng cách quan sát trực tiếp, chỉ có thể nhận biết thông qua quan sát hiện tượng mà nó biểu hiện ra.

    Trong lịch sử, hoạt động kinh tế của con người đã trải qua nhiều hình thái biểu hiện, có nghĩa là hiện tượng vận động kinh tế đã thay đổi trong lịch sử loài người. Nhìn vào những lần thay đổi hình ảnh này chúng ta có thể ngược suy ra sự thay đổi về chất của vận động giá trị sức lao động con người trong lịch sử.

    Một cách trực quan, loài người trong quá khứ sản xuất ra ít của cải vật chất hơn hiện tại. Trong quá trình lịch sử, của cải vật chất được tạo ra nhiều dần hơn theo thời gian. Như vậy, ai cũng có thể dễ dàng rằng vận động giá trị sức lao động của con người đã tăng dần lên trong chiều dài lịch sử. Rõ ràng, lượng giá trị sức lao động kết tinh của con người đã tăng dần lên nếu xét theo cùng một đơn vị thời gian.

    Dùng quy luật vận động lượng chất chúng ta ngay lập tức hiểu được rằng, trong dòng sông lịch sử của loài người, lượng giá trị sức lao động kết tinh xét theo cùng 1 đơn vị thời gian đã tăng dần lên và chắc chắn đến một lúc khi lượng này đạt đến điểm sôi sẽ cho bước nhảy về chất.

    Rõ ràng, mỗi một lần vận động giá trị sức lao động thay đổi về chất đã khiến hiện tượng mà nó biểu hiện thay đổi theo. Và hiện tượng thay đổi ở đây chính là hình thái kinh tế xã hội thay đổi.

    Chúng ta đã có thể giải thích một cách đơn giản về hiện tượng hình thái kinh tế thay đổi trong lịch sử loài người. Sự thay đổi này là biểu hiện của biến đổi chất trong sự vận động của giá trị sức lao động tích lũy (kết tinh)


    Như vậy, đến đây, chúng ta đã rõ ràng: Hoạt động kinh tế chỉ là một hoạt động bên ngoài, chỉ là biểu hiện của hiện tượng, chỉ là hình thức của cái bên trong con người. Cái bên trong này chính là sự vận động của con người - là bản chất, là nội dung là cái quyết định.

    Như vậy, hoạt động kinh tế hay kinh tế hay bằng tên gọi gì đó sẽ lập tức biến mất nếu như cái chất không có. Cái chất ở đây chính là vận động giá trị sức lao động kết tinh của con người.



    (12)
    gacvuon, Duduconxanh, pndstock6 người khác thích bài này.
    Vothuong623 đã loan bài này
  7. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643
    SỔ TAY CHỨNG KHOÁN CHO MỌI NGƯỜI

    PHẦN I
    CHƯƠNG I: KINH TẾ CHÍNH TRỊ



    Khi đã rõ ràng kinh tế hay hoạt động kinh tế chỉ là một hiện tượng thể hiện một bản chất bên trong của con người thì chúng ta đã dễ dàng hơn trong công việc tác động vào kinh tế hay hiểu một cách thông thường bằng những ngôn từ gần gũi hơn đó là: Làm kinh tế, phát triển kinh tế .v.v.

    Hiện tượng sẽ thay đổi, khi bản chất thay đổi.

    Tạm khoan nói đến học thuyết xã hội chủ nghĩa của các nhà triết học duy vật biện chứng. Chúng ta chỉ cần sử dụng thế giới quan duy vật biện chứng với 236, chúng ta cũng có thể đưa ra các kết luận:

    1/ Khả năng về một hình thái kinh tế mới sẽ phủ định hình thái kinh tế hiện tại trên thế giới hiện nay là hiện hữu.

    Kết luận trên rõ ràng được trả lời bởi đáp án mà chúng ta vừa nhắc đến phía trước. Khi chất thay đổi thì hiện tượng ắt sẽ thay đổi theo. Lúc nào thì chất thay đổi? - Đó là khi lượng giá trị sức lao động kết tinh trong một đơn vị thời gian đạt đủ đến điểm sôi để khiến chính nó thay đổi.

    Mặt khác, lịch sử đã chỉ ra rằng, lượng giá trị sức lao động kết tinh trong 1 đơn vị thời gian đang và luôn luôn không ngừng tăng cao theo thời gian.

    Như vậy, một hình thái kinh tế mới xuất hiện chính là một khả năng theo đúng quy luật vận động khách quan. Không một ý chí nào, không một cá nhân, tập thể nào có thể cản trở quy luật này. Bất kỳ đối tượng nào cản trở đều là phản động (phản = đi ngược, động = vận động) tức là đi ngược quy luật vận động.


    2/ Với tư cách là 1 chủ thể, hạt nhân của quá trình lượng chất vận động giá trị sức lao động kết tinh, con người hoàn toàn có thể tác động vào chính bản chất của quá trình lượng chất này nhằm phục vụ mục đích của con người. Mục đích của con người ở đây chính là làm sự vận động phát triển của con người được nhanh hơn, chất lượng hơn. Con người tác động vào đối tượng nào? - Rõ ràng, việc tác động vào hiện tượng chỉ như hành động dã tràng xe cát. Hình thái kinh tế xã hội sẽ không thay đổi bởi tác động của con người. Hình thái kinh tế chỉ thay đổi khi bản chất của nó thay đổi. Bản chất của nó ở đây chính là: Vận động giá trị sức lao động kết tinh.


    Đến đây, chúng ta dễ dàng khái niệm nên một phạm trù có tên của cải vật chất. Của cải vật chất là một phạm trù được trừu tượng để nhằm diễn đạt, mô tả quá trình vận động giá trị sức lao động kết tinh. Dạng cụ thể của của cải vật chất (thù hình) có thể là hàng hóa cụ thể, tiền, vàng, hay một đối tượng được quy ước nào đó...

    Như vậy, sự tích lũy của cải vật chất chính là cơ sở để chính chất của của cải vật chất biến đổi thành chất mới.

    Của cải vật chất giờ đây chính là đối tượng để vận động giá trị sức lao động kết tinh.


    3/ Rõ ràng, với những gì đã diễn ra trong thực tiễn, với những gì đã trình bày phía trên thì trạng thái của cải vật chất như thế nào sẽ có hiện tượng của kinh tế như thế đó. Không có sự sai khác nào ở đây cả.


    4/ Không nói chuyện cao siêu, phức tạp, cứ coi như những cái đã trình bày phía trên là đúng đi, vậy, với những cái đúng đó, nó giúp gì cho cá nhân mỗi người ở hiện tại? - Nó giúp gì cho phát triển 1 xã hội ở hiện tại? - Nếu không dùng được thì mọi lý luận chỉ là lý tưởng! - Đúng vậy!

    Về xã hội nói chung: Rõ ràng, của cải vật chất, tốc độ tạo ra của cải vật chất, mức độ tích lũy của cải vật chất chính là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến hình thái kinh tế. Không phải học thuyết, không phải tư tưởng, không phải quản lý, không phải mô hình, cái quyết định hình thái kinh tế phải là của cải vật chất được tạo ra.

    Về cá nhân con người nói riêng: Của cải vật chất chính là giá trị sức lao động kết tinh. Như vậy, muốn thỏa mãn nhu cầu thì phải vận động giá trị sức lao động, hay như đã dẫn khái niệm phạm trù phía trước, ở đây chính là lao động. Chỉ có lao động mới đem lại những cái thỏa mãn nhu cầu của chính cá nhân.


    Chúng ta lại dễ dàng có được một khái niệm cho phạm trù mới, phạm trù gia cấp công nhân: Giai cấp công nhân là một phạm trù được trừu tượng nhằm diễn đạt hay mô tả những cá nhân lao động trong cuộc đời của họ. Như vậy, tất cả những người đã, đang, sẽ lao động đều là những người đã, đang, sẽ trở thành 1 thành viên của giai cấp công nhân.


    Chúng ta tạm dừng một chút, cho tôi giải thích: Tại cuốn sách này, tôi đang nói đến một hay rất nhiều điều mới mẻ, bởi vậy, vẫn là những cụm từ ngữ quen thuộc nhưng tôi có thể khái niệm lại, trừu tượng lại và tại chính lúc tôi làm việc này, các bạn sẽ hiểu những phạm trù, khái niệm mới này và cuối cùng các bạn sẽ rõ vì sao nên như vậy.

    Trở lại nội dung cuốn sách:

    Từ đây, người lao động vừa hiểu lý do tại sao phải lao động và vừa hiểu sứ mệnh của chính họ.

    Vậy sứ mệnh của giai cấp công nhân là gì?

    - Một cách trực quan: Sứ mệnh của giai cấp công nhân chính là tiến lên phía trước, tiêu diệt hết mọi thế lực phản động, phủ định hết mọi cản trở lỗi thời, để đạt đến bước nhảy về chất và từ đó hình thái kinh tế xã hội cũ thay đổi sang một hình thái kinh tế mới, thể hiện chất lượng hơn, tiên tiến hơn, ưu việt hơn (dự đoán được luôn như vậy bởi quy luật vận động phát triển, mọi thứ phát triển chứ không phát lùi).


    Không cần đọc một từ của lý luận về xã hội chủ nghĩa của các nhà kinh điển Cộng Sản. Bản thân, mỗi cá nhân, đều có thể dễ dàng hiểu được sứ mệnh của giai cấp công nhân từ đó hiểu được sứ mệnh của bản thân (một thành viên của giai cấp công nhân) bằng những điều đơn giản đã trình bày phía trên.


    (13)
    pndstock, gacvuon, Duduconxanh4 người khác thích bài này.
    windygeminiVothuong623 đã loan bài này
  8. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643
    SỔ TAY CHỨNG KHOÁN CHO MỌI NGƯỜI

    PHẦN I
    CHƯƠNG I: KINH TẾ CHÍNH TRỊ




    Giờ đây, chúng ta đi vào chi tiết và sâu sắc hơn cho chính bản thân mỗi cá nhân.

    Vậy, cá nhân - trong một diễn giải dài phía trên được lợi gì khi tiếp thu những điều như đã trình bày? - Nếu không có lợi gì, mọi lời tốt chỉ là lý tưởng! - Đúng!

    Cái lợi thứ nhất: Cá nhân hiểu hoạt động kinh tế chỉ là hiện tượng, còn bản chất ở đây là hoạt động lao động nhằm tạo ra sự kết tinh của sức lao động cá nhân trong của cải vật chất. Tại sao cá nhân lại làm vậy (lao động)? - Bởi vì khi tạo ra của cải vật chất là để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn cá nhân.


    Cái lợi thứ hai: Cá nhân hiểu, nếu muốn tham gia vào hoạt động kinh tế thì bắt buộc phải tham gia (lao động) vào ít nhất một trong 3 giai đoạn của hoạt động kinh tế. Hoặc phải tham gia tạo ra hàng hóa, hoặc phải tham gia quá trình lưu thông, hoặc phải tham gia vào quá trình trao đổi. Nếu không tham gia bất kỳ 1 giai đoạn nào trong 3 giai đoạn trên, cá nhân chỉ tham gia vào giai đoạn 4 là giai đoạn hưởng thụ - tiêu dùng thì cá nhân chính là người thuộc phía đối lập của giai cấp công nhân. Người bóc lột mà không lao động.

    Cái lợi thứ ba: Cá nhân hiểu, dù tham gia vào giai đoạn nào của hoạt động kinh tế trong 3 giai đoạn vừa nêu thì cái cốt lõi ở đây vẫn là giá trị sức lao động kết tinh vào đối tượng (hàng hóa).

    Như vậy, cá nhân sẽ không viển vông về một lý tưởng, một ngày đẹp trời tự nhiên cái nick f319 của cá nhân lại đáng giá rất nhiều tiền. Một ngày đẹp trời nào đó, tên tuổi cũng đem lại tiền (vật trao đổi cũng là cái đã được đưa vào phạm trù phía trên, thuộc phạm trù của cải vật chất), cá nhân cũng sẽ hiểu, muốn được như vậy thì phải lao động. Ví dụ này, đang nói như nói chính người viết nhưng suy rộng ra:

    Cá nhân và toàn thể người đọc cuốn sách này sẽ sớm hiểu, giá trị của thương hiệu, cái gì làm nên thương hiệu và thương hiệu có vai trò gì ở hình thái kinh tế mới.

    Nói đến thương hiệu, ai chắc cũng sẽ rõ và có thể lập tức kể ra tên của hàng nghìn thương hiệu hiện nay.

    Vậy, thương hiệu là 1 cơ sở vật chất? một đối tượng có thù hình vật chất? - Không!

    Nếu không thì sao thương hiệu lại có giá trị?

    Giá trị của thương hiệu nằm ở đâu? do đâu mà có?


    Khi tất cả hiểu rõ thương hiệu là gì thì chứng khoán thực sự không còn phức tạp. Làm sao thương hiệu lại liên quan đến chứng khoán? - Câu hỏi này các bạn sẽ có câu trả lời ở những phần tiếp theo trong cuốn sách.



    (15)
    gacvuon, Covit19, honghasong8 người khác thích bài này.
    Vothuong623 đã loan bài này
  9. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643

    Kinh nghiệm rang lạc của tôi đó là: Tôi thực tiễn được lời của người được mệnh danh là nhà tiên tri Omaha bên nước Mỹ: Không ai có thể dự đoán được thị trường trong ngắn hạn (t+).

    Tôi nổ thì to rồi, đao ngậm trong mồm to như cơn bão, chém ra một cái gió giật đùng đùng mà có bao giờ chém đúng thị trường ngắn hạn đâu. Đúng chẳng qua là ... ngáp phải ruồi.


    Bởi vậy, như đã có lần nhắc TA chỉ chắn chắn trong dài hạn. Chớ nên mụ mị, tham lam mà sử dụng cho ngắn hạn (t+) - nhớ phân biệt với khái niệm ngắn hạn trong sách của tôi.

    Nên ngày mai xanh hay đỏ, giá cổ phiếu lên hay xuống là việc của thị trường. Đừng cố mong thị trường theo ý mình hoặc hiểu được thị trường trong giây phút đó. Đây là sự bất định trong tất định, sự ngẫu nhiên trong tất nhiên, sự may mắn trong tài năng...
    tgngoc đã loan bài này
  10. Do_Quyen

    Do_Quyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2020
    Đã được thích:
    133.380
    Morning Cụ nhe ~o)~o)
    Cơ cấu kinh tế thực sự đã là Lưỡng cực sinh Tứ tượng rồi đó cụ:
    -khu vực sản xuất vật chất, gồm
    +công nghiệp
    +nông nghiệp
    -khu vực phi sản xuất vật chất, có thể chia ra
    +dịch vụ sản xuất
    +dịch vụ đời sống
    Tui nghĩ cái gì đã ổn định và hợp lý một cách tương đối rồi thì ko nên rũ tung ra nữa, nếu chia ra như cụ sẽ khó mà tổng hợp và so sánh các số liệu thống kê với phần còn lại của thế giới, vậy sẽ ko biết mình biết người được, hihi...
    %%-%%-%%-
    Last edited: 30/11/2020
    gacvuon, Vothuong623tqcvn thích bài này.

Chia sẻ trang này