Tản mạn: Sự sụp đổ của đế chế kinh tế Âu - Mỹ P2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lamnguyenphu, 05/09/2020.

4906 người đang online, trong đó có 433 thành viên. 22:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 847855 lượt đọc và 5898 bài trả lời
  1. PanDad

    PanDad Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2019
    Đã được thích:
    1.747
    Thui t ko mua được nên ko lấy đâu, hehe, bác thay bằng mã 7 free cũng được, hoặc khuyến mại giảm giá cho t:D
    Vothuong623 thích bài này.
  2. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643

    Bác làm sao biết được rõ tôi có ý định gì vì tôi không có ý định gì... Đây không phải một câu nói xuông. Cũng ngay lập tức tôi có vô vàn ý định... :D

    Ai tu đạo sẽ hiểu rõ câu trên là đang ở chỗ nào hay tháp nào. :D


    Mã số 4 tôi nói ra đây có gì đặc biệt?

    Yêu cầu hẳn 0.5%/ngày - là cái khác nhất so với mồm tôi lúc nào cũng tùy tùy tùy mà mã này lại làm ngược.

    Và tôi cũng đợi 1 lúc sẽ có người bất mãn...

    Và ...


    Để làm gì?


    Thuyết kinh tế chia sẻ tôi đang giới thiệu không phải là 1 lý thuyết viết bằng chữ mà là được viết bởi 1 hình tượng, tôi lấy chính tôi để viết.


    Triết lý đã nói nhiều, tất nhiên nó là triết lý tôi vẫn nói: Chúng ta sẽ có lợi lớn hơn khi đem lại lợi ích lớn hơn cho người khác, cộng đồng, xã hội, thế giới.


    Và các giá trị cốt lõi của thuyết này:

    Giá trị: Niềm tin và kết nối niềm tin - đã nói.

    Giá trị tiếp theo đó là: Giá trị bù đắp tổn hại.

    Kinh tế chia sẻ không phải là tôi chia sẻ một cách phi lợi nhuận (tức là không tính giá) rồi các bạn lại chia sẻ một cách thản nhiên cho tôi (tiền). Nếu vậy, chỉ 3 ngày là sập.

    Kinh tế chia sẻ phải dựa trên cốt lõi: Đảm bảo mọi tổn hại không xảy ra, chỉ có cùng lợi hơn, không có bên nào thiệt hơn.

    Như vậy, không ai nắm cả nắm tay cả đời. Kinh tế nào cũng vậy, làm gì cũng vậy. Đã làm sẽ có lúc sai (dù tôi luôn nói bách chiến bách thắng, không hề biết thua) nhưng phải hiểu ở đây là ai cũng thắng và ai cũng lợi (rất giống win-win)

    Nên, giá trị thứ 2 đã được giới thiệu hoàn mỹ.


    "Khi có ý kiến của khách hàng, không phải là việc tập trung vào lời nói hay tranh luận dù mình có khi còn nói khách hàng xơi xơi hơn khách nói mình nhưng ngay lúc đó phải thực hiện giá trị cốt lõi bù đắp mọi tổn hại"

    Phải thực hiện được giá trị này thì giá trị tiên quyết mới tồn tại!

    :D


    Các bạn sẽ thấy nhiều thứ tự nhiên diễn ra lắm. Nó tự nhiên như vốn dĩ tự nhiên nhưng ai biết mọi thứ đều là định mệnh. :D


    Không thể đi cãi khách hàng: Mục tiêu chưa đến, tôi chưa sai. Tương lai chưa đến tôi chưa sai. Phải thực hiện luôn giá trị cốt lõi.


  3. gacvuon

    gacvuon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    6.543
    Thầy, em vừa nảy ra ý rằng, mục đích của Thầy là truyền bá, phổ biến kinh tế chia sẻ, vậy khi em tham gia Thầy phải trả phí cho em vì Thầy đạt mục đích còn em ... chưa biết.
    SOK, pndstock, Duduconxanh2 người khác thích bài này.
  4. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643
    Tôi vừa nhận danh sách chuyển khoản và kết quả rất bất ngờ, làm tôi thấy thẹn... ace cho tôi 1 chút thời gian
    --- Gộp bài viết, 08/12/2020, Bài cũ: 08/12/2020 ---
    Tôi sẽ viết đoạn (14) trong cuốn SỔ TAY CHỨNG KHOÁN CHO MỌI NGƯỜI với nội dung: CHỨNG KHOÁN NGOẠI TRUYỆN (1)

    Tôi sẽ dành đoạn (10) khái niệm về 1 nội dung mới: KINH TẾ CHIA SẺ
  5. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    212.698
    He he, ví dụ dễ hiểu
    chuẩn, phải có kim chỉ nam
    Phải có lý tưởng
    Phải có đức tin

    nếu không có 1 trong 3 thứ đó thì o ho a ta
    DuduconxanhVothuong623 thích bài này.
  6. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    212.698
    Tâm huyết
    Vì đại cục
    Xứng đáng để bề trên ban cho sáng lập học thuyết mới.
    SOK, Duduconxanh, Vothuong6231 người khác thích bài này.
  7. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    212.698
    Người Việt, vẫn thế.
    duy tình,
    Phù thịnh, không phù suy
    Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng

    Thuơng ghê gớm, đồng bào.

    Thần mà ngạc nhiên.
    Thì có nhẽ, thần chưa đạt tầm thần.
    Hơặc, thần gốc ngoại bang????
    DuduconxanhVothuong623 thích bài này.
  8. tinh tam

    tinh tam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    20.733
    Oh! Thấy Pic bác @Vothuong623 dạo này hot quá em nhảy dù trúng ngay chỗ thuế cổ phiếu bằng cổ tức và cổ phần rất chi là lý thú . Hay quá ạ !
    Mà thấy cụ chủ @Vuthanhnguyen nhà TM về CPI cũng có tham gia và bác Thường trả lời cụ chủ thế em thấy chưa hiểu lắm . Tại sao và em cứ hỏi tại sao động thái mua cổ phần của cụ VTN bác lại bảo KHÔNG kg được xem là góp vốn vào DN ? với những lý do em chưa thấy thoả mãn :D

    Chuyện đặt vấn đề của cụ VTN : “10 người góp ban đầu , hình thành cty CP . Góp bằng mệnh 10.000₫ . Mỗi người 1.000 cổ phần . Cty lên sàn . Có 1 cổ đông kẹt tiền , bán 500 CP . Tôi mua 500 CP ấy ( ko cần biết thị giá .... Hay là thôi , cứ mua với thị giá 15.000 cho nó oai chơi ) . Bấy giờ , cty có đến 11 cổ đông . ( 10 người cũ , và tôi nữa ...) .
    Động thái mua của tôi có được xem là góp vốn vào DN ko ?”


    Theo em hiểu thế này 2 bác xem ok kg nhé :

    Theo ví dụ cụ VTN đưa ra , DN có 10 người góp vốn ban đầu, thành lập cty CP có vốn điều lệ 100 triệu , bao gồm 10.000 cổ phần mệnh giá 10.000₫ , giả sử vốn góp ban đầu là như nhau ( cho dễ tính ) và mỗi người góp 10 triệu tương đương 1000 cổ phần và sở hữu 10% cty
    Sau đó , hết thời hạn về hạn chế chuyển nhượng với các cđ sáng lập ( nếu có ) và một cđ cần tiền bán bớt 500 cổ phần cho cụ chủ VTN ( theo giá thị trường) thì đương nhiên cổ đông này chỉ còn sở hữu 500 cổ phần tương đương 5% Cty , còn cụ VTN cũng sở hữu 5% Cty và có quyển tương đương với cđ sáng lập này khi cùng sở hữu 5% Cty , không khác bất cứ điều gì và khi ấy DN đã có 11 cổ đông đồng sở hữu ( hay góp vốn) .

    Còn như sau đó nữa , 2 cđ khác lại cần tiền bán phân nửa số cp và em mua hết thì em cũng sở hữu 1000 cổ phần tương đương 10% Cty và cũng có quyền như 7 cổ đông sáng lập kia khi cùng nắm 10% cổ phần của DN . Lúc này DN có 12 cđ sở hữu với tỷ lệ 100% .

    Số cổ phần kg thay đổi nhưng số cổ đông đã thay đổi là do 12 người sở hữu chứ kg phải 10 người như trước .

    Nếu sau đó , em muốn bán 100 cổ và bác Thường mua thì bác cũng đã sở hữu 1% cổ phần của Cty , em còn sở hữu 9% và lúc ấy DN có 13 cổ đông đồng sở hữu (hay góp vốn )

    Vây nên , theo em khi chúng ta mua chứng khoán trên sàn thì đương nhiên là ta sẽ sở hữu phần vốn góp ( phần hùn) của DN tuỳ theo số lượng cp mà có tỷ lệ góp vốn ( sở hữu) chiếm bao nhiêu để tổng số cp luôn đủ 100% dù số cđ góp vốn có thay đổi . Chứ nếu như em , cụ VTN và bác Thường tuy sở hữu 15% cổ phần của DN mà lại kg được xem là góp vốn thì DN chỉ còn 85% số cổ phần thôi sao ?
    .
    Túm cái váy lại , theo em hiểu thì Cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ phần vốn góp. Nói theo cách đơn giản thì họ là những người nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp khi mua cổ phiếu mà doanh nghiệp chào bán trên thị trường hay góp vốn trực tiếp vào thời điểm thành lập công ty.
    Tuỳ vào tỷ lệ nắm giữ mà các cổ đông có những quyền lợi riêng ( chủ yếu là quyền ra quyết định ) hay quyền biểu quyết ...
  9. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643
    SỔ TAY CHỨNG KHOÁN CHO MỌI NGƯỜI

    Chương 0: Các định nghĩa và khái niệm được dùng trong cuốn sổ tay


    Đoạn (10) - Phần bổ xung - (mọi người nên cảm ơn 1 người nào đó)


    31/ Kinh tế chia sẻ được hiểu là: Một loại hình kinh tế trong giai đoạn hình thái kinh tế trong giai đoạn tiến tới hình thái XHCN.


    Chúng ta sẽ dành 1 trang để hiểu rõ hơn về loại hình kinh tế chia sẻ này:

    Trong cuộc sống, chúng ta thường được nhắc nhở: Sống trên đời cần phải có sự sẻ chia, cảm thông hay sống trên đời cần có 1 tấm lòng..v..v . Sự chia sẻ trong cuộc sống là sự chia sẻ chung. Chia sẻ nỗi buồn, chia sẻ niềm vui, chia sẻ tâm sự, tâm trạng, chia sẻ hoàn cảnh... những sự chia sẻ này là sự chia sẻ từ tấm lòng, từ ý thức, từ tình cảm... thuộc về ý thức con người. Sự chia sẻ tình cảm này dẫn tới hành động chia sẻ vật chất như: tấm chăn đắp chung, củ sắn ăn cùng..v..v lá lành đùm lá rách... nó gợi tưởng hoàn cảnh khốn khó... do vậy chúng ta hay lầm nhận: Chia sẻ có hữu ích trong khốn khó và với người khốn khó. Vậy người giàu sang phú quý có cần được chia sẻ? và nếu được thì ai chia sẻ cho họ? - Thành thử chia sẻ bị hiểu lệch lạc, chỉ có ích với sự khốn khó và trong khốn khó, không thể chia sẻ với sự giàu sang phú quý hay chia sẻ giàu sang. - Lập luận này của một chính khách tư bản nổi tiếng, và làm bao người dân Việt Nam lầm tưởng họ đúng.


    Chia sẻ là gì, chắc ai cũng hiểu. Kể cả đoạn văn tôi cảm tưởng phía trên cũng là 1 góc nhìn. Và hiểu như thế nào cũng được, tôi không có ý định bàn về chia sẻ. Cái tôi muốn nhấn mạnh ở đây đó là:

    1/ Mọi người, ai cũng muốn chia sẻ nhưng trên góc độ tinh thần thì rất nhiều người sẵn sàng, trên góc độ hoàn cảnh cũng rất nhiều người sẵn sàng sẻ bát cơm làm 3. Tôi tin, các bạn cũng tin.

    2/ Dù có 1 phía trên nhưng không ai có ý nghĩ chia sẻ với 1 người, 1 hoàn cảnh mà họ nghĩ rằng người đó hoàn cảnh đó đang hơn bản thân họ hoặc không kém gì bản thân họ hoặc người đó, hoàn cảnh đó đang cạnh tranh với bản thân họ trên khía cạnh hưởng thụ giá trị sức lao động.

    3/ Xã hội chủ nghĩa là 1 xã hội người ta từng nghĩ rằng đó là cào bằng, là như nhau, là đồng đều hưởng thụ như nhau bất kể giỏi dốt, chăm lười..v..v.. nhưng ít ai liên tưởng rằng: Nếu một xã hội không có sự chi phối của vật chất thì xã hội đó chính là xã hội chia sẻ như 1/ phía trên. Tức là, tinh thần chia sẻ là 1 tinh thần cốt lõi trong xã hội chủ nghĩa trên góc độ văn hóa/tư tưởng.

    Vậy bây giờ, nếu có 1 loại hình kinh tế mà đáp ứng được, phù hợp và tồn tại hợp lý với khái niệm chia sẻ thì sao? - Thì có nghĩa trên góc độ vật chất... con người ở xã hội đó đã bắt đầu tiến tới chia sẻ vật chất. Vậy xã hội này là xã hội gì?


    Dựa vào những nghiên cứu của người viết về tính biện chứng giữa thực tiễn và lý luận xã hội xã hội chủ nghĩa, người viết khẳng định: Con đường đi lên xã hội chủ nghĩa phải nảy sinh loại hình kinh tế chia sẻ.

    Vậy kinh tế chia sẻ là gi? - Trước tiên , không phải là tinh thần. Kinh tế, như sẽ nói phía sau (chương các bạn đã và đang đọc, chương I) phải liên quan tới vật chất bởi vật chất là đối tượng để giá trị sức lao động kết tinh trong đó. Nên kinh tế chia sẻ không thể nào là 1 loại kinh tế trong tinh thần và loại kinh tế động viên, kinh tế truyền lửa..v.v.. Nó phải có đối tượng vật chất.

    Tiếp theo, tại định nghĩa 26 đã nói về kinh tế thị trường được hiểu như thuyết kinh tế thị trường kiểu Mỹ tức là kiểu tư bản với các yếu tố cơ bản như cung cầu, cạnh tranh, giá trị...v..v. thì loại hình kinh tế chia sẻ phải trước tiên loại bỏ cạnh tranh. Ở loại hình này, không có cạnh tranh.

    Tiếp theo, tại định nghĩa 27 đã nói về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có yếu tố cơ bản là cung cầu. Như vậy, loại hình kinh tế chia sẻ phải có yếu tố cơ bản dựa trên cung cầu.

    Tiếp theo, kinh tế chia sẻ sẽ tuân theo 2 định nghĩa số 24 và 25 nhưng phủ nhận khái niệm lợi nhuận nhưng lại mang lại giá trị lớn hơn cho cả 2 chủ thể tham gia quan hệ kinh tế (bên mua/bên bán hay bên cung cấp/bên sử dụng...). Kết luận này, cần một quá trình biện chứng thực tiễn dài nên sẽ được giải thích rõ dần trong phần: CHỨNG KHOÁN NGOẠI TRUYỆN . Chứng khoán ngoại truyện là một câu chuyện tản mạn kể về những cái bên ngoài chứng khoán nhưng lại liên quan chặt chẽ tới chứng khoán như một lẽ tất yếu trong các mối liên hệ phổ biến. Ở đó, kinh tế chia sẻ sẽ được nhắc đến như 1 loại hình kinh tế cao cấp nhất mà loài người có thể nhận thức được hiện nay, có thể sử dụng hiệu quả với loại hình thị trường cao cấp nhất của tư bản chủ nghĩa.

    Tôi trình bày sơ qua về cơ sở lý luận của kinh tế chia sẻ như sau:


    Cơ sở lý luận này trước tiên từ tạo hóa (lý luận xã hội và tự nhiên). Tạo hóa hay thế giới sinh ra con người có quyền bình đẳng như nhau, từ tuyên ngôn của Tư Bản tới mục tiêu của Cộng Sản đều nói rằng tạo hóa sinh ra con người có quyền bình đẳng. Đã bình đẳng thì sẽ không có thiệt hơn, sẽ không có mất đi, sẽ không có bị đánh cắp, sẽ không có cướp trộm, không có lừa đảo, không có bóc lột, áp bức..v.v.. Như vậy, một cá nhân tự nguyện cho đi thì tạo hóa sẽ làm cho họ được nhận trở về.


    Cơ sở lý luận (lý luận xã hội): Con người sống không thể tách rời quần thể, bởi vậy xã hội là cái chung chứa đựng mỗi cá nhân. Các cá nhân trong xã hội luôn luôn có một mối liên hệ đó là cái không để cho cá nhân tách rời xã hội, nằm trong xã hội - khái niệm dễ hiểu nhất cho nguyên lý triết học mối liên hệ phổ biến. Như vậy 2 cá nhân bất kỳ luôn luôn có ít nhất một mối liên hệ với nhau, mối liên hệ xã hội. Nếu 1 cá nhân tách khỏi xã hội thì 2 cá nhân này vẫn luôn có ít nhất một mối liên hệ với nhau, mối liên hệ cá nhân - thế giới - cá nhân. Nguyên lý luôn luôn có ít nhất 1 mối quan hệ này khi mở rộng ra thành giữa 2 sự vật sự việc hiện tượng được gọi tổng quát bởi nguyên lý triết học số 1: Mối liện hệ phổ quát.

    Như vậy, ai cũng có mối liên hệ với người khác dù kể ra bất cứ hoàn cảnh hay thời đại nào.


    Chính vì có mối liên hệ này nên nếu như có 1 loại hình kinh tế dựa trên "sợi dây" liên hệ này sẽ là loại hình kinh tế có thị trường vô biên (không biên), và thị trường vô biên thì kinh tế có thể phát triển vô khủng hoảng (không có suy giảm, không có khủng hoảng), và kinh tế phát triển không có khủng hoảng thì rõ ràng loại hình kinh tế này đang vận động theo đúng nguyên lý triết học thứ 2: Nguyên lý vận động phát triển.


    Như vậy, mô hình kinh tế thị trường của tư bản không phải là loại hình kinh tế dựa trên sợi dây mối liên hệ phổ quát.


    200 năm trước, Karl Marx và Engels đã cùng nhau phác thảo lên một hình thái kinh tế của tương lai đó là xã hội chủ nghĩa. Tạm không bàn về xã hội chủ nghĩa hiện thực hay không ở đây. Chúng ta chỉ lấy giả thiết rằng nếu xã hội chủ nghĩa là khả năng thì với những gì những nhà Marxist lập luận, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải là nền kinh tế không có khủng hoảng.

    200 năm sau, hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi nhiều. Tại đất nước Việt Nam này, vẫn đang kiên định con đường quá độ lên xã hội chủ nghĩa, rõ ràng nhiều thành tựu và thực tiễn đã chứng minh cho khả năng hiện thực của xã hội chủ nghĩa không còn nằm chỉ trên lý luận. Để bắt kịp thời đại, ở đây là thời đại Việt Nam, rõ ràng, nếu Việt Nam kiên định tiến lên xã hội chủ nghĩa thì trên con đường này sẽ phải xuất hiện loại hình kinh tế chia sẻ.


    Cơ sở lý luận (tự nhiên): Thế giới muôn màu, muôn vẻ, luôn luôn vận động. Nhìn vào 1 thảo nguyên xanh bao la bát ngát, chúng ta thấy những đám cỏ đang tranh nhau vươn tới ánh mặt trời, rồi chúng ta lại thấy những con bò (tót) tranh nhau gặm cỏ, rồi chúng ta lại thấy những con hổ rình mồi đang lườm nhau với những con sư tử... chúng ta lại thấy thấp thoáng đâu đó bóng hình ẩn núp của những thổ dân thợ săn..v..v. Quan sát thế giới thế này, chúng ta vẽ ra HỌC THUYẾT KINH TẾ THỊ TRƯỜNG với CẠNH TRANH tiêu diệt, trà đạp lẫn nhau để sinh tồn... nhưng kết luận như vậy là chưa đầy đủ, là nhìn thế giới (thế giới quan) lệch lạc... mới tạo nên triết lý bóc lột của 1 chủ nghĩa con người bóc lột con người như 2 con bò đang tranh cỏ.


    Cũng là thảo nguyên xanh bao la bát ngát như trên, chúng ta là những người của thế kỷ 21, đầy mình kiến thức, đầy mình tư duy. Chúng ta ngay lập tức nhận ra bản chất đằng sau rằng: Nếu như không có cây cỏ nào thì mọi con đằng sau sẽ chết. Nếu như có bác thổ dân trồng cỏ cấm hết mồm con bò, không cho nó ăn cỏ .. thì mọi con cũng chết. Nếu cho con bò ăn cỏ còn cấm con hổ ăn con bò thì mọi con đằng sau cũng chết. (chết ở đây là diệt vong toàn loài). Như vậy thì làm gì còn là thảo nguyên? Như vậy, đó không phải là tiêu diệt, mà đây là lẽ của thế giới. Cây cỏ dù bị ăn nhưng vẫn xanh tươi vươn lên và ngày một làm thảo nguyên rộng hơn. Con bò dù bị săn nhưng đàn đàn vẫn sinh sôi..v..v. rõ ràng đây là quy luật của tự nhiên, có thể hiểu là sự phân phối của tự nhiên. Như vậy, rõ ràng, tự nhiên sinh ra mọi thứ đều cho nó quyền tồn tại và nghĩa vụ diệt vong... bởi rõ ràng cha ông ta có câu: "Người chết xanh mấm mồ" - không phải làm phân bón cho cỏ tốt sao?. Chuỗi tuần hoàn tự nhiên này suy rộng ra toàn thế giới (triết học) không có gì phải bàn cãi thêm.

    Như vậy, tự con người với nhau, không thể dùng một học thuyết cạnh tranh, tiêu diệt, trà đạp, bót lột..v.v. để vươn lên bởi sự tồn tại của những cá nhân, những đơn vị kinh tế là sự tồn tại tự nhiên trong xã hội loài người. Một con bò cạnh tranh với những con bò khác giành cỏ không thể tiêu diệt hết mọi con bò để độc bá đám cỏ, con hổ, con sư tử, con thổ dân (a nhầm- không thể gọi con người là con :D ) cũng như vậy. Loài người là loài có trí tuệ, đã biết tự nhiên sinh ra cho mọi con đều có quyền như nhau, dù có cạnh tranh, dù có tiêu diệt cũng không thể nào thoát ra ngoài quy luật tự nhiên. Vậy tại sao lại không cùng nhau chia sẻ như những con kiến tha mồi?


    Kinh tế chia sẻ sẽ là cái tất yếu loài người đi qua. Nó sẽ được nói chi tiết ở phần ngoại truyện.



    (10)
    windygemini, SOKVothuong623 đã loan bài này.
  10. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643



    :D


    "Văn hoa nước Pháp không bằng ngữ pháp Việt Nam"


    Từ "Không" của tôi là trả lời cho câu hỏi "Mua bán cp trên sàn ... không phải là góp vốn vào DN ..." của bác VTN thôi. :D


    Tôi giải thích cho cô thêm, để rõ (nếu cô muốn rõ hơn nữa kể cả các mặt khác có thể đi theo dõi các phiên tòa xem họ lật từ câu chữ... :D )


    1/ Vốn góp: Là một từ ghép để chỉ về một số tiền được 1 hay nhiều cá nhân góp/hùn vào (ở đây đang nói khía cạnh doanh nghiệp, cổ phần... không đi giải thích các lĩnh vực khác hoặc nghĩa đa chiều)


    2/ Góp vốn: Là 1 từ ghép để chỉ 1 hành động góp 1 phần tiền vào của cá nhân/cổ đông.


    Như vậy: Doanh nghiệp có vốn góp 100 triệu là 100 triệu, là 10.000 cổ phần là 10.000 cổ phần đây là số vốn được 10 cổ đông góp vốn ban đầu. Chỉ có lúc này mới có GÓP VỐN. Một ngày nào đó, doanh nghiệp tăng lên 100.000 cổ phần và huy động thêm người góp vốn vào thì lúc này mới lại có HÀNH ĐỘNG GÓP VỐN.


    Sau khi góp đủ số vốn cần góp như thỏa thuận. Người góp vốn được cấp 1 tờ giấy chứng nhận góp vốn. Ghi rõ.... còn được gọi là giấy chứng nhận vốn góp hay giấy chứng nhận cổ phần. Tờ giấy này thuộc sở hữu của người góp vốn.


    Trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam, giấy chứng nhận vốn góp kia được phân chia thành các cổ phiếu với đơn vị là 1, được cấp chứng nhận, được bảo hộ, được đảm bảo như 1 giấy tờ có giá gọi là chứng khoán. Vì giấy tờ có giá có thể giao dịch nên chứng khoán có thể giao dịch... tức là mua bán.

    Mua bán cái gì: Mua bán giấy chứng nhận vốn góp. Ai sở hữu dù là 1 cổ phiếu cũng được đảm bảo chứng nhận sở hữu 1 PHẦN VỐN GÓP.


    LÀM GÌ CÓ HÀNH ĐỘNG GÓP VỐN Ở ĐÂY?

    :D
    windygemini đã loan bài này

Chia sẻ trang này