Tản mạn: Sự sụp đổ của đế chế kinh tế Âu - Mỹ P2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lamnguyenphu, 05/09/2020.

4047 người đang online, trong đó có 300 thành viên. 12:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 847470 lượt đọc và 5898 bài trả lời
  1. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643

    No say (hay say no) với phái sinh rồi thì còn ham hố gì ăn uống ở cơ sở nữa mà chả mất hút... =))
    gacvuonTaungamlachinh thích bài này.
  2. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643
    ĐẦU NĂM, KỂ CÂU CHUYỆN VUI VỀ "ĐẠO ĐỨC"


    Có lẽ, ai cũng dễ dàng hiểu hai từ "Đạo Đức" mà tôi đang viết và trong đầu ace ngay lập liền có thể quy phạm ra khái niệm, nội dung, cách hiểu, quan điểm... khi đọc được 2 từ đạo đức tôi viết đây...

    :)):)):))


    Nhưng hôm nay, tôi không bàn về cách hiểu của anh chị em. Tức là tôi không nói ĐẠO ĐỨC trong bộ đầu của bất kỳ ai. Tôi cũng không bàn về ĐẠO ĐỨC chung theo cách hiểu xã hội - giá trị chân lý chung được thừa nhận. Tôi không nói về những cái này...


    Tôi giới thiệu với anh chị em một bí mật mà có lẽ nhiều người biết: ĐẠO ĐỨC CHÍNH LÀ 1 PHÁP MÔN TU TIÊN. =))=))=))=))=))

    Nhiều người sẽ cười như các biểu tượng của tôi... =))=))=))=))=)) Nhưng nếu ngẫm lại, chẳng có ai thành Thần, thành Thánh, được đời đời người thường thờ phụng mà lại không có cái gọi là: ĐẠO ĐỨC ở trong đầu của mỗi người. Kỳ lạ (kỳ diệu) ở chỗ này. Rõ ràng, ai cũng hiểu đạo đức - cái đang ở trong đầu mỗi người và rõ ràng rất nhiều người có đạo đức - theo cách hiểu trong đầu mỗi người nhưng ... họ có thành thần, thành thánh hiền, thành huyền thoại đâu? - Nhưng ai thành Thần, Thánh hiền, Truyền thuyết, Tiên, Phật gì đấy đều có đầy đủ cái ở trong đầu mọi người đang nghĩ về Đạo Đức.


    Bởi thế, hôm nay, chuyện vui năm mới, tôi giới thiệu với anh chị em một Pháp môn tu tiên (tất nhiên, của người xưa để lại)


    Trước khi nói về pháp môn tu tiên này, cho tôi giới thiệu cách nhìn của tôi: Tiên, Phật, Chúa, Thần, Thánh... chỉ là cái tên để chỉ về những TỒN TẠI có sức mạnh hoặc khả năng hiện thực một cách siêu nhiên. Và cũng cho phép tôi nói rõ, tôi có đọc và hiểu theo cách của tôi một số pháp môn tu Đạo của một số Đạo giáo nhưng không có nghĩa tôi có thể tường minh bản chất và minh tuệ toàn bộ nội diên, ngoại diên của nó. ACE đọc để vui là chính. :)

    ...
    SOK, nguyendungct, Do_Quyen9 người khác thích bài này.
    windygeminiVothuong623 đã loan bài này
  3. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643
    Pháp môn tu tiên mà tôi nói đến đây, có lẽ nhiều người có thể nhận ra, nó được người xưa ghi ở cuốn ĐẠO ĐỨC KINH. Có lẽ, cuốn KINH ĐIỂN này truyền lại từ thời đại cùng với thời đại Đức Phật. Tương truyền do Thái Thượng Lão Quân viết, thường được biết với cái tên Lão Tử.

    Trước tiên, để hiểu pháp môn này, chúng ta tạm thời bỏ qua khái niệm trong đầu mỗi người về Đạo đức (được học từ khi nhỏ đến lớn) mà ai cũng hiểu. Sau đó, chúng ta sẽ tạm hình dung về cơ sở nhân thức mới như sau:

    Cho đến nay, người Việt chúng ta vẫn hay gọi những TỒN TẠI mà tôi vừa nói ở com trước là Đức CHÚA, Đức Phật, Đức Thánh Tôn, Đức GieSu, Đức Khổng Tử... dễ hiểu nhất là Đức Vua... Do vậy, từ Đức ở đây có huyền nhiệm và mang ý nghĩa của đấng Tồn Tại (như tôi khái niệm) chứ không phải mang ý nghĩa người có đạo đức với cách hiểu trong đầu mọi người hiện nay. Với Đạo - dễ hiểu hơn. Dễ hiểu hơn ở đây có nghĩa là khi nói đến Đạo - hầu như không ai hiểu và ai cũng hiểu là Đạo không dễ hiểu nên nhắc đến Đạo - mọi người có thể có ngay trừu tượng tương đối rõ và nhất quán đó là: Cái khó hiểu. :D


    Đạo Đức Kinh chính là một Kinh điển pháp môn tu tiên của Đạo giáo (thường sau này, hay được gọi là Tiên giáo). Pháp môn này, rất dễ để NGỘ. (Còn để tu - chưa chắc đã dễ). Với Phật Đạo có tới 8 vạn 4 ngàn Pháp (tôi cũng chỉ đọc được số chứ không có kiểm được nhé)- gọi là vô lượng Pháp để dành cho vô lượng người. Ai phù hợp Pháp nào thì tu Pháp đó ắt sẽ thành Phật... tu theo Pháp thì dễ nhưng cái khó là không tìm ra Pháp phù hợp ở thời nay (vì tam sao thất bản và mạt Pháp). Còn với Đạo giáo hay một số Đạo khác, Pháp môn tu luyện không nhiều, có khi chỉ 1-2 Pháp môn nhưng rõ ràng hàng tỷ người đọc vào, có người đọc đi đọc lại hàng vạn lượt cũng không ngộ được gì, hiểu được gì và cũng không tu được gì.... :D => Kết luận: Đều khó! - Không có gì là dễ, đơn giản. :D



    Mở đầu:
    1. Đạo khả đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh.
    2. Vô danh thiên địa chi thủy; Hữu danh vạn vật chi mẫu.
    3. Cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu; Thường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu.
    4. Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh. Đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền. Chúng diệu chi môn.

    Theo một cách dễ đoán, mọi Kinh Điển mà các bậc Đức Tồn Tại để lại (truyền lại) đều có phần mở đầu tương đối giống nhau đó là: Khai Kinh - Khai Thị - Khai Tâm - nói theo cách hiểu hiện đại thì đoạn mở đầu thường trình bày keypass của toàn bộ nội dung. Các phần sau, thường chỉ là trình bày minh nghĩa, gợi ý .v.v. cho mọi người ở hậu thế tìm hiểu keypass.


    Mở đầu của Đạo Đức Kinh có 4 câu theo Hán Việt như phía trên. Bốn câu này bao hàm toàn bộ Pháp môn tu tiên theo Đạo Đức. Tu Đạo để thành Đức.

    Đúng! Tu Đạo để thành Đức là cái cốt lõi của quá trình từ phàm nhân (vật) thành Đấng Tồn Tại trong mọi pháp môn. Theo Pháp môn Đạo Đức này thì tu Đạo ở đây là trồng nhân (nguyên nhân) rồi quá trình tu luyện là tu sửa (xúc tác, điều kiện) để kết Quả (Quả ở đây là Quả vị Tiên, Thần...) - Cặp phạm trù nhân quả (triết học phương tây) hay mọi người có thể hiểu phạm trù nhân quả trong Phật Đạo cũng có. Và ở đây, phạm trù nhân quả của pháp môn Đạo giáo này chính là Nhân là Đạo, Quả là Đức. Chứ không phải là đạo đức như chúng ta học từ thời cấp 1 - Pháp môn này, không viết ở tầm như vậy. Nó là KINH ĐIỂN.


    Như vậy, 4 câu mở đầu của Đạo Đức Kinh nói về ĐẠO - Nói về cái nhân mà người tu luyện cần trồng để có kết quả là Đức - thành tiên.



    Minh nghĩa:

    Đã có rất nhiều cách giải thích, minh nghĩa của các bậc hiền nhân đi trước (cả tây, tàu, ta) nhưng có lẽ đều đi sai ở một luận điểm, chắc chắn là ở câu thứ 3.

    Hai câu đầu thì câu đầu tiên, nhiều người đã giải thích rõ: Đạo nào mà nói được ra đây là Đạo thì nó không còn là đạo vĩnh cửu nữa. (Chú ý tên của tôi - vô thường: - Vô thường hiểu đơn giản tức là biến đổi, không thường hằng/ hằng hằng/ vĩnh cửu/ mãi mãi.... ). Tên gọi mà có thể chỉ được ra thì không còn là tên thường hằng nữa.

    Chúng ta phải hiểu câu thứ nhất này chính là câu khái niệm từ ngữ, giải thích từ ngữ (mà bây giờ văn bản nào trong phần đầu tiên cũng có phần giải thích từ ngữ) của Lão Tử. Lão Tử muốn giải thích từ ngữ gì? - Giải thích cái từ ngữ ở câu thứ 2, đó là 2 từ VÔ và HỮU.

    Lão Tử muốn nhắc đến Vô và Hữu nhưng rõ ràng, không có một từ ngữ và khái niệm nào mô tả hay trừu tượng được cái nghĩa của Vô và Hữu nên ngài phải giải thích nó để mọi người rõ. Khi ngài gọi tên nó (cái nhân đạo để tu thành quả đức) đấy thì nó đã không phải là cái mà ngài đang muốn nhắc đến. Nhưng vẫn phải nhắc đến - thì mọi người mới có cơ hội được hiểu. :D


    Như vậy, câu 2 được minh nghĩa: Vô danh (không tên) trong đất trời là cái gốc - cội nguồn. Có tên gọi trong vạn vật sinh là cái sinh ra. - Ở đây chính là khái niệm tiên thiên, hậu thiên mà mọi người có thể đọc ở các sách kinh điển khác. Cội nguồn của vạn vật là thiên địa hồng hoang, là chỉ bởi 1 Thái Sơ khí - Trong triết học duy vật phương tây - Đây chính là VẬT CHẤT ( Vật chất là toàn bộ thế giới khách quan...)


    Câu 2 đã đóng một cái đinh hay đưa 1 keypass cho toàn bộ hậu nhân để đọc hiểu toàn bộ bản KINH - Đó là tất cả những khái niệm, những từ ngữ mà Lão Tử sẽ viết ra ở bản kinh, đưa cho nó cái tên thì nó chỉ là cái hậu thiên hay là cái có giới hạn, không thể thành Tiên, nếu chỉ trồng, chỉ tu cái hậu thiên tức là cái có giới hạn thì không thể thành Tiên. Muốn thành tiên phải trồng được cái Vô. Đoạn này được giải thích bởi câu 3.


    Minh nghĩa câu 3: Thường vô (tức là liên tục/mãi mãi/ vĩnh cửu) lấy cái VÔ thì sẽ thấy được kỳ diệu. Còn chỉ mong/liên tục/ sở cầu cái HỮU thì chỉ thấy được cái giới hạn hay hình thù/thù hình của ĐẠO.


    Hiểu theo triết học duy vật biện chứng thì cái VÔ là cái bản chất, cái Hữu là cái hiện tượng. Lão Tử muốn nói đến cái ĐẠO (cái nhân cái quả của ĐẠO ĐỨC) là nội dung, còn viết ra tên, viết ra từ (bản KINH này) để nói về nó chỉ là hình thức.

    Một cái ở bên trong, một cái ở bên ngoài.


    Cấu 3 phải minh nghĩa như trên mới có cơ hội NGỘ được ra bản KINH nói cái gì (ở phía sau). Chứ không phải như cách minh nghĩa thông thường nhiều hiền nhân đã viết, đó là đi minh nghĩa từ "vô dục" và " hữu dục". - Phải minh nghĩa "thường vô" và "thường hữu"... =))=))=))



    Câu 4, rõ ràng ăn khớp với 3 câu theo cách minh nghĩa của tôi. Vô và Hữu là 2 tên gọi khác nhau nhưng chúng đều là 1 gốc đồng đẳng, đều diệu, đều huyền.... và Vô-Hữu chính là chúng diệu chi môn (tức là cánh cửa của mọi huyền diệu, mọi nhiệm màu)


    Toàn bộ phía sau bản Đạo Đức Kinh này chỉ là các "gợi ý" để người tu luyện "NGỘ" VÔ VÀ HỮU. :)):)):))


    Chém vui đầu năm về Pháp tu tiên. Nhiều khi có ai đó đếm cỏ "mệt quá" nên kiếm 1 pháp môn gì đó tu luyện cho thời gian trôi mau (tránh nhìn bảng ảnh hưởng tâm lý) ... :-P:-P:-P :)):)):))
    Vunana236, Do_Quyen, gacvuon13 người khác thích bài này.
    windygemini đã loan bài này
  4. npd88

    npd88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2020
    Đã được thích:
    726
    Em xin phép giải thích đơn giản ý của bác Thường là thị trường sắp xuống. Bác nào đang ôm hàng thì tắt bảng đi, đợi 1 thời gian ngắn rồi nó sẽ lên lại. Xem nhiều dễ rụng mất hàng :D :D :D
    gacvuon, RatLaGheGum, Hongbinh2 người khác thích bài này.
  5. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643

    =))=))=))


    Tôi đang giải thích KINH ĐIỂN, các anh chị em lại đi giải thích ý tôi... :))


    Tôi muốn nói là: Lão Tử đã nói rất rõ ở 4 câu đầu đó: Đạo là cái khó nói, khó gọi ra, khó chỉ ra. Nó luôn có 2 mặt, cái mà chỉ ra được, người đi theo con đường mà chỉ ra được đó thì chỉ có giới hạn đó là dùng cái công dụng, sử dụng cái có, cái hiện hữu (HỮU), còn muốn đắc đạo thành Tiên thì phải đi theo con đường VÔ, là cái gốc của thiên địa. Hai cái Hữu và Vô đều huyền diệu... nhưng cái Vô mới là cái để thành tiên còn cái Hữu thì có giới hạn. Cái hữu là cái gọi ra được tên, chỉ ra được tên. Nó cũng là cái sinh ra vạn vật nhưng nó không phải là cội nguồn, không phải là Đạo hằng hằng (tức không phải cái nhân để thành tiên). ...
    magnolia14, gacvuon, hainamld34 người khác thích bài này.
    windygemini đã loan bài này
  6. zug

    zug Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2014
    Đã được thích:
    59.551
    Chắc chắn là Chủ nhiệm muốn nhắn nhủ gì đó đến tập thể Xã viên rồi, không tự nhiên nói dài dòng vu vơ đâu bác. Mở ngoặc chỗ này là em đã ghi lại 2 con số mà bác ấy đã cố tình viết sai 2 lần rồi, để đến lúc thích hợp em sẽ đưa ra xem giải thích sao b-)

    Còn về bài Đạo Đức Kinh kia thì mỗi người nhận thức khác nhau sẽ hiểu ý Chủ nhiệm khác nhau. Em tạm hiểu thế này:
    1. Nhìn thấy bảng điện nhấp nha nhấp nháy, giá cả nhô lên tụt xuống, phích điện lúc dính chặt lúc lửng lơ, tây mua ta bán ào ào...chỉ là thấy cái Hữu, nó sinh ra hút-nén-nổ-xả, ra cái chart, ra cái tín hiệu phân phối, phân kỳ, phân hóa, ra đun nước, lùa gà, ra lãi, ra lỗ vân vân tựu chung là ra đủ thứ hỷ nộ ái ố sau đó thật đấy, nhưng đó chỉ là hiện tượng thôi. Muốn thành Thánh chứng thì phải thấy được thứ đằng sau bảng điện, là cái Vô - nguồn gốc muôn loài (nói thật là em vừa áp dụng luôn, lật bảng điện nhòm đằng sau thấy mỗi cái...phích điện :(()

    2. Mở đầu của tuyên ngôn HTX kinh doanh chứng khoán có 2 dòng thôi:
    - DVN09
    - MPVN21

    Keypass đấy các bác nhé. Thích thì cứ tạm rong chơi chỗ này một lúc chỗ kia một lúc, nhưng đừng quên keypass mới là chủ đạo.

    3. Nhưng thực ra em đọc Minh nghĩa 4 câu Đạo Đức Kinh xong chẳng hiểu gì mấy. Nên hiểu Chủ nhiệm muốn nhắn nhủ đầu năm rằng thị trường sẽ rất khó hiểu đối với đa số. Chả hiểu vì sao nó lên rồi nó xuống vì cái gì cũng chả hiểu nốt :-P
    tien0te, Do_Quyen, gacvuon9 người khác thích bài này.
    windygemini đã loan bài này
  7. Duduconxanh

    Duduconxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2017
    Đã được thích:
    39.931
    Cụ Tổng lại mới giao chắp bút đề tài cho cụ nữa hả bác. Tự dưng khi không lại lôi đạo đức tu tiên ra giữ chứng trường đầy máu tanh :eek:
    Ko đè thứ 5-6 mà đè ngay tối cn ra viết :rolleyes:.
    gacvuon, Vothuong623, zug1 người khác thích bài này.
  8. Tamii

    Tamii Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2020
    Đã được thích:
    4.960
    Mời trà sáng mọi người ~o)

    Chúc 1 năm mới hanh thông, vận ngộ @};-
    TommySan, magnolia14, Do_Quyen5 người khác thích bài này.
  9. Duduconxanh

    Duduconxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2017
    Đã được thích:
    39.931
    Sáng nay chắc bác T bận họp rồi. Tranh thủ e chém trước khi cn quay về :p.
    Bàn về vàng thật và vàng s:rolleyes:
    1/ lược sử tiền tệ:
    Khái nuệm tiền : “là công cụ trao đổi sức lao động của loài người”;)
    Cái này ai cũng biết, loài người trước khi phát minh ra tiền thì dùng hàng trao đổi hàng. Sau này sử dụng tiền để trao đổi hàng thù ban đầu dùng vỏ sò, đá, kim loại để trao đổi.
    Tuy nhiên chỉ có vàng và bạc là được chọn làm tiền tệ trong văn hoá loài người trải dài từ đông sang tây, từ nam ra bắc của tất cả các châu lục có người ở với 1 lý do: đặc tính của vàng là khó phản ứng trong điều kiện tự nhiên nên ko hao hụt.
    Việc con người phát minh ra tiền giấy là cách mạng trong xây dựng xã hội loài người thời đó, vì với sự phát triển của sản xuất và dân số, con người ngày càng nhiều “hàng” trong khi vàng có hạn và khai thác chậm hơn hàng (pt đồ thị gọi là đường giới hạn tiền) thì làm giảm năng lực sản xuất của loài người thì tiền giấy làm tăng năng lực sản xuất của loài người.
    Mốc quan trọng nhất của tiền tệ là năm 1970, tiền giấy đã thoát ly khỏi “bản vị vàng” và phát triển độc lập đến ngày nay.
    Và bây giờ, tiền giấy qua 1 loạt công cụ trở thành vũ khí bóc lột sức lao động bậc cao của giới tinh hoa (thông qua hệ thống ngân hàng)
    Và tiền ảo ra đời !!!
    2/ giá trị của vàng:

    Khi này vàng ko còn đóng vai trò trao đổi tiền tệ nữa, mà nó đóng vai trò lưu trữ tài sản (giá trị lao động của con người) - giá trị sử dụng - đặc tính của hàng hoá.

    Tạm viết đến đây. Trưa chém tiếp vì em vô làm việc đã :-P
    tqcvn, TommySan, gacvuon4 người khác thích bài này.
    windygemini đã loan bài này
  10. zug

    zug Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2014
    Đã được thích:
    59.551
    Em chào bác!
    Đầu năm đã "đòi nợ" thì nghe chừng không hay, nhưng em nhớ có người hứa sẽ tổng kết kiến thức, kinh nghiệm gì đó rút ra từ ông Chủ nhiệm HTX đấy nhé b-)

Chia sẻ trang này