Tản mạn về CPI và TTCK (17)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 14/08/2020.

5987 người đang online, trong đó có 687 thành viên. 12:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 217449 lượt đọc và 2966 bài trả lời
  1. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643
    Ở đây các cụ hầu như nhầm lẫn dùng từ học cho từ nhận thức.

    Nếu các cụ đang tranh luận nhận thức tôi ok!

    Khi sinh ra con người k biết gì. Phải nhận thức.

    Muốn nhận thức thì đầu đầu tiên là nhận: Nhận thông tin từ 6 giác quan.

    Cái gọi là học mà mọi người đang hiểu đó chỉ là đưa thông tin vào bằng giác quan nghe đọc.

    Nó vào đầu phải qua tư duy.


    Cùng 1 vấn đề: 1+1= 2 ( tôi giả sử). Có người nhìn cái hiểu ngay có người học lần chưa hiểu.


    Vậy học là gì? Dạy học là gì?

    Cứ đến trường lớp là học? Thế tại sao học trăm lần không hiểu thành HỌC MÃI?


    BỞI VẬY CẦN NHẬN THỨC MÃI, LIÊN TỤC.


    CHỨ HỌC TRĂM LẦN KHÔNG HIỂU THÀNH HỌC MÃI... NGÀY XƯA BỊ GỌI LÀ KẺ DỐT ĐẶC CÁN MAI DÀI CÁN THUỔNG...


    Nhận thức mới là cái mọi người đang hiểu và mang ra tranh luận với FBV.

    Nhưng tại sao mọi người k dùng từ nhận thức. Bởi nó nhận thức thì liên quan tư duy lại liên quan ý thức lại liên quan vật chất lại liên quan thế giới lại liên quan TRIẾT HỌC.

    Nhắc đến triết học ai cũng ngao ngán bảo không phục vụ cho đời.


    Tuy nhiên, hàng ngày ai cũng dùng triết học.

    Triết học là quan điểm về thế giới trong đầu của mỗi người. Nó luôn ở cùng và song hành với mỗi người.
  2. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643
    Nhận thức là 1 quá trình khách quan. Nó không phụ thuộc vào ý chí của bất cứ ai hay chính chủ thể nhận thức.

    Một cá nhân sinh ra là bắt đầu quá trình nhận thức và dù tôi giả sử cá nhân đó không muốn nhận thức thì nó vẫn diễn ra, nhận thức vẫn diễn ra từ giây phút đó. (Tôi nói bình thường, k nói cá nhân bị khuyết tật bẩm sinh).

    Quá trình nhận thức là quá trình nữa và mãi.


    Lenin năm xưa hô khẩu hiệu. Nhưng nếu dùng từ nhận thức thì công nhân, nông dân sẽ không hiểu nên ông biên nó thành từ HỌC.


    Chúng ta k nên tranh luận nữa.

    Cái mọi người đang tranh luận với FBV là nhận thức

    Còn học chỉ để đến giới hạn để sáng tạo, tìm kiếm, phát kiến.... Cái mới = phát triển. Học là để hành.
  3. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    43.297
    Chính xác.

    Như bác FBV tôi cho là đã bị loạn chữ. Mất phương hướng.
  4. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643
    Từ sự nhầm lẫn giữa học để hành và nhận thức để hiểu rõ thế giới (biết) đã gây ra hậu quả:

    1/ Có người học lan man, linh tinh.. không trọng tâm, không thành chuyên gia trong bất cứ lĩnh vực nào, cái gì cũng như kiểu hiểu nhưng cái gì cũng không làm được. Gây ảo tưởng, gây sa đoạ, gây hỏng 1 cá nhân/nhóm người.

    2/ Có người cần gì mới học còn không chịu nhận thức những cái mới lạ không phục vụ cuộc sống (như lý luận triết học của tôi chẳng hạn) cho rằng đọc những cái này là học và học này là học vô bổ nên không chịu đọc và nhận thức. Họ bị nhầm lẫn giữa học để hành và nhận thức. Đọc bài của tôi không phải để hành mà để nhận thức phát triển. Cái nhận thức mới kéo theo xã hội phát triển.

    Còn học chỉ là học cái có thì đời sau phát triển cao nhất chỉ bằng cái có của đời trước.


    Chúng ta cần sáng tạo. Muốn sáng tạo thì cần nhận thức đột phá và chuyên gia trong lĩnh vực sáng tạo.


    Thế giới luôn luôn phát triển.

    Dừng nhận thức là diệt vong.
    Teppi276, honghasong, tien0te8 người khác thích bài này.
    ong2015 đã loan bài này
  5. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643

    Trên quan điểm bản chất: Tôi hiểu mọi người ở đây đang khái niệm học nằm tương đồng với nhận thức. Còn với FBV tôi đoán (chỉ dám đoán vì chưa thể rõ được bác này nghĩ gì) đang khái niệm học theo một quan điểm khác. Nên mới có việc tranh luận xảy ra..

    Tuy nhiên, ở trên góc độ nào thì học vẫn quan trọng bậc nhất với xã hội. Các hình thức quan tưởng hay suy diễn hay cảm nhận để nhận thức không dành cho mọi người ở thời hiện đại. Học để nhận thức vẫn là hình thức quan trọng là điều kiện cần quan trọng. Nếu tư duy người học tốt (cũng là điều kiện cần quan trọng) thì người học sẽ nhận thức đúng, đầy đủ, sâu sắc, mở rông học 1 biết 10... Và sẽ thúc đẩy cá nhân/loài người phát triển.


    Học không tư duy thì có học nhiều học mãi nhận thức vẫn có thể lệch lạc và cuối cùng chẳng giàu, chẳng danh, chẳng thành công, hay bất đắc chí chửi đời, chửi xã hội.


    Thông minh quá thì bị thông minh hại. Học nhiều quá thì bằng mọt sách, mọt sách đôi khi lại không giàu, không thành công.


    Từ đây tôi dự đoán: @FBV là một người học rất giỏi, am hiểu nhiều vấn đề, kiến thức lớn nhưng bất đắc chí chưa được trọng dụng. Nghĩ mình giỏi mà người khác làm lãnh đạo mình dốt hơn... Nên bất đắc chí.

    Ở xã hội, học kiến thức chỉ là 1. Nhận thức toàn triệt vấn đề mới khó (khó ai làm được toàn triệt) nhưng người lãnh đạo luôn là người có nhận thức cao, phù hợp quy luật khách quan hiện tại của thế giới. Có thể họ không học cao.

    Ví dụ: Có trường hợp người lãnh đạo học kém hơn ai đó nhưng họ lãnh đạo ai đó. Thế học bị đảo lộn ak. Không! Học kém vẫn là học kém nhưng nhận thức cao hơn không phụ thuộc vào học kém.

    Ví dụ: Ở môi trường X, là môi trường cần sự giao tiếp nhưng thằng mọt sách học nhiều hiểu rộng mở mồm ra là chê hết thiên hạ kém so với 1 người học ít nhưng ăn nói nhẹ nhàng từ tốn, giải quyết vấn đề êm xuôi... Thì ai làm lãnh đạo?

    Vậy lúc này sự học không có tác dụng? @FBV ?

    Cứng quá thì dễ gãy.

    Học càng cao, hiểu càng rộng thì dễ bị oánh hội đồng

    Dẫn đến bất đắc chí.

    Hoặc hãy cứng như hạo nhiên chính khí. Hoặc nhận thức và phản ứng phù hợp với quy luật thế giới (trong đó có xã hội) hiện tại.

    Trên đây thì chém gió nhưng về cv chuyên môn chuyên ngành là phải nói được làm được mà muốn vậy anh phải là chuyên gia. Muốn là chuyên gia thì phải học.

    Nhưng học chưa đủ. Phải nhận thức và phải đủ khí thế đè cấp trên thế chỗ = phát triển.

    Cụ FBV cố lên! Quyền cao chức trọng cần nhờ nhiều yếu tố trong nhận thức chứ không phải chỉ là cái học được. Học mãi học nữa cũng k có quyền cao danh lớn. Cần tư duy!

    =))=))=))=))=))
    Dragold, tien0te, Icafe3654 người khác thích bài này.
  6. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    212.645
    Ổng Lin râu, sau 1917 thì ổng không muốn người dân nhận thức đâu, ổng muốn họ hạ mình xuống, luôn khiêm tốn.
    học, học nữa, học mãi
    để nhắc nhở những người dưới ổng nên cúi đầu khiêm tốn cứ tiếp tục học đi đã
    Dân ta đã ngừng nhận thức( nếu nói khiêm tốn, gọi là thụt lùi thì đúng hơn)về bản thân, xã hội cũng ngót nghét khá nhiều chục năm rồi.
    Teppi276, Dragold, ong20155 người khác thích bài này.
  7. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    212.645
    Cái mớ này tuyệt nhiên chỉ có nơi châu Á, đặc biệt là cộng đồng, dân tộc vô thần mà thôi.
    Vô thần, không sợ bất kỳ cái gì, mục tiêu tối thượng là danh và nhục dục, và chỉ có tiền mới đáp ứng được.
    --- Gộp bài viết, 22/08/2020, Bài cũ: 22/08/2020 ---
    Cái này thì nhà TM nói lâu rồi.
    Ta thiếu nhiều thứ lắm, đơn giản nhất là lao động và cách chăm sóc những con trâu cày
    http://f319.com/threads/chuyen-gia-...chon-viet-nam-la-bai-hoc-rat-dau-xot.1490925/
  8. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643

    Việc này từ trên cao xuống dưới thấp hầu như ai cũng rõ cả.

    Đất nước như một cỗ máy khổng lồ. Ở thủa ban đầu, nó được xây dựng nên với chức năng nhiệm vụ này thì sau mấy chục năm vận hành muốn cho nó sản xuất ra sản phẩm khác với chức năng nhiệm vụ khác... Luôn cần thời gian. Không phải 1-2-5 năm mà thay đổi hoàn toàn ra 1 cỗ máy mới khác được.

    Chúng ta nhìn thấy sự đổi thay đó là đã có sự đổi thay nhưng để có 1 cỗ máy mới cần thời gian.

    Thay máy nhưng vẫn phải ổn định bởi đất nước là 1 cỗ máy. Đừng ai nói đập đi - nghe ấu trĩ.
    honghasong, tinh tam, Icafe3656 người khác thích bài này.
  9. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    212.645
    Không, rất ít dân tộc văn minh, đập cái cũ để thay cái mới
    Đất ta, mới là hay đập đi, có mới nới cũ
    Nhưng chuyện đó xưa rồi, giờ cả trong giấc mơ, cũng không có giai tầng nào mơ đến búa với liềm, cuốc thuổng với gậy gộc,
    Giấc mơ bây giờ, tiền, yên ổn không ai động chạm ai, cao hơn nữa( quan lại và tài phiệt)thì con cái du học và sinh sống ở nước ngoài
    Teppi276, ong2015, MaggieT4 người khác thích bài này.
  10. alexpham263

    alexpham263 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/02/2015
    Đã được thích:
    265.770
    Lãnh đạo Bộ hôm nay không đi đôn đốc anh em giải ngân vốn đầu tư công à, sao rảnh rỗi mà chém nguyên 1 tràng công phu thế?

    Lão nói nghe cũng hay đấy. Có điều nói dài thế ở trong này chỉ e là ít người đọc, chỉ có tôi là rảnh rỗi ngồi đọc hết thôi :))
  11. alexpham263

    alexpham263 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/02/2015
    Đã được thích:
    265.770
    Tôi tưởng neuron thần kinh ở người trưởng thành thì chỉ có mất đi chứ không tăng thêm chứ nhỉ. Ăn nhau là ông nào mất nhanh với mất chậm thôi.

    Ông nào mất chậm thì khả năng rơi vào số 5% oánh chứng ra tiền. Ông nào mất nhanh thì hay chém gió tản mạn :))
    Teppi276, ShenLong9119, ong20155 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này