Tản mạn về CPI và TTCK (17)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 14/08/2020.

4365 người đang online, trong đó có 375 thành viên. 23:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 217398 lượt đọc và 2966 bài trả lời
  1. Do_Quyen

    Do_Quyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2020
    Đã được thích:
    129.321
    Ngài Vô Thường @Vothuong623 !
    Hôm nọ có đọc thêm mấy chục trang pic của ngài, thực sự là ko hiểu mấy nên ko dám ý kiến ý cò gì. Chỉ xin góp ý xíu:
    -ngành nông nghiệp HK chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu GDP và sử dụng rất ít lao động (đâu đó trên dưới 1% thôi)
    -nhưng Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về sản lượng nhiều nông phẩm: đỗ tương, ngô, thịt các loại...
    -thị trường vẫn là vấn đề nan giải nhất với NN Mỹ
    Còn các nội dung khác chỉ xin phép được Kính phục ạ (thật lòng đấy) :drm3
    Teppi276, ong2015, tinh tam7 người khác thích bài này.
  2. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643

    Tôi không hơn ai và tôi cũng chẳng kém ai. Tôi chưa bao giờ so sánh tôi với ai hay ai với ai. Tôi chẳng để ý ai là ai cũng không quan tâm lắm việc ai đó nghĩ tôi là ai. Nghe thì có vẻ "Điện" hoặc chập nhưng thế giới vốn dĩ là vậy.. mà nói điều này thì dở thật chứ không phải dở ương. :D .



    Ôi trời! Chém gió là chính chứ có ý định kiếm tiền đâu... :-P

    Tôi nói xong thường quên. Nói chính xác là niêm phong trong đầu.

    Thế gian này thiên kỳ bách quái... Chứa hết ở cái ngăn kéo trí nhớ thì sẽ loạn (hiện tượng loạn chữ hoặc ngộ học = có thật) do vậy, mấy chục năm trước tôi đã sáng tạo 1 quyết dùng để niêm phong tri thức trong đầu. Bình thường sẽ không biết, không nhớ gì chỉ khi nào cần dùng đến mở niêm phong thì mới lôi được ra.

    Ak! Nhân tiện có bác nào nhắc vô thức, ý thức gì đó thì cái quyết của tôi chính là kết quả của việc nghiên cứu mấy cái này.

    Ai cũng biết, trí nhớ và tư duy nằm ở ý thức. Còn tiềm thức và vô thức là cái mơ hồ khó hiểu. Nói toẹt ra là khoa học bây giờ không đủ trình độ để hiểu hết về cái trong bộ não con người.


    Cái gọi là vô thức đó chính là toàn bộ tri thức mà thế giới mã hoá đưa vào bộ não người. Bởi vậy, khoa học có nói: Não người là 1 tiểu vũ trụ.

    Ý thức là cái con người khai phá được trong bộ não. Hiểu về thế giới.

    Tiềm thức là cái con người chưa khai phá được nhưng có thể khai phá.


    Thực tế. Không cần phải học (lại nói đến học) chỉ cần con người khai phá tiềm thức, khai phá vô thức, mở rộng ý thức = vạn sự đều thông.

    Đức Phật là vị Phật đã khai phá toàn triệt vô thượng trí tuệ, tức là dùng ngọn đèn ý thức soi tỏ toàn bộ vô thức và tiềm thức nên thông tuệ thấu triệt thế giới.


    Làm sao để khai phá?

    Tại sao con người lại có sáng tạo? Sáng tạo từ đâu ra? - Từ hư không sinh ra? Tại sao có thần đồng?

    - Đó là vốn tri thức của thế giới đều nằm sẵn trong não người.


    Học (lại nói đến học) thực ra chỉ là phương tiện để khai phá ý thức, mở rộng ý thức.

    Hãy suy nghĩ não người là 1 thế giới. Ở đó có 3 phần vô thức, tiềm thức, ý thức. Thế giới vẫn vậy, vô thức, tiềm thức lớn thì ý thức bé, ngược lại ý thức lớn thì các phần còn lại bé.

    Học là phương tiện khai phá nhưng con đường là gì?

    Chính là tư duy. Tư duy mới là sợi dây khai phá vô thức, tiềm thức và chính là con đường nâng cao hiểu biết (không phải học là con đường).


    Thời đại thế giới phẳng. Cái anh mất 8 năm học vào đầu thì tôi chơi 7 năm 11 tháng. Tôi nhờ anh bạn google hay bigdata hay văn thư lưu trữ. Tôi mở ra tất cả cái anh học 8 năm hiện ngay trước mắt. Như vậy, hơn nhau ở con đường, đó là tư duy. Ai đưa cái đó vào khai phá mở rộng phần ý thức lớn hơn, nhanh hơn thì người đó nhận thức triệt để bản chất thế giới khách quan hơn.

    Không học, biết tư duy (không học mà biết tư duy là hơi bị bị bị bị hãn hữu đấy :-P ). Thì vẫn khai mở ý thức rộng lớn như thường.


    Chẳng thế mà phía trước có bác nào đó bảo học cùng anh Quảng còn giỏi hơn (điều kiện như nhau) mà 1 người thì thành nổ và 1 người bị điên. Khác nhau ở chỗ Tư duy. Không khác nhau ở chỗ học.

    Học chỉ là phương tiện chở cái đã biết (ý thức) qua con đường tư duy đổ cái đã biết đó vào tiềm thức và vô thức để cái đã biết đó làm nhiệm vụ khai phá ra vùng ý thức lớn hơn...

    =))
  3. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643
    Tại sao nói nhiều học học nữa học mãi mà không nói câu nói của cha ông tiên tổ đất Việt để lại: Học 1 biết 10.

    10 ở đây là gì? - Là 10 phần, là trọn trịa, là đầy đủ. Là đủ 10 phân vẹn 10. Tức học hữu hạn mà biết đủ đầy.

    Nhưng làm sao để học 1 biết 10, mà k phải học nữa học mãi cũng chả biết gì. Đó là con đường tư duy.

    Chỉ có tư duy thì mới học 1 biết 10.

    Chỉ có tư duy thì mới dùng ý thức nhỏ nhoi roi rọi được toàn triệt vô thức, tiềm thức.

    Nhớ ra, hình như Eistein cũng mới dùng có nửa bộ não và vài chục % khả năng bộ não. Haizzxxx

    Chúng ta hãy tư duy để có thể sử dụng não não nhiều hơn. Đừng sa đà học học học linh ta linh tinh. Học mà không tư duy thì không khác uống thuốc độc giải khát. Học mà không dùng = vô học.


    ace phản đối, tôi vẫn nói vậy đấy... Tại vì tôi mở niêm phong cái sự học này để nói chuyện nên k hãm được, k nói sai bản tâm được và không mặc kệ được, dù biết nói mãi chẳng ai nghe và ít người hiểu. Đợi tôi niêm niêm phong lại, mở cái ngăn tâm lý học ra sẽ nói dc về tâm lý ttck, gần gũi ứng dụng tốt hơn...

    :-P:-P:-P


    Haizzzzzz. Nỗi khổ của thằng tâm thần!
  4. Do_Quyen

    Do_Quyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2020
    Đã được thích:
    129.321
    Còm hay, chất, dễ hiểu, hữu ích!!!
    Many thanks to You :drm3
    ANGUYEN, Chungsan, Vothuong6232 người khác thích bài này.
  5. Do_Quyen

    Do_Quyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2020
    Đã được thích:
    129.321
    Còm này cũng hay, có tôi hiểu đây Quý Ngài Vô Thường :drm3

    G9 All of You
    Last edited: 23/08/2020
  6. Chungsan

    Chungsan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2018
    Đã được thích:
    2.062
    em chưa thấy bác tếu tếu nhỉ... nụ cười mười thang thuốc bổ ... bác giảm cân sao không uống thuốc bổ:)):)):))
  7. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.857
    Uhm... Câu học 1 biết 10 của các cụ rất hay !!!
    Mà 10 cũng chỉ là biểu trưng cho số nhiều .... Có kẻ học 1 biết đến 100 ...Có người học một biết một vạn ...
    ********
    Có cái gì đó tương tự với điều này , - trong lĩnh vực vật lý - thì phải : (???)
    1 kg than có thể đun sôi một ấm nước với cách đốt như ta thường làm ... Nhưng nó có thể đun sôi thể tích nước gấp 10 lần cái ấm ấy trong thiết bị của động cơ hơi nước ... Và về nguyên tắc thì , 1kg than , nếu giải phóng toàn triệt năng lượng , nó có thể đun sôi cả hàng vạn cái bể bơi mà ta thường hay tắm ở các K/S hay Resort chi đó .... nếu nó chuyển hoá toàn triệt vật chất thành năng lượng theo công thức E = mC2 của Einstein .
    *******
    @Vothuong623@alexpham263 !!!:-w
    :-w:drm2:drm3:drm4 ( Tuần sau , khả năng VNI đạt 875 ... Theo kiểu đun nước bình thường mà ta hay đun í !!!) ..... :D:D:D@};-%%-:bz
    Last edited: 23/08/2020
  8. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643
    @S_New : Bác là người đưa ra chủ đề tâm lý học. Tôi qua chạy qua link của bác và thấy ở trang đầu pic chủ yếu các kinh viện ( tức là trích ở đâu đó).

    Cho tôi nói qua kinh viện. Trong mũi nhọn cao nhất của khoa học xã hội, khi nói về bất cứ 1 vấn đề, người tham gia luôn luôn tránh kinh viện. Vì kinh viện là lời của người khác. Tranh luận nêu ra cho thấy bản chất ở trong đầu người nêu hiểu vấn đề đó không. Nên người ta tránh kinh viện.

    Tôi ví dụ: Khi nói về tác dụng của việc học và khuyến khích học tập tôi nói câu "học, học nữa, học mãi" thì câu nói này là kinh viện (viện dẫn chứng từ một nói của người khác) để chứng minh lời tôi nói. Do vậy, học và hành xảy ra 2 trường hợp.

    1/ Học cái A thì học thuộc/nhớ cái A. Khi ra làm thì cứ A nói thế này nên làm thế này. (Đây là kinh viện)
    2/ Học cái A thì đưa vào tư duy biến thành nhận thức bản thân (vùng ý thức). Khi ra làm sẽ thấy lý thuyết là nền tảng (cái A) còn thực tế luôn luôn chạy xung quanh cái nền tảng (cũng có khi trùng với cái nền tảng).

    Học theo cái 2 tức là học 1 biết nhiều hơn 1. Học được ra vận dụng làm được ở thực tế.

    Học theo cái 1 nhiều khi bị chửi cho là con mọt sách chỉ biết lý thuyết... Và hậu quả đó là dẫn tới tự diễn biến chuyển hoá, không tin lý thuyết, k tin sách vở, học rồi lại tự bác bỏ cái học... Lầm lẫn.


    Về tâm lý!

    Chúng ta tìm hiểu tâm lý thì cần chú ý các vấn đề cận tâm lý. Các khái niệm và định nghĩa trong sách tôi cũng không nhớ đâu. Nên nghĩ sao nói vậy.


    Hoàn cảnh khách quan hay môi trường bên ngoài tác động vào thân tâm của chúng ta khi chúng ta tồn tại ở thế giới. Trước tác động này chúng ta sinh ra phản ứng. Phản ứng hình thành ở trong đầu chúng ta chính là tâm lý.


    Tuy nhiên, phản ứng ở trong đầu chúng ta chỉ là 1 loại phản ứng trước hoàn cảnh tác động. Phía sau đó chúng ta còn có thể có nhiều phản ứng khác tác động lại môi trường bằng hành động của thân thể như: im lặng, nói, khua tay múa chân, chớp mắt, động thân..v.v.v (gọi là hành động) ở đây im lặng cũng là 1 hành động.

    Như vậy, xuất hiện 2 khả năng:

    1/ Tâm lý tức là phản ứng trong đầu phản ứng là A nhưng hành động (cái phản ứng ra môi trường) lại là B.

    2/ Tâm lý và hành động trùng khớp như nhau.


    Hành động lại có hành động lý trí và hành động không theo lý trí.


    Như vậy, tâm lý hoặc phù hợp lý trí hoặc không hợp lý trí.

    Tương tự:

    Tâm lý hoặc phù hợp với niềm tin hoặc không phù hợp niềm tin
    Tâm lý hoặc phù hợp tri thức hoặc không phù hợp
    Tâm lý hoặc phù hợp với tình cảm hoặc không

    (Thế giới chủ quan trong con người gồm 4 yếu tố cấu thành bao gồm: niềm tin, tri thức, tình cảm, lý trí)

    Mà tâm lý là phản ứng (kết quả) của quá trình tiếp nhận thông tin, thông tin đi vào đầu qua thế giới chủ quan dạo 1 vòng vô thức, tiềm thức rồi xuất hiện ở đầu ra dưới dạng tâm lý phản ứng.

    Do vậy, tâm lý rất phức tạp.

    Để xác định tâm lý của 1 người, trước tiên cần xác định cá nhân đó sống thiên hướng về yếu tố nào trong 4 yếu tố: Tình cảm, lý trí, tri thức, niềm tin.

    Nói rất dài, tôi ví dụ cho nhanh:

    Một người đứng trước vấn đề A đó là bán hay không bán. Nếu người này là người sống thiên về tri thức và lý trí sẽ có quyết định nhanh quyết đoán còn nếu phân vân mãi không biết làm thế nào là người sống thiên về tình cảm và niềm tin. Khi vấn đề A đã trở nên trầm trọng (tức là lỗ rất lớn) người thiên về lý trí hoặc tri thức đã bán hết hoặc xác định nắm giữ thì người thiên về tình cảm và niềm tin bắt đầu bán bằng hết... Khi mức lỗ quá lớn.

    Thị trường chứng khoán là thị trường kỳ vọng tức là nó là thị trường niềm tin về tương lai do vậy dù cá nhân thiên về yếu tố nào thì vẫn phải có niềm tin mới ôm cổ (mua vào).

    Do vậy, khi thị trường không lên thì xu hướng được quyết định bởi nhóm người thiên về tri thức và lý trí. Nếu nhóm này bán ra thì niềm tin bị sói mòn và áp lực bán tăng dần cho đến lúc những người mù quáng cắt lỗ sẽ là lúc thị trường đi lên. Còn nhóm người thiên về tri thức và lý trí vẫn ôm cổ thì thị trường tích lũy đi lên.

    Do vậy, để lượng hoá tâm lý thì khi thị trường đi ngang người ta có các công cụ TA để phân tích cổ phiếu đang bị bán ra hay mua vào (với mức độ nhỏ) từ đó dự đoán thị trường sẽ sập mạnh (khi nhóm niềm tin và tình cảm bán) hay tích lũy đi lên.

    Làm thế nào để biết nhóm người kia đã bán hay vẫn ôm

    Cái này lại là 1 tâm lý. Ngược với tâm lý vấn đề A đó là vấn B - mua vào.

    Khi mua vào, nhóm lý trí, tri thức sẽ mua ở đáy. Ngược lại nhóm kia mua tứa lưa.

    Do vậy, sẽ xuất hiện hiện tượng, thị trường tích lũy với khối lượng giảm dần và giao động điểm số trong phiên bé dần hoặc giao động điểm số trong phiên lớn dần cùng khối lượng biến động không đồng nhất...

    Đoạn kết luận là hiện tượng nào thì sập, hiện tượng nào tăng... Để mọi người tự suy thôi...

    Ôi! Lằng nhằng quá nhỉ.
  9. Chungsan

    Chungsan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2018
    Đã được thích:
    2.062
    bác bói em xem là thành phần nào:-)):)):))
    Goverment, ANGUYENFBV thích bài này.
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.800
    Mấy nay nhậu giờ tĩnh táo viết tặng các bác và cả nhà về cái sự Học Nữa Học Mãi.

    1. Xét trong ngữ cảnh ra đời: Học Nữa Học Mãi là 1 thành ngữ chỉ việc học ra đời ở Liên xô, từ câu nói của Lê Nin, VN ta dịch chuyển ngữ.
    Câu này ra đời trong hoàn cảnh phong trào đấu tranh giai cấp phát triển mạnh sau thời Nga Hoàng, Lê Nin đã lãnh đạo và quy nạp 1 tầng lớp công nông to lớn cho phong trào công nông này. Muh Công Nông thì.... đa phần thời ấy thất học so với sự tiến bộ Châu Âu... cho nên câu này để chỉ khích lệ nói về việc cần phải học và bồi bổ cho đủ kiến thức cho giai cấp này. Muh giai cấp này... thì đương nhiên phải học nữa... học mãi, học tới già tới die, tới hết khi nào ko phục vụ được thì thôi. Thế là học mãi rồi. Nhưng kết quả thì lịch sử sẽ ghi nhận. Ko cần bàn cãi.
    2. Con người ta khi bàn về việc học, người ta quên mất điều sơ đẳng, những điều cơ bản nhất: Học để làm gì? Cần Học những thứ gì để làm được điều đó? Và học như thế nào? Mất bao lâu để đạt. Học rồi sẽ làm như thể nào? Nhận thức ra sao?
    Thiên hạ quên tất... tần tật. nên kết quả... học mãi muh chả được cái gì.... xin lỗi chứ... càng học muh hok xác định điều cơ bản trên thì...càng thất học, thất điên bác đảo ...cho nên ko xác định thì học nữa học mãi là sai lầm.
    3. Thời gian của đời người là hữu hạn. Cho nên việc học cần hữu hạn... thì làm gì có học mãi . Cũng đừng nên khuyên con người học mãi. Học mãi dễ thành thất học.
    4. Tri thức nhân loại là khổng lồ, chính vì vậy, một người ko thể học mãi ôm mãi vào người thứ nằm ngoài mục tiêu của mình. Chỉ học cái gì trong mục tiêu và cái gì tốt đẹp thôi là dư dùng rồi.
    5. Con người cần trao đổi các lĩnh vực cho nhau về tri thức và công việc, tiếp cận qua lại chứ ko phải là việc học.
    Việc tiếp thu 1 lĩnh vực từ 1 chuyên môn của 1 người có chuyên môn thì đó là việc thực hành chứ chả phải học.
    6. Lịch sử đã chỉ rõ, càng học nữa, học mãi thì chỉ dành cho những người chưa từng học nên cần học... và kết quả thì các bác thấy rồi.
    7. Ở các quốc gia nghèo khi xưa, dân trí càng thấp nên càng phải học cho nhiều để bồi bổ khối kiến thức từ Châu âu, kết quả học cả đời vẫn đi sau Âu Mẽo. chứ Tụi Âu, Mẽo nó học cái gì ra cái đó, làm ngay. Mỗi người mỗi lĩnh vực rất cụ thể rõ ràng.
    8. Nghe FBV, học cái gì chắc cái đó, rồi làm đi, chứ cho dù học nữa học mãi thì mãi sẽ đi sau Thế giới. Đấy là hại bao thế hệ trẻ đấy
    Last edited: 24/08/2020
    Teppi276, vtn2012, khoaita20096 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này