Tản mạn về CPI và TTCK (17)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 14/08/2020.

4307 người đang online, trong đó có 300 thành viên. 17:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 217189 lượt đọc và 2966 bài trả lời
  1. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Thật sự sợ mấy ông này luôn, tỷ phú mà chơi lướt lát trong ngày, chắc là chơi margin bị siết mới thua mấy chục triệu đô trong ngày, nếu đầu tư dài hạn thì đợi lên lại thì đâu có chuyện mất tiền kiểu này.
  2. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Lãi suất huy động thấp như vậy rất có lợi cho người đang giử nhiều tiền mặt, còn ai mấy năm trước đã vay nhiều mà hiện giờ không còn tài sản thế chấp vay bình quân lãi vay vẫn rất căng. Vì lãi suất + gốc vẫn phải trả mỗi tháng, nếu không trả nổi là ngân hàng sẽ chuyển qua nợ xấu. Rất nhiều người đang giử rất nhiều tiền mặt đang đợi hàng giải chấp hay bán tháo của rất nhiều người sắp tới không cầm cự nổi.
  3. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Chọn cổ nào mà chính phủ cần hoàn thành gấp dự án để đưa vào vận hành, giải quyết nguồn điện đang thiếu trầm trọng là tiềm năng sau này rất lớn các Bác ạ.

    Bộ trưởng Công Thương: Việt Nam có nguy cơ thiếu điện do nhiều dự án chậm tiến độ

    Tổng công suất nguồn điện truyền thống có thể đưa vào vận hành giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt gần 60%.Bộ Công Thương ước tính cần nhập khẩu khoảng 60 triệu tấn than và 12 triệu tấn LNG vào 2030.Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển yêu cầu ngành Công Thương phải tập trung xử lý, giải quyết những tồn tại, vướng mắc để đưa 10 dự án điện chậm tiến độ vào vận hành.Quy hoạch điện VIII sẽ được Bộ Công Thương trình Thủ tướng vào tháng 10 và dự kiến được phê duyệt trong năm nay.

    Ngọc HàThứ hai, 7/9/2020, 19:16 (GMT+7)

    Tại phiên giải trình "Thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội' của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm nay (7/9), Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã báo cáo về tình hình thực hiện quy hoạch điện VII, quy hoạch điện VII điều chỉnh và phương hướng, kế hoạch thực hiện lập quy hoạch điện VIII. Bộ trưởng cho biết tổng công suất nguồn điện truyền thống có thể đưa vào vận hành giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt gần 60%.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh.

    Để xảy ra tình trạng này là do việc huy động vốn cả tư nhân và nhà nước cho dự án điện đều gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, nguồn năng lượng tái tạo dù phát triển nhanh nhưng hệ thống truyền tải giải tỏa công suất chưa đồng bộ, dẫn đến tình trạng, một số dự án điện (chủ yếu điện mặt trời) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, với tổng công suất khoảng 690 MW đã phải hạn chế một phần công suất phát. Tình trạng này sẽ được cải thiện vào cuối năm nay khi hệ thống truyền tải hoàn thành việc thi công.

    Ngoài ra, việc đảm bảo nhiên liệu cho phát điện ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu cũng là một trong những nguyên nhân khiến nguồn cung điện truyền thống cho giai đoạn 2016-2020 bị thiếu hụt. Việt Nam đã phải nhập khẩu than và tới đây sẽ phải nhập khẩu LNG cho sản xuất điện. Bộ Công Thương ước tính cần nhập khoảng 60 triệu tấn than và 12 triệu tấn LNG vào 2030.

    Những thách thức vừa nêu là hệ quả của việc xây dựng và chất lượng thực hiện chiến lược quy hoạch ngành điện chưa cao, thể hiện ở tính dự báo, điều chỉnh chưa kịp thời, thiếu đồng bộ và chưa có cơ chế giám sát thực hiện chiến lược, quy hoạch ngành điện.

    Đồng thời, văn bản pháp luật về cung ứng điện còn nhiều bất cập, mâu thuẫn và vướng mắc như xác định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 5.000 tỷ đồng sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước xây dựng trên địa bàn nhiều địa phương.

    Bên cạnh đó, còn phải kể đến việc chưa có cơ chế đấu thầu để thu xếp vốn đầu tư cho ngành điện, chưa có chế tài ràng buộc trách nhiệm của các chủ đầu tư khi thực hiện chậm trễ dự án điện

    Ngoài ra, kế hoạch, tiến độ thực hiện, xác định nguồn lực một số dự án điện cũng chưa rõ ràng. Nhiều vướng mắc trong đàm phán các dự án BOT khiến thời gian phát triển dự án kéo dài. Thêm nữa, cơ chế giá điện thiếu đột phá, chậm thay đổi, chưa có giá điện hai thành phần, giá mua điện theo miền, theo khu vực để đưa ra tín hiệu định hướng đầu tư và phát triển phụ tải.

    Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc đầu tư phát triển ngành điện, đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, Bộ Công Thương kiến nghị Quốc hội xem xét ban hành một nghị quyết cho phép ngành điện thực hiện thí điểm một số chính sách chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành để hỗ trợ các chủ đầu tư dự án đẩy nhanh tiến độ các dự án.

    Trong đó, đề xuất Thủ tướng có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án nhóm A có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng đến dưới 5.000 tỷ đồng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do các tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm chủ đầu tư.

    Trường hợp những dự án đầu tư xây dựng công trình điện nhóm A đã có trong quy hoạch phát triển điện lực được Thủ tướng phê duyệt, Bộ Công Thương kiến nghị cho phép chủ đầu tư không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi mà được lập ngay báo cáo nghiên cứu khả thi để quyết định đầu tư dự án.

    Đồng thời, Bộ Công Thương còn đề xuất được áp dụng cơ chế Nhà nước cho vay với lãi suất vay tín dụng đầu tư ưu đãi từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước hoặc được cấp bảo lãnh Chính phủ về vốn vay theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công đối với đầu tư phát triển dự án công nghiệp điện.

    Ngoài ra, với những dự án điện phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cho phép chủ đầu tư cam kết đảm bảo về bảo vệ môi trường (không phải thực hiện lập, trình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường). Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ được thực hiện trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

    Thêm nữa, Bộ Công Thương cũng kiến nghị cho phép các dự án điện thuộc trường hợp là công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp hoặc công trình điện xây dựng nhằm đảm bảo an ninh cung cấp điện thì chỉ phải xin chủ trương điều chỉnh quy hoạch của Thủ tướng mà không phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh quy hoạch.

    Cuối cùng, Bộ Công Thương còn đề xuất xem xét ủy quyền cho các bộ quản lý ngành một số nội dung công việc trong quá trình triển khai xây dựng và điều chỉnh các quy hoạch ngành.

    Ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm phải tập trung xử lý, giải quyết những tồn tại, vướng mắc để đưa 10 dự án điện chậm tiến độ vào vận hành, nhất là các dự án Long Phú 1, Thái Bình 2, Vũng Áng 2… Đồng thời, ngành điện còn được yêu cầu triển khai các tuyến truyền tải điện đã được phê duyệt, đã có quy hoạch trên nguyên tắc đã có dự án nguồn điện cần phải có dự án đường truyền để điện đi từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ một cách tốt nhất.

    [​IMG]
    Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển.

    Bên cạnh đó, ông Hiển còn yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng, bổ sung, hoàn thiện và thông qua quy hoạch của ngành năng lượng nói chung và quy hoạch sơ đồ điện VIII nói riêng đảm bảo có tầm nhìn, có sự kế thừa sơ đồ điện VII điều chỉnh, tránh tư tưởng cục bộ của các bộ, ngành, địa phương.

    Ngoài ra, Phó Chủ tịch Quốc hội còn yêu cầu ngành Công Thương tăng cường ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại có khả năng tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm chi phí, giảm thải tác hại môi trường.

    Về cơ chế giá điện, Bộ Công Thương được yêu cầu tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện giá bán buôn và bán lẻ điện đảm bảo các nguyên tắc của cơ chế thị trường, tính đúng, tính đủ và tạo nguồn lực tài chính để tái đầu tư ngành năng lượng, khắc phục cho được cách tính giá điện chưa hợp lý như hiện nay.

    Về phương hướng phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030, Bộ Công Thương dự báo nhu cầu điện thương phẩm sẽ duy trì mức tăng khoảng 8% trong giai đoạn 2021-2030, trong đó dự kiến đạt khoảng 337,5 tỷ kWh vào 2025 và đạt khoảng 478,1 tỷ kWh vào 2030. Đồng thời, công suất nguồn điện đến 2030 dự kiến khoảng 138.000 MW, trong đó nhiệt điện than chiếm 27%, nhiệt điện dầu và khí chiếm 19%, thủy điện chiếm 18%, điện gió và mặt trời chiếm 28%, nhập khẩu 5%, còn lại là các nguồn khác.

    Ngoài ra, Bộ Công Thương cho biết sẽ trình Thủ tướng quy hoạch điện VIII trong tháng 10 và được phê duyệt trong năm nay.
  4. tinh tam

    tinh tam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    20.733
    Vâng bác . Cái ý này của bác thì trúng tim Cash is Hoàng Đế của @FBV đấy :D. Tại cậu ấy áp nó vào chứng kg phù hợp nên nhiều người có vẻ giễu cợt thôi chứ kg phải kg có lý . Kinh tế khó khăn do dịch bệnh nên nhiều khoản vay đến hạn kg trả nổi sẽ bị phát mãi giá rẻ thì người nắm giữ nhiều tiền mặt sẽ có lợi thế khi mua được Ts giá rẻ là đúng rồi.
    FBV, Dautudaihang, Teppi2766 người khác thích bài này.
  5. smallcapsvn

    smallcapsvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/01/2015
    Đã được thích:
    804
    Tuyệt vời @};- đóng trạng thái trading ổm bảng%%- xách vali và kên đường thôi:bz:bz thời cơ du lịch hợp lý :bz=:) Mùa thu Hanoi nay chắc đẹp lắm các cụ nhỉ:-o:-o ah sáng nay mua tẹo theo đúng mục tiêu và target nữa là bay ra hanoi thôi:drm1:drm1:drm:drm:drm3
  6. tinh tam

    tinh tam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    20.733
    Theo em , Năng lượng sạch sẽ được ưu tiên . Bên cạnh đó thì các DN lắp đặt hệ thống truyền tải điện cũng sẽ làm kg hết việc .
    Em chọn năng lượng sạch :D
    Dautudaihang, ong2015, Teppi2765 người khác thích bài này.
  7. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Con nào đang vùng đáy của đáy ăn mới đậm Bác ạ.
  8. Dautudaihang

    Dautudaihang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/12/2017
    Đã được thích:
    51.262
    Khi rời xa sở trường phải chấp nhận mình là một tân binh.
    Dù trong sở trường mình tài giỏi như thế nào ...một khi bước qua lĩnh vực mới thì cứ xem mình là kẻ học việc.
    Sai sót sẽ chẳng bao giờ lớn...Khi đã hiểu được luật chơi thì mạnh tay cũng chưa muộn.
    :)):x
    hainamld3, Teppi276, tinh tam5 người khác thích bài này.
  9. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Nhiều nhà đầu tư lớn đã đầu tư năng lượng mặt trời ở nhiều tỉnh đang chết đứng, vì đường truyền tải điện phải mất vài năm mới xong, còn điện mặt trời đã đầu tư xong nhưng không truyền tải được, điện mặt trời tuổi thọ cũng có giới hạn, nếu đợi đường truyền tải điện hoàn thành thì số nhà đầu tư đã hoàn thành sẽ bị chôn vốn và phá sản vì toàn là tiền vay ngân hàng.
    ong2015, Teppi276, tinh tam5 người khác thích bài này.
  10. stocker_healer

    stocker_healer Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2020
    Đã được thích:
    2.953
    T
    điện thì e thấy có điện khí, điện than, thủy điện, năng lượng tái tạo, e thấy có điện khí là khả quan nhất, trữ lượng khí lớn, còn điện than ảnh huơgnr môi trường, thủy điện phụ thuộc vào mẹ thiên nhiên, năng lượng tái tạo thì đầu tư lớn thu tiền nhỏ, tuy nhiên các loại có rủi ro là phải vận hành trơn tru, ko bảo trì bảo dương nhiều

Chia sẻ trang này