Tản mạn về CPI và TTCK (18)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 08/09/2020.

4411 người đang online, trong đó có 541 thành viên. 18:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 242101 lượt đọc và 3008 bài trả lời
  1. Dautudaihang

    Dautudaihang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/12/2017
    Đã được thích:
    51.262
    Hên quá không chỉ một mình em điên
    Những người đủ điên sẽ thúc đẩy thế giới và đưa thế giới tiến lên phía trước.
    :))
    Thị trường chứng khoán Việt Nam xứng danh một huyền thoại.
    :x:x:x:x:x
  2. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Đầu tư cổ giá cao khi xảy ra rủi ro là mất rất nhiều tiền, đầu tư kiểu này thời gian càng dài càng thê thảm vì đầu tư ở vùng giá cao khi xảy ra rủi ro là không biết đáy nó nằm ở đâu? đại gia có giỏi cở nào cũng chết chứ đừng nói nhỏ lẻ.

    Mất tới ¾ giá trị sau 9 năm đầu tư, SSI đã cắt lỗ khỏi một công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam

    15-09-2020 - 10:46 AM | Thị trường chứng khoán
    [​IMG]
    Sai lầm khi sa đà vào mảng viễn thông và không thể ứng phó linh hoạt khi gặp khủng hoảng khiến kết quả kinh doanh của Elcom ngày một đi xuống.

    Trong những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9, CTCP Chứng khoán SSI đã liên tục bán ra gần 1,5 triệu cổ phiếu CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông (Elcom). Theo quan sát, đây là đợt bán lớn cổ phiếu ELC thứ hai của SSI trong năm. Lần đầu vào trung tuần tháng 2, bán gần 1,9 triệu đơn vị.

    Và cả hai lần giao dịch, cổ phiếu ELC đều ở vùng giá cao nhất trong vòng một năm gần đây, xấp xỉ 7.000 đồng mỗi đơn vị. Giá trị mà SSI thu về ước tính trên 20 tỷ đồng.

    Trên website của mình, Elcom tự giới thiệu là một trong những công ty công nghệ cao hàng đầu Việt Nam với thế mạnh là các sản phẩm phần mềm và tích hợp hệ thống cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng, các giải pháp chìa khóa trao tay và các dịch vụ kỹ thuật cho các ngành viễn thông, an ninh quốc phòng, giao thông vận tải, nông nghiệp công nghệ cao.

    SSI đầu tư vào doanh nghiệp này từ tháng 9/2011 với tỷ lệ sở hữu ban đầu hơn 8%.SSI từng sở hữu hơn 20% cổ phần Elcom giai đoạn 2012 - 2014 (trở thành công ty liên kết), tuy nhiên trước động thái thoái vốn mạnh mẽ từ đầu năm 2018 của cổ đông số một, tỷ lệ nắm giữ hiện tại chỉ còn trên 9,8%. Công ty của Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng đang tỏ ra không còn mặn mà với khoản đầu tư ròng rã gần 10 năm này.

    Bởi thực tế, cổ phiếu Elcom đang ở vùng đáy lịch sử, lao dốc suốt từ mức đỉnh tháng 11/2016. Khi đó, ELC đạt trên 25.000 đồng/cp.

    Vào cuối tháng 3/2020, cổ phiếu Elcom từng rơi xuống chỉ còn hơn 4.000 đồng trước khi bật lại lên trên 7.000 đồng ở thời điểm hiện tại. Tại mức giá này, vốn hóa thị trường của Elcom chỉ đạt 360 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Nguồn: VNDirect

    Thống kê của chúng tôi cho thấy rằng, duy chỉ năm 2016, khoản đầu tư Elcom của SSI có giá trị thị trường lớn hơn giá vốn. Những năm sau đó, mức thua lỗ ngày càng sâu. Cuối năm 2019, giá trị thị trường chỉ còn lại 28% so với giá vốn. Đây có thể là nguyên nhân chính buộc SSI phải làm hành động cắt lỗ.

  3. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Bà này là người đầu tiên mua xe triệu đô ở VN đấy các Bác.

    Thứ tư, 16/9/2020, 21:17 (GMT+7)
    Bà Dương Thị Bạch Diệp bị cáo buộc lừa 352 tỷ đồng

    TP HCMBà Dương Thị Bạch Diệp bị cho là "qua mặt" lãnh đạo thành phố khi hoán đổi nhà đất lấy trụ sở Trung tâm ca nhạc nhẹ trên đường Hai Bà Trưng, chiếm đoạt 352 tỷ đồng.

    Ngày 19/6, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ ******* hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị VKSND Tối cao truy tố bà Dương Thị Bạch Diệp (72 tuổi, Giám đốc Công ty Diệp Bạch Dương) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS 2015.

    Liên quan vụ án, ông Nguyễn Thành Tài (nguyên Phó chủ tịch thường trực UBND TP HCM); Đào Anh Kiệt (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường); Trần Nam Trang (nguyên Phó giám đốc Sở Tài chính); Nguyễn Thành Rum (nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch), Vy Nhật Tảo (nguyên Giám đốc Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP HCM) và 4 người khác bị đề nghị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 285 BLHS 2015.

    Liên quan đến vụ án, nguyên Giám đốc Sở Tài chính TP HCM Đào Thị Hương Lan đã bỏ trốn trước khi bị khởi tố. Cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã, sẽ xử lý sau.
    [​IMG]
    Bà Dương Thị Bạch Diệp tại cơ quan điều tra hồi tháng 1/2019. Ảnh: Bộ *******.
    Nhà chức trách xác định các bị can vi phạm quy định về quản lý, hoán đổi tài sản công tại Trung tâm Ca nhạc nhẹ (thuộc Sở Văn hóa TP HCM) trên đường Hai Bà Trưng với Công ty Diệp Bạch Dương, Agribank chi nhánh TP HCM và các cơ quan liên quan. Việc này gây thất thoát của Nhà nước 352 tỷ đồng.

    Theo kết luận điều tra, Công ty Diệp Bạch Dương có trụ sở tại 179 bis Hai Bà Trưng (phường 6, quận 3) do hai thành viên Dương Thị Bạch Diệp và con gái (ở Austraulia) góp vốn thành lập. Công ty có chức năng kinh doanh khách sạn, cho thuê nhà xưởng, xây dựng... Lúc này, bà Diệp nổi danh là đại gia bất động sản do sở hữu quỹ đất lớn và đắc địa tại TP HCM.

    Nằm gần đó, số 185 đường Hai Bà Trưng, là trụ sở Trung tâm Ca nhạc nhẹ (TTCNN). Do cơ sở vật chất tại đây xuống cấp, năm 2007, trung tâm liên hệ một số công ty xây dựng để hợp tác, nâng cấp cải tạo, trong đó có Công ty Diệp Bạch Dương.

    Bà Diệp đề nghị ông Vy Nhật Tảo hoán đổi trụ sở TTCNN lấy khu đất khác, hỗ trợ xây dựng trung tâm có quy mô lớn, hiện đại hơn. Sau đó, bà sẽ hợp nhất trụ sở công ty mình và nhà hát thành khu đất rộng hơn trên đường Hai Bà Trưng, xây dựng tổ hợp khách sạn 5 sao. Thấy phương án này khả thi hơn việc tu sửa TTCNN, ông Vy Nhật Tảo ủng hộ.

    Bà Diệp sau đó tìm được khu đất ở số 57 Cao Thắng, quận 3, phù hợp với điều kiện hoán đổi. Nữ đại gia dùng tư cách Công ty Diệp Bạch Dương làm đơn đề nghị UBND TP HCM thực hiện việc này.

    Ông Vy Nhật Tảo đã vận động nhiều cuộc họp nội bộ, thống nhất trình phương án lên Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch. Tuy nhiên, với "đơn xin hoán đổi tài sản" này, lãnh đạo thành phố không chấp nhận vì không có cơ sở pháp lý giải quyết.

    Trong thời gian dài bà Diệp vận động, thuyết phục các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền để thực hiện kế hoạch. "Đơn xin hoán đổi tài sản" kèm đề xuất kinh phí sửa chữa, tu bổ TTCNN 20 tỷ đồng sau đó được chuyển đến ông Nguyễn Thành Tài - Phó chủ tịch thường trực UBND TP HCM.

    Cơ quan điều tra xác định, trong quan hệ hoán đổi, bà Diệp và ông Tảo đã có sự thống nhất. Mặc dù UBND TP HCM, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chưa có ý kiến, nhưng Giám đốc TTCNN đã nhiều lần họp lãnh đạo, ký nhiều văn bản đề xuất thực hiện phương án. Ông Tảo còn mời ông Nguyễn Thành Rum đến tham quan khu đất 57 Cao Thắng và "vẽ" các phương án xây dựng, thuyết phục việc này có lợi cho Trung tâm. Ông Rum sau đó tổ chức họp Ban giám đốc Sở, thống nhất chủ trương, ra thông báo để TTCNN thực hiện.

    Bà Diệp dùng giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp khu đất 57 Cao Thắng để làm căn cứ hoán đổi nhưng không bàn giao. Tiếp đó, nữ đại gia dùng giấy tờ khu đất thế chấp cho Ngân hàng Agribank vay 21.860 lượng vàng mà không thông báo cho ông Tảo biết.

    Khi nhận trụ sở TTCNN số 185 Hai Bà Trưng và giấy tờ, bà Diệp đem thế chấp cho Ngân hàng Phương Nam (đã sáp nhập Sacombank) vay 160 tỷ đồng. Hiện, khu đất được định giá 352 tỷ đồng - là thiệt hại của vụ án.
    [​IMG]
    Ông Nguyễn Thành Tài trong phiên xử về hành vi giao trái phép 5.000 m2 đất "vàng" cho doanh nghiệp, chiều 16/9. Ảnh: Hữu Khoa.
    Trong vụ án, ông Nguyễn Thành Tài bị xác định là người chịu trách nhiệm cao nhất. Khai với cơ quan điều tra, bị can cho biết là Phó chủ tịch thường trực nhưng không được phân công quản lý, sắp xếp lại tài sản Nhà nước. Khi nghe Vy Nhật Tảo và bà Diệp trình bày về đề nghị hoán đổi đã bị thuyết phục, vì bà Diệp xây khách sạn 5 sao sẽ mang lại lợi ích cho thành phố. Do không thuộc lĩnh vực mình phụ trách, ông Tài báo cáo Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân và được chấp thuận. Ông Quân giao ông Tài trực tiếp chỉ đạo việc hoán đổi này.

    Theo ông Tài, bản thân nhận thức được quyền sở hữu hợp pháp, không có tranh chấp, thế chấp đối với nhà 57 Cao Thắng của Công ty Diệp Bạch Dương là điều kiện tiên quyết, bắt buộc để thực hiện việc hoán đổi, nhưng ông lại thiếu sót khi không chỉ đạo kiểm tra, xác minh điều kiện pháp lý. Bởi ông tin tưởng Trung tâm Ca nhạc nhẹ và Ban chỉ đạo 09 sẽ làm việc này.

    Ông Tài cho rằng mình không vụ lợi, hay có động cơ cá nhân. Nhưng là người chấp nhận chủ trương và chỉ đạo giải quyết việc hoán đổi, ông sẽ chịu trách nhiệm về hậu quả đã xảy ra.

    Trong các bị can, ông Nguyễn Thành Tài, Đào Anh Kiệt hôm nay phải hầu toà về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo khoản 3 Điều 219 BLHS 2015, khung hình phạt 10-20 năm tù, do giao 5.000 m2 đất "vàng" cho doanh nghiệp trái pháp luật.


    viethanoiColourful04 thích bài này.
  4. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Rao bán tài sản bất động sản thế chấp: "Ế ẩm" như chợ nợ xấu
    16/09/2020 16:38

    Nhiều ngân hàng ghi nhận các kỷ lục buồn về số lần rao bán một tài sản bất động sản thế chấp, nguyên nhân ế ẩm thì muôn hình vạn trạng.

    Hàng chục lần rao

    Năm 2020 là đến thời hạn các ngân hàng phải xử lý các khoản nợ đã bán cho VAMC. Do đó, không quá khó để thấy từ đầu năm đến nay, nhiều ngân hàng thương mại liên tục thông báo rao bán các dự án, tài sản đảm bảo và sau mỗi lần rao bán, giá phát mãi lại giảm đáng kể.

    Chỉ tính riêng BIDV, trên website của ngân hàng này đã 3 lần rao bán đấu giá quyền sở hữu căn hộ chung cư tại dự án Golden Palace (Hà Nội). Giá khởi điểm của căn hộ này là hơn 13,32 tỷ đồng, nhưng sau hai lần rao bán không thành công, tài sản này được bán với giá 10,79 tỷ đồng.

    Một tài sản đảm bảo khác là lô đất tại Mỹ Đình (Hà Nội) có giá khởi điểm 14,3 tỷ đồng được BIDV Chi nhánh Thành Đô rao bán để thu hồi nợ vay. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, lô đất này vẫn chưa có chủ mới ngay cả khi BIDV thông báo đấu giá lần thứ 5 với giá khởi điểm chỉ còn 10,43 tỷ đồng.

    [​IMG]Đa số các tài sản phát mãi này được định giá ban đầu quá cao, dù giảm giá nhưng vẫn chưa sát với giá trị thực, đồng thời, một số ngân hàng còn đưa ra giá bán cộng cả tiền gốc và lãi khoản vay, trong khi bản thân các tài sản đó cũng đã bị khấu hao trong quá trình sử dụng[​IMG]

    Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Sohovietnam

    Thậm chí, để thu hồi khoản nợ của Công ty Dệt may Thúy Đạt (Nam Định), BIDV Chi nhánh Thành Nam đã có tới… 31 lần thông báo đấu giá tài sản đảm bảo gồm nhà xưởng, nhà điều hành, dây chuyền sản xuất… Giá trị tài sản đã giảm từ 176 tỷ đồng xuống còn chưa đến 100 tỷ đồng sau 31 lần rao bán, nhưng dường như vẫn là… nói thách nên chưa ai mặn mà.

    Tại TP.HCM, BIDV cũng đang rao bán một phần dự án "bê trễ thế kỷ" Kenton Node của Công ty TNHH Xây dựng - Sản xuất - Thương mại Tài Nguyên. Nguyên nhân khiến các nhà đầu tư e ngại là việc tái khởi động dự án dở dang này không dễ dàng, đồng thời khó điều chỉnh lại thiết kế cho phù hợp với thị hiếu người mua hiện tại.
    [​IMG]
    Dự án Kenton được định giá gần 8.000 tỷ đồng khi thế chấp ngân hàng

    Một lý do khác nữa là định giá của dự án Kenton Node ban đầu được neo ở mức cao, nên nếu hạ xuống mức mà người mua chấp nhận được thì ngân hàng cầm cố thiệt hại quá lớn. Được biết, tài sản này ban đầu được định giá hơn 7.836 tỷ đồng và đồng thế chấp tại BIDV, MSB, PVCombank; trong đó BIDV chiếm 58%, tương đương hơn 4.545 tỷ đồng.

    Hồi tháng 6/2020, loạt căn hộ hạng sang tại chung cư cao cấp Saigon Pearl (TP.HCM) đã từng được Agribank Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn rao bán. Đến ngày ngày 4/9/2020, chi nhánh này tiếp tục rao bán một trong số những căn hộ nói trên với giá khởi điểm 5,078 tỷ đồng, thấp hơn 2 tỷ đồng so với 3 tháng trước.

    Trước đó, Agribank Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn cũng đã phải giảm giá bán một căn hộ có diện tích 152,8 m2 tại Saigon Pearl từ giá khởi điểm ban đầu 11,340 tỷ đồng xuống còn 10,206 tỷ đồng sau hai lần rao.

    Mới đây, ngày 21/8/2020, Agribank gây chú ý khi thông báo bán cụm 27 tài sản thế chấp, tổng diện tích 73.377,1 m2 tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Số bất động sản này là tài sản thế chấp của các khách hàng gồm Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất và Xây dựng Nam Hải, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Hòa Thành, Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Tân Mỹ Hưng, Công ty TNHH Ung Gia và 2 cá nhân khác.

    Trong thông báo mới nhất của Agribank, giá đấu khởi điểm của 27 tài sản đấu giá trên là 355,940 tỷ đồng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, ngày 3/6/2020, Agribank từng phát giá khởi điểm cho 27 tài sản trên là 374,673 tỷ đồng.

    Với Sacombank, từ khi ban lãnh đạo mới tiếp quản Ngân hàng cuối năm 2017, khối nợ trị giá hơn 91.000 tỷ đồng (chủ yếu đảm bảo bằng bất động sản) đã được rốt ráo xử lý. Chỉ tính từ đầu năm đến hết tháng 7/2020, theo đại diện ngân hàng này, Sacombank đã thu hồi, xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng đạt trên 9.900 tỷ đồng, đồng thời đã trích lập/phân bổ hơn 2.200 tỷ đồng cho các tồn đọng tài chính.

    Tuy nhiên, cũng giống như nhiều ngân hàng khác, không phải món hàng nào Sacombank rao bán cũng đắt hàng. Chẳng hạn như tháng 7/2020, quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất tại 41 - 45 đường 281 Lý Thường Kiệt, phường 15, quận 11, TP.HCM của ông Trầm Phong Xuân và bà Kiên Thị Kiều được Sacombank đưa ra đầu giá lần thứ 10 với mức giá đấu khởi điểm là 122 tỷ đồng. Tuy nhiên, tài sản này vốn là một khách sạn, rất khó có thể mở cửa kinh doanh dịp này nên đến nay… vẫn ế.

    Cũng trong tháng 7/2020, một tài sản khác được Sacombank đưa ra đấu giá lần thứ 25 với giá khởi điểm 355 tỳ đồng là quyền sử dụng đất tại 245/61B Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TP.HCM có diện tích 6.327 m2 thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản Tân Phong. So với mức giá ban đầu hơn 413 tỷ đồng, giá chào bán mới đã giảm hơn 14%.

    Dù chưa có thông báo chính thức, nhưng việc rao bán dường như đã có kết quả khi ghi nhận thực tế của phóng viên cho thấy, cơ sở nhà hàng lẩu dê Nhất Phương đặt tại đây vừa thông báo đóng cửa để trả lại mặt bằng.

    "Ế ẩm" như chợ nợ xấu


    Theo ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Sohovietnam, một đơn vị chuyên về tư vấn môi giới bán và cho thuê bất động sản tại Việt Nam, dịch Covid-19 mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nhanh nhạy nắm giữ những tài sản với giá rẻ hơn nhiều so với giá trị thật. Tuy nhiên, kể cả các nhà đầu tư chuyên nghiệp, dày dạn kinh nghiệm và có đầy đủ thông tin cũng khá e ngại khi tham gia mua lại các tài sản phát mãi từ ngân hàng.

    Ông Cần phân tích, đa số các tài sản phát mãi này được định giá ban đầu quá cao, dù giảm giá nhưng vẫn chưa sát với giá trị thực. Đồng thời, một số ngân hàng còn đưa ra giá bán cộng cả tiền gốc và lãi khoản vay, trong khi bản thân các tài sản đó cũng đã bị khấu hao trong quá trình sử dụng. Trong một số trường hợp, hồ sơ pháp lý có vấn đề hoặc tài sản đang tranh chấp cũng là nguyên nhân khiến người mua không mặn mà.

    Báo cáo mới đây của một số ngân hàng thương mại cho biết, thời gian vừa qua, đã có nhiều hồ sơ xin áp dụng thủ tục rút gọn để đẩy nhanh tiến độ chuyển nhượng tài sản cho nhà đầu tư mới, nhưng đều không thực hiện được. Chẳng hạn, Agribank cho biết, ngân hàng này có 11 hồ sơ xin áp dụng thủ tục rút gọn được tòa án thụ lý, song chưa hồ sơ nào được xử lý, do tòa kết luận chưa đủ điều kiện. Tương tự, trong số 12 hồ sơ của BIDV đang được tòa án xem xét xử lý, có 6 hồ sơ đã được trả lời là sẽ chuyển sang xét xử theo thủ tục thông thường.

    Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty luật Basico cho rằng, đối với những dự án đã hoàn thiện, ngân hàng chỉ cần thời gian và cân nhắc giá bán để tìm khách hàng. Còn với những dự án dở dang hoặc chưa triển khai thì thực sự bế tắc. Ngân hàng nếu có thu hồi dự án chỉ là thu hồi về mặt danh nghĩa. Dự án dở dang vẫn là dở dang và ngân hàng có kiện ra tòa hoặc có thỏa thuận với chủ đầu tư thì họ cũng không thể thay chủ đầu tư thực hiện dự án hay bán dự án ra thị trường để thu hồi vốn được.

    “Trường hợp dự án chưa hoàn chỉnh thì rất khó giải quyết vì ngân hàng không có chức năng triển khai dự án và họ có muốn nhận tài sản này về cũng rất khó khăn về mặt pháp lý do phải chấp hành chỉ tiêu an toàn về giới hạn sở hữu bất động sản”, ông Đức phân tích.
    ong2015viethanoi thích bài này.
  5. Dautudaihang

    Dautudaihang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/12/2017
    Đã được thích:
    51.262
    Người nghèo đi kiếm tiền
    Người giàu đi xây hệ thống.
    :)):x:drm:drm1:bz
    Người nghèo thường cho rằng thế giới bất công với họ những người bằng cấp, học vị...Nhưng vẫn nghèo.
    ..Khi những thằng dốt không bằng cấp học vị lại làm lãnh đạo và tiền lại thuộc về họ.
    Người nghèo thường không hiểu đâu là kiến thức lang man cơ bản( và tự cho mình biết cao hiểu rộng)? Đâu là kiến thức chuyên môn( thứ duy nhất hữu dụng để kiếm nhiều tiền:)))?
    Last edited: 17/09/2020
    pndstock, ong2015, Con_ong_trum6 người khác thích bài này.
  6. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp nhà nước vẫn khó bị phá sản

    LƯƠNG BẰNG
    16, Tháng 09, 2020 | 07:52
    Số lượng doanh nghiệp nhà nước bị phá sản trên thực tế rất thấp, không tương xứng với số lượng doanh nghiệp nhà nước trong tình trạng phải bị phá sản theo quy định.

    Nhiều DNNN mất phương hướng

    Tiến hành xây dựng và lấy ý kiến về Đề án quản trị doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẳng thắn đánh giá: Thể chế quản trị DNNN, đặc biệt là việc triển khai trên thực tế còn có khoảng cách so với thông lệ quốc tế, dẫn tới DNNN chưa hoàn thành mục tiêu “đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp”.

    Tại từng DNNN, mục tiêu của chủ sở hữu nhà nước chưa thực sự rõ ràng, nhiều trường hợp chưa nhất quán với mục tiêu đầu tư vốn nhà nước đã được pháp luật quy định. Bằng chứng là vốn sở hữu nhà nước vẫn tiếp tục hiện hữu tại các doanh nghiệp không thuộc ngành, lĩnh vực đầu tư vốn nhà nước theo quy định của Luật số 69 (Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp).
    [​IMG]
    Dự án đạm Hà Bắc vẫn ngập trong thua lỗ.
    Nhiều doanh nghiệp nhà nước không có mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng, ảnh hưởng không tốt đến thực hành quản trị DNNN theo thông lệ chung.

    “Việc duy trì quá nhiều doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là rào cản để chủ sở hữu nhà nước áp dụng các thông lệ tốt về quản trị doanh nghiệp”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ.

    Các mô hình quản trị doanh nghiệp nhà nước hiện đại yêu cầu các quốc gia hạn chế việc tạo ra khung khổ pháp lý riêng biệt cho doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích đẩy mạnh quá trình “công ty hóa” DNNN.

    Ở Việt Nam, quá trình công ty hóa DNNN đã được hoàn thành từ năm 2010 khi toàn bộ doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, công ty TNHH. Tuy vậy, bộ phận quan trọng nhất là các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước vẫn có khung khổ quản trị riêng theo quy định của Luật số 69 và văn bản hướng dẫn.

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: Việc hình thành một hệ thống khung khổ pháp lý riêng biệt như vậy không phải là điều kiện tốt để chủ sở hữu có thể áp dụng các chuẩn mực tốt về cách thức và công cụ thực hiện vai trò chủ sở hữu trong quán trị doanh nghiệp như cổ đông của mô hình công ty cổ phần đa sở hữu. Trên thực tế, những vướng mắc, bất cập trong quản trị DNNN chủ yếu diễn ra đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

    Khó đào thải DNNN thua lỗ, yếu kém

    Pháp luật về giải thể và phá sản của Việt Nam tương đối đầy đủ, được áp dụng chung, không phân biệt DNNN hay doanh nghiệp tư nhân. Ngay từ năm 1995, Luật doanh nghiệp nhà nước đã khẳng định DNNN phải bị giải thể, phá sản theo pháp luật về giải thể, phá sản.
    [​IMG]
    Các dự án yếu kém ngành Công Thương chưa dự án nào giải thể, phá sản.
    Mặc dù vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá: Số lượng DNNN bị phá sản trên thực tế rất thấp, không tương xứng với số lượng doanh nghiệp nhà nước trong tình trạng phải bị phá sản theo quy định.

    Vì nhiều lý do kinh tế, xã hội, chủ sở hữu nhà nước, chủ nợ và các chủ thể có quyền yêu cầu đệ đơn phá sản DNNN không muốn áp dụng biện pháp phá sản DNNN. Biện pháp xử lý thông thường vẫn là hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi bằng các công cụ hoãn, giãn nợ thuế, nợ tín dụng. Việc xử lý 12 dự án yếu kém ngành Công Thương là ví dụ.

    Một bất cập khác, đó là cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyền can thiệp mạnh vào hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi dự án thua lỗ, thất thoát lại khó quy trách nhiệm cho đại diện chủ sở hữu.

    Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ sở hữu nhà nước còn quyết định nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực quản trị kinh doanh, nhất là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

    Chẳng hạn, đối với DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ, hệ thống pháp luật quy định doanh nghiệp phải trình cơ quan đại diện chủ sở hữu và các cơ quan liên quan xem xét, quyết định những vấn đề thuộc lĩnh vực quản trị doanh nghiệp như quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, chủ tịch công ty,...

    Với cơ chế hiện hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng khó xác định được trách nhiệm giải trình của cơ quan đại diện chủ sở hữu trước Quốc hội và Chính phủ trong quản lý vốn nhà nước theo yêu cầu của thông lệ quản trị DNNN. Đơn cử như đối với các vụ việc thua lỗ, thất thoát tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp diễn ra trong thời gian qua.

    Cần truy trách nhiệm đại diện chủ sở hữu, lãnh đạo doanh nghiệp

    Một trong nhiều giải pháp khắc phục tình trạng trên được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh là tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế để DNNN thực sự hoạt động theo cơ chế thị trường, cạnh tranh bình đẳng. Trong đó, gia tăng trách nhiệm phát triển vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động kinh doanh, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu nhà nước phải đạt mức cao hơn mức bình quân của toàn bộ khu vực doanh nghiệp thuộc ngành kinh doanh chính; Cho phép doanh nghiệp tự chủ trong cơ cấu lại vốn và tài sản trong khuôn khổ mục tiêu và các chỉ tiêu đã định.

    “Đại diện chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp phải trực tiếp chịu trách nhiệm giải trình đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, không bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, không thanh toán được nợ đến hạn thì đại diện chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp phải bị thay thế và xử lý trách nhiệm theo quy định pháp luật về những sai phạm (nếu có)”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất.
  7. Do_Quyen

    Do_Quyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2020
    Đã được thích:
    127.582
  8. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    NĐT cả thế giới rất cần biết định hướng chính sách tiền tệ của Mỹ.

    Fed nói gì về định hướng chính sách tiền tệ trong buổi họp quan trọng gần nhất?
    06:50 17/09/2020

    BizLIVE -
    Buổi họp chính sách 2 ngày vừa qua là buổi họp chính sách tiền tệ được lên lịch trước cuối cùng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3/11/2020.
    [​IMG]
    Ảnh: AP

    Buổi họp bàn về định hướng chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã kết thúc, quan chức thuộc Fed chính thức duy trì lãi suất cơ bản đồng USD ở mức gần 0%, khẳng định sẽ trì hoãn việc thắt chặt chính sách tiền tệ cho đến khi nước Mỹ đạt được trạng thái việc làm tối đa và duy trì được tỷ lệ lạm phát 2%.

    Theo Bloomberg, Ngân hàng Trung ương Mỹ dự kiến sẽ duy trì quan điểm chính sách nới lỏng cho đến khi các mục tiêu chính sách trên được hoàn tất.
    Vào tháng trước, Fed công bố khung chính sách dài hạn, theo đó Fed cho phép lạm phát vượt lên trên ngưỡng 2%, đây là đặc điểm nổi bật nhất trong định hình chính sách tương lai của Fed.

    Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc họp, ông Powell nói: “Thông điệp chính sách rất mạnh mẽ này cho thấy niềm tin và quyết tâm của chúng tôi. Chẳng có một khung chính sách nào cố định cả”.

    Đường cong lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục thay đổi mạnh sau khi thông điệp chính sách của Fed được phát đi trong ngày thứ Tư. Lợi suất trái phiếu thời hạn 10 và 30 năm bất ngờ tăng lên mức cao 0,7% và 1,46%. Chênh lệch giữa trái phiếu thời hạn 2 và 10 năm cũng nới rộng ra hơn một chút. Trong khi đó, đồng USD lấy lại phần nào đà sụt giảm.

    Chuyên gia kinh tế trưởng tại Grant Thorton ở Chicago, bà Diane Swonk, khẳng định: “Điểm quan trọng nhất trong thông điệp của Fed chính là Fed sẽ vẫn giữ chính sách điều chỉnh trong khoảng thời gian đủ dài để có thể đưa người lao động trở lại làm việc. Ông Powell như vậy đã mềm mỏng hơn trong các tuyên bố chính sách của mình”.

    Buổi họp chính sách 2 ngày vừa qua là buổi họp chính sách tiền tệ được lên lịch trước cuối cùng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3/11/2020. Có 10 thành viên cao cấp nhất thuộc Fed đã bỏ phiếu về định hướng chính sách, trong đó tỷ lệ phiếu thuận/phiếu chống là 8-2. Chủ tịch Fed tại Minneapolis, ông Neel Kashkari, đã thể hiện quan điểm không đồng thuận với việc không tăng lãi suất cho đến khi lạm phát lõi đạt mức 2%.

    Trong những tuần gần đây, ông Powell và một số quan chức khác thuộc Fed đã nhấn mạnh rằng quá trình phục hồi của kinh tế Mỹ đặc biệt phụ thuộc vào khả năng Mỹ kiểm soát đại dịch Covid-19 đến đâu, và rằng sẽ cần thêm chương trình hỗ trợ tài khóa để đảm bảo việc làm và thu nhập.

    Vào ngày thứ Tư, Fed đã cam kết sử dụng toàn bộ các công cụ chính sách cần thiết để hỗ trợ cho quá trình phục hồi của kinh tế Mỹ. Ngân hàng Trung ương Mỹ khẳng định sẽ vẫn tiếp tục mua trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản ít nhất ở tốc độ hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động ổn định của thị trường.

    Một tuyên bố độc lập vào ngày thứ Tư đã cho thấy Fed cam kết mua khoảng 80 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ và 40 tỷ USD chứng khoán đảm bảo bằng tài sản mỗi tháng.

    Giới chức Fed khẳng định lãi suất cơ bản đồng USD Mỹ sẽ vẫn duy trì ở mức siêu thấp ít nhất cho đến năm 2023. Trong cập nhật dự báo chính sách mới đây, quan chức Fed cho rằng kinh tế năm nay sẽ suy giảm chậm hơn, nhưng cũng sẽ phục hồi chậm hơn trong những năm tới.

    Không chỉ hạ lãi suất đồng USD vào tháng 3/2020, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã bơm hàng nghìn tỷ USD vào hệ thống tài chính thông qua hoạt động mua trái phiếu, đồng thời tung ra nhiều kênh cho vay khẩn cấp nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp.

    TRUNG MẾN

    Last edited: 17/09/2020
    pndstock, viethanoiDo_Quyen thích bài này.
  9. Dautudaihang

    Dautudaihang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/12/2017
    Đã được thích:
    51.262
    Khi lên báo tức là họ vào từ rất lâu rồi.
    :))
    Tác ao hay đang vỗ béo lứa mới...tùy hỷ vào nhận định của nhà đầu tư.
    :))
    Với @FBV thì quanh năm cánh đồng trơ gốc rạ...Hoặc Sen tàn tạ.
    https://vnexpress.net/14-ngay-khong-lay-nhiem-ncov-cong-dong-4162948.html
    Trơ gốc rạ thì vào vụ mới
    Sen tàn rồi lại đâm chồi nảy lộc.
    https://vnexpress.net/chau-au-buoc-vao-thoi-ky-song-chung-voi-covid-19-4162678.html
    Sự vận động để phát triển của thế giới hoàn toàn trái ngược với ta.;;):D
    Last edited: 17/09/2020
    pndstock, ong2015, viethanoi3 người khác thích bài này.
  10. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Định hướng chính sách tiền tệ của Mỹ kiểu này thì 1 vài năm nữa Mỹ vẫn chưa hút tiền về, nhà đầu tư Mỹ vay được lãi suất gần 0% là đem tiền đi đầu tư các nước giá còn rẻ thúi. Như vậy là chứng khoán và BĐS VN còn có ăn vài năm nữa rồi.
    pndstock, Teppi276, viethanoi5 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này