Tản mạn về CPI và TTCK (18)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 08/09/2020.

3038 người đang online, trong đó có 72 thành viên. 04:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 242347 lượt đọc và 3008 bài trả lời
  1. Dautudaihang

    Dautudaihang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/12/2017
    Đã được thích:
    51.262
  2. tinh tam

    tinh tam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    20.733
    Vâng các bác ! Ảnh chụp một đoạn giá là mã DB.C ạ ! Mã này nhiều bác ham lướt toàn bị mất hàng ở những đoạn như vậy cũng như kg ít cao thủ TA cũng mất hàng vùng 28-30 khi nghĩ nó phối . Chỉ có những người có tiềm tin và định giá dựa trên FA như cậu @tienlamau098 , @ANGUYEN ... mới ôm nó đén 6x thôi :D:drm
    Vãi bác ! Em đọc và cũng hơi phân vân kg biết có nên like kg vì thấy có khen mình trong đó ( em rất ngại những lời khen đấy bác ) nhưng vẫn quyết định like cho bác nhưng kg phải vì lời khen của bác mà vì bác tâm đắc và like cho câu gần cuối của @Dautudaihang và câu bác nói về niềm tin . Còn bữa bác cũng khen em tag cả nick nên em thấy bên pic cụ @Vothuong623 nhưng em đâu có like cho bác dù rằng nên like cho đúng phép lịch sự bởi em biết bác khen thật chứ kg phải khen đểu =)) , cơ mà là người VN nên vẫn kg thoát khỏi sự ngại ngùng khi được khen vì thấy mình chưa xứng nên kg like chứ như Tây là like mạnh cùng say thank you ngay bác ạ :))
    Mỗi khi Sen nở đẹp , em lại nhớ đến chị đó @moonmoon80 nhưng riêng phiên qua Sen tuổi trăng tròn em mới dám gọi chị :x
    Vãi em . Tặng hoa chị mà chẳng thấy bông nào , tưởng chụp ở đâu tặng chị chứ :((:)). . Mà cậu đi chu du bao nơi kg tặng chị một bức ảnh chụp thiên đẹp như lúc xưa nhỉ ?:D
    Bác này tổng kết và nhận định TT hay quá Alex ! Em cũng cùng quan điểm ạ .
    Hiện tại VNI đang dừng ở hỗ trợ gần là 908 và hô trợ 905 khá mạnh cũng như còn 902, 900 ... Nói chung vùng 900 đã trở thành hỗ trợ mạnh của VNI.
    Còn mạnh hơn nữa thì ngay đấy 890 nhưng chưa đến lượt vì còn phải qua cửa vùng 900-905 đã :D
    Nhưng đấy là nói chiều giảm . Còn cửa tăng vẫn đang sáng và hướng đến 925 với Con Tê Giác của bác dẫn đường .:D

    Chúc cả nhà cuối tuần nhiều niềm vui !!!@};-@};-@};-%%-%%-%%-
    Last edited: 26/09/2020
  3. Dautudaihang

    Dautudaihang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/12/2017
    Đã được thích:
    51.262
    Đây mới là Vua nè @FBV
    https://vnexpress.net/thanh-nien-dap-pha-xe-may-nguoi-khac-giua-duong-4167483.html
    Xã hội càng phát triển thì sẽ chia ra nhiều thái cực.
    Ngang tàn bất cần đời...là một mặt nào đó luôn tồn tại ngoài xã hội.
    :))
  4. thanh_loc9302

    thanh_loc9302 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/12/2010
    Đã được thích:
    1.921
    Với tôi là công việc, nó cần sự đầu tư, công sức, tiền bạc và nó đem lại thu nhập. Không phải thú chơi :))
    Cụ vĩ mô cao siêu quá :))
  5. ngankim

    ngankim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2017
    Đã được thích:
    34.898
    Thôi thế là xong thỏ 8 món =))
  6. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Ẩn họa rủi ro với công ty chứng khoán

    Nhiều công ty chứng khoán gặp vấn đề về tài chính do liên tục thua lỗ, đầu tư cổ phiếu OTC...
    Bộ Tài chính muốn thay đổi cách xử lý CTCK trong diện kiểm soát, kiểm soát đặc biệt.

    Tân VănThứ bảy, 26/9/2020, 07:49 (GMT+7)
    [​IMG]

    Gặp vấn đề tài chính do đầu tư cổ phiếu OTC, liên tục thua lỗ

    Tháng 3, Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của Công ty TNHH Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á, công ty con của Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (DAS) vì không khôi phục được hoạt động sau thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh do thua lỗ. Bên cạnh đó, kiểm toán cũng chỉ ra nhiều vấn đề tài chính với DAS - công ty con của Ngân hàng Đông Á.

    Cụ thể, tại báo cáo tài chính soát xét bán niên 2020, EY Việt Nam chỉ ra DAS đã “vượt rào” các quy định về hạn mức đầu tư. Tại thời điểm 30/6, DAS đã đầu tư vào các tổ chức khác và công ty chưa niêm yết lần lượt là 74% và 72% vốn chủ sở hữu (vào 1/1 lần lượt là 75% và 73%), trong khi theo quy định của pháp luật, các tỷ lệ này lần lượt không được vượt quá 70% và 20%. Cũng tại ngày 30/6, tỷ lệ đầu tư của DAS vào một tổ chức chưa niêm yết là 16% vốn chủ sở hữu, trong khi theo quy định pháp lý hiện hành tỷ lệ này tối đa là 15%.

    Cùng với “vượt rào” quy định về hạn mức đầu tư, DAS tiếp tục lỗ trong 6 tháng đầu năm khiến cho lỗ lũy kế tăng lên 327 tỷ đồng và chạm ngưỡng 65% vốn chủ sở hữu. Điều này đẩy DAS đối mặt với rủi ro bị rút giấy phép hoạt động, hoặc bị buộc phải cắt giảm nghiệp vụ kinh doanh. Tình trạng thua lỗ cao chủ yếu liên quan đến hoạt động đầu tư góp vốn vào các công ty chưa niêm yết… Theo công ty kiểm toán, BCTC soát xét bán niên năm 2020 được lập trên cơ sở giả định DAS hoạt động liên tục.

    Ông Dương Thế Quang, Tổng giám đốc DAS cho biết, việc công ty chưa tuân thủ các quy định về hạn mức đầu tư xảy ra từ năm 2015 trở về trước nhưng hiện chưa xử lý được do toàn bộ danh mục là cổ phiếu chưa niêm yết (OTC) nên không có thanh khoản, nên không thể thoái vốn. Trong khi đó, công ty mẹ là Ngân hàng Đông Á đang trong diện kiểm soát đặc biệt nên không thể bơm thêm vốn cho DAS để xử lý lỗ lũy kế. Tuy điều này có ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính của DAS nhưng hiện các hoạt động kinh doanh vẫn được duy trì với 2 mảng chủ yếu là môi giới và tư vấn. DAS đang tìm phương án để khắc phục tình trạng này, nhằm giúp Công ty hoạt động lành mạnh.

    Một CTCK cũng "ném" tiền vào chứng khoán OTC là chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (HNX:APS). BCTC soát xét bán niên của APS bị Công ty kiểm toán VACO đưa ra ý kiến ngoại trừ do không thể thực hiện các thủ tục soát xét để đánh giá được giá trị hợp lý của các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lỗ/lãi với cổ phiếu OTC trị giá hơn 84,4 tỷ đồng.

    Theo giải trình của APS, hiện công ty ghi nhận khoản đầu tư vào cổ phiếu OTC trong giai đoạn từ năm 2009-2011 với tổng giá trị như trên. Đến thời điểm kiểm toán BCTC bán niên, APS chưa thu thập được báo giá của 3 CTCK về giá trị thị trường của nhóm cổ phiếu OTC so với giá gốc để đánh giá lại khoản mục đầu tư tài chính. Đây là lý do kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ.

    Làm ăn thua lỗ kéo dài, trong khi không được bổ sung nguồn lực tài chính, Chứng khoán CV (CVS) bị tổ chức kiểm toán đặt dấu hỏi về tính hoạt động liên tục. Tại báo cáo soát xét soát xét bán niên 2020, Công ty kiểm toán AASC nhấn mạnh CVS lỗ lũy kế hơn 80,1 tỷ đồng, tương ứng 89% vốn góp của chủ sở hữu. Điều này dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục.

    Trước đó, UBCKNN xét thấy vốn chủ sở hữu tại ngày 30/6/2019 là 24,35 tỷ đồng, thấp hơn mức vốn pháp định đối với 2 nghiệp vụ kinh doanh được cấp phép là môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán (35 tỷ đồng), nên yêu cầu CVS xây dựng phương án tăng vốn điều lệ hoặc rút nghiệp vụ kinh doanh để đảm bảo giá trị vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng vốn pháp định... Tuy nhiên, đến nay Công ty vẫn chưa khắc phục được tình trạng này mặc dù đã tìm cách loay hoay tăng vốn…
    [​IMG]
    DAS, APS lộ diện nhiều góc khuất về sức khỏe tài chính sau mùa báo cáo soát xét bán niên.

    Thêm sức ép đào thải CTCK

    Theo định hướng chính sách mới về an toàn tài chính áp dụng với công ty chứng khoán (CTCK) đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính đưa ra một số thay đổi xử lý CTCK trong diện kiểm soát, kiểm soát đặc biệt.

    Theo đó, để xử lý các CTCK trong diện kiểm soát đặc biệt, có 2 điểm mới được nhà hoạch định chính sách đề xuất. Thứ nhất, thay vì sau thời hạn 2 tháng như quy định hiện hành, đề xuất rút ngắn xuống còn 1 tháng kể từ ngày bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thực hiện đình chỉ một phần hoạt động của CTCK thành viên không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt… Thứ hai, sau khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt, nếu tổ chức kinh doanh chứng khoán vẫn không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt, thì sẽ bị đình chỉ hoạt động. Sau 6 tháng kể từ ngày quyết định đình chỉ có hiệu lực, UBCKNN ra quyết định rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán trong trường hợp CTCK không khắc phục được tình trạng bị đình chỉ hoạt động...

    Về biện pháp xử lý CTCK bị đặt vào tình trạng kiểm soát, thay vì 6 tháng, nhà quản lý đề xuất rút ngắn xuống 4 tháng kể từ ngày bị đặt vào tình trạng kiểm soát, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thực hiện đình chỉ một phần giao dịch của CTCK thành viên không khắc phục được tình trạng kiểm soát. UBCKNN xem xét đưa tổ chức kinh doanh chứng khoán ra khỏi tình trạng kiểm soát khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 180% trở lên trong 3 tháng liên tục, trong đó tỷ lệ vốn khả dụng tại kỳ báo cáo cuối cùng phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận và tổ chức kinh doanh chứng khoán có văn bản đề nghị UBCK về khắc phục tình trạng kiểm soát…

    Ngoài sức ép bị “xóa tên” từ các yêu cầu về tỷ lệ an toàn tài chính, các CTCK ốm yếu còn đang đối mặt với một sức ép cạnh tranh, đào thải lớn nữa từ phía thị trường. Một loạt sản phẩm, nghiệp vụ mới đang được UBCKNN cùng các sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký thúc đẩy triển khai như bán chứng khoán chờ về, được vay chứng khoán để bán (bán khống), mua bán chứng khoán trong ngày…đặt ra các yêu cầu cao về sức khỏe tài chính, mà các CTCK phải đáp ứng mới được phép tham gia triển khai.

    Dự báo ngay trong năm 2021 cuộc cạnh tranh mang tính sống còn trong khối CTCK sẽ diễn ra khốc liệt hơn, mà ở đó những công ty "ốm yếu" không dễ ở lại với thị trường nếu không có những bước tái cấu trúc, tăng vốn khả thi.

  7. Hu_Truc_Vn

    Hu_Truc_Vn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2018
    Đã được thích:
    105.710
    :x:-*>:D< ~o)%%-
    ShenLong9119, ANGUYENGoverment thích bài này.
  8. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Chạy theo "Ông lớn" Vingroup,dân lướt sóng "chết chìm"
    09/09/2020 1:26 PM

    CafeLand – Với thương hiệu và uy tín đã được khẳng định, những tập đoàn lớn luôn tạo sức hút rất lớn mỗi khi đầu tư dự án bất động sản ở một khu vực nào đó. Thậm chí, có những dự án dù mới chỉ nằm trên ý tưởng, đề xuất cũng đã gây sốt và tạo nên làn sóng đầu tư ăn theo nhưng kèm với đó là không ít rủi ro.

    Ăn theo dự án nằm trên giấy


    Thông tin một Tập đoàn bất động sản lớn mới đây có văn bản gửi UBND tỉnh Long An về việc xin rút khỏi dự án có quy mô 3.490ha tại xã Bình Đức và xã Thạnh Hoà, huyện Bến Lức đang nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư trên thị trường bất động sản.

    Cụ thể, từ năm 2018, UBND tỉnh Long An đã có văn bản về chủ trương khảo sát, lập quy hoạch và đầu tư dự án khu đô thị mới của tập đoàn này tại huyện Bến Lức.

    Theo văn bản của doanh nghiệp này gửi tỉnh Long An, thời gian qua tập đoàn đã khảo sát, tìm hiểu thị tường để đưa ra định hướng triển khai dự án phù hợp, đáp ứng nhu cầu nâng cấp hạ tầng, mở rộng đô thị, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho huyện Bến Lức và các khu vực lân cận

    [​IMG]

    Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh vừa qua ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội Việt Nam cũng như trên toàn cầu, doanh nghiệp đã cân nhắc và đánh giá lại nhu cầu của thị trường bất động sản. Do đó, doanh nghiệp quyết định rút lui khỏi dự án này và tập trung cho các dự án Đô thị mới tại huyện Đức Hòa và huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

    Theo nhiều nhà đầu tư bất động sản, việc "ông lớn" này rút khỏi dự án sẽ có tác động đến thị trường bất động sản của khu vực. Bởi trước đó, ngay sau khi có thông tin họ đầu tư dự án này đã có không ít nhà đầu tư đổ về đây săn tìm quỹ đất để chờ cơ hội. Bây giờ, kế hoạch đỗ vỡ sẽ khiến nhiều nhà đầu tư sa lầy.

    Trước đó, vào đầu tháng 2/2020, xã Bình Ba, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng trở thành “chảo lửa” của cơn sốt đất ngay sau khi có thông tin về việc tập đoàn này đề xuất xin khảo sát thực hiện hai dự án quy mô hơn 800ha tại đây.

    Thời điểm đó, mỗi ngày có hàng trăm lượt ô tô liên tục khuấy đảo các nẻo đường của vùng quê vốn bình yên để săn tìm mua đất.

    Những giao dịch chớp nhoáng đã đẩy giá đất tại Bình Ba tăng đột biến chỉ trong vài ngày. Nếu như trước đây, đất mặt tiền quốc lộ 56 chỉ dao động quanh mức 200 – 250 triệu đồng/ một mét ngang thì nay đã chạm ngưỡng 550 – 600 triệu đồng/mét ngang.

    Nhiều lô đất trong hẻm cũng có giá bán lên tới 200 – 250 triệu đồng/mét ngang dù trước đó chỉ ở mức vài chục đến hơn trăm triệu đồng/mét. Có trường hợp miếng đất nằm cách mặt tiền Quốc lộ 56 vài chục mét. Trước Tết chủ đất kêu bán 70 triệu đồng/mét ngang không ai mua, nhưng cơn sốt đất đã đẩy giá lên hơn 200 triệu đồng/mét ngang.

    Tuy nhiên, cơn sốt đất này chỉ kéo dài khoảng hơn chục ngày rồi hạ nhiệt khi chính quyền vào cuộc, công khai thông tin về việc dự án chỉ mới nằm ở mức ý tưởng, đề xuất. Cơn sốt đất Bình Ba khiến không ít nhà đầu tư phải “khóc ròng” vì không kịp thoát chân.
    [​IMG]

    Đất Bình Ba lên cơn sốt ngay sau khi thông tin có tập đoàn lớn về đầu tư dự án ở đây xuất hiện

    Sóng đất ở Bình Ba vừa dịu xuống, thì ở huyện Thạch Thất, Hà Nội một cơn sốt đất khác lại bùng phát cùng một nguyên nhân quen thuộc với “từ khoá” Tập đoàn nổi tiếng nọ đề nghị xây dựng 2 khu đô thị tại địa phương này.

    Cũng như ở Bình Ba, thông tin đầu tư đô thị ở Thạch Thất cũng chỉ ở dạng đề xuất, ý tưởng nhưng chừng đó cũng đủ để giới “thạo tin” đổ về tìm kiếm cơ hội. Chỉ trong một thời gian ngắn giá nhà đất tại Thạch Thất tăng vọt rồi lao dốc không phanh.

    Chơi dao hai lưỡi

    Làn sóng đón đầu các dự án bất động sản của những tập đoàn lớn không còn xa lạ với giới đầu tư bất động sản, đặc biệt là những người đầu cơ lướt sóng. Chỉ cần thông tin từ một văn bản, một đề xuất là đã đủ để khiến cho những người này đổ về khu vực quanh dự án đó để săn tìm cơ hội. Cách đầu tư này mang đến “quả ngọt” cho một số người, nhưng phần lớn đều nếm “trái đắng” bởi mức độ rủi ro cao khi dự án chỉ đang nằm ở trên giấy.

    [​IMG]

    Đầu tư ăn theo các đại dự án vẫn còn nằm trên giấy luôn tiềm ẩn rủi ro

    Theo anh Hưng, một nhà đầu tư bất động sản, việc đầu tư ăn theo thông tin của các đại dự án lớn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi những người tham gia phần lớn là nhà đầu cơ, lướt sóng. Trong cơn sốt đất, có những người kiếm được tiền tỉ mỗi ngày nhưng có không ít người lại mắc kẹt khi sóng đất đảo chiều. Những đại dự án được đề xuất là một chuyện, nhưng có khả năng thực hiện hay không còn là một câu chuyện khác và đòi hỏi cần nhiều thời gian.

    Anh Hưng cho rằng, quá khứ đã có rất nhiều bài học từ hệ luỵ của việc đầu tư chỉ dựa trên “tin đồn”. Cụ thể, thời điểm năm 2017, khi xuất hiện thông tin tập đoàn Tuần Châu có ý định đầu tư một siêu dự án ở Củ Chi thì ngay lập tức đã đẩy giá nhà đất khu vực này tăng cao nhưng cũng hạ nhiệt sau đó và siêu dự án của Tuần Châu “cũng im hơi lặng tiếng” cho đến nay. Xa hơn là các đô thị ma ở Nhơn Trạch, Bình Dương… đây là hệ luỵ của một thời bất động sản sốt nóng và việc đầu tư dựa trên những thông tin chưa rõ ràng về các đại đô thị, các dự án hạ tầng trọng điểm.

    Ông Nguyễn Văn Hậu, CEO Asian Holding, cho biết việc đầu tư đón đầu các đại dự án lớn của những đại gia bất động sản cũng giống như con dao hai lưỡi. Điều này phụ thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư, nghĩa là mức độ rủi ro càng cao thì lợi nhuận thu được càng lớn và ngược lại.

    Trường hợp chạy đua gom đất để đón đầu dự án nếu thuận buồn xuôi gió, đại dự án được chấp thuận đầu tư, doanh nghiệp triển khai xây dựng thì nhà đầu tư sẽ “hốt bạc” vì đã mua được quỹ đất giá rẻ trước đó. Ngược lại, nếu đại dự án không được chấp thuận, hay doanh nghiệp chỉ khảo sát rồi bỏ cuộc thì nhà đầu tư nếu ôm đất trước đó sẽ rất nguy hiểm vì khả năng thoát hàng là rất thấp. Đặc biệt, với những người sử dụng đòn bẫy tài chính để đầu tư càng rủi ro, tài sản bị chôn vùi.

    Ông Hậu cho rằng, nếu nhà đầu tư muốn tham gia cuộc chơi này đòi hỏi phải là người có kinh nghiệm và nắm bắt được thông tin đa chiều. Tốt nhất chỉ nên xuống tiền khi có những cơ sở nhất định như chấp thuận chủ trương đầu tư, doanh nghiệp được giao đất. Còn nếu dự án chỉ mới ở mức khảo sát quy hoạch thì việc đầu tư đón đầu là rất rủi ro.

    Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam thì cho rằng, đầu tư lướt sóng theo đám đông là nguyên nhân gây ra những cơn sốt ảo, đẩy giá nhà đất tăng nhanh so với giá trị thật, làm thị trường hỗn loạn. Sau cơn sốt, không chỉ các nhà đầu tư cá nhân đã ôm đất khốn đốn mà các doanh nghiệp chân chính cũng khó khăn trong việc tiếp cận quỹ đất do giá đã bị đẩy lên cao.


    Lý giải nguyên nhân sốt đất nền tại Bình Ba
    >> Vingroup “buông” dự án 3.490 ha ở Long An

    Nguyễn Văn
  9. Hu_Truc_Vn

    Hu_Truc_Vn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2018
    Đã được thích:
    105.710
    mấy ae hà nội tuần rồi vào cần jo xem đất
    đất vùng xa mà 2x triêu/m2 ... đất trống mà rộng mênh mông
    kinh thật dân mình lắm tiền vãi ~o)
  10. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Đất Bình Dương, Đồng Nai, Phú Quốc và nhiều nơi khác,rồi bây giờ đến Cần Giờ dân Hà Nội mua cực kỳ nhiều Bác ạ. Bác ra tới phòng công chứng mới thấy được dân VN giàu cở nào? vác cả bao tải bao tải tiền mặt vào phòng công chứng chung tiền mặt mua đất đấy Bác.
    --- Gộp bài viết, 26/09/2020, Bài cũ: 26/09/2020 ---
    Lãi suất đầu vào giảm mạnh và chứng khoán tăng mạnh là tới lượt BĐS tăng mạnh theo đấy Bác,quy luật mấy chục năm qua của thị trường VN luôn là như vậy Bác ạ.
    Last edited: 26/09/2020

Chia sẻ trang này