Tản mạn về CPI và TTCK (19)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 08/10/2020.

4899 người đang online, trong đó có 468 thành viên. 19:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 329514 lượt đọc và 3088 bài trả lời
  1. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.769
    Mình lại hỏng xem tây lông bán ròng xong xèng có rút về nước tụi nó hay không , chỉ cần biết tụi nó bán ròng trên sòng là đủ dồi .
    Hôm nay mình hỏng mua bán gì , ngồi ngó . Hỏng phải là chờ giá lên thêm để bán thêm lãi . Mà là nghỉ ngơi chút khi thấy dj hôm qua tăng qúa xá .
    Kể ra các anh nhiều xèng bẩn thật , hỏng nghỉ ngơi chút nào , kiếm được bao nhiêu hôm nay đâu mà cũng ráng xả . Thanh khoản thị trường cao , còn mã trong tài khoản của mình cũng hỏng cao , thậm chí còn thấp hơn trung bình . Mình cũng chẳng vui hay buốn vì đã nghỉ ngơi là nghỉ ngơi :)
    Xèng ai mà không ham , nhưng kiểu kiếm xèng của các anh nhiều xèng nhiều cổ hôm nay bẩn thật :)
  2. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.769
    Mình thì thấy oải , hỏng thấy lạ khi media đưa tin có con số bds thế chấp ở các ngân hàng . Làm gì mà các ngân hàng giải quyết nổi đống nợ này dù chỉ một phần nhỏ . Các sếp bds thế chấp vẫn nhà cao cửa rộng , vẫn đi siêu xe , chân dài bên cạnh . Họ có dùng xèng của họ đâu , toàn xèng của người khác . Các bố ngân hang cũng dzậy , làm giề không biết có rủi ro khi cho vay , thía mà vẫn cho vay vì được chia phần , cũng toàn xèng của người khác .
    Đọc tin media thấy có dề nghị tân thống đốc , thấy bác Bình ruồi cũng làm nhiều thứ oải :)
    Mình biêt nhiều nhà bán gần 20 tỏi , thía mà ra công chứng , ra ủy ban để cấp sổ mới chỉ có giá mua bán chưa đến 2 tỏi . Con nít cũng biết trốn thuế , nhưng ủy bản và công chứng hỏng thấy nha :) . Những điều này hỏng lạ nha , chỉ thấy hỏng dzui .
    Dautudaihang, FBV, ANGUYEN8 người khác thích bài này.
  3. ShenLong9119

    ShenLong9119 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/11/2014
    Đã được thích:
    3.122
    DJ tăng quá xá nhưng mà so với đỉnh trong ngày thì cũng thấp hơn 1/2 lận.
    Đâu biết chắc các anh tay to xả đâu bác, có khi các anh ấy lại tạo điều kiện cho mọi người mua được giá rẻ hơn tí xíu cũng nên, phải đợi vài ngày nữa mới biết là các anh ấy ntn chớ.:D
    Dautudaihang, FBV, ANGUYEN2 người khác thích bài này.
  4. Songsanh

    Songsanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2015
    Đã được thích:
    17.770
    Ăn đến già đó bác...tôi đã có sổ hưu GTN, NDN và chút ít HSG vì chưa hiện thực nó là sổ...còn ẾCH thì chắc cũng chỉ 1_năm nữa sẽ có sổ hưu đàng hoàng..
    Có 4-5 cái sổ hưu chắc sống cũng tàm tạm bác à...
  5. tinh tam

    tinh tam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    20.733
    Phiên hôm qua nếu bà con kg bị DJ làm ảnh hưởng để hưng phấn đầu phiên thì cuối phiên cũng kg đến nỗi phải thất vọng :D
    Cá nhân em thì thấy TT vẫn bình thường , thậm chí là phiên rũ đẹp khi đám đông hưng phấn , còn lại cơ bản vẫn như comment sáng qua theo kỹ thuật ,xu hướng TT vẫn là up và 948-950 đang là hỗ trợ gần nhất cho VNI .
    Còn về FA , khoảng trời rộng hơn đang chờ VN ở phía trước ủng hộ cho xu hướng của TT .
    Nay cũng sát gần hỗ trợ rùi nên có rũ thêm tí nào thì rũ rồi teng lại nhá @FBV !:D
    Last edited: 11/11/2020
  6. HongCK

    HongCK Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/04/2014
    Đã được thích:
    73.356
    Có lý,
    Uptrend thì những phiên điều chỉnh nêu ra được các ngưỡng hỗ trợ để nđt đứng dưới sân Ga còn biết đường mà múc ...
    FBV vào nhận quà kìa ... không dám mua mà chịu đứng tiếp sân Ga thì bớt la làng đi nhá,
    Chê cả hệ thống pháp luật tự do, dân chủ nhưng chặt chẽ ... nhất thế giới thì botay.com rồi
    Nay có BY mở hàng ... cho pic, yên tâm đeê ! @};-**== :))
    Last edited: 11/11/2020
  7. tinh tam

    tinh tam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    20.733
    Có lẽ do bận việc khác và kg tập trung nhiều cho TC và CK , hoặc do sự kỳ vọng lâu ngày kg được đền đáp nên có chút nản và buông xuôi chăng ? Để rồi thành định kiến ... :D>:D<

    Trích lại 2 khổ thơ em viết cho @FBV hồi gần 2 năm trước và hình như từ đó đến nay , cậu ấy chưa thay đổi góc nhìn dù thời cuộc đã thay đổi nên bác Già thấy cậu ấy bị tụt hậu ? Còn lúc xưa , còm men của cậu ấy chính quy và chuẩn tắc , chất hơn nước cất đấy @giavanchuakhon :p

    Ta nhớ mãi một chiều buồn hôm ấy
    Em đau lòng thảng thốt giữa bão giông
    Điện thoại hết pin nhưng lời không nói hết
    Em thẫn thờ đưa mắt chốn hư không . :D

    Trong cuộc nhân sinh em thương đời chứng sĩ
    Phận bọt bèo đâu thể đấu Tay To
    Nên em mãi lo đời dâu bể
    Nhìn bình minh đôi khi ngỡ trời chiều...:p
    cavicovn, Dragold, FBV7 người khác thích bài này.
  8. tinh tam

    tinh tam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    20.733
    Bài này hay nè . AE rảnh đọc đầy đủ để nắm tình hình
    Những chính sách dự kiến của ông Biden và hàm ý đối với Việt Nam

    https://cafef.vn/nhung-chinh-sach-d...-ham-y-doi-voi-viet-nam-20201111054930272.chn

    Đánh giá, dự báo tác động của các chính sách thời ông Biden tới Việt Nam

    TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV nhận định sẽ có 5 tác động quan trọng đối với kinh tế Việt Nam.

    Một là, việc chính quyền dưới thời ông Biden quyết tâm phòng chống dịch Covid-19 tốt hơn, nếu hiệu quả, sẽ tạo điều kiện sớm mở cửa, khai thông thương mại, đầu tư, đối ngoại, du lịch và các hoạt động hợp tác khác với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng một cách thuận lợi hơn, qua đó, góp phần vào tiến trình thực hiện mục tiêu kép của các quốc gia và Việt Nam.

    Hai là, việc chính sách của chính quyền mới được dự báo có tính ổn định hơn, ôn hòa hơn sẽ giúp tâm lý các nhà đầu tư và doanh nghiệp của thế giới nói chung và Việt – Mỹ nói riêng tăng lên, qua đó thúc đẩy các hoạt động hợp tác đầu tư, kinh doanh giữa hai bên.

    Ba là, chính sách "dùng hàng hóa Mỹ" sẽ đòi hỏi doanh nghiệp Việt nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới khi có kế hoạch xuất khẩu sang Mỹ. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và xuất khẩu sang Mỹ cũng sẽ phải thay đổi cách thức tiếp cận thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm sang Mỹ khi các yêu cầu, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ vẫn rất nghiêm ngặt và đòi hỏi sự khác biệt, chất lượng cao hơn so với các sản phẩm sản xuất nội địa Mỹ, trong khi vẫn phải cạnh trạnh với hàng hóa từ các nước khác xuất khẩu sang Mỹ.

    Bốn là, việc Mỹ nhiều khả năng trở lại đàm phán tham gia CPTPP và/hoặc đẩy mạnh hơn hợp tác thương mại đa phương sẽ tạo ra nhiều cơ hội lớn hơn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đa dạng hóa thị trường. Ngoài ra, bên cạnh chương trình hợp tác song phương Việt – Mỹ, CPTPP có sự tham gia của Mỹ cũng sẽ là biện pháp tốt giúp Việt Nam cân bằng cán cân thương mại với Mỹ, nâng cao hiệu quả hợp tác giải trình và thống nhất thông tin thống kê và cách tính liên quan đến vấn đề tỷ giá; từ đó, có thể giảm rủi ro bị theo dõi về thao túng tiền tệ.

    Năm là, việc cả ông Biden và ông Trump đều có chung quan điểm trong việc bảo vệ lợi ích của Mỹ và thúc đẩy Trung Quốc thực hiện đúng các cam kết thương mại quốc tế (dù cách tiếp cận khác nhau) sẽ tiếp tục có những tác động đến xu hướng dịch chuyển đầu tư, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, nhất là trong bối cảnh sau dịch Covid-19 và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung chưa thể chấm dứt ngay. Việt Nam, với tình hình chính trị ổn định, kiểm soát tốt dịch bệnh, kinh tế sớm phục hồi và tăng trưởng nhanh, môi trường kinh doanh tiếp tục cải thiện vẫn sẽ là môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài nói chung và Mỹ nói riêng trong xu thế này. Tuy nhiên, nhiệm vụ cân bằng hơn cán cân thương mại với Mỹ, thực hiện tốt hơn các cam kết của hai bên vì lợi ích chung của hai nước vẫn là điểm cần lưu ý đối với Việt Nam.

    Kết luận: rõ ràng là những chính sách dự kiến của chính quyền dưới thời ông Biden có những tác động quan trọng đối với toàn cầu và Việt Nam. Về tổng thể, cách tiếp cận của chính quyền mới cơ bản sẽ ổn định hơn, minh bạch, thận trọng, có kế hoạch và dễ đoán hơn. Tuy nhiên, những nhóm chính sách này cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi chúng ta sớm tìm hiểu, tiếp cận, đánh giá và chủ động thiết kế chính sách phù hợp.

    TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV
    Last edited: 11/11/2020
    Dragold, FBV, ANGUYEN5 người khác thích bài này.
  9. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.857
    Tốt rồi !!!
    Một ý tưởng hay .
    Đơn giản mà hay !!! :-bd:-bd
    Từ nay , chúng ta tập thói quen gọi tên một CỔ PHẦN là sổ hưu hay sổ tiết kiệm !!!
    ( Mà lưu ý là , phải là cổ phần của một số Cty Vietnam mới gọi là sổ . Vì : Vietnam có PE thấp , thời gian thu hồi vốn thụ động nhanh ... Chứ các TT có PE cao , tgian thu hồi vốn chậm hơn gửi tiết kiệm thì sổ siếc cái gì ??? Lưu ý thứ hai : Với CPI ổn định dưới 4% thì sổ mới tác dụng ... Chứ như lúc xưa , cũng không gọi là sổ được ! Cho nên , chia buồn với lớp nđt VN trong quá khứ ! Và chúc mừng lớp nđt từ 2018 trở về sau này ! )
    @};-@};-%%-%%-(~~)~o)(~~)~o):bz:bz:drm1:drm1:drm1

    ******
    F bị sao thế nhỉ ?
    Enter một lần , thành hai comments khác nhau ???
    Vậy thì thêm chút :
    Đôi khi , sự thành công xét trong dài hạn , lại đến từ một chuyện có vẻ bâng quơ .
    Ví dụ : KỂ TỪ NGÀY CTA GỌI CỔ PHẦN LÀ SỔ TIẾT KIỆM , TA MỚI BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN THÀNH CÔNG SUỐT SUỐT . KHÁC VỚI QUÁ KHỨ , CHỈ PHẬP PHÙ THUA VỚI LỖ .
    ****
    Tặng @Songsanh cái câu viết in hoa đấy ! Có câu ấy rùi , có thể thậm chí ko cần KD Vang , vẫn sống tốt ! He he...
    Last edited: 11/11/2020
    Vuthanhnguyen đã loan bài này
  10. tinh tam

    tinh tam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    20.733
    APH, HPX, HSG và KDH vào rổ MSCI Frontier Markets Small Cap Index, Kuwait lên thị trường mới nổi
    1 giờ trước
    Đáng chú ý đối với Kuwait, MSCI đã loại 8 mã khỏi MSCI Frontier Markets Index và 12 mã khỏi MSCI Frontier Markets Small Cap Index.


    APH, HPX, HSG và KDH vào rổ MSCI Frontier Markets Small Cap Index, Kuwait lên thị trường mới nổi
    11-11-2020 06:41:02+07:00
    1 giờ trước

    • APH, HPX, KHDHSG. Đáng chú ý đối với Kuwait, MSCI đã loại 8 mã khỏi MSCI Frontier Markets Index và 12 mã khỏi MSCI Frontier Markets Small Cap Index.

      MSCI Frontier Markets Small Cap Index

      Rổ danh mục MSCI Frontier Markerts Small Cap Index kỳ này ghi nhận biến động mạnh với 17 mã bị loại, trong đó Kuwait chiếm 12 mã. Ngược lại có 12 mã được thêm mới, trong đó Việt Nam chiếm 4 mã gồm APH, KDH, HPX và HSG. Theo đó, số lượng chứng khoán trong rổ chỉ số giảm xuống còn 153 mã.

      Kết quả review đợt tháng 11/2020 của MSCI Frontier Markets Small Cap Indexes
      Nguồn: MSCI
      4 mã Việt Nam được thêm mới vào rổ MSCI Frointier Markets Small Cap Indexes
      Nguồn: MSCI
      Tính đến ngày 30/10/2020, thị trường Kuwait vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn nhất (17.97%) rổ danh mục chỉ số, tiếp đến là Bangladesh (17.97%) và Việt Nam (12.6%).

      Tỷ trọng đầu tư vào các quốc gia của MSCI Frontier Markets Small Cap Index tính đến ngày 30/10/2020
      Nguồn: MSCI
      MSCI Frontier Markets Index

      Trong đợt review danh mục quý 4/2020, MSCI đã loại 10 mã chứng khoán khỏi rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index, trong đó Kuwait chiếm tới 8 mã, 1 mã Oman và 1 mã Lithuania. Ở chiều ngược lại, MSCI thêm mới 1 mã Kenya và 1 mã Lithuania.

      Kết quả review đợt tháng 11/2020 của MSCI Frontier Markets Index và 8 mã Kuwait bị loại khỏi danh mục
      Nguồn: MSCI
      Như vậy, số lượng cổ phiếu thành phần danh mục của MSCI Frontier Markets Index - chỉ số tham chiếu cho quỹ MSCI Frontier Markets Index ETF giảm xuống còn 81 mã. Trong đó, Việt Nam vẫn góp mặt với 12 mã, gồm VIC, MSN, VCB, HPG, STB, BVH, GAS, BID, VNM, SAB, POWHDB.

      Tính tại ngày 30/10/2020, thị trường Kuwait vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ MSCI Frontier Markets Index với 36.15%, trong khi thị trường Việt Nam đứng thứ 2 với tỷ trọng 18.47%.

      Tỷ trọng đầu tư vào các quốc gia của MSCI Frontier Markets Index tính đến ngày 30/10/2020
      Nguồn: MSCI
      Top 10 cổ phiếu lớn nhất danh mục MSCI Frontier Markets Index có 3 cái tên đến từ Việt Nam, bao gồm VIC, VNM và VHM.

      Top 10 cổ phiếu lớn nhất danh mục MSCI Frontier Markets Index tại ngày 30/10/2020
      Nguồn: MSCI
      Về cơ cấu ngành nghề, tài chính vẫn là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục chỉ số này với 50.47%. Tiếp ngay sau là dịch vụ viễn thông (13.5%) và bất động sản (10.83%).

      Tỷ trọng đầu tư theo lĩnh vực của MSCI tính đến ngày 30/10/2020
      Nguồn: MSCI
      Tất cả các thay đổi sẽ có hiệu lực sau giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu ngày 27/10/2020. Lần công bố danh mục tiếp theo của MSCI là vào ngày 09/02/2020 theo giờ CEST (múi giờ UTC +1), tức rạng sáng ngày 10/02/2020 theo giờ Việt Nam.

      MSCI sẽ rút Kuwait khỏi rổ thị trường cận biên qua 5 bước

      Trước đó, ngày 09/11, MSCI kết luận việc triển khai rút Kuwait ra khỏi rổ thị trường cận biên sẽ trải qua 5 bước tương ứng với 5 đợt review danh mục của MSCI (tức kéo dài hơn 1 năm), thay vì giảm tỷ trọng Kuwait một lần về 0%. Đợt đầu tiên bắt đầu vào review tháng 11/2020.

      Nguyên nhân đằng sau là do Kuwait chiếm tỷ trọng cao nhất trong rổ MSCI Frontier Markets 100 (hơn 25%), đồng thời để giảm những lo ngại cho các quỹ về việc hoàn thành phân phối tỷ trọng đầu tư tại các thị trường trong thời gian ngắn.

      Song song đó, MSCI sẽ tiếp tục giữ nguyên tỷ trọng cổ phiếu của Bangladesh, Lebanon và Nigeria trong rổ thị trường cận biên để đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc đa dạng hóa trong phương pháp tính toán MSCI Frontier Markets 100 Index.

      Theo ước tính mô phỏng của MSCI, tỷ trọng của Việt Nam trong chỉ số MSCI Frontier 100 Index có thể được nâng lên 15.76% sau giai đoạn 1 và lên 28.76% khi Kuwait được loại bỏ hoàn toàn khỏi rổ chỉ số. Với tỷ trọng Việt Nam trong rổ iShare MSCI Frontier 100 ETF hiện tại đã là 12.65%, tỷ trọng Việt Nam nhiều khả năng tăng thêm hơn 3% sau giai đoạn 1.

      Xuân Nghĩa

Chia sẻ trang này