Tản mạn về CPI và TTCK (20)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 10/12/2020.

7351 người đang online, trong đó có 992 thành viên. 10:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 687052 lượt đọc và 4699 bài trả lời
  1. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    212.625
    Hoá ra toàn anh em già hay phọt
    Thanh niên, chúng gan thía, đỏ phát mai lại xanh ngay.
    Trích của Trương mony

    Nhiều cụm từ như Fo không biết sợ là gì, Dòng tiền hung hăng, dòng tiền điên...Thống kê dưới đây sẽ cho thấy:

    2020, nhà đầu tư 18 - 34 tuổi chiếm đến 81% tổng tài khoản mở mới tại đây, trong đó nhóm 18 - 24 tuổi chiếm 37% và nhóm 25 - 34 tuổi chiếm 44%. ( Tỷ lệ trẻ hoá NĐT gấp đôi TTCKVN giai đoạn trước.

    Note: Lấy mẫu trên 100.000 TK mở mới 2020.
    Con_ong_trum, ANGUYEN, tinh tam3 người khác thích bài này.
  2. Dautudaihang

    Dautudaihang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/12/2017
    Đã được thích:
    51.262
    1800 em dự lâu rồi:)) chim lợn chúa phán 20000 cơ:))
    Mốc
    3000
    5000
    Rồi cũng sẽ đến nhưng khi nào chỉ còn vấn đề là thời gian.
    Last edited: 18/12/2020
    Con_ong_trum, PXe1996, ANGUYEN1 người khác thích bài này.
  3. Dautudaihang

    Dautudaihang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/12/2017
    Đã được thích:
    51.262
    Xã hội chúng ta đã bình đẳng từ lâu lắm rồi...học hành,chức vị những vị trí quan trọng trong xã hội người phụ nữ Việt Nam đã tham gia rất nhiều.
    Nhưng về mặt kinh tế + những phong tục tập quán dẫn đến người phụ nữ vẫn thiệt thòi chị à.
    Đã bao đời việc nhà, chăm sóc con cái, dạy dỗ con cái lại mặc định việc phụ nữ? Nó nằm ở tư duy không pháp luật.
    ....
    Phần nhiều em thấy sự thiệt thòi đó nằm trong tư duy không phải ở pháp luật.
    pndstock, ANGUYEN, tinh tam2 người khác thích bài này.
  4. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.858
    Oh. Té ra , PYN Elite lạc quan về VN hơn cả chính mình nhỉ ?
    Nếu VNI 1800 thì DJ bao nhiêu ? Khi mà nói vậythôi , chứ tâm lý nđt Việt còn sính ngoại lắm . ( Dù sự thực thì VNI 1200 là tương quan hiệu thế với DJ chỉ 23.000 mà thôi ... Vậy không lẽ VNI 1800 thì DJ = 1.800/1200 x 23.000 = 34.000 ??? .
    Có lẽ nên điều chỉnh sự Lạc quan của PYN xuống còn : Giả sử DJ giữ vững 30.000 ko tăng nổi nữa, cũng không giảm nổi nữa ... Thì tương quan sẽ cỡ chừng : 30.000/23.000 x 1200 = 1.565 thui , nhỉ ? ( Tức là dung hoà giữa đẳng thức VTN và sự lạc quan thái quá của PYN đ/v TTCK VN ).
    :D:D:D:-bd:-bd:-bd:drm1:drm1:drm1@};-%%-(~~):bz
    Ha ha... Nếu vậy , So hiện tại VNI còn dư địa đến 500 điểm nữa !!! Tha hồ rong chơi cuối trời quên lãng !!!:D:D
    --- Gộp bài viết, 18/12/2020, Bài cũ: 18/12/2020 ---
    Rong chơi cuối trời quên lãng ....
    Last edited: 18/12/2020
    PXe1996, ANGUYEN, tinh tam6 người khác thích bài này.
    Dautudaihang đã loan bài này
  5. tinh tam

    tinh tam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    20.733
    ‘Đừng quá bi quan khi bị dán mác thao túng tiền tệ’
    https://vnexpress.net/ong-truong-va...khi-bi-dan-mac-thao-tung-tien-te-4208107.html

    Thành viên chuyên trách tổ tư vấn của Thủ tướng - ông Trương Văn Phước cho rằng bị dán nhãn không đồng nghĩa "Việt Nam có ý đồ thao túng tiền tệ".

    Sáng 18/12, ông Trương Văn Phước trả lời VnExpress về những ảnh hưởng khi Bộ Tài chính Mỹ xác định Việt Nam là nước "thao túng tiền tệ". Ông Phước từng là Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia và có nhiều năm làm Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước).

    Xuất siêu sang Mỹ do cơ cấu thương mại, không phải do tỷ giá

    - Theo ông, động cơ nào khiến Mỹ theo dõi và gắn mác "thao túng tiền tệ" với một số nước, trong đó có Việt Nam?

    - Từ khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ vào đầu 2017, các chính sách của Mỹ luôn đi theo khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết". Để thực hiện lời hứa tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ, chính quyền Trump có các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp Mỹ ở nước ngoài quay về nước sản xuất, cũng như khuyến khích xuất khẩu hàng hoá Mỹ ra nước ngoài trong bối cảnh cán cân thương mại của Mỹ nhập siêu lớn.

    Ông đã khởi phát chính sách áp thuế suất lên hàng nhập khẩu vào Mỹ từ các quốc gia xuất siêu lớn với họ như Trung Quốc, Đức, Canada... Đây là các công cụ mạnh mẽ và táo bạo của Donald Trump trong chính sách ngoại thương.

    Dưới quan điểm của Mỹ, nếu hàng hoá được mua bán dựa trên chất lượng và giá cả sòng phẳng, tại sao Mỹ mua nhiều nhưng các nước khác lại mua ít? Vì thế họ nghi ngờ các nước thao túng tiền tệ để phá giá đồng tiền trên giá trị thực nhằm tài trợ vào giá thành hàng hoá để xuất đi với giá rẻ hơn.

    - Khi nào Mỹ xác định một quốc gia là "thao túng tiền tệ"?

    - Để giảm nhanh thâm hụt thương mại của Mỹ với các nước trên thế giới, Mỹ đặt ra hai tiêu chí gồm thặng dư thương mại hàng hoá song phương với Mỹ không quá 20 tỷ USD, thặng dư cán cân vãng lai tương đương không vượt 2% GDP. Tiêu chí thứ ba là trong ít nhất 6 trên 12 tháng, tổng lượng ngoại tệ mua ròng của ngân hàng trung ương không quá 2% GDP. Có nghĩa, Mỹ ám chỉ một quốc gia mua nhiều ngoại hối là đang làm suy yếu đồng tiền nội tệ hay phá giá tiền tệ. Nếu một quốc gia vượt ngưỡng cả ba tiêu chí sẽ bị họ dán mác "thao túng tiền tệ".

    Hằng năm, Mỹ hai lần công bố báo cáo theo dõi với một số đối tác thương mại lớn. Việt Nam đã nằm trong danh sách theo dõi từ tháng 6 năm ngoái khi hai tiêu chí xuất siêu sang Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai đều vượt ngưỡng.

    Trong báo cáo mới nhất công bố vào tháng 12, Việt Nam không đáp ứng được cả ba tiêu chí trên nên bị gắn nhãn "thao túng tiền tệ". Tuy nhiên, không đồng nghĩa với việc Việt Nam có ý đồ thao túng tiền tệ nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh không lành mạnh. Việt Nam còn thời gian để đối thoại, giải thích rõ cho Mỹ trước khi họ đưa ra kết luận sau cùng.

    Việc Việt Nam vượt ngưỡng cả ba tiêu chí dẫn đến việc bị dán nhãn "thao túng tiền tệ" nên được hiểu như thế nào?

    - Thứ nhất, việc thặng dư thương mại với Mỹ lớn có nhiều lý do nhưng chủ yếu do cấu trúc của cán cân thương mại Việt Nam. Hoạt động thương mại xuất nhập khẩu trong hơn 30 năm qua phản ánh quá trình chuyển đổi của nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, với đặc trưng chi phí nhân công rẻ, thâm dụng lao động, tiếp nhận đầu tư nước ngoài, khai thác tài nguyên. Đó là lý do trong 25 năm bình thường hoá quan hệ với Mỹ, cơ cấu thương mại của Việt Nam với Mỹ ngày càng tăng lên.

    Mỹ thắc mắc nếu không phải can thiệp tỷ giá sao Việt Nam bán hàng qua Mỹ nhiều như vậy? Nguyên nhân sâu xa là lao động Việt Nam giá quá rẻ. Nhiều người dân thất nghiệp bỏ làng quê để lên thành thị vào làm cho các khu công nghiệp, mỗi tháng được 5-7 triệu sống qua ngày. Yếu tố này kết tinh vào giá thành sản phẩm, từ đó giá hàng hoá xuất đi rất rẻ.

    Thứ hai, về cán cân vãng lai - bao gồm cán cân thương mại và các khoản chuyển tiền (gồm chuyển tiền từ nước ngoài về, nhất là kiều hối). Vài năm trở lại đây, chúng ta xuất siêu nhưng không lớn, một năm cỡ khoảng 5-10 tỷ, năm nay hơn 20 tỷ. Trong khi cán cân vãng lai của các nước tăng cao do thương mại thì ở Việt Nam, cán cân vãng lai thặng dư chủ yếu do nhận tiền kiều hối từ nước ngoài về. Đây là những khoản người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về để trợ cấp cho người thân trong nước.

    Kiều hối chảy về là yếu tố khách quan, không phải vì tỷ giá cao hay thấp mà người Việt tại nước ngoài quyết định chuyển hoặc không chuyển tiền về. Do đó, tỷ giá không phải là yếu tố làm cán cân vãng lai thặng dư vượt quá tiêu chí của Mỹ quy định là 2% GDP.

    Thứ ba, về can thiệp trên thị trường ngoại hối, tôi cho rằng hoạt động mua ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua về mặt bản chất là quá trình chuyển đổi ngoại hối.

    Hiện nay pháp luật ngoại hối Việt Nam không cho phép dùng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trong nước. Nhà đầu tư chuyển ngoại tệ vào Việt Nam kinh doanh thì phải chuyển đổi ra tiền đồng. Các nhà xuất khẩu hay nguồn tiền kiều hối chuyển về nước cũng phải đổi qua tiền đồng để sử dụng.

    Việc Ngân hàng Nhà nước mua vào ngoại tệ suy cho cùng là thực hiện chức năng chuyển hoá các đồng ngoại tệ để giúp người dân tại lãnh thổ Việt Nam có thể dùng tiền đồng, tức việc mua vào này là bắt buộc.

    Một vấn đề quan trọng nữa họ cho rằng Việt Nam đã mua ngoại hối can thiệp nhằm định ra giá trị tiền đồng dưới giá trị thật. Về vấn đề này, tôi nghĩ rằng, chúng ta có thời gian để giải thích rõ hơn với Mỹ về mức ngang giá tiền tệ của tiền đồng so với USD.

    Mức ngang giá tiền tệ này phụ thuộc chủ yếu vào mức chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam với các đối tác thương mại chính, nhất là với Mỹ. Trong những năm gần đây, lạm phát bình quân của Việt Nam là 4% trong khi lạm phát của Mỹ chưa đến 2%, việc tiền đồng mất giá 1-1,5% có thể hiểu được. Tôi không cho rằng VND hiện nay dưới giá trị thực như trong báo cáo của Mỹ. Có nhiều năm lạm phát Việt Nam cao 5-6% nhưng tiền đồng chỉ mất giá 1-2%. Tiền đồng thậm chí còn mất giá rất chậm.

    Tóm lại, đó là những vấn đề khách quan, Việt Nam không chủ đích thao túng tiền tệ để tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu mà việc xuất siêu sang Mỹ bản chất do cơ cấu thương mại.
  6. tinh tam

    tinh tam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    20.733
    Để 'tháo mác thao túng tiền tệ'

    - Vậy Việt Nam cần hành động cụ thể ra sao để hoá giải câu chuyện này và để được tháo mác "thao túng tiền tệ"?

    - Sắp tới, chúng ta sẽ đối thoại, giải thích và đàm phán với Mỹ. Còn thời gian đàm phán bao nhiêu để ra quyết định sau cùng tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố.

    Tuy nhiên, trong tương quan thương mại, Mỹ mong muốn Việt Nam phải thu hẹp thặng dư thương mại. Việt Nam cũng nhiều lần bày tỏ mong muốn điều chỉnh dần để cán cân thương mại tiến tới cân bằng là tốt hoặc để thặng dư không lớn.

    Theo đó, Việt Nam sẽ cần điều chỉnh cơ cấu thương mại đối với nhiều nước, tăng cường nhập khẩu các mặt hàng Mỹ có thế mạnh như nông sản, công nghệ cao, năng lượng và thiết bị khoa học kỹ thuật...


    - Trong kịch bản kém "tươi sáng" nhất, một nước bị dán nhãn thao túng tiền tệ sẽ chịu hệ quả như thế nào?

    - Nên nhớ rằng, Mỹ cũng từng dán nhãn Trung Quốc "thao túng tiền tệ" nhưng sau một năm họ đã gỡ bỏ. Không phải Mỹ nói Việt Nam thao túng tiền tệ là họ áp ngay thuế đánh vào hàng xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam còn thời gian để giải thích, đàm phán với Mỹ để họ tháo mác "thao túng tiền tệ".

    Hơn nữa, quan hệ Việt Nam và Mỹ vẫn ở trong đà phát triển tốt. Tôi cho rằng hai Chính phủ sẽ cân nhắc dựa trên mối quan hệ mà lãnh đạo hai nước đã dày công gây dựng trong gần 25 năm qua.

    Tôi tin chính quyền Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói từ phía Việt Nam và những người hiểu biết lĩnh vực thương mại, tỷ giá hối đoái để thấy rằng Việt Nam không có chủ đích phá giá tiền tệ. Qua quá trình đối thoại, tranh luận, đặc biệt Việt Nam cũng được sự ủng hộ của chuyên gia kinh tế uy tín tại Mỹ, họ sẽ có cái nhìn chiều sâu hơn trong câu chuyện này.

    Đừng quá bi quan về chuyện Mỹ dán nhãn "thao túng tiền tệ". Chúng ta sẽ nỗ lực hết sức cung cấp các thông tin khách quan, chi tiết để thuyết phục họ.

    Đương nhiên, trong bối cảnh hiện nay, một số doanh nghiệp kể cả nhà đầu tư không tránh khỏi tình trạng lo ngại, hoang mang. Tuy nhiên, với quan hệ đối tác quan trọng giữa hai nước cùng chia sẻ nhiều lợi ích tương đồng, tôi cho rằng, khả năng Mỹ áp thuế lên hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ là rất thấp. Việt Nam cũng đang xúc tiến nhanh việc giải trình với Mỹ.

    Bên cạnh đó, còn chưa đầy một tháng nữa để chuyển giao chính quyền Mỹ từ ông Trump sang ông Biden. Chúng ta cũng cần theo dõi kết quả của quá trình đàm phán cũng như quan điểm của chính phủ mới về vấn đề này như thế nào.
    pndstock, PXe1996, ANGUYEN2 người khác thích bài này.
  7. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.858
    - Ông Truong van Phước trả lời hay quá ! Gọn gàng súc tích .
    - Chỉ cần đọc bài này là rõ nguyên hình vấn đề !!! Cứ gửi cho nước Mỹ đọc , chứ đàm phán giải trình giải triếc gì nữa . He he... :-j:-j:-j:-bd
    *****
    Về giải pháp cho chỉ tiêu cán cân :
    - Theo tôi, Không nên theo hướng ưu tiên tăng cường nhập khẩu hàng của Mỹ để chỉ tiêu xuất siêu nằm trong ngưỡng phù hợp . ( Trừ phi nhu cầu đ/v sản phẩm có tính độc quyền , khó thay thế... dzí dụ Máy bay ...)
    - Mà là : Giảm tỷ lệ Xuất khẩu sang Mỹ , trên cơ sở cân đối với nhu cầu nhập , sao cho xuất siêu nằm trong ngưỡng qui định của Mỹ .
    - Tìm kiếm , mở rộng thị trường XK thay thế TT Mỹ - Cho nhu cầu điều tiết tỷ lệ này -
    Việc gì mà cứ chăm chăm xuất khẩu sang Mỹ , trong khi thị trường còn bao la trên địa cầu này ? Mỹ , địa lý xa xôi , giá vốn hàng xuất cao ... Sao không khai thác TT gần hơn ??? Cứ bảo với Mỹ : " OK , tôi sẽ giảm xuất siêu với anh bằng cách khống chế , chỉ xuất khẩu cho anh ở mức 1.5% xuất siêu thôi .... Cứ đến ngưỡng này , tôi sẽ khống chế Quota đ/v các DN muốn xuất vào anh trong năm tài chính ... Họ phải tìm cách xuất sang TT khác để thay thế nhu cầu đó !!" . L-)L-)L-):-bd:-bd:bz:bz Được chưa nào ??!!! :-w:-w@};-%%-(~~)~o)~o)~o)
    FBV, pndstock, viethanoi4 người khác thích bài này.
    Vuthanhnguyen đã loan bài này
  8. tinh tam

    tinh tam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    20.733
    Ý kiến của cụ hay quá ! Nếu ta kg có nhu cầu nhập hàng của Mỹ hoặc giá thành cao hơn những nước khác thì sao cố mua được . Thời buổi mậu dịch tự do , cứ đâu có lợi thì làm chứ ép nhau thế thì từ từ khách cũng tìm đường rút , vắng mợ chợ vẫn đông nhé :))
    Theo suy nghĩ thiển cận của em thì nước Mỹ đề ra cái đạo luật này phải nói là rất lạ (!!!) trong vấn đề thương mại song phương với các nước:)) .Tại sao phải khống chế thặng dư thương mại 20 tỷ USD ? Đâu thể cào bằng nhu cầu và lợi thế sx của mỗi nước khi có thể anh nhập siêu lớn mặt hàng là lợi thế của nước kia ( thường sẽ có giá rẻ hơn hoặc chất lượng tốt hơn ) nhưng cũng sẽ xuất siêu lớn mặt hàng là lợi thế của nước anh cho một nước khác ? Cứ tưởng thế là bảo hộ sx trong nước hả ? Và nếu VN ta cũng như các nước trên TG giảm kim ngạch xk sang Mỹ thì lâu dần, thôi của anh Mỹ tất tự sx rồi tự sd đi, quần áo giày dép mà sx ở Mỹ thì người dân tha hồ mua với giá cắt cổ nhé khi giá thành sẽ cao hơn nhiều so với gia công hay nhập từ những nước như Việt Nam :D

    Việt Nam chúng ta quan điểm ngoại giao là bạn với tất cả nên giờ cả TG muốn làm ăn chung , 3 hiệp định TM tự do lớn rải khắp toàn cầu từ Á sang Âu còn lợi thế hơn nhiều kg việc gì cứ phải Mỹ . Vậy nên , ý kiến như cụ chủ nêu rất hay là Việt Nam sẽ giảm bớt xuất chứ kg cần tự ép mình nhập nếu như kg có nhu cầu .( VH.C của bác @HongCK đang ngắm cũng lo mở rộng TT xk ngoài Mỹ đi nhé :D Còn Hoàng Huy có thể tăng nhập xe đầu kéo Mỹ nha cụ chủ vì xe đầu kéo Mỹ trước nay rất OK đấy, giá có cao hơn xe Trung Quốc nhưng độ an toàn và độ bền thì hơn nhiều nên tính ra mua xe Mỹ vẫn có lợi hơn :D)

    Túm lại ,
    - Cán cân vãng lai tương đương không vượt 2% GDP là kg thể được vì kg thể ép kiều bào ta kg gửi tiền về cho người thân hay để họ mua lại TS ở Việt Nam để sau này về dưỡng già trên quê cha đất tổ .:D
    - Vấn đề trong ít nhất 6 trên 12 tháng, tổng lượng ngoại tệ mua ròng của ngân hàng trung ương không quá 2% GDP cũng kg thể được vì lượng kiều hối cùng vốn đầu tư vào Việt Nam ngày càng cao nên rất cần NHNN đổi sang tiền Việt cho họ :D
    - Còn mỗi điều chỉnh cán cân thuơng mại để kg bị vi phạm “ thao túng tiền tệ” nhưng là giảm bớt lượng xuất nếu như lượng nhập kg cần thiết ( giá thành đắt hơn chẳng hạn )

    Vị thế của Việt Nam nay đã khác. Cạnh tranh lành mạnh chính là con đường dẫn đến sự phát triển . Do vậy, Việt Nam cần phải chủ động tự hoàn thiện chính mình để cạnh tranh lành mạnh với tất cả .
    pndstock, HongCK, viethanoi4 người khác thích bài này.
  9. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.858
    Ha ha... Trùng máu . Trùng suy nghĩ . Trùng chiến thuật vĩ mô !!!
    Nhưng , @tinh tam thì viết dễ hiểu hơn VTN !!! ( Vì VTN có tật lười ... Chấm chấm ngón tay trên Ipad khó chịu quá ạ ! ) @};-@};-:drm2:drm3
  10. tinh tam

    tinh tam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    20.733
    Hi hi ... em chủ yếu diễn giải lại ý kiến của cụ khi bản thân cũng đồng tình với nó thôi mà :drm3
    Ý kiến của người Mỹ về vấn đề “Việt Nam thao túng tiền tệ” đây cụ , đúng là chính quyển anh Chum tự mâu thuẫn mình khi kêu gọi các DN Mỹ rời TQ sang Việt Nam và giờ lại phải giải quyết “hậu quả”:D

    Đại diện DN Hoa Kỳ: Cần ghi nhận đúng mức nỗ lực cân bằng thương mại của Việt Nam

    “Các biện pháp trả đũa khác nhau, trong đó có điều chỉnh thuế quan, có thể có tác động lớn với chính các công ty Hoa Kỳ kinh doanh tại Việt Nam. Thay vì tìm kiếm các biện pháp trừng phạt, Chính phủ Hoa Kỳ nên phối hợp tìm kiếm giải pháp mở cửa thị trường cho nhiều hàng hóa và dịch vụ của mình vào thị trường này. Khi đó, Việt Nam có thể điều chỉnh thặng dư thương mại ngày càng tăng với Hoa Kỳ theo hướng có lợi cho cả hai bên.”

    Đây là ý kiến của ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại Hà Nội khi trao đổi Báo điện tử Chính phủ xung quanh việc Việt Nam (cùng với Thuỵ Sĩ) bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ "dán nhãn" thao túng tiền tệ sau khi thống kê 3 tiêu chí về thương mại và tiền tệ.

    Ông Adam Sitkoff phân tích, sự tăng trưởng gần đây trong xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ dường như được thúc đẩy chủ yếu bởi việc di dời và tìm nguồn cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam.

    "Chúng tôi cho rằng, chính quyền của Tổng thống Trump nên coi xu hướng này là bằng chứng về sự thành công của họ trong việc thực hiện chính sách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đồng thời, Hoa Kỳ cần tránh các biện pháp trả đũa chống lại kết quả hợp lý từ các mục tiêu chính sách của chính mình", ông Adam Sitkoff nói.

    Ông Adam Sitkoff đánh giá, Hoa Kỳ và Việt Nam đã phát triển một mối quan hệ thương mại lành mạnh, tạo ra việc làm, nguồn thu thuế và cơ hội cho công dân của cả hai nước.

    Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam cũng nhận được hàng tỷ USD đầu tư nước ngoài từ các công ty Hoa Kỳ mỗi năm - phần lớn trong số đó là để xây dựng các chuỗi cung ứng tích hợp có lợi cho người tiêu dùng Hoa Kỳ.

    Đồng thời, ở chiều ngược lại, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu phát triển nhanh nhất của Hoa Kỳ và có nhiều cơ hội lớn cho nông nghiệp Hoa Kỳ, máy bay, năng lượng, thiết bị, công nghệ và nhiều lĩnh vực khác đang giúp tạo ra của cải và việc làm ở trung tâm Hoa Kỳ.

    Giám đốc điều hành AmCham cho rằng, thao túng tiền tệ không phải là vấn đề đối với tư cách thành viên của cộng đồng DN Hoa Kỳ tại đây. Bất kỳ hành động tiềm tàng nào trong những ngày cuối cùng của chính quyền Tổng thống Trump nhằm gây tổn hại cho nền kinh tế Việt Nam bằng các mức thuế trừng phạt có thể gây tổn hại đến quan hệ đối tác chặt chẽ mà hai nước đã phát triển trong nhiều năm qua.

    "Cộng đồng DN của chúng tôi tin tưởng vào cách tiếp cận hợp tác và chúng tôi muốn chính phủ Hoa Kỳ ưu tiên các nỗ lực của mình đối với các vấn đề cấp bách hơn mà DN Hoa Kỳ đang phải đối mặt như: Chính sách phân biệt đối xử về thương mại và phát sóng kỹ thuật số, nhập khẩu dược phẩm, quyền sở hữu trí tuệ, các thủ tục hải quan và thuế... ", ông Sitkoff nhấn mạnh.

    Ông Adam Sitkoff cũng kỳ vọng Chính phủ Việt Nam sẽ giải quyết hiệu quả hơn tình trạng mất cân bằng thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ để duy trì giao thương bền vững hơn giữa 2 bên.
    pndstock, Dautudaihang, Nhthang4 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này