Tản mạn về CPI và TTCK (21)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 16/02/2021.

3371 người đang online, trong đó có 51 thành viên. 02:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 871999 lượt đọc và 7110 bài trả lời
  1. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    341.714
    Nhảm.... xưa các cụ nghèo là do thiếu tri thức và tư duy chứ chả phải vì ăn mặc ở.... hiểu chửa?
    --- Gộp bài viết, 17/02/2021, Bài cũ: 17/02/2021 ---
    Mấy tay đẹp trai thường chai mặt.... nên đập vào tường thì đầy khối u sần sì... tự sướng là nhất... kaka
  2. Dragold

    Dragold Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/09/2016
    Đã được thích:
    29.871
    Chỉ thích gái ăn cơm thịt gà :D
    Khai Xuân, ủng hộ ý kiến cụ chủ và tôi cũng ném đá dò đường 1000 cp :drm3
  3. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    210.024
    Ri có gì mà ghê gớm vậy bác?
  4. Dragold

    Dragold Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/09/2016
    Đã được thích:
    29.871
    Chúng ta luôn là những chiến binh :drm3:drm:drm2
    Và phần thưởng xứng đáng luôn dành cho những chiến binh bản lĩnh và đầy chất thép :drm1:drm1:drm1
    HongCK, vietinbanksc, ANGUYEN10 người khác thích bài này.
  5. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    202.831
    Sốt ruột với " tội đồ làm chậm sự ptrien của quốc gia : ĐẤT VÀ SỰ CẠP ĐẤT " .
    Đọc bài ni , thấy nhẹ lòng !!!
    *******@};-@};-@};-
    Chuyên gia Phạm Chi Lan: Đất nước muốn phát triển thì doanh nghiệp không thể chỉ thích làm bất động sản
    [​IMG]Phạm Chi LanThứ tư, 10/2/2021 | 08:48 GMT+7
    Việt Nam đang thiếu doanh nghiệp sản xuất quy mô trung bình. Do vậy, vấn đề trong thời gian tới là làm sao phải xây dựng, phát triển được đội ngũ doanh nghiệp này. Nhà nước cần khuyến khích tư nhân bỏ vốn vào sản xuất, thay vì tập trung quá nhiều vào bất động sản như lâu nay.
    [​IMG]
    Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

    Trao đổi với báo giới xung quanh vấn đề này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói rằng, có làm được như vậy thì chúng ta mới tận dụng được tốt nhất những thời cơ mới để phát triển.

    Bà nói: "Lâu nay chúng ta vẫn háo hức quá về câu chuyện đón 'đại bàng', 'ông lớn' nhưng trong cuộc sống đâu phải chỉ có đại bàng. Việt Nam đang thiếu doanh nghiệp tầm trung để kết nối với "đại bàng".

    Nhìn lại năm 2020, bà nhìn thấy những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam ra sao khi đặt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động rất khủng khiếp?

    Việt Nam đạt được mức tăng trưởng dương mặc dù thấp hơn nhiều kế hoạch đặt ra nhưng đây là thành quả tốt so với nhiều nước khác, nhất là so với điều kiện bản thân Việt Nam.

    Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhìn thẳng vào sự thật rằng dịch COVID-19 đã quay trở lại trong những ngày gần đây, điều đó có nghĩa đợt dịch lần này tiếp tục tạo ra rất nhiều khó khăn, rào cản mới trong phát triển của đất nước.

    Bên cạnh đó, những tác động của dịch COVID-19 đến nền kinh tế trong năm 2020 cũng đã cho thấy rõ hệ quả của những năm trước dồn lại vì mô hình phát triển của Việt Nam vẫn có vấn đề, nhất là lệ thuộc quá nhiều vào một số thị trường xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài.

    Đáng chú ý là lệ thuộc quá nhiều vào đầu tư nước ngoài, ngay khi DN FDI khó khăn thì lập tức Việt Nam cũng bị khó khăn. Thời gian qua, DN FDI vẫn sử dụng Việt Nam làm điểm gia công hàng hoá, có cơ hội xuất khẩu.

    Khối ngoại vẫn dựa vào Việt Nam như một nơi sản xuất rất rẻ như giá nhân công rẻ, công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp... Tất cả nhân tố thấp đó vẫn được duy trì và coi như thế mạnh của Việt Nam.

    Tuy vậy, năm 2020, Hiệp định EVFTA có hiệu lực là cơ hội Việt Nam "chuyển mình" trong thời gian tới đây, tiếp nhận đầu tư từ khu vực này vào công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao để tự chủ trong chuỗi cung ứng.

    Khi dịch COVID-19 xuất hiện, nhiều ý kiến cho rằng đây là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi nhiều nước kêu gọi DN của họ rời khỏi Trung Quốc.

    Vậy bà đánh giá thế nào về cơ hội trong đón làn sóng FDI dịch chuyển trong 2021?

    Trong khu vực ASEAN, Việt Nam và Singapore có cơ hội rất lớn để đón dòng vốn này, nhưng Singapore không có FTA với châu Âu, Singapore cũng không phải cứ điểm sản xuất. Vì vậy, Việt Nam gần như rơi vào vị trí tốt để lựa chọn. Nhưng chúng ta còn rất nhiều việc phải chuẩn bị, phải làm xong thì mới có thể tận dụng tốt được cơ hội để thu hút làn sóng vốn đầu tư nước ngoài.

    Qua quá trình tiếp xúc với nhà đầu tư nước ngoài, tôi thấy rằng họ vẫn nói so với nước khác thì Việt Nam chưa đạt chuẩn để họ chuyển vốn vào. Chẳng hạn, Việt Nam thiếu hụt nguồn nhân công làm công nghệ cao, làm dây chuyền cao cấp hơn. Chúng ta mới chỉ sẵn sàng làm khâu lắp ráp cuối cùng, còn sản phẩm tinh xảo, trung gian khác thì Việt Nam chưa sẵn sàng. Chúng ta cũng chưa sẵn sàng đội ngũ kỹ sư, quản trị cao cấp.

    Các DN Việt Nam cũng vậy, quy mô quá nhỏ, thiếu hẳn DN tầm trung. Trong khi đó, nhiều "đại gia" lớn đi theo con đường của họ, chủ yếu là bất động sản chứ không quan tâm mặn mà làm công nghiệp phụ trợ.

    Vậy theo bà, Việt Nam phải làm gì để phát triển được doanh nghiệp tầm trung, cũng như nắm bắt những cơ hội thu hút FDI?

    Tôi cho rằng, ở khu vực tư nhân thì cần tập trung thúc đẩy hình thành DN cỡ trung, chứ không chỉ nhắm tới cỡ lớn. Thời gian qua, xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp khi đã lớn lên một chút lại bán tài sản cho nước ngoài thông qua M&A hoặc đem vốn ra bên ngoài đầu tư. Họ quyết định ra đi rất nhanh dù mất công sức xây dựng cơ đồ 20-30 năm. Như vậy thử hỏi làm sao nền kinh tế có thể phát triển khi mấy "con sếu" đầu đàn bay tít lên cao, trong khi "đàn chim sẻ" ở dưới đất loay hoay nhặt mấy mẫu vụn với nhau.

    Làm sao cất cánh được nếu chỉ dựa vào bất động sản. Trong khi sản xuất èo uột nhưng doanh nghiệp cứ lao vào bất động sản, điều đó cho thấy chính sách thời gian qua cực kỳ có vấn đề khi không hướng vào nơi cần đầu tư. Chúng ta nói khuyến khích tư nhân nhưng không khuyến khích vốn đầu tư vào chỗ cần thiết, tức là sản xuất.

    Doanh nghiệp họ chọn bất động sản và khai thác quá đáng nguồn lực đất đai.
    Nhưng nói thật, nếu không làm đất đai thì họ làm cái gì đây. Trong khi ở Việt Nam, tất cả cơ hội kinh doanh khác trong sản xuất công nghiệp, thương mại - thời gian trước đây doanh nghiệp Nhà nước hoặc FDI làm hết rồi nên tư nhân muốn làm thì không còn chỗ. Mảng để lại cho họ làm là nông nghiệp thì rất khó khăn, đất đai phân tán, nông dân làm ăn manh mún, rủi ro thiên tai.

    Bởi vậy, doanh nghiệp tư nhân tìm ngách bất động sản, lẽ ra phải điều chỉnh chính sách hướng nguồn lực của họ sang lĩnh vực khác, nhưng mình không làm được, không những thế còn để một loạt doanh nghiệp công nghệ nhảy sang làm bất động sản để chớp thời cơ.

    Nhiều chuyên gia quốc tế đã nói rằng, Việt Nam không hề thiếu tiền nhưng tiền đem đổ vào lĩnh vực chôn chết - tức là bất động sản. Người ta vẫn thấy rằng cơ hội đến nhanh nhất là bất động sản.

    Rõ ràng, với việc Việt Nam đang tham gia rất nhiều FTA thế hệ mới sẽ là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh cải cách, tạo đột phá về thể chế theo thông lệ quốc tế. Trong đa phần các FTA thế hệ mới, đều chỉ cho chúng ta khoảng thời gian từ 5-10 năm để Việt Nam hoàn thiện thể chế theo đúng chuẩn quốc tế. Và một trong những việc cần đẩy mạnh là hướng khu vực tư nhân vào những lĩnh vực mà đất nước đang cần.
    UmiHY, vietinbanksc, ANGUYEN16 người khác thích bài này.
  6. nobitahaudau

    nobitahaudau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2021
    Đã được thích:
    321
    Em chưa bao giờ thích Bất Động Sản (hay tại em không có tiền để mua?!), nhưng em cảm thấy việc mua bán đất không tạo giá giá trị gia tăng cho đất nước, trong khi nó chỉ làm giàu cho một số (nhỏ) và cướp đi nhiều cơ hội của mốt số (lớn) khác.
    Em không thích cách các công ty BĐS (bằng cách này hay cách khác) chiếm không gian chung làm không gian riêng, tạo sự tiện lợi cho một số (mà họ gọi là tinh hoa?!) và cướp đi niềm vui của phần đông người dân, không những vậy nó còn ảnh hưởng rất lớn đến cơ sở hạ tầng chung của thành phố. Em ghét điều đó, và từng từ chối cơ hội sở hữu một chỗ ở trong một nơi như vậy.
    Vậy nên, em không mua cổ BĐS.
    Em có bị khùng không nhỉ?
    UmiHY, Cuabo, Dongdu091114 người khác thích bài này.
  7. Con_ong_trum

    Con_ong_trum Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/06/2020
    Đã được thích:
    22.426
    Chúc mừng Pic mới!
    Khởi đầu mới không thể tuyệt vời hơn!
    Chúc cho anh Hồng và toàn thể anh chị em họ hàng gần xa tiếp tục ăn bằng lần, năm mới phải hơn năm cũ nhé! :drm1:drm1:drm1:drm1

    --- Gộp bài viết, 17/02/2021, Bài cũ: 17/02/2021 ---
    Me too, 1k hpg 42.6 :drm:drm:drm
    Last edited: 17/02/2021
  8. CMMC0508

    CMMC0508 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/11/2007
    Đã được thích:
    2.502
    ——-/-
    Rẻ thì tôi mua, khá lâu rồi, rửa tiền thôi bác
    UmiHY, vietinbanksc, ANGUYEN7 người khác thích bài này.
  9. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    210.024
    BDS là vấn nạn có định hướng và không thể cắt cơn ít nhất là 30 năm tới.
    Tai hại của nó thì sánh ngang núi Thái sơn
    Ở Vn trong 30 năm qua và 30 năm tới ai không ôm đất thì khó thành siêu tỷ phú lắm.

    Bác cứ để ý xung quanh bác, chấp anh em mở nhà máy, buôn tàu bán bè, vài chục năm ngồi lại tổng kết thì anh ôm đất vẫn vô địch.
    ps: Vn chưa có tỷ phú tiền Tơn nào mà không dính vào BDS
    70-80% giới có tiền đều từ đất.
    UmiHY, ShenLong9119, Cuabo17 người khác thích bài này.
  10. Tamii

    Tamii Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2020
    Đã được thích:
    4.960
    Chúc mừng nhà mới và chúc tất cả mọi người đầu xuân vui vẻ @};-

Chia sẻ trang này