Tản mạn về CPI và TTCK (21)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 16/02/2021.

4667 người đang online, trong đó có 521 thành viên. 22:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 870086 lượt đọc và 7110 bài trả lời
  1. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    337.202
    Bác Kiếm con Ngừ Vây Xanh 40kg trở lên nhậu 1 bữa đi. Nhớ là Ngừ Câu Dây, Ko lấy ngừ Câu đèn hay chích điện nhé. Ko có Vây Xanh thì Vây vàng nhưng loại thân hình thon dài như trái mướp nhé, ko lấy loại to đụn
    Hok thì Nhím Biển Cũng Ok. Con nào tầm 1.5kg trở lên là ngon.
    --- Gộp bài viết, 05/03/2021, Bài cũ: 05/03/2021 ---
    Trước những con sóng thần ... Biển thường rất tĩnh lặng nên hải Âu Ko thèm về vì ko thấy cá. hehe
  2. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    337.202
    Đây... Sóng Thần đây.... 1 là thách thức BBs múc đi... 2 là lặn sâu chớ có đối đầu muh đối mặt để thưởng lãm con sóng.... nhưbg chớ dại lướt sóng. Lo giữ mâm bát cho chặt kẻo sóng đánh rụng cả cái mâm nhé. Tình hình này thì -80 point hay tổng đài 1080 cũng vẫn như thường.. ko gì là ko thể.
    https://vnexpress.net/song-than-sau-loat-dong-dat-manh-o-thai-binh-duong-4243735.html
  3. Dragold

    Dragold Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/09/2016
    Đã được thích:
    28.592
    ~o)~o)~o)
  4. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    337.202
    Trước những Con Sóng.... thường mực nước rất thấp để cái đà cao vài mét
    "Không được ở nhà", Cơ quan Ứng phó Khẩn cấp Quốc gia (NEMA) cho biết. "Những người ở gần bờ biển phải di chuyển ngay lập tức đến vùng đất cao gần nhất, đến tất cả khu vực sơ tán sóng thần, hoặc vào càng sâu đất liền càng tốt".

    Một người dân ở thành phố Auckland, New Zealand chia sẻ bức ảnh cho thấy mực nước đặc biệt thấp tại cảng Kaipara. "Chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy đất lộ ra thế này ở cảng Kaipara"
  5. 4season

    4season Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/09/2019
    Đã được thích:
    78.429
    Mấy giải pháp ông HO đưa ra để chống nghẽn...vẫn chưa được cái nào...có cảm giác giống như mấy ông đưa ra để thăm dò ý kiến mọi người hay sao ấy nhỉ...nhìn giống mấy ông làm chính sách mấy năm qua...cũng kiểu kiểu vậy..?
    luuqncklk, ANGUYEN, LINHPLC3 người khác thích bài này.
  6. vietinbanksc

    vietinbanksc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2017
    Đã được thích:
    110.736
    Có lúc buổi sáng tt chưa đạt 8 ngàn tỷ HOSE vẫn đơ nên khả năng các chuyên gia chưa xét nghiệm được virút bệnh đơ.:))
    Không cho sửa, hủy là sai bản chất thuận mua vừa bán của nền kinh tế thị trường rồi.:-?
    pndstock, Ntkn238, SeaBreezes10 người khác thích bài này.
  7. Motngaymua2020

    Motngaymua2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2020
    Đã được thích:
    13.070
    Là nó mà không phải là nó.
    ... Vậy nên em đã rón rén full margin chờ đổi chất
    :-ss Không biết có sao không [-O<
  8. chungho

    chungho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/03/2020
    Đã được thích:
    31.743
    các anh chơi cờ tướng chưa. nghĩ cho kỹ chạm vào quân nào phải đi quân đó. ko khoan, ko hoãn, ko đi lại
  9. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    337.202
    Tôi Không Biết Gì Đâu... Khi các bạn Sử Dụng Margin thì giống như quan hệ ko BCS nguy cơ dính bầu sinh em bé cũng cao lắm..... Căng ( Trích lời 1 bác sỹ Chứng Khoán nói)
    --- Gộp bài viết, 05/03/2021, Bài cũ: 05/03/2021 ---
    Chơi cờ úp mới kinh.... haha
  10. DuyVinh_FC

    DuyVinh_FC Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/06/2017
    Đã được thích:
    2.977
    Mời các bác ôn thơ và ngắm tranh :-/
    "Trung thu trăng sáng như gương, Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng"
    ...
    http://ditichhochiminhphuchutich.go...ong-bac-ho-ngam-canh-nho-thuong-nhi-dong-2921
    “Trung thu trăng sáng như gương, Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”
    08 Tháng 08 Năm 2020 / 2660 lượt xem
    Cao Thanh Huyền

    Phòng Tuyên truyền, Giáo dục

    Trong muôn vàn tình thương yêu dành cho nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho thiếu niên nhi đồng một tình thương yêu đặc biệt nhất. Trung thu năm 1945 - trung thu đầu tiên nước nhà giành được độc lập từ tay đế quốc thực dân, Bác Hồ kính yêu đã viết bài báo “Tết trung thu với nền độc lập” gửi tới các em thiếu niên nhi đồng. Sau đó một tuần lễ, Người viết “Thư gửi thiếu nhi Việt Nam - Đêm Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Kể từ Tết Trung thu độc lập đó, dù bận trăm công nghìn việc, kháng chiến vẫn bộn bề và gian lao, nhưng Bác vẫn dành thời gian viết thư, viết thơ mừng các em. Trong thư Trung thu viết gửi các cháu nhưng Bác cũng bàn đến việc nước, việc cách mạng. Điều đó cho thấy, Bác rất coi trọng vai trò của thiếu nhi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    “Tết Trung thu với nền độc lập” là bài viết đầu tiên Bác gửi thiếu niên nhi đồng cả nước đăng báo Cứu quốc số 45 ngày 17/9/1945. Người mở đầu bài viết với giọng điệu rất tự nhiên: “Hôm nay là Tết trung thu. Mẹ đã sắm cho các em nào đèn, nào trống, nào pháo, nào hoa và nhiều đồ chơi khác. Các em vui vẻ nhỉ!” và mường tượng ra “Cái cảnh trăng tròn, gió mát, hồ lặng trời xanh của Trung thu lại làm cho các em thêm vui cười hớn hở. Các em vui cười hớn hở, Già Hồ cũng vui cười hớn hở với các em.” Điều đặc biệt mà Người vui sướng bởi “Trung thu năm ngoái, nước ta còn bị áp bức, các em còn là bầy nô lệ trẻ con. Trung thu năm nay, nước ta đã được tự do và các em đã thành những người tiểu quốc dân của một nước độc lập”. Người mong muốn “Hôm nay tha hồ các em vui chơi cho thỏa chí, ngày mai mong các em ra sức học tập” và “phải siêng tập thể thao cho mình mẩy được nở nang”. “Trung thu này, Già Hồ không có gì gửi tặng các em. Chỉ gửi tặng các em một trăm cái hôn thân ái”(1). Bác ân cần căn dặn và mong các em nhỏ học tập, vui chơi, rèn luyện để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước độc lập, tự do.

    Đêm trung thu đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ một lần nữa gửi thư cho thiếu nhi Việt Nam đăng trên báo Cứu quốc số 49, ngày 22/9/1945. “Các em, Đây là Hồ Chí Minh nói chuyện với các em. Hôm nay các em vui chơi, vui chơi một cách có đoàn kết, có tổ chức. Như thế là tốt lắm. Hôm nay Tết Trung thu là của các em. Mà cũng là một cuộc biểu tình của các em để tỏ lòng yêu nước và để ủng hộ nền độc lập”. Bức thư góp phần là minh chứng thể hiện sự quan tâm, thương yêu hết mực của người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta đối với trẻ thơ. Người vui chung niềm vui Tết trung thu của các em nhưng không quên nhắc nhở nhiệm vụ: “Các em phải ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng; đối với bầu bạn phải yêu kính. Các em phải thương yêu nước ta. Mong các em mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do.” Cuối bức thư gửi thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu độc lập đầu tiên này, Bác viết nên mong muốn của mình và cũng là thông điệp mà Người từng theo đuổi suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng, đó là “Trẻ em Việt Nam sung sướng” và “Việt Nam độc lập muôn năm”(2). Nước nhà mới độc lập, biết bao công việc phải lo toan, vậy mà chỉ trong 1 tuần lễ Bác đã 2 lần viết thư đăng báo căn dặn, động viên và đặt niềm tin vào thế hệ trẻ.

    Chỉ sau đó vài ngày, đêm trung thu độc lập đầu tiên, Bác Hồ đã dành thời gian tham dự cùng các em. Đồng chí thư ký Vũ Kỳ kể lại: “Chiều hôm đó, thứ 6, ngày 21/9/1945 tức ngày 15 tháng 8 năm Ất Dậu, tan giờ làm việc, Bác bảo đồng chí thư ký về nhà trước, còn Bác ở lại Bắc Bộ Phủ để đón các em thiếu nhi vui Tết Trung thu.

    Ngay từ chiều, Bác đã cho mời đồng chí Trần Huy Liệu, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và một đồng chí phụ trách thiếu nhi của Thanh niên đến hỏi về tổ chức trung thu tối nay cho các em. Nghe báo cáo chỉ có ba địa điểm xung quanh Bờ Hồ để bày mâm cỗ cho hàng vạn em. Bác bảo các anh

    chị phụ trách phải tổ chức cho thật khéo để em nào cũng có phần. Về chương trình vui chơi, Bác khen là có nhiều cố gắng về mặt hình thức và căn dặn là phải đảm bảo an toàn, nhất là đối với các em nhỏ.

    Đúng 21 giờ các em có mặt trước Bắc Bộ phủ. Bác Hồ xuất hiện tươi cười, thân thiết. Tiếng hoan hô như sấm dậy. Tiếng trống rộn ràng. Sư tử lại nhảy múa. Tất cả sung sướng hò reo, chúc tụng Bác Hồ kính yêu.

    Bác Hồ xúc động bước xuống thềm đón các em, tiếng hoan hô lại dậy lên. Một em đứng trước máy phóng thanh đọc lời chào mừng. Đọc xong em hô to: “Bác Hồ muôn năm!” lập tức tiếng hô “Muôn năm” rền vang không ngớt.

    Bác Hồ giơ cao hai tay tỏ ý cám ơn các em rồi Bác lần lượt bước đến bắt tay từng em đứng ở hàng đầu. Cặp mắt Bác ánh lên một niềm vui đặc biệt. Trong lúc ở phía ngoài, các đoàn xe tăng, các binh sĩ của Hai Bà Trưng, của Đinh Bộ Lĩnh, các đội sư tử với rất nhiều em đeo mặt nạ... ùn ùn kéo vào dinh của Chủ tịch trong tiếng trống hò reo vang dậy, khu vườn Phủ Chủ tịch bỗng nhiên im phăng phắc khi đồng chí phụ trách giới thiệu Bác Hồ sẽ nói chuyện với các em.

    Bằng giọng xứ Nghệ có pha lẫn các miền của đất nước, Bác thân thiết trò chuyện với các cháu: “Các cháu! Đây là lời Bác Hồ nói chuyện..

    Cuối cùng Bác nói: Trước khi các cháu đi phá cỗ, ta cùng nhau hô hai khẩu hiệu: “Trẻ em Việt Nam sung sướng”, “Việt Nam độc lập muôn năm”.

    Tiếng hô hưởng ứng của các em rền vang cả một vùng trời.

    Trăng rằm vằng vặc tỏa sáng. Niềm vui tràn ngập cả Hà Nội. Bác Hồ vui sướng đứng nhìn các em vui chơi.

    Ai hiểu được hết niềm vui của Bác Hồ lúc này. Bao nhiêu năm xông pha chiến đấu, phải chăng Bác cũng chỉ mong ước có giây phút sung sướng như đêm nay.”(3)

    Từ Tết Trung thu độc lập đầu tiên đó, dù công việc còn nhiều, kháng chiến vẫn bộn bề và gian lao, Bác vẫn luôn dành thời gian viết thư, viết thơ, gặp gỡ chung vui cùng các em. Trung thu năm 1947, trong bối cảnh “chúng ta phải ra sức kháng chiến để giữ lấy Tổ quốc”, tại chiến khu Việt Bắc, “thấy các cháu không được ăn Tết, lòng Bác rất áy náy”. “Bác hứa với các cháu: Các bác, các chú, toàn cả đồng bào, sẽ ra sức tranh đấu, để sớm đuổi bọn thực dân *********, để trường kỳ kháng chiến sớm thắng lợi, thống nhất độc lập sớm thành công, để các cháu được ăn Tết trung thu vui vẻ như năm ngoái, năm kia. Và Bác sẽ ăn Tết vui vẻ với các cháu, gửi kẹo bánh cho các cháu. Bác khuyên các cháu ra sức học hành, làm việc. Năm nay chúng ta không ăn Tết, năm sau chúng ta sẽ ăn Tết linh đình hơn”(4). Lời Bác giản dị nhưng chứa chan tình thương yêu với các cháu thiếu nhi, trong hoàn cảnh chiến tranh lúc này nhiều cháu phải rời cha xa mẹ, lên vùng núi đỏ rừng xanh, nhiều cháu chịu khó nhọc hăng hái tham gia giúp các anh bộ đội, các cháu ở hậu phương thấy

    đồng bào hi sinh cực khổ cũng không nỡ vui sướng ăn Tết Trung thu một mình.

    Suốt những năm tháng cả dân tộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đều gửi thư cho các cháu mỗi dịp Trung thu. Lời Bác luôn nhẹ nhàng, trìu mến động viên các cháu tham gia, thực hiện những công việc cụ thể, phù hợp với tình hình đất nước, với tâm lý lứa tuổi của thiếu nhi. Trung thu năm 1951, từ ATK Việt Bắc, Bác Hồ viết thư gửi các cháu nhi đồng:

    “Trung thu trăng sáng như gương,

    Bác Hồ ngắm cảnh, nhớ thương nhi đồng

    Sau đây Bác viết mấy dòng

    Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương”

    Ở chiến khu, đã bao đêm Bác ngắm “cảnh khuya”, lo việc nước nhưng vẫn luôn nhớ thương các cháu da diết. Mỗi câu, mỗi chữ trong thư của Bác, bên cạnh tình yêu thương bao la còn là những lời chỉ bảo, dặn dò thật cụ thể thiếu nhi: “Các cháu phải yêu, tổ quốc, yêu đồng bào, yêu lao động. Các cháu phải gắng, gắng giúp đỡ thương binh và gia đình chiến sĩ, gắng giữ gìn vệ sinh và giữ gìn kỷ luật, gắng học hành. Các cháu phải đoàn kết, đoàn kết giữa nhi đồng Việt Nam với nhau,... đoàn kết với các nước bạn và nhi đồng thế giới. Các cháu phải thi đua, tùy theo sức của các cháu làm được việc gì có ích cho kháng chiến thì thi đua làm việc ấy. Các cháu biết ghét, biết yêu, biết gắng, các cháu đoàn kết và thi đua như thế thì kháng chiến sẽ chóng thắng lợi, kháng chiến thắng lợi thì Trung thu sẽ vui vẻ hơn”(5).

    Tết trung thu năm 1952, thiếu nhi cả nước vui mừng đón đọc thư và thơ Bác Hồ gửi tặng với muôn vàn tình thân yêu:

    “Ai yêu các nhi đồng

    Bằng Bác Hồ Chí Minh?

    Tính các cháu ngoan ngoãn

    Mặt các cháu xinh xinh

    Mong các cháu cố gắng

    Thi đua học và hành

    Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

    Tùy theo sức của mình:

    Để tham gia kháng chiến, Để gìn giữ hòa bình.

    Các cháu hãy xứng đáng

    Cháu Bác Hồ Chí Minh!”(6)

    Theo lời Bác dạy, thiếu nhi cả nước đã hăng hái thi đua học tập, tham gia kháng chiến và lập được nhiều thành tích, đóng góp một phần công sức của mình vào thắng lợi chung của cả dân tộc. Mùa thu 1954 là mùa thu mà một nửa đất nước đã sạch bóng quân thù - mùa thu mà các cháu thiếu nhi thực sự được sống trong độc lập, tự do, Bác vui mừng viết: “Trung thu này là Trung thu hòa bình đầu tiên, sau 8,9 năm kháng chiến anh dũng của nhân dân ta. Trong cuộc kháng chiến cứu nước, các cháu cũng có đóng góp một phần. Nhân dịp này, Bác gửi lời thân ái khen ngợi các cháu. Trăng thu trong đẹp, sáng rọi khắp nơi, từ Nam đến Bắc. Cũng như lòng Bác yêu quý tất cả các cháu miền Bắc và miền Nam”(7).

    Trung thu năm 1958, khi hàng ngàn thiếu nhi Thủ đô đang chuẩn bị đón Tết ở Câu lạc bộ thiếu nhi thì Bác Hồ đến thăm.

    Tất cả mọi người dường như muốn đổ dồn về phía lễ đài để mong được gần Bác hơn, trong số đó có một bà mẹ người nước ngoài cũng đang cố gắng đưa con mình đến gần lễ đài để được gần Bác. Lúc đó Bác rất vui, Bác căn dặn các cháu phải chăm học, chăm làm để trở thành con ngoan, trò giỏi.

    “Nói chuyện Trung thu với các em nhi đồng” là bức thư Trung thu cuối cùng của Bác gửi cho các em (năm 1960). Bằng lời lẽ dí dỏm Bác viết rằng “theo chuyện đời xưa Việt Nam thì trên mặt trăng có chú Cuội chăn trâu: Chú Cuội ngồi ở trong trăng/ Để trâu ăn lúa nhăn răng mà cười!” Bác khen các em đã cố gắng nhiều và đã tiến bộ khá: học tập khá, lao động khá, biết thực hành tiết kiệm, biết giữ đạo đức trong sạch, trồng cây kha... Cuối thư Bác căn dặn: “Nhờ Cách mạng Tháng Tám thành công và kháng chiến thắng lợi, các em sinh trưởng trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhờ Đảng săn sóc và Đoàn giúp đỡ, các em sẽ cố gắng về nhiều mặt để xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh”(8).

    Tiến sĩ Sử học, nhà báo E.V Cô-bê-lép đã từng viết: “Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong tính cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vô cùng yêu quý thiếu nhi. Người đã dành tất cả tấm lòng yêu thương của người ông cho hàng triệu trẻ em Việt Nam mà Người đã gọi trìu mến là các cháu”. Thư và thơ Trung thu của Bác không chỉ thể hiện muôn vàn tình thân yêu đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng mà còn là lời căn dặn, nhắc nhở, là niềm tin Bác dành trọn cho thế hệ trẻ. Ngay trong mùa khai trường đầu tiên năm 1945, Người đã gửi thư cho học sinh bày tỏ sự quan tâm sâu sắc, sự kỳ vọng lớn lao vào thế hệ tương lai:“Nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Đã hơn 50 năm kể từ ngày Bác đi xa, Tết Trung thu không còn nhận thư và thơ của Bác, song các thế hệ thiếu niên nhi đồng Việt Nam vẫn luôn luôn ghi nhớ lời Bác dạy. Thiếu nhi hôm nay luôn chăm ngoan, học giỏi, rèn luyện thân thể để xứng đáng là “Cháu Bác Hồ Chí Minh”. Mỗi dịp Tết Trung thu đến, khi trăng đã lên cao, tiếng trống ếch rộn ràng, đèn ông sao thắp sáng muôn nơi, thiếu nhi Việt Nam vẫn luôn cất cao lời hát: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh/Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”...

    Chú thích:

    1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, tập 4, Hà Nội, 2011, tr.15

    2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, tập 4, Hà Nội, 2011, tr.26

    3. Bác Hồ với thanh, thiếu niên và nhi đồng, Nxb Văn Học, Hà Nội, 2014, tr.36

    4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, tập 5, Hà Nội, 2011, tr.251

    5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, tập 7, Hà Nội, 2011, tr.185

    6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, tập 7, Hà Nội, 2011, tr.498

    7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, tập 9, Hà Nội, 2011, tr.52

    8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, tập 12, Hà Nội, 2011, tr.698

    https://thcsvandon.hcm.edu.vn/tai-n...-canh-nho-thuong-nhi-dong-cm12011-310057.aspx
    Cập nhật : 8:56 24/9/2018 Lượt xem : 2414


    Trung thu trăng sáng như gương, Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
    Thư Bác Hồ gửi các cháu thiếu nhi nhân dịp Trung thu Năm 1951

    Trung thu trăng sáng như gương,

    Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.
    Sau đây Bác viết mấy dòng,
    Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương.
    (Thư Trung thu gửi các cháu thiếu nhi năm 1951 - Hồ Chí Minh).

    Toàn bộ bức thư Trung thu năm 1951 Bác Hồ gửi các cháu thiếu nhi:

    Các cháu yêu quý,
    Trung thu trǎng sáng như gương,
    Bác Hồ ngắm cảnh, nhớ thương nhi đồng.
    Sau đây Bác viết mấy dòng,
    Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung.

    Trước hết, Bác nói cho các cháu biết rằng: Bác thường nhận được thư nhi đồng ở vùng tạm bị chiếm, mách với Bác, thực dân và bù nhìn hung ác thế nào, các cháu ấy khổ sở thế nào và đấu tranh oanh liệt thế nào.

    Những thư ấy làm cho Bác đau đớn, vì các cháu ấy bị đày đoạ. Làm cho Bác vui lòng, vì các cháu ấy dũng cảm. Làm cho Bác và tất cả đồng bào càng cǎm ghét bọn thực dân và bù nhìn.

    Bác cũng thường nhận được thư nhi đồng các nơi báo cáo thành tích thi đua.

    Những thư ấy làm cho Bác rất vui vẻ.

    Mồng 1-6 vừa rồi, cũng là ngày Tết của các cháu. Đó là một ngày Tết mới, chắc các cháu chưa hiểu nguyên do. Bác giải thích cho các cháu nghe nhé:

    Ba nǎm trước (1949), Hội liên hiệp phụ nữ quốc tế định mỗi nǎm lấy ngày 1-6 làm ngày Tết cho nhi đồng thế giới. Muốn cho nhi đồng sung sướng, thì phải chống đế quốc chiến tranh. Vì vậy, Hội ấy đã đưa ra khẩu hiệu: “Đấu tranh để giữ gìn hoà bình thế giới, để bảo vệ hạnh phúc cho nhi đồng”.

    Như thế thì ai thương con, cháu đều phải chống chiến tranh đế quốc, phải giữ gìn hoà bình.

    Tháng 2 nǎm nay (1951), Hội ấy lại quyết định đẩy mạnh phong trào bảo vệ nhi đồng.

    Hiện nay, Hội liên hiệp phụ nữ và Đoàn thanh niên nước ta đương lo tổ chức ủy ban bảo vệ nhi đồng Việt Nam.

    Thế là các chú, các anh trong bộ đội thì thi đua giết giặc, để bảo vệ các cháu.

    Các chú, các anh, các chị ở hậu phương, thì thi đua tǎng gia sản xuất để các cháu được ấm no.

    Các cô, các thím, các anh ở Liên Xô, Trung Hoa, các nước bạn và các nước khác cũng lo nghĩ đến các cháu.

    Vậy các cháu nên thế nào?

    Các cháu phải ghét, ghét cay ghét đắng bọn thực dân Pháp, bọn can thiệp Mỹ, bọn Việt gian, bọn bù nhìn. Vì chúng nó mà ta khổ.

    Các cháu phải yêu, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu lao động.

    Các cháu phải gắng, gắng giúp đỡ thương binh và gia đình chiến sĩ, gắng giữ gìn vệ sinh và giữ gìn kỷ luật, gắng học hành.

    Các cháu phải đoàn kết, đoàn kết giữa nhi đồng Việt Nam với nhau, đoàn kết giữa nhi đồng Việt Nam cùng nhi đồng Trung Quốc, Liên Xô, các nước bạn và nhi đồng thế giới.

    Ngày nay, các cháu là nhi đồng. Ngày sau, các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới. Các cháu đoàn kết thì thế giới hoà bình và dân chủ, sẽ không có chiến tranh.

    Các cháu phải thi đua, tuỳ theo sức của các cháu làm được việc gì có ích cho kháng chiến thì thi đua làm việc ấy.

    Các cháu biết ghét, biết yêu, biết gắng, các cháu đoàn kết và thi đua như thế thì kháng chiến sẽ chóng thắng lợi, kháng chiến thắng lợi thì trung thu sẽ vui vẻ hơn.

    Thư Trung thu này, Bác nói chữ nhiều, và nói dài quá rồi. Cháu nào không hiểu thì hỏi các anh, các chị cắt nghĩa cho mà nghe.

    Bác chúc các cháu vui khoẻ và cố gắng.

    Bác gửi các cháu nhiều cái hôn.BÁC HỒ
    (Đăng trên Báo Cứu quốc, số 1904, ngày 12-9-1951)
    Last edited: 05/03/2021
    luuqncklk, ANGUYENvietinbanksc thích bài này.

Chia sẻ trang này