Tản mạn về CPI và TTCK (21)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 16/02/2021.

4343 người đang online, trong đó có 504 thành viên. 20:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 872464 lượt đọc và 7110 bài trả lời
  1. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.066
    Trà muh dỡ như Trà Cu Đơ còn ko phí... ở ta cái gì cũng có chi phí nên không phí tý nào đâu... haha
    UmiHY, PXe1996, ANGUYEN6 người khác thích bài này.
  2. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    211.123
    Cuabo, tinh tam, ANGUYEN3 người khác thích bài này.
  3. trabac

    trabac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2014
    Đã được thích:
    22.022
    giờ tôi hiểu vì sao mọi người bảo bác tinh tế và thông minh.=D>
    UmiHY, PXe1996, Ntkn2385 người khác thích bài này.
  4. HaiauKhongve

    HaiauKhongve Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/01/2021
    Đã được thích:
    39.537
    @};-

    Chuẩn xác, bác ạ. Lâu lâu tôi cũng phải đi xem lại mình cho chắc >:D<
    UmiHY, PXe1996, tinh tam6 người khác thích bài này.
  5. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    211.123
    Có gì đâu bác Trà
    Tôi tiếc những bài dạng đó lắm, phải giỏi, chịu tìm tòi và có chuyên môn và sẵn sàng giúp cộng đồng mới viết ra được.
    tinh tam, ANGUYEN, magnolia144 người khác thích bài này.
  6. 4season

    4season Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/09/2019
    Đã được thích:
    78.429
    Copy bên ********* một bài viết về Tiền cũng khá hay...Anh @FBV thấy thế nào?
    Hành trình vào hoàng hôn của đô la Mỹ!
    13-03-2021 09:48:48+07:00

    13/03/2021 09:48
    • Hành trình vào hoàng hôn của đô la Mỹ!

      “Áp dụng cho Mỹ, thì vấn đề Triffin sẽ xảy ra như sau: khi các nước trên thế giới phải thu mua đô la Mỹ để dùng làm tiền dự trữ, thì Mỹ phải là nước xuất siêu. Vì tổng nhu cầu tiền dự trữ tăng theo GDP thế giới và GDP thế giới tăng nhanh hơn GDP của Mỹ, sự tăng trưởng của tổng giá trị tiền dự trữ ngoài Mỹ sẽ kéo theo tổng giá trị nợ của Mỹ lên ngưỡng không thể kiểm soát. Trong trường hợp đó, Mỹ sẽ phải lựa chọn giữa ngưng nhập siêu, dẫn tới khủng hoảng nguồn cung đô la, hoặc tiếp tục gia tăng nợ và làm cho đồng đô la yếu đi, kéo theo giá trị tín dụng của trái phiếu Mỹ”. -“Triffin: dilemma or myth”, Bank of International Settlement, 2017-

      https://image.*********.vn/2021/03/13/vietstock_s_hanh-trinh-vao-hoang-hon-cua-do-la-my-tiep-theo_20210313094441.jpg
      Nếu không phải đô la Mỹ thì tiếp theo là gì? Ảnh minh họa: TTXVN
      Tìm cách thoát khỏi đô la Mỹ

      https://image.*********.vn/2021/03/13/vietstock_s_hanh-trinh-vao-hoang-hon-cua-do-la-my-tiep-theo_20210313094442.jpg
      Nếu những gì mà Ngân hàng Giao dịch thế giới (BIS) nói là đúng, thì vẫn chưa có quốc gia nào muốn đồng tiền bản địa của mình thay thế đô la Mỹ. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với chưa quốc gia nào thử nghiệm một hệ thống khác ngoài đô la để né tránh các hình thức cấm vận của Mỹ. Động lực để một số quốc gia từng tuyên bố sẽ bán dầu bằng euro hay một loại tiền khác là ở chỗ kinh tế Mỹ không còn chiếm phần lớn GDP thế giới nữa. Từ 40% sau Thế chiến thứ hai, Mỹ hiện nay chỉ còn chiếm 20-25% tổng GDP thế giới.










      Advertisement








      Nga là nước xuất khẩu khí đốt và dầu cho châu Âu và nhận lại euro thay vì đô la Mỹ. Vị thế của Nga nằm ở khoảng cách và giá trị kinh tế của tài nguyên rẻ mà quốc gia này mang lại. Bản thân Ngân hàng trung ương Nga từ lâu đã loại bỏ trái phiếu Mỹ ra khỏi tài sản dự trữ của mình và mua vàng, làm tăng khả năng thanh khoản của đồng rúp. Từ chỗ xuất khẩu cho Trung Quốc và giao dịch gần 100% bằng đô la Mỹ, Nga hiện nay chỉ giao dịch bằng đô la 33%, còn 50% là đồng euro và 17% là bằng chính đồng rúp (hình 1). Hai quốc gia này từ lâu đã muốn thoát khỏi hệ thống SWIFT của Mỹ và xây dựng một hệ thống thanh khoản riêng biệt. Đó là lý do tại sao Trung Quốc tiến hành dự án Một vành đai một con đường và cho ra mắt hệ thống tiền điện tử của mình.

      https://image.*********.vn/2021/03/13/vietstock_s_hanh-trinh-vao-hoang-hon-cua-do-la-my-tiep-theo_20210313094443.jpg
      Bộ Quốc phòng Mỹ gần đây đã phải lên tiếng trước Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng hệ thống Eurodollar là một con dao hai lưỡi và hải quân Mỹ đang chịu hậu quả gián tiếp từ hệ thống này. Trong trường hợp để cấm vận một chính thể, không có gì nhanh bằng cắt chính phủ của chính thể đó khỏi hệ thống SWIFT cộng với áp lực quân sự. Nhưng điều này dễ đẩy các nước này vào vòng tay của các quốc gia đối trọng với Mỹ như Nga và Trung Quốc. Chưa hết, Trung Quốc đang lợi dụng hệ thống Eurodollar để gây áp lực lên các quốc gia đói vốn (hình 2). Bằng chứng là dự án Một vành đai một con đường, ngoài mục tiêu đẩy nhân công ra nước ngoài để tạo việc làm, thì Trung Quốc còn cho các nước này vay nợ bằng đô la Mỹ để đổi lấy quyền khai thác khoáng sản và quặng kim loại quý. Các đường vận chuyển hàng hải của các sản phẩm khai thác từ các quặng này đều được bảo vệ bởi hải quân Mỹ. Trớ trêu thay Mỹ đang bỏ tiền để giúp cho chính đối thủ của mình.

      Về tài chính, Mỹ đang phải đối mặt với việc phải tự in tiền cho chi tiêu công của mình. Khi các nước không còn muốn mua trái phiếu Mỹ thì Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) phải đứng ra mua lại chính trái phiếu của Bộ Tài chính ấn hành. Đây là hành động không có gì mới, nhưng nội trong năm 2020, Fed đã phải gánh toàn bộ trái phiếu được ấn hành và vượt qua các ngân hàng nước ngoài để trở thành “khách hàng” lớn nhất (hình 3). Như vậy, khối nước ngoài đã không còn muốn “tài trợ” cho Chính phủ Mỹ trong chính sách tài khóa của mình.

      Đây là một vòng tuần hoàn bất lợi cho Mỹ: tiếp tục nhập siêu, đẩy việc làm ra nước ngoài và xuất khẩu đô la Mỹ, trong khi các khối nước ngoài không muốn mua trái phiếu Mỹ mà đổ tiền vào cho Trung Quốc. Bắc Kinh từng bước “vũ khí hóa ngược” đô la Mỹ, ép các nước phải chia sẻ tài nguyên và quyền truy cập quặng kim loại quý, trong khi được chính hải quân Mỹ bảo vệ. Tất cả chứng minh một điều: nền kinh tế Mỹ đã không còn đủ lớn trên bàn cân GDP để tiếp tục xuất khẩu đô la, trong khi bản thân phải tự in tiền để phục vụ mục đích tài khóa, còn các quốc gia khác thì cứ tiếp tục thao túng tiền của mình để “rút lõi” Mỹ.

      Nếu không phải đô la Mỹ thì tiếp theo là gì?

      https://image.*********.vn/2021/03/13/vietstock_s_hanh-trinh-vao-hoang-hon-cua-do-la-my-tiep-theo_20210313094445.jpg
      Nhưng để thay thế được vị thế của đô la Mỹ thì phải mất một thời gian khá dài, thậm chí có thể là không bao giờ. Nhìn vào dự trữ tiền tệ thế giới, đô la Mỹ vẫn chiếm hơn 50% số tài sản dự trữ, hơn euro (20%) ở vị trí thứ hai và vàng (10-12%) ở vị trí thứ ba (hình 4). Từ năm 2000 trở đi, các nước đã không còn muốn tiếp tục gia tăng dự trữ đô la nữa, và năm 2020 đánh dấu năm mà vàng bắt đầu được mua vào để làm tài sản dự trữ.

      Có nhiều ý kiến cho rằng để thay thế đô la Mỹ trong giao dịch, cần phải có một rổ tập hợp các đồng tiền có tính thanh khoản cao hoặc một tài khoản dự trữ độc lập giữa các quốc gia. Có ba loại tài sản được nhắc đến ở đây:

      - IMF Bancor: một tập hợp của các loại tiền tệ mà IMF (Quỹ Tiền tệ quốc tế) đã từng cho ra mắt cách đây… gần 80 năm. Vì Mỹ lúc đó muốn giữ vị thế độc tôn, nên hệ thống này bị thất thế trước hệ thống petrodollar sau đó. Trong hệ thống Bancor, vị thế của đô la Mỹ sẽ yếu đi, nhưng đổi lại các nước khác sẽ không phải chịu ảnh hưởng từ biến động của đô la Mỹ. Tuy nhiên, các nước thuộc hệ thống này phải sẵn sàng để cho tiền tệ của mình thả nổi với giá thị trường và không thể can thiệp trực tiếp mà không thông qua sự đồng ý của các bên còn lại. Điều kiện này cần có một ý chí chính trị rất lớn đến từ các nền kinh tế lớn.

      - Bitcoin và Blockchain: các ngân hàng nhà nước có thể sử dụng Bitcoin hoặc một loại tiền ảo tương ứng có khả năng thanh khoản với nhau trên hệ thống blockchain. Bản thân các blockchain có thể tạo các loại tiền ảo có giá trị gắn với vàng để giao dịch. Trong trường hợp của bitcoin, giá trị của nó gần giống với tiền fiat: giá trị nằm ở sự chấp thuận của các bên liên quan. Bitcoin gần như đã phá bỏ mọi định kiến để vượt qua nhiều ngưỡng giá. Bitcoin có phải là bong bóng hay không, sẽ là đề tài muôn thuở. Nhưng nó có một số điểm yếu mà chắc chắn không ngân hàng trung ương nào muốn có: tính minh bạch của nó. Không một quốc gia nào sẵn sàng để lộ các khoản chi tiêu của mình trên hệ thống blockchain cho toàn thế giới.

      - Vàng: thế giới quay lại tiêu chuẩn vàng có lẽ là điều khó xảy ra. Dù cho hệ thống vàng có tự điều chỉnh, nó hạn chế khả năng kích cầu của một quốc gia. Và nếu quay lại hệ thống vàng, thì đô la vẫn sẽ là đồng tiền mạnh nhất do Mỹ có dự trữ vàng lớn nhất. Điều này là tốt hay xấu cho Mỹ thì cũng rất khó đoán, vì nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh.

      Theo ý kiến chủ quan của tác giả, thì thời gian tới, giá năng lượng và hàng hóa sẽ được định giá bằng nhiều loại tiền tệ khác nhau, không chỉ có đô la Mỹ. Điều này sẽ phản ảnh tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của các nước như Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, hay Nhật Bản. Các nước sẽ cho ra mắt tiền điện tử của riêng mình, và có khả năng sẽ có một hội nghị bàn luận về cách các đồng tiền này giao dịch với nhau. Một phiên bản IMF Bancor điện tử sẽ lên ngôi với một tài sản dự trữ dễ truy cập. Dù cho nó có thể là Bitcoin hay vàng, thì hệ thống đô la có lẽ đã đến lúc chuyển mình theo dòng lịch sử.

      Nguyễn Phán

      TBKTSG
    --- Gộp bài viết, 13/03/2021, Bài cũ: 13/03/2021 ---
    “Đồng đô la là tiền của tôi, nhưng là vấn đề của ông” -John Connolly, 1971.
    UmiHY, tinh tam, ANGUYEN7 người khác thích bài này.
    Motngaymua2020 đã loan bài này
  7. DuyVinh_FC

    DuyVinh_FC Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/06/2017
    Đã được thích:
    2.977
  8. va2008

    va2008 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/12/2020
    Đã được thích:
    763
    Đúng đấy bác, MU thời đó, họ ko có quá nhiều cầu thủ nổi tiếng hay đắt giá nhưng là tập thể đoàn kết và nổ lực không biết mệt mỏi qua từng trận đấu. :)
    UmiHY, tinh tam, zug4 người khác thích bài này.
  9. 4season

    4season Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/09/2019
    Đã được thích:
    78.429
    Ông Campuchia cũng bắt đầu thể hiện: ( Bài copy bên .....)

    Campuchia muốn giảm lưu hành đồng đô la Mỹ trong nền kinh tế
    10-03-2021 13:47:42+07:00

    10/03/2021 13:47
    • NBC), đặt mục tiêu giảm phụ thuộc vào đô la Mỹ bằng cách khuyến khích sử dụng tiền kỹ thuật số và giảm lưu hành các đồng đô la Mỹ có mệnh giá nhỏ gồm 1, 2 và 5 đô la, qua đó thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ riel.


      Campuchia áp dụng hệ thống tiền tệ kép kể từ khi lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc đến nước này để giám sát bầu cử vào năm 1993. Đồng đô la mà lực lượng này mang theo được phép lưu hành song song với đồng riel, tạo ra sự ổn định tiền tệ cần thiết trong giai đoạn tái thiết ở thời kỳ hậu chiến.

      Hồi tháng 5-2020, NBC bất ngờ yêu cầu các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính vi mô ở Campuchia gửi về cho NBC các tờ tiền đô la mệnh giá nhỏ 1, 2 và 5 đô la vì cho rằng rất khó quản lý chúng và cũng có rất ít nhu cầu đối với chúng.

      NBC giải thích rằng để củng cố tính độc lập của chính sách tiền tệ, Campuchia phải thúc đẩy sử dụng đồng riel, vì vậy, việc duy trì lưu hành quá nhiều những tờ tiền đô la mệnh giá nhỏ sẽ là rào cản cho nỗ lực phổ cập đồng riel.

      Gần đây, NBC đã phát hành tiền giấy riel mệnh giá nhỏ và lớn từ 100 đến 100.000 riel (khoảng 25 đô la) nhưng sự xuất hiện của chúng làm dấy lên tin đồn rằng đồng đô la Mỹ có mệnh giá 1 và 5 đô la sẽ bị cấm sử dụng, khiến nhiều người dân vội vàng bán chúng. Tuy nhiên, Thủ tướng Campuchia, Hun Sen đã lên tiếng trấn an rằng không có chuyện cấm như lời đồn đại.

      Hồi tháng 9, Thống đốc NBC, Chea Chanto cho biết nhu cầu đồng riel tăng trung bình 16% mỗi năm trong hai thập kỷ qua khi nền kinh tế đất nước đạt mức tăng trưởng 7,8% mỗi năm. Ông cho rằng việc giảm lưu hành đồng đô la Mỹ sẽ giúp NBC kiểm soát nền kinh tế tốt hơn.

      Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí hồi tháng 1, ông nói: “Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng tất cả các bộ, tổ chức, doanh nghiệp và những người tham gia quá trình phát triển hệ thống ngân hàng sẽ ủng hộ việc thúc đẩy sử dụng đồng riel”.

      Tiền số sẽ thúc đẩy thanh toán dựa vào đồng nội tệ

      Năm ngoái, NBC đã chính thức ra mắt đồng tiền kỹ thuật số, có tên gọi Bakong, được thiết kế để phục vụ các giao dịch thanh toán giữa các ngân hàng truyền thống và các tổ chức tài chính thông qua điện thoại thông minh (smartphone) và máy tính. Tiền số Bakong hỗ trợ các giao dịch bằng đồng đô la Mỹ và đồng riel của Campuchia theo thời gian thực.

      Chính phủ Campuchia hi vọng tiền số Bakong, được phát triển bởi hãng công nghệ tài chính Soramitsu (Nhật Bản), sẽ giúp khoảng 70% dân số Campuchia, những người chưa bao giờ hoặc hiếm khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng, tiếp cận hệ thống ngân hàng.

      Đồng Bakong cũng sẽ giúp NBC truy quét nạn rửa tiền và nền kinh tế ngầm đồng thời giúp đồng riel ổn định hơn một khi đồng đô la Mỹ không còn sử dụng phổ biến như hiện nay.

      David Totten, nhà phân tích tài chính ở Công ty Emerging Markets Consulting, nhận định tiền kỹ thuật số Bakong sẽ giúp các giao dịch thanh toán an toàn hơn, ít chi phí hơn và nhanh hơn giữa những khách hàng của các tổ chức tài chính khác nhau.

      Ông nói: “Ý tưởng đằng sau đó là nó sẽ tạo điều kiện thuận hơn cho nỗ lực phổ cập dịch vụ tài chính, vì vậy, sẽ có thêm nhiều người dân Campuchia đăng ký sử dụng dịch vụ tài chính. Điều này sẽ hỗ trợ sự phát triển của thương mại điện từ và trong dài hạn, Campuchia hi vọng tiền số Bakong sẽ khuyến khích việc sử dụng đồng riel rộng rãi hơn để cuối cùng thay thế cho đô la Mỹ trong mọi giao dịch tài chính ở nước này”.

      Brendan Lalor, một giám đốc chi nhánh của hãng kiểm toán Ernst & Young ở Campuchia, cho biết ban đầu, NBC gây hoài nghi khi trở thành ngân hàng trung ương ở khu vực triển khai tiền số, giúp người dân làm việc ở các thành phố gửi tiền về quê nhà với mức phí rẻ hơn.

      Ông nói rằng gần 60 tỉ đô la Mỹ được lưu chuyển ở trong nước Campuchia thông qua các phương thức thanh toán khác nhau và sự ra mắt của tiền số Bakong là ‘một bước phát triển rất quan trọng của nền kinh tế Campuchia’.

      Ông nhận định: “Bằng cách triển khai tiền số Bakong, chính phủ Campuchia muốn đưa tất cả tiền tệ, nền tảng tài chính , ứng dụng thanh toán, ví điện tử...vào một nền tảng mà NBC có thể kiểm soát thông qua công nghệ chuỗi khối (blockchain). Về cơ bản, blockchain giống như một cuốn sổ cái. Nó ghi lại tất cả các giao dịch, vừa tạo điều kiện thuận lợn các giao dịch thanh toán hàng hóa và dịch vụ tức thì vừa giúp chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác”.

      Thống đốc NBC, Chea Chanto, người được tạp chí tài chính The Banker bầu chọn là ‘Thống đốc ngân hàng của năm ở khu vực Thái Bình Dương’ vào tháng 1 vừa qua, nói: “Tôi tin rằng chúng tôi đang đi đúng hướng và với hạ tầng thanh toán tiên phong như Bakong, Campuchia đang dẫn đầu khu vực, thậm chí tạo ra một hình mẫu trên toàn cầu về một hệ thống thanh toán mới mẻ được dẫn dắt bởi một ngân hàng trung ương”.

      Đồng riel được giới thiệu sau khi Campuchia tuyên bố độc lập vào năm 1953. Dưới thời kỳ cầm quyền của Khmer Đỏ (1975-1979), đồng riel và các ngân hàng bị xóa bỏ, còn trụ sở của NBC ở Phnom Penh bị đánh sập khi thủ lĩnh Khmer Đỏ, Pol Pot tìm xây dựng xã hội nông nghiệp thuần túy ở Campuchia, dẫn đến thảm họa diệt chủng, khiến khoảng 2 triệu người chết.

      Nền kinh tế dựa vào tiền tệ kép gợi nhớ lại những ngày khi Campuchia chìm sâu trong khủng hoảng kinh tế và xoay xở tái thiết sau cuộc nội chiến dài 30 năm chính thức kết thúc vào năm 1998 khi hai lãnh đạo cấp cao của Khmer Đỏ Nuon Chea và Khieu Samphan ra đầu hàng. Đó là giai đoạn lịch sử mà các nhà chính trị Campuchia, những người đã nỗ lực đàm phán thu hút đầu tư từ nước ngoài, muốn khép vào dĩ vãng.
    UmiHY, tinh tam, FBV4 người khác thích bài này.
  10. alexpham263

    alexpham263 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/02/2015
    Đã được thích:
    259.401
    Cam giờ là sân sau của Tập mà :)

    1 thời kỳ bị dollar hóa quá kinh khủng. Tôi nhớ cách đây mười mấy năm khi qua đó đến đánh giày cũng trả bằng đô được, đồng riel chả ai thèm.

    Giờ chắc trả được bằng nhân dân tệ :))

Chia sẻ trang này