Tản mạn về CPI và TTCK (24)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 03/06/2021.

6092 người đang online, trong đó có 671 thành viên. 17:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1131781 lượt đọc và 6633 bài trả lời
  1. Kiengreat

    Kiengreat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2016
    Đã được thích:
    4.756
    Chuối là HNG còn rồng là LDG hả các bác?
    BiPham, Do_QuyenFBV thích bài này.
  2. KiriY

    KiriY Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2021
    Đã được thích:
    313
    Thật á bác Già? Sao em cứ thấy khó kiểu gì ấy. Em đến giờ đôi khi vẫn còn phân vân tự hỏi nè ~X(
    FBV, kukaigiavanchuakhon thích bài này.
  3. CatCatTA

    CatCatTA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2021
    Đã được thích:
    1.866
    Bác ạ, đời có những diễn viên xuắt sắc lắm bác ạ. Đôi khi em nghĩ bác trai kia bị ảo luôn bác ạ, xây nhà cho cô bồ giống y nhà mình, tới cái rèm cửa, cái quạt, đèn, bếp gì giống lun ấy :)))
    Bởi vì diễn giỏi quá nên không ai ngờ bác ạ, đi làm vẫn về sớm, về vẫn làm việc nhà và khi nào cũng nói yêu vợ. Tới cả em hay gặp 2 bác ấy mà còn nói chồng em là bác trai ấy chiều vợ thật ấy, miệng lúc nào cũng kêu về già 2 vợ chồng sống với nhau vẫn cứ anh anh em em thôi :)) kêu vợ chính thức là em ngọt lừ, nhưng gọi cô bồ ( quý phi) là vợ yêu bác ạ.
    Em gần gũi đó nên thấy bác gái kia bị lừa là đúng rồi, bác gái cũng chỉ ở nhà chăm lo chồng con cái, yêu chồng hết mực nên rất tin chồng.
    Khó nói lắm bác ạ, chỉ thấy xót cho bác gái. Còn bác trai kia thì không ai chấp nhận được cả, nếu thương vợ thì nên ly hôn rồi tới cô kia
    --- Gộp bài viết, 25/06/2021, Bài cũ: 25/06/2021 ---
    Em cảm ơn a Khoai, cơ mà a Hổ mà ca thì sập sàn đó a Khoai ơii
    BiPham, FBV, Binh Yen4 người khác thích bài này.
  4. 4season

    4season Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/09/2019
    Đã được thích:
    78.429
    Hiện lên viết gì cho ace tranh luận cho vui vui đi A F? TT giao dịch buồn ngủ quá..!
  5. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    205.035
    thế hử???
    thế là bác vẫn đang phân vân tự hỏi, không hiểu mình yêu thằng cha này ở chỗ nào, khúc nào của hắn rồi.
  6. RainBow_Storm

    RainBow_Storm Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/05/2018
    Đã được thích:
    6.063
    Tặng chị vì com này @};-@};-@};-
    Motngaymua2020, kukai, FBV2 người khác thích bài này.
  7. KiriY

    KiriY Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2021
    Đã được thích:
    313
    Đâu có, là em tự hỏi thằng cha đó có thật quan tâm đến mình không í :-P Chứ em thì nghĩ hạnh phúc nên đơn giản mới dễ đạt được nên không bao giờ yêu cầu gì cao xa cả.
    FBV, kukai, Binh Yen1 người khác thích bài này.
  8. HaiauKhongve

    HaiauKhongve Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/01/2021
    Đã được thích:
    39.537
    Tôi hôm nay thì không cần quan tâm điểm số làm gì, chưa hôm nào rảnh như hôm nay

    @FBV: bác tưởng bác là Mr. Market thật hay sao mà im lặng ghê thế? Bác mà không chém gió thì tôi lôi mấy bài viết trên mạng ra post cho đỡ buồn đây :-P
  9. HaiauKhongve

    HaiauKhongve Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/01/2021
    Đã được thích:
    39.537
    VĂN HÓA TRANH LUẬN VÀ VẤN ĐỀ NGỤY BIỆN

    Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong các thể chế dân chủ và văn minh. Ở nhiều nước Tây phương, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, cũng như trong một cuộc đấu võ, một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có qui tắc hẳn hoi, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi. Để đạt những yêu cầu này, người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải chú tâm vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính mình. Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không nhằm vào cá nhân và bản thân của người tham gia tranh luận.

    Đó là những đòi hỏi khó khăn cho một cuộc tranh luận nghiêm túc có ý nghĩa, và không phải ai cũng có khả năng đạt được những yêu cầu này. Thành ra, không mấy ai ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều trường hợp chất lượng của cuộc tranh luận rất thấp. Chỉ cần xem qua những lần tranh luận trên các đài truyền hình (ở Úc chẳng hạn), người ta có thể thấy đó không phải là tranh luận, mà là những cuộc đụng độ giũa các cá nhân tham gia tranh luận (nhất là các chính trị gia) thay vì đương đầu với lý luận của người tranh luận. Ngoài ra, đối với một số lớn chính trị gia, nghệ sĩ, và khoa học gia, được xuất hiện trên ti-vi để bình luận về một câu chuyện nào đó là một cuộc dàn xếp, một lần đóng kịch không hơn không kém. Nó là một kịch bản ngớ ngẩn đã được dàn xếp sẵn. Ngớ ngẩn là vì người xuất hiện chẳng nói được gì cho đầy đủ, mà cũng chẳng phân tích một vấn đề gì cho đến nơi đến chốn. Thực ra, họ xuất hiện để được ghi nhận, để được [nói theo tiếng Anh] là “to be seen”. Đối với các chính trị gia, nghệ sĩ, và khoa học gia loại này, “to be seen” là một phương tiện sống còn của họ trong xã hội, là một cách nói “Tôi vẫn còn đây”. Điều này có nghĩa là càng xuất hiện nhiều trên ti-vi nhiều chừng nào càng đem lại lợi ích cá nhân cho họ. Thành ra, ti-vi ngày nay đã trở thành một tấm gương cho những anh chàng Narcissus hiện đại phô bày bộ mặt của họ, chứ không cống hiến gì nhiều cho một xã hội dân chủ.

    Mà cũng chẳng riêng gì ở Úc, tình trạng nghèo nàn về tranh luận này đã và đang xảy ra ở Âu châu. Trong mấy tháng gần đây, giới khoa học Âu châu đang lên cơn sốt “Holocaust” (cuộc tàn sát người Do thái, trước và trong thế chiến thứ II). Bất cứ một nhà khoa học nào, nghệ sĩ nào dám chất vấn những quan điểm “chính thống” về thực phẩm, về bệnh AIDS, về cuộc xung đột ở Kosovo, về sự kiện hôm 11/9 ở Mỹ, hay về môi trường đều bị dán cho một nhãn hiệu là bạn của Nazi. Giáo sư Bjorn Lomborg mới lên tiếng chất vấn những con số thống kê về môi trường liền bị gắn cho nhãn hiệu “giống như Nazi”. Những ai dám chất vấn mối liên hệ giữa vi khuẩn HIV và bệnh AIDS liền bị tố cáo là “muốn cho thế giới này có một Holocaust thứ hai”. Thật vậy, ở Âu châu ngày nay xuất hiện một xu hướng mà những quan điểm đã được xem là “chính thống” thì không ai được chất vấn. Cái xu hướng này nó đang ăn sâu vào xã hội và giới truyền thông đến nổi một nhà trí thức Anh phải than phiền là nếu không ngăn chận, nó có cơ đem xã hội Âu châu quay trở lại thời Trung cổ, thời mà không ai dám chất vấn những gì Vatican phán.

    Trong cộng đồng người Việt, vấn đề này còn nghiêm trọng hơn. Rất nhiều trường hợp, những cuộc tranh luận trong cộng đồng đã trở thành những cuộc chửi lộn, mà trong đó người tham gia tha hồ vung vít, ném liệng vốn liếng chữ nghĩa qua lại một cách hỗn độn, mà chẳng cần để ý đến logic hay các nguyên tắc của tranh luận là gì. Hơn nữa, rất dễ dàng nhận thấy rằng trong các cuộc tranh luận đó người ta nhắm vào mục tiêu là bản thân, cá nhân của người tranh luận chứ không nhắm vào quan điểm và lý lẽ của người đó. Một đơn cử, mới đây, những bài viết liên quan đến biên giới Việt – Trung, thay vì bàn luận thẳng vào vấn đề, người ta có khuynh hướng công kích vào cá nhân người viết. Những danh từ, tính từ hết sức vô văn hóa được mang ra dùng cho tác giả. Thay vì dùng những chữ như Holocaust, Nazi, người Việt hải ngoại có những cụm từ đánh vào chỗ nhạy cảm của quần chúng như “Cộng sản”, “Thân cộng”. Trong hầu như những tranh luận liên quan đến Việt Nam, nhiều người cố tìm hay tạo cho mình một vị trí đạo đức cao cả bằng cách gắn cho đối phương một trong hai cụm từ trên, một thủ đoạn có khả năng làm cho một cuộc tranh luận trở nên một cuộc ẩu đã ngôn từ đinh tai nhức óc. Anh nói Lê Công Phụng đúng ư? Anh đã làm lợi cho cộng sản, anh là một tên phản quốc. Tại sao anh dám nói chúng tôi sai? Anh là một tên cộng sản. Anh nói dân chúng ở Việt Nam ngày nay thoải mái ư? Anh là một tên thân cộng. Khi người viết dùng bút hiệu thì người ta nghĩ ngay đến một cái gì mờ ám của tác giả mà không thèm để ý xem tác giả viết gì. Tức là, thay vì tranh luận thẳng vào vấn đề, người ta tìm cách gắn cho đối phương một nhãn hiệu, và từ đó làm lu mờ đi quan điểm của họ.

    Thực ra, nhận dạng ngụy biện không phải là một việc làm khó khăn. Nói chung chỉ với một lương năng bình dân, người ta có thể phân biệt một phát biểu mang tính ngụy biện với một phát biểu logic. Tuy nhiên, cũng có nhiều dạng thức ngụy biện mà vẻ bề ngoài hay mới nghe qua thì rất logic, nhưng thực chất là phi logic. Những loại ngụy biện núp dưới hình thức “khoa học” này không dễ nhận dạng nếu người đối thoại thiếu kiến thức về logic học hay thờ ơ với lí lẽ. Do đó, một điều quan trọng trong tranh luận là cần phải phát hiện và nhận dạng những hình thức ngụy biện, và quan trọng hơn, cần phải hiểu tại sao chúng sai. Có thể phân loại ngụy biện thành nhiều nhóm khác nhau liên quan đến việc đánh lạc vấn đề, lợi dụng cảm tính, thay đổi chủ đề, nhầm lẫn trong thuật qui nạp, lí luận nhập nhằng, phi logic, và sai phạm trù. Trong khuôn khổ giới hạn, người viết bài này không có tham vọng trình bày tất cả những loại ngụy biện một cách chi tiết (vì việc này đã được hệ thống hóa trong nhiều sách về logic học), mà chỉ muốn liệt kê ra những loại ngụy biện thường hay gặp trong báo chí và truyền thông, hầu giúp bạn đọc có thể nhận dạng ra chân-giả.
    tienlamau1102, nvanh84, KiriY18 người khác thích bài này.
  10. 4season

    4season Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/09/2019
    Đã được thích:
    78.429
    - Trong cuộc sống, để ghi lại ngôn ngữ, tiếng nói...loài người dùng chữ viết, kí tự để ghi lại...Vậy chữ viết có thể xem là hình ảnh của tiếng nói.
    - Trong âm nhạc, Để ghi lại âm thanh...người ta dùng hệ thống nốt nhạc...Vậy nốt nhạc được xem là chữ viết, là ngôn ngữ, là hình ảnh của âm thanh trong âm nhạc.
    - Vậy, câu hỏi đặt ra là: Trong ngành múa, người ta dùng gì để ghi lại các động tác múa, và ngôn ngữ của ngành Múa là gì?...Mời ace nhà tản mạn bình ạ...?

Chia sẻ trang này