Tản mạn về CPI và TTCK (26)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 02/08/2021.

2935 người đang online, trong đó có 64 thành viên. 05:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1309841 lượt đọc và 6345 bài trả lời
  1. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.791
    - Chuẩn .
    - Trừ con cúm mùa . Hầu hết các chủng Virus sẽ tự mất đi khi toàn cầu miễn dịch . Rất có thể con Cúm Tây ban Nha - Dữ dội nhất lịch sử loài người- cách nay một thế kỷ đã đột ngột và bí mật ra đi vĩnh biệt loài người không kịp nói với nhau một lời từ giã ...theo con đường đó .
    - Các chủng Vi rus sẽ biến mất khi không có vật chủ để bám víu và sinh sôi . Và nếu người bị nhiễm rồi vượt qua có kháng thể tốt hơn là Vac xin. Thì những QG như Mỹ , Ấn, Indo ... sẽ mau vượt qua khi mà Covid đã từng có mặt trong phần lớn dân số trước đây .
    - Người chưa nhiễm Covid , thì rất rất nên tiêm Vacxin . Và bằng mọi cách phòng ngừa ko để nhiễm .
    - Nhưng giả sử ông Bụt hiện ra và cho biết rằng : " Nếu cậu nhiễm Covid , thì cậu nằm trong nhóm triệu chứng nhẹ, rồi tự qua trong 10-14 ngày" , nếu biết trước như thế thì rất nên tự chủ động nhiễm , nhưng phải tuyệt đối không lây cho bất kỳ một ai quanh mình và XH . Hi hi...
  2. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    Giờ Khoai ứ thèm nói chiện với @vietinbanksc nữa á...vì @vietinbanksc “vu oan giá họa” cho Khoai là đi lừa á...vì @vietinbanksc chưa chịu bị phạt úp mặt vào tường nữa á:-t
  3. vietinbanksc

    vietinbanksc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2017
    Đã được thích:
    112.281
    He he cũng tùy cơ ứng biến bác à, mua 1 vài tháng mà tăng vù vù thì ăn giá lại thấy ngon hơn cổ tức.:drm
    --- Gộp bài viết, 11/08/2021, Bài cũ: 11/08/2021 ---
    Lái @khoaita2009 giận dỗi rồi phiên nay chạy khỏi TVC thôi @nvanh84 ới.:D
    Motngaymua2020, nvanh84, BiPham6 người khác thích bài này.
  4. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    212.297
    Đến nước Nga còn cãi nhau loạn lên khi ngó kết quả chống dịch của VN năm 2020

    FB Nguyễn Thế Phương
    Mátxcova - LB Nga
    10/8/2021
    Nước Nga đã chống dịch như thế nào?
    Trước khi nói về điều đó, thì chỉ xin nói một câu, là họ chống dịch rất hiệu quả.
    Giữa chống dịch và đảm bảo kinh tế ổn định, không có sự lựa chọn nào hết, hy sinh kinh tế hay bỏ chống dịch đề giữ kinh tế đều là sai bét. Vấn đề là lựa chọn giải pháp tối ưu, lựa chọn hình thức chống dịch hợp lý để kiểm soát được dịch bệnh và ảnh hưởng ít nhất đến sự ổn định của xã hội.
    Người Nga họ đang đi theo hướng này nên hàng ngày vẫn có khoảng 25 ngàn người nhiễm bệnh, họ hoàn toàn có thể đưa con số đó xuống hàng đơn vị, nhưng kinh tế sẽ tê liệt, họ quá hiểu loại dịch bệnh này, vì ít nhất cũng đã gần 2 năm nó bùng phát, nó sẽ còn kéo dài 5 đến 10 năm nữa, vì vậy chiến lược chống dịch là quan trọng.
    Khi dịch bệnh bùng phát, ở Nga có hàng chục ngàn người nhiễm mỗi ngày trong khi đó ở VN mỗi ngày chỉ 1 vài người, truy vết triệt để nên số người nhiễm lại về không vì vậy tại Nga đã có những cuộc tranh luận gay gắt trên truyền hình, họ chỉ trích cách chống dịch của Nga và coi chống dịch tại VN như 1 hình mẫu.
    Nhưng chính quyền vẫn lựa chọn giải pháp kiểm soát dịch bệnh để ổn định kinh tế.

    25 ngàn là con số nằm trong tầm kiểm soát và không ảnh hưởng đến ổn định kinh tế, biện pháp chống dịch chỉ là đeo khẩu trang trên các phương tiện công cộng, trong các trung tâm thương mại, hạn chế các sự kiện tập trung đông người, nhập cảnh phải khai báo y tế, khi bị nhiễm bệnh thì phải thực hiện các biện pháp tự cách ly… nói chung đều là các biện pháp ít ảnh hưởng đến sự ổn định của kinh tế.
    Khi vượt trên 25 ngàn họ sẽ tăng cường các biện pháp, như đóng cửa các nơi vui chơi, giảm giờ làm việc các nhà hàng, tăng cường kiểm tra quy định đeo khẩu trang tại các nơi công cộng… nói chung là tăng dần các biện pháp để đưa con số nhiễm bệnh về vùng cho phép. Từ khi dịch bệnh xuất hiện tại Nga đã có 4 lần bùng phát, lần đầu thực hiện giãn cách xã hội còn các lần sau chỉ tăng cường các biện pháp, không cần đến giãn cách xã hội.
    Vậy ai là người chịu trách nhiệm về các biện pháp phòng chống dịch tại Nga để dưa ra các biện pháp tối ưu vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa không ảnh hưởng đến nền kinh tế?
    Xin thưa, đó không phải Tổng thống hay Thủ Tướng, đó chính là Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng và phúc lợi của con người gọi tắt là Rospotrebnadzor.
    Rospotrebnadzor là cơ quan hành pháp liên bang chịu trách nhiệm soạn thảo và thực hiện chính sách của LB và quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, soạn thảo và phê duyệt các quy tắc vệ sinh, dịch tễ học và tiêu chuẩn vệ sinh của LB, cũng như tổ chức và thực hiện giám sát vệ sinh, dịch tễ của liên bang và giám sát trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng.
    Ủy ban này không có gì mới mẻ ở Nga, nó có từ trước năm 1917, tức từ thời Nga hòang, không ngừng phát triển qua thời kỳ Xô viết và cho đến tận ngày hôm nay. Nó đã có nhiều tên gọi khác nhau, cơ cấu cũng thay đổi cho phù hợp tình hình, thời Nga hoang gọi là cảnh sát y tế thuộc bộ nội vụ, có lúc thuộc bộ Y tế, nay là Ủy ban trực thuộc chính phủ.
    Về nhân sự Rospotrebnadzor ngày nay có trên 100 ngàn người, có hội đồng khoa học và các cơ quan nghiên cứu riêng. Bao gồm 9 tổ chức khoa học về vệ sinh và 17 tổ chức khoa học về dịch tễ học.
    Người đứng đầu Rospotrebnadzor là 1 nhân vật rất nổi tiếng mà gần đây rất quen thuộc với người Việt tại Nga, đó là bà Anna Yurievna Popova, bà là giáo sư, tiến sỹ Y khoa bà làm chủ tịch ủy ban Rospotrebnadzo từ năm 2014, đồng thời là Bác sĩ trưởng vệ sinh dich tế LB là một quan chức cấp cao thực hiện giám sát vệ sinh và dịch tễ học cấp nhà nước. Bà sinh năm 1960, một người rất tài năng, đóng góp rất nhiều cho phòng chống dịch Covid-19.
  5. luffy76

    luffy76 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2020
    Đã được thích:
    2.123
    E paste bài viết của GS Nguyên Tuấn bên Úc vào đây vì có thể nhiều người hiểu nhầm về khái niệm " hiệu quả vaccine"

    Hiệu quả vaccine là gì?
    Để hiểu VE, tôi xin lấy nghiên cứu (giai đoạn III) của Moderna ra làm ví dụ. Nghiên cứu này có 28,207 tình nguyện viên, và họ được chia thành 2 nhóm một cách ngẫu nhiên: nhóm được tiêm vaccine gồm 14134 người, và nhóm được tiêm giả dược có 14073 người. Sau 4 tháng theo dõi, họ ghi nhận:
    • Nhóm vaccine có 11 người bị nhiễm, tỉ lệ 11 / 14134 * 100 = 0.078%
    • Nhóm giả dược có 185 người bị nhiễm, tỉ lệ 185 / 14073 * 100 = 1.31%
    • Nếu vaccine không có hiệu quả, chúng ta kì vọng rằng tỉ lệ nhiễm trong nhóm vaccine bằng nhóm giả dược. Nhưng ở đây, nhóm vaccine chỉ có 0.078% bị nhiễm, và thấp hơn nhóm giả dược đến 1.31 - 0.078 = 1.232%.
    • Nhưng vì con số đó 'nhỏ' quá và khó hiểu, nên nhà nghiên cứu hoán chuyển sang con số tương đối (tức tỉ số, thay vì hiệu số):
    1 - (0.078 / 1.31) = 0.94
    Con số 0.94 hay 94% đó được gọi là 'Hiệu quả vaccine'. Con số này có nghĩa là vaccine giảm NGUY CƠ nhiễm 94% so với những người không được tiêm vaccine.
    Hiểu lầm về hiệu quả vaccine
    Hiểu lầm 1: Đa số bạn đọc, kể cả nhiều bác sĩ, hiểu rằng hiệu quả 94% có nghĩa là cứ 100 người được tiêm vaccine thì 94 người sẽ không bị nhiễm.
    Nhưng dĩ nhiên cách hiểu đó không đúng. Đơn vị tính toán của VE, như trình bày trên, là xác suất, chớ không phải số ca tuyệt đối. Có thể minh hoạ như sau cho dễ hiểu hơn: Nếu 10,000 người không tiêm vaccine thì sẽ có (theo số liệu này) 131 người bị nhiễm, nhưng nếu tất cả 10,000 người được tiêm vaccine thì con số ca nhiễm chỉ chừng 8 người. Như vậy, cứ 10,000 người thì vaccine ngăn ngừa được 123 ca nhiễm.
    Hiểu lầm 2: Một số hiểu rằng hiệu quả 94% có nghĩa là họ có nguy cơ nhiễm 6% (lấy 100 trừ cho 94).
    Không đúng. Nguy cơ bạn bị nhiễm thấp hơn nhiều. Như các bạn thấy trong nghiên cứu của Moderna, nguy cơ bị nhiễm chỉ chừng 1.3% (nhóm giả được). Ở một số nơi, nguy cơ nhiễm virus nCov thấp hơn con số đó, như 0.3 đến 0.7%. Do đó, hiểu theo kiểu 6% vẫn bị nhiễm là không đúng.
  6. alexvnn

    alexvnn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/04/2010
    Đã được thích:
    4.048
    Anh 4 cho em hỏi chút là ý anh vượt thuyết phục phải là phải qua hẳn 1365 vài điểm + dòng tiền lan tỏa hơn ạ
  7. vietinbanksc

    vietinbanksc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2017
    Đã được thích:
    112.281
    [​IMG]
  8. alexvnn

    alexvnn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/04/2010
    Đã được thích:
    4.048
    em pha lê ạ chị đẹp, có gạ gẫm anh lái @khoaita2009 vào làm kèo cá cược gì ko ạ :))
  9. gadabong

    gadabong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2021
    Đã được thích:
    24.514
    :D
    Tím rồi, e e nó nhờ e cảm ơn a nhé.
    Định ăn cổ tức 13 % / năm mà giờ lãi 13%/ 10 ngày :D
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.644
    Bài này anh cũng có đọc rồi...
    Theo cái cách hiểu Thằng Bờm của anh thì như vầy
    Nếu ko vó vác cin. Thì khi Virut xâm nhập vào cơ thể, Kháng Nguyên của Cơ thể ban đầu ko nhận diện kịp, hoặc rất trễ... và như vậy thì việc kháng cự bệnh sẽ nhọc nhằn vất vả.
    Khi có vaccin vào cơ thể, Kháng nguyên sẽ nhận diện ngay và sẽ tấn công virut ngay từ đầu và bảo vệ khung thành chắc chắn.
    Khác biệc giữa tiêm và ko tiêm chỉ có vậy.
    Quay lại, Nếu ko tiêm, Thì 90% sau 14..21 ngày tồn tại thì kháng nguyên chiến đấu với virut và cũng chiến thắng, Nhưng rất nhọc nhằn và khó xơi... cơ thể rã rời rũ rượu... đại loại thế.

Chia sẻ trang này