Tản mạn về CPI và TTCK (27)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 18/09/2021.

2950 người đang online, trong đó có 59 thành viên. 05:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1303332 lượt đọc và 6672 bài trả lời
  1. Colourful04

    Colourful04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2017
    Đã được thích:
    1.703
    Thế thì nó mới thú vị bác, cứ đẹp mà tăng thì dễ quá, ai cũng giàu hết rồi.!
    Việc giữ để chờ tt nhận ra giá trị, cp tăng tiệm cận về giá trị rất đơn giản nhưng mấy ai theo đuổi được khi đám đông luôn ồn ào huyên náo ngoài kia hò hét thay đổi mốt liên tục.
    Chúc bác đủ nhẫn để theo cho đến khi hái quả ngọt nhé!
    HoangDung2008, HANCHE, thang9684 người khác thích bài này.
  2. khanhkhanh81

    khanhkhanh81 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    08/01/2020
    Đã được thích:
    4.161
    Người ta viết "lạm phát CPI" mà bác chủ vẫn khen là hữu ích? bác dễ dãi hay e khó tính, hay e dốt nhỉ :D
    thethang201, mabuvoyeuVuthanhnguyen thích bài này.
  3. bbshark

    bbshark Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2021
    Đã được thích:
    4.570
    Ngày tôi đến Đà Lạt cũng đẹp như bức ảnh cuối này. Cảm ơn Motngaymua đã up ảnh nhé! ĐL đẹp quá. Tả làm sao hết thơ mộng dịu dàng của Đà Lạt chỉ trong vài con chữ. Chỉ có thể đến, trải nghiệm và cảm nhận mà thôi. ĐL giờ cũng vào mùa đẹp nhất năm. Chắc dã quỳ đã rộ vàng trên nhiều triền dốc...
  4. bbshark

    bbshark Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2021
    Đã được thích:
    4.570
    Không rõ còm này của bác chủ trong thời điểm nào, vì tôi không đọc hết các trang topic (quá dài không thể theo dõi hết được), lúc ấy đã có giá dầu tăng trên $80 chưa và cước vận tải biển ra sao? Với đà tăng của dầu thô hiện nay, khi OPEC+ không nâng sản lượng, liệu có phải mầm mống của lạm phát chi phí đẩy?
    Tôi cũng chưa rõ lắm ý của bác là cầu kéo và chi phí đẩy sẽ bù trừ nhau thế nào, vì kết quả của 2 kiểu đó, đều dẫn đến một, đó là sức mua của đồng tiền giảm, chỉ khác ở cách thức.
  5. trangltn

    trangltn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    7.068
    Em thì suy nghĩ thế này, hơi khác một tẹo về làm phát. Em không biết kỹ về cách tính CPI nên chỉ tham gia về lạm phát.
    Lạm phát có phần nguyên nhân từ lạm phát kỳ vọng. Rõ ràng là khi cả thế giới in tiền thì ai cũng nghĩ là lạm phát nên hiển nhiên lạm phát kỳ vọng đã xuất hiện trong tư duy mỗi người bắt đầu từ 2020. Tuy nhiên, do quá trình sản xuất - lưu thông bị đứt gãy, vòng quay rất thấp nên 2020 - 6 tháng 2021 chỉ thấy CPI vẫn thấp. Thực tế thì sao, hầu hết các mặt hàng tiêu dùng thông thường đều tăng giá ít nhất 20% từ rau, thịt, sắt thép, xăng dầu,.. nên tác động rất lớn vào thu nhập của người dân nên cảm nhận về lạm phát rất rõ. Và nó sẽ chuyển thành thật khi tất cả các mặt hàng đều bị đẩy giá lên. Cũng không phải ngẫu nhiên mà dân đổ tiền đi mua bđs, chứng khoán đâu vì họ thấy lạm phát vậy mà lãi suất tiền gửi quá rẻ, không đủ bù lạm phát vi phạm nguyên tắc bảo toàn.
    Từ năm 2022, các quá trình sản xuất lưu thông nối lại, vòng quay tăng lên thì các chỉ số CPI sẽ thể hiện rõ hơn mức độ lạm phát thực tế. Lúc đó, nối tiếp FED, tất cả các NHTW đều chuyển sang thắt chặt tiền tệ. Trên quan điểm này, lạm phát sẽ do đồng thời cả giá cả kéo và chi phí đẩy.
  6. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.755
    Bình dân như vầy cho dễ ...
    - Có những yếu tố GIẢM PHÁT Và lạm phát tồn tại song song trong một tình huống nào đó ...
    - Ví dụ , giá xăng dầu trong tình huống nào đó , đáng lẽ SẼ PHẢI tăng + A , kéo theo chi phí lưu thông đáng lẽ SẼ PHẢI tăng + B ... Trong trường hợp nhu cầu của XH như cũ . Nhưng vì nhiều lý do nào đó , nhu cầu XH yếu hơn mức đó ( đây thuộc vùng giảm phát ) , cho nên chỉ tăng (A - n) và (B - m) ...
    Cta có thể có hàng trăm ví dụ khác tương tự .... Ít đi lại, du lịch hơn ... thì Tôm, cá, mực ... đáng lẽ tăng giá A ... nhưng ... rốt cục ... không tăng giá nổi ... hoặc chỉ tăng (A - n) ...
    Chính là cái ý " Cầu kéo và chi phí đẩy vô hình trung chèo kéo nhau ... bù trừ cho nhau " . ( Với sự cố định cặp CUNG CẦU tác động lên giá cả).(1)
    ********
    ps. (1) . Khi tính theo một yếu tố này, người ta cố định các yếu tố ảnh hưởng khác . ( - Giống như người ta giả định khi tính vận tốc rơi một vật khi hết thế năng , chuyển thành động năng ... người ta cố định lực ma sát ... với giả sử môi trường lý tưởng chân không ... - )
    Last edited: 06/11/2021
    NHHGlory, Cong8688, Dqkhai18 người khác thích bài này.
    viethanoi đã loan bài này
  7. trangltn

    trangltn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    7.068
    Đúng là cần tách riêng thì mới nghiên cứu đc. Nhưng phần tác động qua lại lẫn nhau cũng rất lớn.
  8. bbshark

    bbshark Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2021
    Đã được thích:
    4.570
    Vậy thì ý bác muốn nói đến giảm phát.
    Còn tôi thì lại đang hiểu đơn thuần theo đúng lạm phát (chi phí đẩy và cầu kéo).
    Lạm phát, sự tăng lên của giá cả, do cầu kéo tức là do cầu tăng lên trong khi cung hàng không đáp ứng kịp; còn do chi phí đẩy tức là nguyên nhân đến từ chi phí tạo ra hàng hóa tăng khiến giá tăng.
    Giảm phát lại là sự giảm đi của giá cả.
    Vì thế nên tôi mới chưa rõ và cần bác phân tích kỹ hơn. Rất cảm ơn sự nhiệt tình của bác.
    --- Gộp bài viết, 06/11/2021, Bài cũ: 06/11/2021 ---
    Về mặt học thuật thì luôn phải cố định các yếu tố khác mới bóc tách được tác động của yếu tố cần nghiên cứu. Bản thân các mô hình đã bao gồm rất nhiều điều kiện, mệnh đề, giả sử... Nhưng thực tế lại không như vậy. Nên việc áp dụng thực tế các lý thuyết luôn có tính tương đối.
    gadabong, HoangDung2008, HANCHE2 người khác thích bài này.
  9. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.755
    Hoàn toàn đúng , @trangltn !!! @};-%%-:-bd
    ******
    Lạm phát : Dù đang ở cấp độ nào , cũng chứa trong nó hai phần : Phần thực lực vật chất , và phần lạm phát kỳ vọng . ( Dẹp sách vở qua một bên, vì lỡ mà có dùng từ sai với lý thuyết cũng vẫn đảm bảo nội dung vấn đề ... Gọi là lạm phát niềm tin cũng được ... )
    a/ Phần thực lực vật chất .
    Chủ yếu xoay quanh hệ số ( h ) .
    h = Tổng lượng tiền lưu thông / Toàn bộ hàng hoá mà nó đại diện trao đổi .
    b/ Phần trừu tượng . Niềm tin hay kỳ vọng gì đó , muốn dùng từ nào thì dùng . Đặng ý quên lời . Đạt nội dung thì vất chữ nghĩa .
    Phần b/ này , theo cái biết hạn hữu của tôi , thì hình như không biểu diễn được thành công thức công thiếc hay quy luật quy liếc gì , thì phải ??
    Tuy nhiên , cường độ phát huy của b/ thì tăng dần , khi tần suất hay thông lệ diễn ra và duy trì càng dài thì mức độ sẽ càng lớn .
    Nói khác . Các QG có thông lệ thường xuyên có lạm phát thấp thì b/ thấp ... Cao và biến thiên khó lường như Cóc bỏ đĩa , thì b/ sẽ tham gia ở mức cao hơn ... Còn nếu một tốc độ phi mã nào đó diễn ra đủ dài , thì chính b/ - tức lạm phát kỳ vọng - sẽ trở nên to lớn , khủng khiếp , nhiều lần so với sự thực a/ .
    Ha ha... Dzí dụ , Zim-ba-quay .... Ve ne zu ê la , anh em ta thời " Ap ga nic tăng chúng tôi ở bên bạn ..." . ( Bài này ngày xưa tôi có hợp ca nên nhớ lời ...) .:-j:-j:-j:drm2:drm3
  10. viethanoi

    viethanoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2020
    Đã được thích:
    1.507
    Ý cụ chủ không phải là “giảm phát” bác bbshark. Ý cụ chủ là: Nhu cầu hiện nay yếu hơn, nên cầu sẽ kéo phần tăng của “chi phí đẩy” đó xuống, làm cho chi phi phí đó không còn tăng +A nữa, mà chỉ là A-n, và nếu n đủ lớn bằng A thì lúc đó “ cầu kéo xuống và chi phí đẩy lên “ có thể bằng zero, Ý là chúng triệt tiêu đi. Do đó cụ chủ mới yên tâm về CPI hiện nay. E cảm ơn cụ chủ về comment này với ví dụ rất rõ rràn cho em@};-@};-@};-
    Cong8688, pndstock, gadabong10 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này