1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tản mạn về CPI và TTCK (27)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 18/09/2021.

4982 người đang online, trong đó có 489 thành viên. 22:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1305663 lượt đọc và 6672 bài trả lời
  1. bbshark

    bbshark Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2021
    Đã được thích:
    4.570
    À, bức tranh đã rõ hơn rồi. Cảm ơn phần giải nghĩa này của bác!:drm
  2. trangltn

    trangltn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    7.068
    Lạm phát là một vấn đề lớn thuộc về sự quan tâm của Quốc hội, Chính Phủ, ngoài khả năng của người dân. Cái mà em tin là mọi người chúng ta quan tâm là nhận ra xu hướng và hành động của chúng ta. Em muốn bàn sâu về vấn đề này:
    1. Trong lạm phát nhóm ngành nào sẽ hưởng lợi: em cho rằng ngành bất động sản và ngân hàng. Vì sao?
    - BĐS: Số lượng, diện tích đất của VN là cố định. Lạm phát càng lớn thì giá bđs càng cao (chưa kể lượng người tăng lên).
    - Ngân hàng: Lạm phát là vấn đề mất cân đối của cung ứng tiền tệ với lượng hàng hóa sản xuất. Ngân hàng là ngành kinh doanh tiền tệ, là công cụ điều tiết tiền tệ trong lưu thông. Tự bản thân các ngân hàng luôn có cách xử lý bù trừ tác động của lạm phát khi kinh doanh loại mặt hàng đặc biệt này.
    - Ngành Kinh doanh vàng và chứng khoán thì sao....
    Mời các bác tiếp tục cho ý kiến để anh chị em có thể có thêm thông tin, củng có cho các hành động của mình.
    2. Dự kiến khả năng điều chỉnh chính sách của CP sang kiểm soát lạm phát thì khả năng VNindex sẽ như thế nào?
    nqd93cn, NHHGlory, Ha2t12 người khác thích bài này.
  3. bbshark

    bbshark Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2021
    Đã được thích:
    4.570
    Vàng cũng sẽ được hưởng lợi khi tiền mất giá. Mua vàng cũng như mua đất, sẽ giữ tiền tốt hơn.
    Chứng khoán thì cũng tùy xem mức lạm phát như nào. Ví dụ nếu tôi đầu tư chứng khoán ở mức lãi suất ngân hàng hiện tại NAV 1 tỷ, lãi suất 5% thì một năm tôi phải kiếm được 70 triệu mới coi như hòa (50 triệu là chi phí cơ hội + công sức bỏ ra để tìm kiếm cổ cánh mua bán). Vậy nếu lãi suất tiền gửi ngân hàng 10% thì tôi sẽ cân nhắc vì dẫu sao, 1 tỷ gửi ngân hàng 1 năm đã cho tiền lãi 100 triệu, trong khi trade chứng khoán lỡ vào con sóng suy giảm hòa đã là may (chưa kể mệt mỏi, stress, mất công mất sức). Tại mức lãi suất tiền gửi 10%, giả sử có đạt mức ấy tại các ngân hàng, thì lạm phát sẽ khoảng 8-9% để đảm bảo lãi suất thực dương.
  4. Duduconxanh

    Duduconxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2017
    Đã được thích:
    43.012
    Dù “CPI” lên hay xuống thì năm sau phải bàn tăng lương \:D/
  5. thang968

    thang968 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2014
    Đã được thích:
    387
    chào bác và nhà TM tôi đọc pic nhà tm lâu rồi nhưng ít comen.rất cảm ơn những gì bác và anh em nhà tm đã chia sẻ ,bác cho hỏi chia cổ tức = cổ phiếu có trừ vào giá ko vậy tk
  6. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.855
    Chia gì cũng trừ hết bạn ạ .
    ******
    ( Chuyện này , những Pic TM thời kỳ đầu tôi có nói nhiều ... Một số tình huống như KDC ngày trước , có lần chia tiền quá cao , điều chỉnh trong ngày gdkhq quá lớn , Call MG hàng loạt CĐ , và kéo TT chung phiên đó hoảng loạn rơi thảm ... v.v... Nói lên nhược điểm của việc quản trị TTCK của cta . Và riêng phiên đó , nếu tôi mà là BTC , chắc tôi sẽ kiểm điểm , kỷ luật anh Vũ Bằng và nhiều người liên quan ... Nhưng VN thì những thiệt thòi chung chung như vậy , ko ai trách nhiệm gì đâu ... Nên thôi , ko nhắc làm gì ... Hic )
    Có một giải pháp tôi đề nghị từ lâu :
    - Thay vì điều chỉnh giảm giá ( ví dụ A% ) vào ngày gdkhq , Cta có thể giữ nguyên giá tham chiếu , nới biên độ cho riêng mã đó . ( + A + 7% ) ==> ( -A- 7%) ... Rồi để TT tự định giá cho nó . :-bd:-bd
    Last edited: 06/11/2021
    Cong8688, RemKP, linhdg16 người khác thích bài này.
  7. Huynhdaklak

    Huynhdaklak Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/08/2021
    Đã được thích:
    919
    Như em biết thì lạm phát hay giảm phát là phản ánh sức mua của đồng tiền :D
    Chỉ số giá tiêu dùng CPI dựa trên tổng hợp giá của 100 loại hàng hóa cơ bản ở thời điểm ghi nhận. Rổ hàng hóa cơ bản này lại phụ thuộc vào từng quốc gia (như dân châu Á thì có gạo chiếm tỉ trọng nhiều nhưng châu Âu thì ko).
    Rõ ràng cầu kéo hay chi phí đẩy thì đều dẫn đến giá cả hàng hóa tăng, tức sức mua đồng tiền giảm.
    Theo diễn biến thì e thấy CPI đã và đang giảm nhẹ trong ngắn hạn do đường cầu suy yếu mạnh, sau đó mới bắt đầu tăng mạnh nhờ chính phủ bơm tiền qua các gói kích cầu!
    Lạm phát là tất yếu nhưng ở mức nào thì phải xem các bác cố vấn kinh tế nhà nước điều tiết vĩ mô như thế nào, e thấy hơi bi quan
  8. candoyounot

    candoyounot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/09/2021
    Đã được thích:
    644
    Lạm phát thì giá bđs sụt giảm cực kì mạnh. điển hình là các năm 2010-2012 tại VN, lúc đấy lãi suất vay tầm 2x%, có nơi lên đến 30%. Giá bđs giảm thảm hại, nợ xấu la liệt.
  9. 4season

    4season Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/09/2019
    Đã được thích:
    78.429
    - Mục đích tính CPI là để tính xem sự thay đổi rổ chỉ số này nó tác động như thế nào đến đời sống người dân. Vậy để hiểu về nó tác động như thế nào thì phải xét yếu tố cấu thành ( các đối tượng được khảo sát, tỉ lệ thành phần trong rổ ). Vì cũng là một chỉ số, nhưng ở mỗi quốc gia nó lại có sự tác động lên người dân khác nhau.

    - Đối với những nước đang phát triển như chúng ta thì cơ cấu tỉ lệ các nhóm ngành thực phẩm, nhu cầu thiết yếu trong rổ này chiếm tỉ trọng lớn, vì người dân còn nghèo.

    - Bây giờ, xét xem với diễn biến vĩ mô như năm vừa qua thì nó tác động như thế nào đối với XH chúng ta:

    a. Trong 2 năm dịch bệnh vừa qua, thì thực tế chúng ta ko cung tiền nhiều, các chính sách vẫn mang yếu tố tài khóa nhiều, tỉ lệ giải ngân cho các gói tài chính tiền tệ , các gói đầu tư công giải ngân vẫn thấp ...nên ko lo ở việc cung tiền gây lạm phát.

    b. Xét về giá năng lượng, giá logistic tăng do gãy chuổi cung ứng..v.v.......rõ ràng là có tác động đến giá cả...là ảnh hưởng đến ngành công nghiệp, sản xuất...nhưng nó chỉ trong ngắn hạn thôi, ko quá nặng nề.

    c. Xét nhu cầu tiêu dùng suy giảm, ảnh hưởng nền kinh tế, cái này cũng là ảnh hưởng ngắn...vì thực chất chúng ta chỉ bị nặng, và phong tỏa toàn quốc trong quý 3.2021 mà thôi

    d. Xét về cấu trúc phân bổ dân cư trong XH: 65 -70% dân số chúng ta vẫn sống ở nông thôn, và đời sống vẫn phụ thuộc nông nghiệp nhỏ lẻ, thậm chí là có thể tự cung tự cấp về nhu cầu thiết yếu ở mức độ cơ bản trong một khoảng thời gian là hoàn toàn đảm bảo, Kinh tế hộ gia đình khá nhiều, thành phần kinh tế không được thống kê này, họ có tài sản tích lũy ngầm nhiều năm......Hay nói một cách khác là Chúng ta đảm bảo được lõi tiêu dùng trong nước trong thời kì dịch bệnh...

    e. Xét về tỉ trọng từng thành phần trong rổ tính CPI thì chúng ta thấy ở VN chúng ta...Các nhu cầu cơ bản thiết yếu cho đời sống như lương thực, thực phẩm vẫn chiếm một tỉ trọng lớn nhất...

    f. Sau cuộc khủng hoảng 2008-2009....và nay là 2021-2022...Chúng ta đều nghe thấy cụm từ: Ngành nông nghiệp là bệ đỡ cho đất nước trong chính những lúc khủng hoảng như thế này...( Tuy nó đóng góp ko to lớn về mặt nhu nhập, nhưng nó đảm bảo đời sống dân sinh cơ bản trong lúc khó khăn).

    - Chúng ta hãy nhìn thực tế mà xem, thực tế sau khi phong tỏa thì chỉ có số người lao động nhập cư ở các TP lớn là bị ảnh hưởng nặng nề thôi...Còn lại người dân có nơi ở ổn định...hoặc người dân sống ở các tỉnh thành, các đô thị nhỏ khác thì đời sống vẫn hoàn toàn đảm bảo ở hầu hết các nhu cầu của bản thân, không đến nỗi nào nhỉ...

    -----> Từ những yếu tố cơ bản như thế thì ta có thể kết luận: Đừng quá lo lắng về lạm phát hay giảm phát trong thời gian tới...tất cả đều được được kiểm soát một cách khá an toàn...!

    ---->P/s: Bình dân học vụ kinh tế - xã hội, thì 4 thấy như vậy...ko biết sâu hơn về học thuật hay về Xh thì có góc nhìn nào khác ko thì 4 ko rõ...
    - Mà đôi lúc ace chúng ta nhìn các chỉ số vĩ mô thì phải đánh giá nó dưới góc nhìn Tài chính Công...( Vì tài chính công nó ko đòi hỏi hiệu quả trực tiếp), chứ chúng ta nhìn rồi đánh giá dưới con mắt tài chính doanh nghiệp thì nó ko phản ánh được sự tác dộng trong nền KT - Xã Hội nói chung...hihihii, Hổng biết viết vầy có đúng ko nữa...???
    Ha2thoctrostock đã loan bài này
  10. bbshark

    bbshark Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2021
    Đã được thích:
    4.570
    Lãi suất ngân hàng giai đoạn trước 2012 lại là câu chuyện khác. Khi đó cả hệ thống vận hành rối tinh rối mù, không có một quy chuẩn nào bài bản. Các ngân hàng cho vay liên ngân hàng vô tội vạ, đẩy lãi suất liên ngân hàng tăng và dẫn đến lãi vay thị trường 1 (cho doanh nghiệp và cá nhân) cũng tăng mạnh. Chứ tội, theo tôi nghĩ, giai đoạn đó không phải do CPI cao.
    Hệ quả của giai đoạn đó là SBV phải tái cấu trúc hệ thống với đề án mới, mua lại các ngân hàng giá 0, mọc ra VAMC để tái cơ cấu nợ xấu...
    Còn hiện tại, việc cho vay liên ngân hàng đã bị siết lại, Basel II Basel III đã được triển khai ở nhiều ngân hàng, bối cảnh đã khác xưa.
    NHHGlory, ck7516, HONGCHI8612 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này