Tản mạn về CPI và TTCK (27)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 18/09/2021.

3960 người đang online, trong đó có 432 thành viên. 15:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1296641 lượt đọc và 6728 bài trả lời
  1. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    196.962
    Nhân tài của nhà nước cs không bao giờ thiếu
    Chỉ là họ có ra mặt hay không thôi.
    Đc Merkel con ngoan của nhà nước xhxn đông Đức, đã 16 năm chèo lái con tàu tbcn to nhất châu Âu và bản thân đc là đầu tầu ngoại giao của cả khối châu Âu

    tới đây đc sẽ nghỉ, và châu Âu đang tìm người để có thể thay thế đc dẫn dắt lục địa già.
    TQ cũng hơi được ưu ái chơi với châu Âu thời của đc

    https://vnexpress.net/hanh-trinh-16-nam-merkel-dan-dat-chau-au-4361251.html



    Chính sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989 đã mở ra con đường chính trị cho Merkel, con gái của một mục sư ở Đông Đức. Trong bài phát biểu tại Đại học Harvard năm 2019, bà kể về việc đi qua bức tường nổi tiếng mỗi ngày khi trên đường đi làm tại một viện khoa học.

    "Bức tường Berlin đã hạn chế những cơ hội của tôi. Nó đã thực sự cản đường tôi", bà nói
    Khi Bức tường Berlin, biểu tượng tồn tại lâu nhất của Chiến tranh Lạnh, bắt đầu sụp đổ, Merkel đã ở tuổi 35. "Chính tại nơi từng chỉ có một bức tường đen, một cánh cửa đã đột ngột mở ra. Đối với tôi, đó chính là thời khắc để bước qua. Lúc đó, tôi đã bỏ lại công việc của một nhà khoa học để tham gia vào chính trị. Đó là khoảng thời gian thú vị và kỳ diệu", bà nói
    --- Gộp bài viết, 25/09/2021, Bài cũ: 25/09/2021 ---
    https://m.cafef.vn/cnbc-cuoc-khung-...g-dai-mot-cach-thai-qua-20210924224104432.chn
    Last edited: 25/09/2021
    ANHMEU, Con_ong_trum, HANCHE14 người khác thích bài này.
  2. ddd3d

    ddd3d Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2020
    Đã được thích:
    11.051
    Cheers!
    Ta lại có cơ hội cho kế hoạch của mình, cũng hay ah.
    ANGUYEN, Motngaymua2020, Andjku1 người khác thích bài này.
  3. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    196.819
    Tản mạn về sự ám thị , cảm tính và lý tính trong đầu tư ...
    **********
    - Các DN , rất khác nhau về năng lực hiện tại . Càng khác nhau về triển vọng tương lai .
    VẬY , HÃY NHỜ VÀO SUY NGHĨ BỊ ÁM THỊ CỦA ĐÁM ĐÔNG VỀ " CÁI GỌI LÀ SÓNG NGÀNH " ĐỂ TRANH THỦ CHUYỂN ĐỔI DM KHI SÓNG NGÀNH TĂNG , VÀ TÌM RA CƠ HỘI PHÂN HOÁ KHI SÓNG NGÀNH GIẢM .
    - Các DN , rất khác nhau về năng lực hiện tại . Càng khác nhau về triển vọng tương lai .
    VẬY , HÃY NHỜ VÀO SUY NGHĨ BỊ ÁM THỊ CỦA ĐÁM ĐÔNG VỀ " CÁI GỌI LÀ SÓNG LARGCAP, MID CAP , SMALL CAP ... HAY BLUE, MIDDLE, PENNY " ĐỂ TRANH THỦ CHUYỂN ĐỔI DM KHI SÓNG " PHÂN BIỆT ĐẲNG CẤP " TĂNG , VÀ TÌM RA CƠ HỘI PHÂN HOÁ KHI SÓNG " PHÂN BIỆT ĐẲNG CẤP" GIẢM .
    *********
    Ps.
    - Phân biệt đẳng cấp là sai lầm lớn của người cảm tính , và là cơ hội màu mỡ muôn thuở của người lý tính .
    - Sự tăng giá hay giảm giá theo trend của một "sóng phân biệt đẳng cấp" gây thua thiệt muôn thuở cho người cảm tính , và là cơ hội màu mỡ cho người lý tính .
    - Lý tính ? Trong giác độ này là gì ?
    LÀ CHỈ BIẾT NĂNG LỰC HIỆN TẠI VÀ TRIỂN VỌNG TƯƠNG LAI CỦA MỘT DN CỤ THỂ . CHỨ KHÔNG CÓ NGÀNH NGHIẾC , KHÔNG CÓ TRỤ TRIẾC , KHÔNG CÓ MID MIẾC , KHÔNG CÓ PEN NY PEN NIẾC ... GÌ HẾT !!!
    XIN ĐỪNG CÓ ÁM THỊ SỰ U MÊ VÀO TÔI .
    ĐỪNG NGĂN CẢN TÔI ĐỨNG TRONG HÀNG NGŨ CỦA NGƯỜI LÝ TÍNH !!! @};-@};-%%-%%-L-)L-)L-):bz:bz
    vietthaivp83, Ha2t, ANGUYEN27 người khác thích bài này.
  4. 4season

    4season Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/09/2019
    Đã được thích:
    78.434
    -- Một bài viết khá chất lượng, và có khá nhiều câu hỏi được đặt ra...? Mời ace đọc và bàn luận...

    TIỀN ĐÃ CHẢY ĐI ĐÂU?? ( Bài viết thể hiện quan điểm của Robert Skidelsky).... Trích từ trang tài chính Viet stock.


    Chính sách nới lỏng định lượng (quantitative easing) có khả năng tạo ra các chu kỳ phát triển kinh tế bùng nổ nhưng theo sau đó có thể là một giai đoạn khủng hoảng. Do đó, đây có thể được coi là một ví dụ điển hình về sự bất ổn tài chính do chính phủ vô tình tạo nên. Chúng ta phải từ bỏ quan niệm sai lầm rằng các ngân hàng trung ương hoàn toàn độc lập với chính phủ trong việc tạo ra và quản lý cung tiền.

    https://image.*********.vn/2021/09/22/dich_1_1411418.jpg​

    *Bài viết thể hiện quan điểm của Robert Skidelsky

    Chính sách nới lỏng định lượng mang lại lợi ích cho ai?

    Giữa những cuộc thảo luận sôi nổi về thời điểm và cách thức chấm dứt các chính sách nới lỏng định lượng (QE), một câu hỏi hầu như không bao giờ được đề cập đến: Tại sao việc mua trái phiếu với số lượng lớn của các ngân hàng trung ương ở châu Âu và Mỹ kể từ năm 2009 đến nay lại rất ít ảnh hưởng đến lạm phát của các quốc gia này?

    Từ năm 2009 đến năm 2019, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã bơm 425 tỷ bảng Anh (588 tỷ đô la) - khoảng 22.5% GDP năm 2012 của Vương quốc Anh - vào nền kinh tế. Điều này nhằm mục đích đẩy lạm phát lên mục tiêu trung hạn của BOE là 2%, từ mức thấp chỉ 1.1% vào năm 2009. Nhưng 10 năm sau của chính sách QE, lạm phát đã xuống dưới mức thấp của năm 2009, bất chấp giá bất động sản và chứng khoán tăng mạnh; tăng trưởng GDP vẫn chưa thể quay lại với quỹ đạo trước khủng hoảng.

    Kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19 vào tháng 3/2020, BOE đã mua thêm 450 tỷ bảng trái phiếu chính phủ của Vương quốc Anh, nâng tổng nợ lên 875 tỷ bảng, tương đương 40% GDP hiện tại. Giới đầu tư cho đến nay vẫn chưa cảm nhận được tác động của chính sách này lên lạm phát. Trong khi kết quả từ lần QE thứ hai vẫn chưa được thể hiện rõ ràng thì giá bất động sản lại một lần nữa tăng lên rõ rệt.

    Một lời giải thích khá hợp lý tại thời điểm này là việc tăng lượng cung tiền thông qua QE sẽ tạm thời đẩy giá nhà ở và cổ phiếu lên cao, do đó mang lại lợi ích to lớn cho những người nắm giữ các tài sản này. Chỉ một phần nhỏ lợi nhuận có được từ sự tăng giá trên chảy vào nền kinh tế thực, phần còn lại hầu hết chỉ đơn giản sự luân chuyển qua lại bên trong hệ thống tài chính.

    Lý thuyết chung của John Maynard Keynes cho rằng bất kỳ sự sụp đổ kinh tế nào, dù nguyên nhân của nó là gì, thì đều dẫn đến sự gia tăng mạnh trong việc tích trữ tiền mặt. Tiền chảy vào dự trữ và tiết kiệm tăng lên trong khi chi tiêu giảm. Đây là lý do tại sao Keynes lập luận rằng kích thích kinh tế sau khủng hoảng nên được thực hiện bằng chính sách tài khóa hơn là chính sách tiền tệ. Chính phủ phải là “người chi tiêu cuối cùng” để đảm bảo rằng lượng cung tiền mới được đưa vào sản xuất thay vì mục đích đầu cơ và tích trữ.

    Nhưng trong chuyên luận về tiền của mình, Keynes đã cung cấp một góc nhìn thực tế hơn dựa trên “nhu cầu đầu cơ về tiền”. Ông cho rằng trong thời kỳ kinh tế suy thoái mạnh, tiền không nhất thiết chỉ được tích trữ mà còn là chuyển từ lưu thông “công nghiệp” sang lưu thông “tài chính”. Tiền trong lưu thông công nghiệp hỗ trợ các quá trình sản xuất đầu ra được hoạt động bình thường nhưng trong lưu thông tài chính, nó được sử dụng cho “mục đích nắm giữ và trao đổi tài sản, bao gồm các giao dịch trao đổi chứng khoán và tiền tệ”. Sự suy thoái được đánh dấu bằng việc chuyển tiền từ công nghiệp sang lưu thông tài chính, từ đầu tư sang đầu cơ.

    Vì vậy, lý do tại sao QE hầu như không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến mặt bằng giá chung có thể là do một phần lớn lượng tiền mới đã thúc đẩy đầu cơ tài sản, do đó tạo ra bong bóng tài chính, trong khi giá cả và sản lượng hàng hóa nói chung vẫn ổn định.

    Một hàm ý của điều này là QE tạo ra các chu kỳ bùng nổ và suy thoái. Không giống như những người theo thuyết Keynes chính thống, tin rằng khủng hoảng là do các cú sốc bên ngoài gây ra, nhà kinh tế học Hyman Minsky nghĩ rằng hệ thống kinh tế hiện nay có thể tạo ra những cú sốc kinh tế thông qua cách vận hành bên trong của nó. Minsky lập luận rằng các khoản vay ngân hàng trải qua ba giai đoạn: Phòng ngừa rủi ro, Đầu cơ và Ponzi. Lúc đầu, thu nhập của người đi vay cần phải đủ để trả cả gốc và lãi cho một khoản vay. Sau đó, thu nhập cần phải đủ cao để có thể đáp ứng các khoản thanh toán lãi suất. Tài chính trở thành một canh bạc mà giá tài sản phải tăng đủ nhanh để trang trải các khoản vay. Và trong giai đoạn cuối cùng, khi bong bóng tài sản vỡ sẽ dẫn đến sự sụp đổ hàng loạt và kéo nền kinh tế thực cũng đi xuống theo.

    Do đó, Minsky coi QE là một ví dụ về sự bất ổn tài chính do nhà nước tạo ra. Ngày nay, đã có những dấu hiệu rõ ràng về sự tăng nóng của thị trường thế chấp (mortgage market). Tính đến tháng 6/2021, giá nhà tại Vương quốc Anh đã tăng 13.4%, mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 11/2004; song song với đó giá nhà ở tại thị trường Mỹ cũng đang ở mức cao đáng báo động. Một nghiên cứu về kinh tế lượng (cho đến nay vẫn chưa được công bố) của Sandhya Krishnan thuộc Học viện Kinh tế Desai ở Mumbai cho thấy không có mối quan hệ nào giữa giá tài sản và giá hàng hóa ở Anh và Mỹ từ năm 2000 đến năm 2016.

    Vì thế, không có gì ngạc nhiên về dự báo tháng 02/2021, Ủy ban Chính sách Tiền tệ của BOE ước tính rằng có 1/3 khả năng lạm phát của Anh sẽ giảm xuống dưới 0% hoặc tăng trên 4% trong vài năm tới. Phạm vi dự đoán tương đối lớn phản ánh phần nào sự không chắc chắn về diễn biến khó lường trong tương lai của đại dịch nhưng đây cũng chính là sự mơ hồ căn bản khi bàn về tác động của chính sách QE.

    Loại bệnh tốt nhất theo quan điểm kinh doanh là gì?

    Trong cuốn tiểu thuyết hư cấu Oryx và Crake của Margaret Atwood vào năm 2003, HelthWyzer, một hãng dược phẩm cao cấp, đưa một loại virus vào viên vitamin (thuốc bổ) của mình với hy vọng thu được lợi nhuận từ việc vừa bán thuốc bổ và vừa bán thuốc chữa trị cho loại virus này. Crake, một nhà khoa học điên, giải thích rằng “loại bệnh tốt nhất theo quan điểm kinh doanh sẽ là những căn bệnh gây ra triệu chứng kéo dài [...] bệnh nhân sẽ khỏe lại nhờ có thuốc điều trị hoặc chết ngay trước khi hết tiền”.

    QE cũng tương tự như ví dụ ở trên, là một loại thuốc kỳ diệu có thể chữa khỏi các “bệnh” về kinh tế vĩ mô nhưng song song với đó QE cũng chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề này trong nền kinh tế. Đó là lý do tại sao để giải đáp cho câu hỏi khi nào là phù hợp cắt giảm dần chính sách QE, chính phủ cần phải tính toán rất cẩn thận.

    Giải pháp cai nghiện QE

    Giải pháp hiện tại đang ở ngay trước mắt chúng ta. Đầu tiên, chính phủ các nước phải từ bỏ quan niệm cho rằng các ngân hàng trung ương hoàn toàn độc lập với chính phủ trong quá trình tạo ra cung tiền. Thứ hai, họ phải trực tiếp chi tiêu lượng cung tiền ấy. Ví dụ, chính phủ thay vì để cung tiền mới đi vào các hoạt động đầu cơ thì nên sử dụng nguồn tiền ấy để trực tiếp tạo thêm việc làm trong khu vực công.

    Thực hiện điều này sẽ mang lại sự phục hồi bền vững và không tạo ra bất ổn tài chính nào. Đó là cách duy nhất để cai cơn nghiện QE kéo dài hàng thập kỷ của chúng ta.

    Giới thiệu về tác giả Robert Skidelsky

    Robert Skidelsky từng là một thành viên của Hạ viện Anh. Về mặt chính trị, ông bắt đầu sự nghiệp của mình tại Đảng Lao động, trở thành phát ngôn viên của Đảng Bảo thủ về các vấn đề Ngân khố tại Hạ viện, và cuối cùng bị buộc ra khỏi Đảng Bảo thủ vì phản đối Sự can thiệp của NATO vào Kosovo năm 1999.

    Về sự nghiệp học thuật của ông, Robert Skidelsky là giáo sư kinh tế chính trị tại Đại học Warwick. Ông là đồng tác giả, cùng với Edward Skidelsky: "How Much Is Enough: The Love of Money and the Case for the Good Life". Ông còn là tác giả của cuốn tiểu sử ba tập nổi tiếng về John Maynard Keynes.

    https://image.*********.vn/2021/09/22/dich_2_1411870.jpg​

    Nguồn: Old Brightonians
    --- Gộp bài viết, 25/09/2021, Bài cũ: 25/09/2021 ---
    Như những gì ace nhà tản mạn bàn nhỉ....Cuối cùng là phải để ý đến nhóm đầu tư công...!
  5. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    331.747
    Đây, Nhân tài đất Việt đâu thiếu, Vấn đề là, Tài nào dùng việc nấy, đúng chổ....mới là được việc.
    1. Xem
    https://vnexpress.net/cau-be-10-tuoi-doc-hang-tram-cuon-sach-lich-su-4361239.html
    2. Xem: 3 tuổi thuộc Chú Đại Bi và Kinh Thủ Lăng Nghiêm ( Kinh Thủ Lăng Nghiêm là một trong các Kinh Chú khó thuộc nhất với người Tu Tập)



    Như vậy, Tài thì loài người vô số, Vấn đề lằ sắp xếp trật tự đúng chổ, Chứ thời nào chả có. Người nào Việc Ấy... Trình nào thì vị trí đó... Chứ chơi kiểu 1 ông Nghiên Cứu Âm Nhạc hay với Mác Râu hay Phật Học muh đem cho làm Kinh Tế đi đấu trí vận hành nền kinh tế để với Tư Bản Giẫy Chết thì tài này là tài liệt vị.
  6. KB2015

    KB2015 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2021
    Đã được thích:
    208
    Nhân tiện thấy anh nói nhóm đầu tư công. Anh đánh giá thế nào về HH.V ạ. Anh có thể cho em xin ý kiến về em này không ạ?
    Em mới nhập mấy k em này.
    Em cảm ơn anh
  7. 4season

    4season Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/09/2019
    Đã được thích:
    78.434
    - Con này 4 chưa tìm hiểu bạn nhé...! Riêng TA thì đang xấu..!
    - Nếu ace thích Xây dựng, bất động sản, đầu tư công thì 2 ngày cuối tuần nên nghiên cứu FA của : NB.B - LC.G - C4.G- CT.I...Đây là các DN 4 thấy khá ổn và triển vọng...!
    Last edited: 25/09/2021
    hainq470, Ha2t, TommyJerry24 người khác thích bài này.
    windygemini đã loan bài này
  8. KB2015

    KB2015 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2021
    Đã được thích:
    208
    Vâng anh.
    Em cảm ơn anh
    Cuối tuần vui vẻ anh nhé ^^
  9. Ken319

    Ken319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2021
    Đã được thích:
    2.874
    FCN anh 4 cũng có triển vọng a 4 nhỉ.
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    331.747
    Tiền đã đi đâu?

    1. Tiền đã xuất khẩu lạm phát chứ đi đâu? Với BOE anh Quốc, Tài phiệt nước Anh Thấy rằng, Khi nằm trong cái Vịnh EU thì hẹp quá, Anh Bị Ràng Buột và ko xuất khẩu lạm phát ra ngoài như Mẽo hay Nhật được, Bởi vì mọi thứ phải thông qua đồng EUR. Anh Chỉ Xuất khẩu lạm phát ra nội bộ EU, rồi dùng Đồng EUR xuất khẩu đi ra bên ngoài thế giới. Nghĩa là ở nội khối EU, Anh gánh vác trách nhiệm cùng với Pháp và Đức khá nhiều nhưng lợi thế thu về ko tương xứng như Cách Mẽo, Nhật và thời hoàng Kim trước 1929. Như vậy, việc thiệt hại này bản chất là ko thiệt hại cho Anh, Nhưng nó là kìm hãm việc xuất khẩu đồng bản Anh như cách đồng USD đã làm. BOE của anh bơm ra 1 lượng lớn như vậy cũng ko là gì so với Mẽo và chỉ gần bằng 1/2 so với Nhật đã bơm Yên Nhật để Ngậm đồng USD bằng dự trữ Ngoài hối và chu chuyển vốn thông qua Tổng Thầu Tiêu Dùng Công Nghệ.
    BOE bơm ra, đa phần, 90% Chỉ nội khối EU hấp thu và phải qua Cơ Chế đồng tiền chung Châu Âu , rồi Từ EU bơm tiếp EUR ra bên ngoài. Như vậy, lợi ích nó nằm ở chổ cho cả khối EU. Khối EU có tổng GDP luôn luôn tương đồng với Mẽo....mục đích là để cân đối với nền kinh tế Mẽo và vì vậy, Tổng Cung Tiền của EU thôngbqua Đi62ng EUR cũng gần như tổng cung Tiền của đồng USD muh FED bơm ra.
    2. Từ khi Brexit, Anh đã khởi động lại việc Bơm này, bắt tay độc lập với Mẽo, Úc trong vụ Tàu ngầm biển đông, Anh đã đánh tiếng tham gia cấu trúc trật tự mới . Việc brexit nhưng vẫn tồn tại trong NaTo sẽ giúp cho Anh độc lập các quyết định kinh tế, tiền tệ nhưng vẫn đảm bảo an ninh nội khối nhờ có liên minh Nato.
    Anh Cũng đã đánh tiếng về độ mở các văn phòng kinh tế tại Đài Bắc, nghĩa là, đã mon men bon chen trở lại trật tự mới, chen chân vào 1 trật tự mới để cùng Mẽo chia phần dành phần với Tung Của. Sự Trỗi dậy của Tung Của và Tham vọng ở Biên Đông đã tạo cơ hội rất lớn cho Anh tham gia hậu Brexit. Và cơ hội chi phối, xuất khẩu lạm phát. Một khi nhiều người chấp nhận thanh toán đồng Bảng Anh thay EUR thì đồng nghĩa Anh Quốc dần chen chân và trật tự mới và hy vọng trở lại quá khứ thời trước 1929.
    3. Mỹ ko thể kìm hãm nỗi Trung Quốc nên phải lập liên minh, nhưng Ngặt là Mẽo ko thể lôi kéo khối Nato dịch chuyển cả 1 đám đông Nato qua Biển Đông, nhưng khi anh Brexit thì câu chuyện cơ hội xuất hiện, Mỹ đã bước đầu lôi được Anh và Úc tham gia. Muh chỉ cần Anh tham gia thì nếu anh có mệnh hệ gì thì cả Khối Nato đứng ngoài cuộc sao? đấy là chưa kể hậu Marker sẽ là 1 nhân vật muh sẽ cùng Anh Mẽo xoay trục về Châu Á. Nơi muh công xưởng cho cả Âu Mẽo tiêu dùng và là nơi dễ dàng XK lạm phát qua.
    4. Nhìn toàn diện, để thấy rằng, địa chính trị và trật tự thế giới mới lại xáo trộn và hình thành, đã tác động mạnh đến dịch chuyển công xưởng thế giới và dịch chuyển đồng USD cùng các ngoại tệ mạnh. Và đây là cơ hội cho VN và TTCK VN nơi vùng trũng bị nén về mặt kinh tế lẫn ý thức hệ hơn 40 năm qua chưa chịu lớn. Và các chứng sỹ hãy biết nhìn nhận cơ hội vàng son của CK chỉ mới bắt đầu.
    Tien123123, hainq470, Ha2t33 người khác thích bài này.
    windygemini, Ha2t, Vuthanhnguyen5 người khác đã loan bài này.

Chia sẻ trang này