Tản mạn về CPI và TTCK (27)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 18/09/2021.

7529 người đang online, trong đó có 1067 thành viên. 14:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1300147 lượt đọc và 6672 bài trả lời
  1. dophi91

    dophi91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2020
    Đã được thích:
    7.582
    Tôi thấy ít ra thì các công ty lớn, blue thì họ có sự minh bạch hơn trong báo cáo tài chính còn đa phần penny các báo cáo tài chính chắc gì đã khẳng định được sự minh bạch hay là do vẽ ra lợi nhuận ảo. Như Flc eps đang 2k3 nhưng dòng tiền âm, tất cả các mảng kinh doanh đều ảnh hưởng nặng bởi dịch vậy eps 2k3 đó có thật không. Còn nếu 1 công ty giá penny mà eps cao, báo cáo tài chính minh bạch, đúng đắn, chia cổ tức tiền mặt đều đặn thì nó là siêu phẩm rồi, chắc hiếm có, khó tìm :)
  2. m_sieudn

    m_sieudn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2011
    Đã được thích:
    22.685
    @Vuthanhnguyen Cụ chủ có bàn về Penny Stock, vậy theo cụ chủ Penny là cổ có giá dưới 10 hay cổ có market cap dưới 100 tỷ :)
    --- Gộp bài viết, 26/09/2021, Bài cũ: 26/09/2021 ---
    LDG core value ko ổn định nhưng bù lại, sẽ ko chết.
  3. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    201.080
    - Không ai dám khẳng định : Cứ cty Lớn , cứ Blue thì minh bạch ... Nếu dám thống kê suốt lịch sử TTCK của loài người , rồi bảo rằng , 85% các Cty lớn , hay Blue bờ liếc chi đó minh bạch . Còn chỉ có 65% các penny là minh bạch thôi ... thì tôi sẽ Ok ! Chí ít là dám định lượng như vậy ...
    Và giả sử như vậy , thì vì sao 35% thiếu minh bạch lại kết luận cho 100% cái chữ Penny ?
    - Ha ha ... Định tính , qui chụp ... Là những thứ thiếu lý tính, thiếu khoa học nhất !
    - Nhờ vậy mà 65% các Penny mới cho thu nhập thụ động lớn hơn gấp nhiều lần Blue ... Thời gian thu hồi vốn - Thể hiện ở PE - thường nhanh gấp 2 gấp 3 lần Blue !!!
    - Không nên vì 85% mà xem là toàn bộ . Cũng không nên vì 35% mà xem là toàn bộ . :D:D:D:-bd:-bd
    Last edited: 26/09/2021
    Vuthanhnguyen đã loan bài này
  4. dophi91

    dophi91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2020
    Đã được thích:
    7.582
    Tất nhiên tôi đồng ý với cụ, không khẳng định tuyệt đối nhưng là "phần lớn" bởi các yếu tố "phần lớn" blue được niêm yết ở House, có các cổ đông lớn là các quỹ đầu tư, được kiểm toán ở các công ty kiểm toán uy tín... nên yếu tố minh bạch thông tin sẽ cao hơn các Công ty nhỏ thuộc dạng Penny. Còn công ty nào cũng đều phải từ nhỏ khi mới thành lập rồi mới lớn mạnh thành blue nên những dạng penny tốt thì sau này có thể thành Blue, nếu tìm được thì sẽ lãi lớn
  5. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    201.080
    Người ta dùng chữ Penny để chỉ cp giá thấp .
    Còn cty vốn bé , người ta dùng chữ Small cap .
    ******
    He he ....
    - Đi mua tài nguyên thì lại thích tài nguyên giá cao cơ ! Còn 1 lượng vàng mà nhỡ người thổ dân ở vùng rừng Amazone do không biết , báo giá rẻ chỉ 10.000đ VN , thì chê ! Phải 50 triệu cơ thì mới thích !
    - Nhưng đúng là các Penny thì thừờng là - thường là nhé - là các SME . Mà đã bảo rồi ! Các "vừa và nhỏ" thường cho thu nhập thụ động trên vốn bỏ ra là lớn hơn các thành phần khác !
    HANCHE, BiPham, m_sieudn11 người khác thích bài này.
  6. 4season

    4season Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/09/2019
    Đã được thích:
    78.429
    - Đối với ace trên thị trường thứ cấp, để đấnh giá một DN nói chung, hay một penny nói riêng..có BCTC sạch hay ko, Core DN có ổn hay ko...( Đặc biệt là đối với peny ( Cty nhỏ, vốn hóa nhỏ...v.v....) thì cứ xem lịch sử chi trả cổ tức, nhìn vào cái này nó nói lên tất cả...VÌ đối với nhỏ lẻ, thì tỉ lệ thu nhập từ cổ tức nó quan trọng hơn rất nhiều yếu tố khác trên bctc.
    windygemini đã loan bài này
  7. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    205.371
    Nhà văn Dạ Ngân
    Lão thành cách mạng

    trích của bà:

    Không dưng mà họp báo hôm nay, ngày Giỗ đức Thánh Trần, chính quyền TpHCM thông báo sẽ lấy ý kiến người dân SG về tôn tạo chân tượng và công viên. Có lẽ sẽ đưa lư hương về để làm lễ dâng hương. Thành tâm thì Cụ phù hộ và Dân sẽ hởi lòng, hy vọng thế.
    HANCHE, mabuvoyeu, PompeoV8 người khác thích bài này.
  8. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    201.080
    Đúng vậy !!!
    Giờ chơi trò vui thế này đi !
    - Viết tên 30 mã trên Vn30 .
    - Viết tên các mã trong VN all share , Hnx , Upcom ... Rồi bốc ngẫu nhiên mỗi rổ 30 mã .
    - Chúng ta lại bốc ngẫu nhiên từ 4 rổ ấy . Mỗi rổ 5 phiếu ngẫu nhiên . Chúng ta có tổng cộng 20 cty .
    - Lật lịch sử cổ tức trong 10 năm . Rồi chia cổ tức cho thị giá của chúng đi !
    Kết quả sẽ vui lắm !
    Tại sao chúng ta không dùng khoa họC THỐNG KÊ để nghiệm chứng vấn đề gì đó . Chỉ thích lười , rồi nghĩ suông, phán suông ... nhỉ ? :-j:-j
    *********
    Ps. Tất nhiên thống kê vậy cho ra kết quả gì đó . Chứ không phải có ý nghĩa là đtư CK tức là chỉ có mỗi một chuyện chăm chăm chỉ tiêu " cổ tức chia thử cho dzui trên thị giá " ... Hén ! :D:D@};-%%-(~~)~o):bz:bz
    windygeminiVuthanhnguyen đã loan bài này
  9. goalie

    goalie Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2004
    Đã được thích:
    4.584
    Tôi đang hóng cả ngày đây, post trước 23h59 bác nhá!
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    337.133
    @Duduconxanh @giavanchuakhon , @Vuthanhnguyen ....vv các bác nào quan tâm thì tag vào giúp để bàn nhằm dự xem hậu VNI 18xx sẽ như thế nào nhé
    Chương 1: Những điều căn bản của Quan hệ XH loài người bao gồm: Thuộc Tính tính Chất của các mối Quan hệ, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể và các cá nhân tham gia.

    Nay chúng ta bàn tý về cái thẻ Thần Thánh CCCD gắn chíp... tý, chủ đề này thật ra, chỉ mượn tý cái cớ CCCD để chúng ta bàn vài vấn đề mà trong thời gian tới nền kinh tế chúng ta sẽ hướng tới sự phát triển dần hoàn thiện, muh ở đó, mọi thứ sẽ hỗ trợ tích cực cho GDP và Các chỉ số kinh tế, CK bao gồm VNI hậu 15xx...18xx. Giải sử câu chuyện VNI đạt 15xx rồi 18xx thì hậu sau đó, nó sẽ ra sao? Đà tăng của nó như thế nào? Dư địa nào cho nền kinh tế và CK Hậu 15xx..18xx thậm chí 24xx và 25xx?
    series này, chúng ta thử trao đổi, hình dung, câu chuyện tương lai của CK VNI lúc ấy như thế nào thời kinh tế số, hậu Covi cùng Bigdata và CCCD...

    Mọi thứ, trong nền kinh tế, bất kể là nền kinh tế nào, nơi sự sống sinh sôi thì một nền kinh tế đều xuất phát từ Dân Số, nội tại và nguồn nội lực đầu tiên của bất kỳ quốc gia nào.

    I. Các hình thức Mối Quan Hệ của Con người, loài người trong 1 XH nội tại của một quốc gia và quốc tế:

    Quay lại câu chuyện đơn giản của 1 XH, bất kỳ XH nào, Mỗi Con người, trong một XH có các mối quan hệ sau:

    1. Quan hệ Gia đình, Quan hệ gia đình bao gồm:
    - trong đó có quan hệ Huyết Thống: Ông Bà, Cha Mẹ, họ hàng, anh chị bà con..v.v và
    - quan hệ hôn nhân: tình yêu, hôn nhân chính thức

    Quan hệ gia đình hình thành nên truyền thống văn hoá gia tộc và đặc tính văn hoá dân tộc, quan hệ huyết thống hình thành nên tài sản văn hoá và cái nôi văn hoá mỗi người, quan hệ về hôn nhân hình thành duy trì nói giống và sự tiến bộ XH ở tương lai.

    Trong quan Hệ gia đình, bao gồm quan hệ huyết thống và hôn nhân: là cơ sở thiết lập quyền sở hữu tài sản và Tư hữu tài sản và các quyền tư hữu của con người. Chính vì điều này, luật phân chia tài sản hôn nhân gia đình đều đề cập đến sự phân chia tài sản từ gia đình. Từ Âu sang Á Sang Mỹ, tất cả các nơi trên thế giới đều như thế. Và chúng mặt nhiên được công nhân trong Hiến Pháp các quốc gia, và cả các luật từ dân sự, hôn nhân.. các luật tài sản...

    Nói như vậy, để chúng ta hiểu rằng: cần thấy tầm quan trọng của việc tư hữu tài sản và quyền tài sản của con người và tôn trọng nó tuyệt đối để loài người tồn tại bảo tồn văn hoá và phát triển trong cái chung và cái riêng của XH.

    2. Quan hệ Giữa Chủ các Cá thể công dân, giữa Quan hệ Gia Đình với các quan hệ của các cơ quan Nhà nước: đây là mối quan hệ giữa Công dân trong một quốc gia, với nhà nước, là mối quan hệ trong các mối quan hệ theo PL và cả theo tập quán để điều chỉnh các hành vi phù hợp phải được PL tôn trọng và phải tuân thủ. Là mối quan hệ giữa cái chung mang tính chất cộng đồng và nhà nước điều chỉnh với cá nhân, Môi quan hệ này thiết lập để cân bằng bảo đảm các quyền được tôn trọng và bảo vệ. Các Quyền sẽ được đề cập ở các mục tiếp theo.

    3. Mối quan hệ giữa Cá nhân và XH: Đây là một mối quan hệ rộng nhất, nhiều phạm trù nhất giữa các các nhân, gia đình tương tác với nhau trong cùng 1 cộng đồng một quốc gia hoặc quốc tế, bao gồm nhiều mối quan hệ như:
    - Quan hệ tôn giáo.
    - quan hệ hàng xóm láng giềng... cộng đồng
    - quan hệ đồng nghiệp, bạn bè từ các Cơ quan
    - quan hệ trong một cộng đồng dân cư, khu vực lãnh thổ sinh sống
    - quan hệ cồng đồng mạng XH, .
    ....v.v

    Trong mối quan hệ XH này, chúng ta chia ra theo vài hướng:

    a. Quan hệ giữa cá nhân với cá nhân....
    b. quan hệ giữa cá nhân với tổ chức kinh tế, chính trị, tồn giáo, với cộng đồng, nhóm người
    c. Quan hệ giữa các tổ chức với nhau, giữa các các nhân với nhau....
    d. quan hệ giữa các giai cấp, tôn giáo, các tầng lớp khác nhau trong cùng 1 XH hoặc khác XH, cùng 1 quốc gia, nhiều quốc gia....

    4. Ngoài các mối quan hệ cơ bản kể trên, chúng ta thấy còn xuất hiện mối quan hệ giữa các tổ chức quốc tế, DN toàn Cầu và giữa các quốc gia với nhau muh đại diện là các chính phủ các nước. Mối quan hệ này mang tầm khu vực và quốc tế.

    Như vậy, nền tản của con người trong XH là luôn tồn tại các mối quan hệ, trong các mối quan hệ này, dân số là yếu tố then chốt hình thành nên cấu trúc XH và thể chế chính trị sẽ chi phối các mối quan hệ theo cấu trúc văn hoá, tôn giáo và chính trị nhà nước PL mỗi quốc gia khu vực.

    Chung quy lại: giữa Các mối quan hệ loài người, sẽ có cái chung và riêng và mang tính chất khác nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu các thuộc tính của mối quan hệ này ở mục II dưới đây:

    II. Tính Chất của các mối quan hệ loài người ở XH này là gì?

    Trong các mối quan hệ loài người ở bất kỳ XH nào kể trên, chúng ta thấy bản chất thuộc tính các mối quan hệ bao gồm:

    1. Quan hệ huyết thống, hôn nhân và gia đình: đây là quan hệ mang tính chất con ngưởi thân cận, giữa ông bà, cha mẹ, dòng họ, và vợ chồng... mối quan hệ này chi phối cơ bản nhất trong 1 XH, biểu hiện cao nhất của thuộc tính này là: Tình Cảm, Tình Yêu, cảm Xúc, Lẽ ghét thương.... là những Thuộc tính mang tính chất " Người" của loài người!!! (điều này anh chị em nào có thể tìm hiểu sâu về môn XH học, Tâm Lý học... Văn Hoá học...)

    2. Quan hệ dân Sự: Quan hệ dân sự được hình thành nên quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ trong các giao dịch về dân sự giữa các cá nhân, nhà nước và các chủ thể, tổ chức. Quan hệ dân sự, đa phân được quy định trong Luật Dân Sự của mỗi quốc gia, từ việc tôn trọng các quyền lẫn nhau đến sự phân chia các nghĩa vụ của cá nhân với cộng đồng.

    3. Quan hệ kinh tế: Các quan hệ trong XH như đề cập giữa các chủ thể trong XH với nhau và với các cá nhân, nhà nước được tương tác bằng lợi ích kinh tế thì gọi chung là quan hệ kinh tế, bao gồm kinh tế giữa các thành phần kinh tế và quan hệ thuế với nhà nước.

    4. quan hệ về hành chánh nhà nước và quan hệ Pháp luật: giữa các tổ chức, cá nhân với nhà nước thông qua PL và các qui định từ nhà nước, nơi điều chỉnh các hành vi của các mối quan hệ.

    5. Quan hệ tôn Giáo, tín Ngưỡng: đây là 1 mối quan hệ riêng, đặc biệt của các cá nhân và các dân tộc theo các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau mà ở đó PL và hiến pháp mỗi quốc gia sẽ qui định cùng văn hoá XH của mỗi quốc gia đó.

    KL: Quan hệ của XH loài người ở mục 1 và tính chất các mối quan hệ của con người trong chủ thể định danh của XH loài người biểu hiện bằng các thuộc tính của tính chất mối quan hệ đó là: quan hệ Gia đình ( huyết thống gia đình, hôn nhân tình yêu Gia đình), quan hệ kinh tế, Quan hệ dân sự, quan hệ hành chánh cùng quan hệ Nhà nước và PL, quan hệ tôn giáo. từ các mối quan hệ này, đã phát sinh các vấn đề về : Quyền ( bao gồm quyền và lợi ích), nghĩa Vụ phải thực hiện, và Trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức, dân tộc, của quốc gia ( đại diện là các chính phủ) khi tham gia vào thiết lập các mối quan hệ nội tại trong nước, trong cùng một XH và cộng đồng quốc tế và ngoài quốc gia.

    III. Phát sinh của các mối quan hệ con người trong XH là:


    1. Quyền ( bao gồm các thẩm quyền, lợi ích) khi tham gia các quan hệ Kinh tế, dân sự, hành Chánh, tôn Giáo, XH.. đó.
    2. Nghĩa vụ: là nghĩa vụ phải thực hiện khi tham gia các mối quan hệ, ví dụ: trong quan hệ gia đình: cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc nuôi con đến 18 tuổi, hoặc quan hệ hôn nhân: kết hôn phải có nghĩa vụ Đăng ký giấy kết hôn!!!
    3. Trách nhiệm: là trách nhiệm phải thực hiện trong các mối quan hệ XH giữa các cá nhân và chủ thể.
    VD Kết hôn thì phải có trách nhiệm chăm sóc lẫn nha...

    Như vậy, Giữa các mối quan hệ mang các thuộc tính của nó thì luôn gắn với Quyền, Nghĩa vụ, trách nhiệm phát sinh theo từng mối quan hệ đó.

    IV. Các yếu tố Cấu thành Quyền, Nghĩa Vụ, Trách Nhiệm và mức độ trong các mối quan hệ của nó:

    Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để xác định 2 yếu tố: Mối quan hệ của con người và các chủ thể trong XH là quan hệ gì? (Gia đình Kinh tế , hành Chính, Tôn Giáo, Dân Sự?) và Quyền Lợi, Nghĩa Vụ, trách nhiệm của mỗi cá nhân, chủ thể tham gia đó đến đâu? sự phân chia ranh giới, mức độ đó? Ai? người nào chủ thể nào và mức độ tới đâu?

    1. Tính chất định Danh: để trả lời cho câu hỏi trên, ai? người nào, tổ chức nào, thì chắc chắn, trong mối quan hệ loài người, con người sẽ phải định danh từng cá nhân và từng chủ thể tham gia.
    Đề định danh, thì phải gán đích danh đầu cuối cho các cá nhân chủ thể tham gia các quan hệ, ví dụ: quạn hệ hôn nhân ông A và cô B là đích danh của ông A và cô B

    2. Tính xác thực: Trong các mối quan hệ giao dịch của con người, từ gia đình, kinh tế, dân sự... đều phải xác định, xác thực tính chất hành vi xảy ra thực tế trong các mối quan hệ.

    3. Tính Chất mức độ, định lượng và định tính: nghĩa là quy mô phải đo lường định lượng cụ thể và cả định tính.
    4. Tính chất thời gian và địa điểm, nơi xảy ra và nơi thiết lập các quan hệ, diễn biến các quan hệ giao dịch để xác định tính hiệu lực thời hạn và qui mô giao dịch.

    Như vậy, bất cứ 1 quan hệ dân sự, kinh tế, hành chánh, hôn nhân, gia đình, tôn giáo... nào, đều phải xác thực yếu tố định danh và tính xác thực cùng mức độ, quy mô, định lượng và thời gian xảy ra các giao dịch để cấu thành, phân định: Các mức độ của Quyền, nghĩa Vụ, Trách nhiệm của các bên tham gia trong chủ thể quan hệ.

    Từ đây, mới phân chia trật tự của các mối quan hệ 1 cách rõ ràng, mức độ minh bạch, tính chất đồng nhất của các mối quan hệ sẽ được đồng đều.

    Tất cả các Mối quan hệ này, khi quản lý được và định danh, xác thực và phân định được mức độ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ thể tham gia một cách chi tiết minh bạch, rõ ràng thì XH sẽ phát triển về mọi mặt: Kinh Tế, văn Hoá, Gia Đình... và nhiều yếu tố cấu thành theo.
    Do đó, về mặt quan lý XH, các chính phủ trên thế giới họ đã xác định sớm và làm điều này rất sớm, quan tâm đến công tác đồng bộ dữ liệu dân cư để định danh, xác thực các quan hệ giao dịch kinh tế, dân cư, tổ chức rõ ràng về Quyền, Nghĩa Vụ, trách nhiệm mỗi bên tham gia.

    Từ đó, nó tác động sâu rộng lành mạnh đến các mối quan hệ XH một cách rõ ràng, minh bạch, tiết kiệm thời gian, tăng niềm tin XH, tạo của cải XH và xây dựng XH một cách phát triển lành mạnh trong các giá trị phạm trù đạo đức.

    TẤT CẢ SẼ GIA TĂNG NIỀM TIN XÁC THỰC CHO CÁC QUAN HỆ GIAO DỊCH VÀ GIA TĂNG LỢI ÍCH KINH TẾ

    Chương 2: Tác động của yếu tố định danh, xác thực, định lượng mối quan hệ, mức độ, thời gian sẽ tác động gì đến nền kinh tế XH và TTCK? Bao gồm các mối quan hệ kinh tế? Hành Chánh Nhà nước ( yếu tố hành chánh, thuế, mối quan hệ thủ tục, tính an toàn bềnh vững và niềm tin, ổn định XH?)

    1. Tiết kiệm thời gian
    2. Xác thực niềm tin,
    3. gia tăng quy mô
    4. tiết giảm thủ tục, tài nguyên?
    5. tăng năng suất lao động?
    6. Minh bạch các mối quan hệ kinh tế, XH? tạo niềm tin phát triển XH và kinh tế ở VN?
    7. Tác động GDP và CKVN?

    Nào, các bác các anh em nhà tản mạn cùng bàn bạc cho vui nhé để chuẩn bị vào Chương 2
    (PS: Viết chưa chỉnh lỗi chính tả, BÁC NÀO THẤY NHÀM VÀ LÝ THUYẾT QUÁ, không lợi ích gì thì bỏ qua nhé)
    TP. HCM ngày 26.09.2021
    PS: Bác nào đọc, hiểu cảm nhận thì cứ Replay và tóm tắt Chương 1 theo cách hiểu mỗi người nhé
    Last edited: 26/09/2021
    sunday9, ltkxn, chungho78 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này