Tản mạn về CPI và TTCK (27)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 18/09/2021.

3303 người đang online, trong đó có 42 thành viên. 02:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 1299915 lượt đọc và 6672 bài trả lời
  1. BeeWitch

    BeeWitch Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    07/06/2007
    Đã được thích:
    1.070
    Bạn ngocvu đã còm thì mai tớ đoán là +35 điểm. Hihi.
  2. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.725
    Nói chung, rất cô đơn bác nhỉ? hehe
    --- Gộp bài viết, 23/11/2021, Bài cũ: 23/11/2021 ---
    Lý do này là Lý luận nào muh ra vậy bác?
  3. mothaibabon

    mothaibabon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2017
    Đã được thích:
    7.202
    - Nếu nđt còn chần chừ thêm nữa e chắc là lúc ngoái lại nhìn là cả bầu trời tiếc nuối.
    - Các bank đã đã lầm lũi, đi nhẹ nói khẽ 15-20% . chẳng mấy ai để ý và cũng ít ai đủ thực lực để nói về bank.
    - Không lẽ Bank Việt hơn ổ bánh mì thua tô phở 8-}
  4. BeeWitch

    BeeWitch Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    07/06/2007
    Đã được thích:
    1.070
    Kể ra xanh nhẹ là được rồi, tớ lỡ lời, xanh mạnh quá cũng không tốt.

    :drm4
    A_Tun, HoangDung2008, mabuvoyeu1 người khác thích bài này.
  5. mothaibabon

    mothaibabon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2017
    Đã được thích:
    7.202
  6. AquariusW

    AquariusW Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2014
    Đã được thích:
    14.526
    Em xin tạm bàn vài lời về bank năm nay, ko đủ thực lực nhưng chắc cũng thêm vài câu bình luận cho vui nhà.
    1. Lợi nhuận: ai cũng cho rằng bank thật sự rất là không ổn, khi mà cứ thấy lợi nhuận ầm ầm ngược lại với suy thoái của nền kinh tế và của rất nhiều doanh nghiệp. Chỗ này em bàn đến mấy thứ. Một là chi phí, khi hoạt động bình thường, chi phí hoạt động của ngân hàng khá lớn, CIR ngành NH như nào các bác search là ra. Nhưng năm nay gần như đóng băng hoạt động vật lý, NH chuyển qua hoạt động online rất nhiều, nhiều loại chi phí hoạt động được tiết giảm kịch liệt như chi phí marketing, chi phí đi lại... quy mô NH càng lớn chi phí này càng nhiều. Nên nếu nhìn chung, hầu hết các NH đều tiết kiệm hơn, CIR thấp hơn những năm trước. Lợi nhuận 1 phần từ đây mà ra. Hai là tác động của nền kinh tế vào hoạt động NH. Luôn có độ trễ trong tác động xấu/tốt của nền kinh tế lên hoạt động của hệ thống NH, thường là tầm 2 năm theo quan sát của em. Khả năng cao sang năm tình hình ngành NH sẽ ko tốt được như năm nay. Hơn nữa, NH sẽ tập trung thu nhập vào tăng cường dự phòng, nên nhiều NH đáng lẽ lợi nhuận vượt kế hoạch, nhưng sẽ đổ vào dự phòng và giảm lợi nhuận báo cáo. Em thích cách này, vì hệ thống sẽ an toàn hơn.
    2. Nợ xấu: Do độ trễ chậm ngấm từ tác động của nền kinh tế vào hoạt động NH, nên nợ xấu sẽ dềnh lên từ từ. N.H.NN 1 tay có công cụ điều tiết bằng cơ cấu nợ covid để bảng cân đối của NH không quá tệ, nhưng tay kia bắt dự phòng full trong 3 năm. Nên, hệ thống NH chịu tác động của nợ xấu đến lợi nhuận nhưng bằng cách điều tiết này mà nợ xấu, em dự đối với hệ thống NH đâu đó gấp rưỡi năm ngoái, chứ không ở mức ngoài tầm kiểm soát. Nợ xấu có chút may mắn do năm ngoái rất nhiều NH tất toán xong nợ VAMC, nhiều NH có bảng cân đối đẹp hơn những năm trước nhiều. Nên cùng lắm là quay về giai đoạn 2013-2015 nhỉ :D
    3. Điều hành vĩ mô của N.H.NN: các cụ ấy chắc tay hơn nhiều, level hơn nhiều bậc so với giai đoạn khủng hoảng trước đây. Cái này em cho nhiều điểm cộng chứ ko phải 1.
    Autumn_Cloud, HANCHE, sunday929 người khác thích bài này.
    mothaibabon, Vuthanhnguyen, Formulae1 người khác đã loan bài này.
  7. Levanlam

    Levanlam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/05/2021
    Đã được thích:
    404
    Em là banker đây. Em cũng có đôi lời với các bác.
    1. Là lợi nhuận bank vẫn ổn. Như bank em năm nay công bố cũng sẽ có con số ấn tượng. Nhất là các bank tmcp lãi suất tự quyết.
    2. Về nợ xấu: đã đc chỉ đạo xử lý từ quý 3. Bằng nhiều biện pháp rồi. Đẩy mạnh khởi kiện và thu hồi tài sản. Những nợ xấu quý 3 xử lý đã đc hoàn lợi nhuận rồi
    3. Về chính phủ chính sách nhà nước nó chỉ tác động mạnh vào bank quốc doanh thôi
    => túm lại bank sẽ tham gia nhịp kéo của vni trong tháng 12 này khi chuẩn bị cho kỳ bctc quý 4
    Quanghoa86FBV đã loan bài này
  8. HoangDung2008

    HoangDung2008 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2020
    Đã được thích:
    6.396
    Há há :)):)):))
    mabuvoyeuFBV thích bài này.
  9. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    200.956
    Hình như gì nữa , @AquariusW ?
    Hiện tại , có thể fomo theo dòng tiền ... Được đó , mất đó ...
    Nhưng tôi biết chắc , khi đủ thời gian ... Có lẽ tối đa 100 ngày , chúng ta sẽ nhận thấy sự hiện hình mà so với thời điểm này, đến mức kinh ngạc .
    Quá nhiều người mung lung về chữ nợ xấu , về giảm LS để hỗ trợ DN ... Mà không nhận ra Banks VN đang thừa hưởng những gì trong vận động của nền kinh tế trong điều kiện " kinh tế Covid " .
    Trong khi , Rất nhiều ngành sẽ phải ngấm dần theo độ trễ phát huy tác dụng của hậu kinh tế Covid . Thì Banks lại chẳng những ko phải " Ngấm cái gì cả " , mà ngược lại , một cách vô hình trung thừa hưởng sự thuận lợi .
    ******

    Tôi muốn , hãy để đám đông hồn nhiên trong suy nghĩ và tính toán ...
    Nhưng số rất ít Ace có sinh hoạt ở nhà TM thì nên nhận ra .
    Nhặt mỗi ngày nhặt vài hạt đậu ... Cất trữ ... Không cần mong chúng nẩy mầm ngay !!! @};-@};-%%-%%-:bz:bz
    HANCHE, kiddy84, bstock20429 người khác thích bài này.
  10. trangltn

    trangltn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    7.073
    1. Thống nhất với đánh giá của bác về chi phí. Thấp bất ngờ. Đồng thời cho thấy tiềm năng sau khi số hóa sẽ như thế nào.
    2. Chi phí đầu vào giảm mạnh: tỷ trọng tiền gửi kỳ hạn thấp tăng, lãi suất bình quân đầu vào giảm. Hầu hết các bank đều tăng chênh lệch lãi đầu ra - đầu vào.
    3. Nợ cơ cấu covid, nhiều bank đã tăng trích, có bank đã dự kiến trích khoảng 50% ngay trong 2021; khả năng đến hết quý 3 hoặc cuối 2022 sẽ hoàn thành 100%, phần đông sẽ tranh thủ trích sớm hơn thời hạn 3 năm cho phép.
    4. Những bank có lợi thế về nền khách hàng ít ảnh hưởng covid vẫn đảm bảo khả năng kiểm soát nợ xấu <1% (TCB, MBB, ACB), và có chiến lược chuyển đổi số nhanh (CTG, BID, VCB, MBB, TCB, TPB, VPB,..) sẽ có nhiều lợi thế trong 2022 kể cả khi dịch bệnh khó kiểm soát.
    5. Các BANK có nhiều nợ xấu, nợ đã xử lý nhưng có TSĐB bằng bđs như BID, STB, CTG sẽ có nhiều khoản thu đột biến do thị trường bđs sốt trở lại.
    6. Các BANK có câu chuyện thoái vốn cty thành viên: VPB, MBB, BID, CTG, ACB,... cũng có thể sẽ có yếu tố đột biến.
    Autumn_Cloud, HANCHE, pndstock23 người khác thích bài này.
    Vuthanhnguyen đã loan bài này

Chia sẻ trang này