Tản mạn về CPI và TTCK ( 28 )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 25/11/2021.

3220 người đang online, trong đó có 82 thành viên. 06:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 8 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 8)
Chủ đề này đã có 1471881 lượt đọc và 6976 bài trả lời
  1. drphucqt

    drphucqt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2021
    Đã được thích:
    15.870
    làm gì có chuyện đem bank ra đỡ ... đa số toàn là cá mập và ndt lẻ họ chốt bds xong thì vào thôi ... chứ lái quốc gia mà lôi bank ra đánh thì có mà lên đỉnh rồi bác nhỉ :D

    phiên hôm qua tội đồ là h.p.g quét margin hàng loạt .. còn hôm nay vẫn là hpg xanh thì bank xanh theo ... bank bị chiết khấu và ghẻ lạnh quá đi :D
    hainq470, viethanoi, Anhduytsn5 người khác thích bài này.
  2. shigeki1912

    shigeki1912 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2014
    Đã được thích:
    2.737
    Cám ơn bác. Ae yên tâm hold hàng
    Anhduytsn, FBV, bin14081 người khác thích bài này.
  3. cavicovn

    cavicovn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2006
    Đã được thích:
    16.112
    FBV, tienlamau1102amada58 thích bài này.
  4. Colourful04

    Colourful04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2017
    Đã được thích:
    1.686
    Em cũng có học chút về quản trị rủi ro trong quản trị dự án nên cũng muốn chia sẻ góc nhìn của mình cho a/c/e nhà tản mạn.
    1. Rủi Ro là Gì?
    =>Những sự kiện/sự việc có khả năng xảy ra và khi xảy ra thì thường gây ảnh hưởng tiêu cực(negative) đến kết quả mong đợi.
    vd: kết quả mong đợi là mua CP thì tăng giá, nhưng rủi ro lãi suất tăng chẳng hạn dẫn đến CP giảm giá
    Từ định nghĩa trên thì rủi ro có 2 thuộc tính là khả năng/xác suất xảy ra (Proability) (P >0 % và P < 100% ) và mức độ thiệt hại Severity.
    Thông thường mức độ rủi ro sẽ được đo bằng xác suất xảy ra X với mức độ thiệt hại.
    Mức độ Rủi Ro = Proability X Severity
    Hiểu nôm na xác suất xảy ra càng cao và mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra càng lớn thì rủi ro càng lớn, càng nghiêm trọng.

    2. Bạn hiểu như thế nào là rủi ro?
    Hiểu nôm na như trên, gắn với CP thì những diễn biến, sự kiện xảy ra gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả mong đợi.
    vd: nếu mong đợi CP sẽ tăng giá thì rủi ro sẽ là các sự kiện xảy ra làm giá CP đi xuống,
    ngược lại nếu mong đợi CP giảm nhiều để tích cổ, thì rủi ro lại là những sự kiện xảy ra khiến CP đi lên và không đạt được mục đích tích cổ ( những trường hợp muốn M&A bằng mua một lượng CP nhất định trên sàn chẳng hạn)

    3. Cách hành xử với rủi ro là gì?
    Cách hành xử thì đơn giản là quản lý rủi ro để tối ưu hóa lợi ích thu được. Trường hợp rủi ro là tiêu cực thì tìm cách làm giảm thiểu rủi ro ( cái này phổ biến), còn trường hợp rủi ro tích cực thì tìm cách tăng lên.
    Đa phần mọi người chỉ nhìn rủi ro ở khía cạnh tiêu cực, nên em cũng chỉ tập trung vào việc làm thế nào để giảm thiểu rủi ro.
    Theo công thức ở trên: Mức độ rủi ro (R) = Xác suất xảy ra (P) X Mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra (S)
    Vậy muốn giảm R thì có các cách:
    -Tìm cách giảm thiểu P: giảm khả năng xảy ra
    -Giảm mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra
    -Kết hợp cả 2.
    -Chú ý quan trọng: cho dù có làm cả 2 cách trên thì không bao giờ triệt tiêu hết rủi ro,
    vì luôn tồn tại một khái niệm là mình không biết cái mình không biết ( unknown unknown)
    nên không bao giờ tất tay vào 1 tài sản ( 1 CP ) và nên đa dạng hóa vừa đủ kết hợp luôn có dự phòng.
    ---------
    Ví dụ với Rủi ro mua Cổ phiếu, rủi ro là mua Cổ phiếu sẽ giảm giá.
    -Giảm thiểu P: mua cổ phiếu có FA tốt, mua timing phù hợp, lúc thị trường/CP tích lũy vùng đáy
    -Giảm thiểu S: Cố gắng mua giá càng thấp càng tốt, mua càng dưới giá trị càng tốt ( cái này hay gọi là mua với biên an toàn safe of margin )
    -Kết hợp cả 2 cách trên mua cổ tốt, tại vùng đáy với biến an toàn cao,
    nên mua vài mã, và có 1 phần tiền dự phòng.

    4. Quản trị rủi ro khác gì với quản lý rủi ro trong 1 danh mục chứng khoán?
    Em cho rằng về phương pháp quản trị rủi ro và quản lý rủi ro danh mục CK về tổng thể là giống nhau về phương pháp quản lý. Khác nhau ở chỗ quản lý rủi ro danh mục CK là một trường hợp cụ thể trong các bài toán quản lý rủi ro.

    5. Bản thân và kinh nghiệnm quản trị rủi ro của các bác với CK là gì?
    Với xuất phát điểm là nhà đầu tư nhỏ và một niềm tin vào một TTCK luôn tăng trưởng trong dài hạn, đặc biệt TTCK VN đang ở giai đoạn tuổi teen nên em luôn tìm cơ hội để tích lũy thêm cổ phiếu. Về quản trị rủi ro em cơ bản dựa trên luận điểm như ở phần 3, việc rủi ro với CK là luôn tồn tại nên phương châm của em sẽ tập trung vào giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra, kết hợp thêm việc chọn CP dưới giá trị, timing phù hợp và đa dạng hóa một cách hợp lý ( 3-10 mã) tùy giai đoạn. Phương châm đã có, giờ chỉ còn kỉ luật để thực hiện nhất quán nữa là đạt tiêu chí thản nhiên như các bác ở nhà tản mạn này.
    Last edited: 07/12/2021
    windygemini, FBVviethanoi đã loan bài này.
  5. cavicovn

    cavicovn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2006
    Đã được thích:
    16.112
    Không phải cụ ơi. Các bác ấy đang view theo kỹ thuật là Vnindex còn đi xa, mà như vậy, điểm số tăng nhiều thì ko thể thiếu sự đóng góp của Bank được. Còn ngược lại Bank ko tăng thì Vnindex khó đi đến cái mục tiêu 1700-1800 trong ngắn hạn kia.
    A_Tun, HoangDung2008, viethanoi8 người khác thích bài này.
  6. trangltn

    trangltn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    7.073
    Bước 1. Ổn định tổ chức - tâm lý - chỗ ngồi.
    Bước 2. Khởi động và tăng tốc.
    Bước 3. Trả khách tại các ga độc đường.
    Bước 4. Về ga cuối cùng.
    Bước 5. Ktra, bảo dưỡng tàu.
    HoangDung2008, hariboo, bin14089 người khác thích bài này.
  7. Nguyen_phuong

    Nguyen_phuong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2021
    Đã được thích:
    678
    FBV đã loan bài này
  8. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    200.851
    Uhm... Thì đúng vậy .
    Nhưng điều đó diễn ra là vì ắt nó phải diễn ra - Nếu Banks thực sự tốt -
    Và điều đó ắt không diễn ra - Nếu banks không tốt -
    Chứ không nên suy nghĩ là tay to dùng Banks để làm điều đó . Vì tay to chẳng là cái gì ghê gớm để có thể làm thay đổi một khuynh hướng tất yếu của một TTCK . Ý là vậy .
    ( Nói chung , cứ một suy nghĩ gì xuất phát từ sự quan trọng hoá vai trò hay quyền năng của BBs thì đều nên gạt ra ngoài suy nghĩ , thì mới nhìn đúng vào thực chất của vấn đề . Còn vươn vấn chút gì liên quan tới sự tác động của Bbs thì sẽ làm lu mờ cái nhìn và hành vi độc lập . Ý là vậy !)
    Last edited: 07/12/2021
    A_Tun, Motngaymua2020, chungho18 người khác thích bài này.
    windygemini đã loan bài này
  9. cuongmv88

    cuongmv88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2020
    Đã được thích:
    34
    Xin phép bổ sung vào ý thứ 2 của bạn như sau:

    Rủi ro gồm 02 loại: loại không thể dự đoán được (A) và loại có thể dự đoán được (B). R = A + B

    Loại có thể dự đoán được, như công thức bạn đưa ra: B = Xác suất xảy ra (P) X Mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra (S)

    Loại không thể dự đoán được sẽ được xác định theo khẩu vị rủi ro của người đánh giá, có thể dựa trên kinh nghiệm, dựa trên tiền lệ,...

    Khi xác định được rủi ro rồi thì sẽ lập kế hoạch để hành xử.
    chungho, HoangDung2008, bin14089 người khác thích bài này.
    FBV đã loan bài này
  10. cavicovn

    cavicovn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2006
    Đã được thích:
    16.112
    Cái cụ nói thì là chân lý rồi. Nhưng đem ra áp dụng với đa số nđt, khi đánh giá cái tốt - xấu của Bank và cuối cùng là đưa ra "định giá" thì nó lại quá khó. Thế cho nên, mọi người đôi khi vẫn phải tham khảo thêm cách nhìn về vấn đề dòng tiền, vấn đề trục lợi ích.... Cá nhân em, cũng thấy định giá được Bank là khó nên thường ít khi "đầu tư" vào Bank. Có chăng thì lại bốc máy lên tham khảo anh giai tốt bụng @FBV :)

Chia sẻ trang này