Tản mạn về CPI và TTCK ( 28 )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 25/11/2021.

7387 người đang online, trong đó có 1111 thành viên. 10:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1474686 lượt đọc và 6976 bài trả lời
  1. m_sieudn

    m_sieudn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2011
    Đã được thích:
    22.749
    Bao năm chơi F319 ma đến giờ vẫn chưa biét up ảnh là gì. CHúc cả nhà TM năm mới vui vẻ, thành công trên con đường Chứng Đaọ
    theheF0, FBV, thethang20111 người khác thích bài này.
  2. viethanoi

    viethanoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2020
    Đã được thích:
    1.507
    Nhân dịp năm mới, e xin chúc anh chủ @Vuthanhnguyen , anh Hổ @FBV , anh Già, và cả nhà TM một năm tấn tài, tấn tiền ah@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
    hakillua, hariboo, magnolia148 người khác thích bài này.
  3. HaiauKhongve

    HaiauKhongve Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/01/2021
    Đã được thích:
    39.537
    "Lâu mới quay lại đọc thấy hài quá. Ông này có vẻ hiếu thắng nhỉ, trong khi kiến thức về kinh tế vĩ mô chắc phải xem lại.

    Tôi hỏi bạn xem cái logic nào và căn cứ nào bạn nói thế ? Bạn không trả lời được.
    "

    Bác vẫn còn tiếp à, @dafhoatc? Tôi không thể đưa ra con số nợ xấu chính thức mà tôi biết vì đơn giản là không thể đưa ở đây. Còn ý kiến của bác là nợ xấu rất ít thì nếu bác có thể đưa ra nguồn không vậy? Cái ví dụ của tôi là thực tế, bản report của WB cũng nêu ý kiến như tôi, bác xem kỹ sẽ thấy, họ nói nếu ước tính chuẩn, bỏ qua hoãn giãn sẽ khoảng 7% trong khi con số công bố hiện khoảng 1%, tức là đâu đó gấp 7 lần con số mà ta biết

    Bác thấy, trong trích dẫn câu của tôi thì bác cắt đúng 1 câu đầu rồi gán vào ý bác. Bác cho là tôi không giải thích được, trong khi dưới góc nhìn của tôi vì để đưa ra con số thật thì tôi lại phải đưa ra nguồn tin và con số, điều này tôi đã nói trước là không thể đưa ra public được, tôi chỉ có thể đưa ra bản report của WB.

    Còn về tính logic (tôi ghi trong phần tiếp theo mà bác cắt bỏ) thì bác cũng thấy nếu Giá BDS giảm mà nợ xấu giảm hoặc giữ nguyên là vô lý. Ít nhất tôi đã chứng minh cho bác bằng ví dụ của BIDV bác nhỉ :))

    "Hay là không hiểu khái niệm thế nào là Dư nợ, thế nào là tổng dư nợ và thế nào là nợ xấu ?
    Nói nợ xấu của bank là nói nợ xấu của ngành, của tổng thể rồi. Sau này còn mang 1 ví dụ thiếu điển hình của BIDV để áp vào cả ngành ngân hàng vậy lại càng không ổn.
    Trong khi tôi đưa ra 1 loạt comment cụ thể phân tích cả lý luận và thực tiễn thì @HaiauKhongve không đưa ra lập luận hay số liệu nào, lại đòi cá độ xem giá BĐS tăng hay không tăng? Nó chẳng ăn nhập gì với cái lập luận của cá nhân ở trên cả. Thích ăn thua vậy sao ? Hichic

    Các lập luận phản biện của tôi tại Post #5586, #5575, #5580 của Topic này, trong đó tôi có nêu số liệu tổng dư nợ, chính sách quản lý tín dụng của SBV và phổ quát về chính sách quản trị rủi ro nội bộ của các bank....

    Bạn không đưa ra được lý luận hay số liệu nào để chứng minh cho luận điểm của mình; nhưng lại rất hay đi xiên xẹo ý kiến của người khác... Cứ đọc lại sẽ thấy. Rồi lại biện minh "chỗ này không nói được". Đây không phải là vấn đề có gì mà đến mức thế cả và dẫn xiên xẹo ý của người khác.

    Nói thì phải có lập luận, có con số, đừng cảm tính và xiên xẹo như vậy người ta cười cho. Rất là hài hước đấy
    "

    Tôi có nhầm 1 câu khi trích dẫn lời bác, tôi thừa nhận. Và tôi cực kỳ ngưỡng mộ bác khi bác có thể dùng chuyện đấy để luận suy ra là tôi không hiểu vĩ mô hay "Hay là không hiểu khái niệm thế nào là Dư nợ, thế nào là tổng dư nợ và thế nào là nợ xấu ?"

    Tôi rất lấy làm vui được học hỏi bác nếu bác có thể đưa ra phân tích là giá BDS giảm thì nợ xấu không tăng vì nếu bác đưa ra được tôi sẽ gửi cho các Ngân hàng đang phải giải quyết nợ xấu. Do vấn đề nợ xấu hiện tại là trọng điểm khiến nhiều NH chưa đạt được các chuẩn Basel II và III và phải quyết liệt tăng vốn để làm nhỏ lại số % nợ xấu và chuẩn bị cho cú đệm khi CP dừng giãn hoãn.

    Trong kiểu quản trị tầm vĩ mô thì mọi chuyện thường diễn ra thế này, để giải quyết nạn đói thì chỉ có 2 phương án, 1. Cung cấp lương thực cho người đói; 2. Giết hết người đói. Phương án nào được chọn thì tuỳ vào chi phí, khả năng quản trị và ý chí của cấp lãnh đạo. Tôi nghĩ, bác thử nhìn vấn đề nhiều góc độ thì sẽ hiểu và có thể tính toán được phương án nào sẽ được chọn trong giai đoạn nào, thay vì phải cắt ghép chê bai người khác. Chuyện đó sẽ không làm cho ta trở nên thông minh được

    Câu cuối tôi dùng để chấm dứt, trong bài đầu tiên của tôi về chuyện này, tôi ghi rõ là đây là dưới góc nhìn của tôi, bác có thể xem lại. Nếu bác vẫn không đồng ý thì dưới chữ ký 1 của tôi, bác đọc nhé. Miễn những kiểu cắt vài từ rồi ghép ý mình vào bác ạ. Cách nói thể hiện con người, các cụ dạy thế, bác có đồng ý không?

    Dù sao, tôi vẫn thấy học hỏi được bác nhiều, chúc bác và gia đình năm mới vui vẻ >:D:D<
    Last edited: 04/02/2022
  4. zug

    zug Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2014
    Đã được thích:
    59.293
    Chết sặc với bạn Mưa giúp giúp bạn Mây giảm kích thước ảnh =))
    Sao mấy nghìn năm nay phụ nữ vẫn cứ phức tạp và luôn luôn phức tạp hoá mọi vấn đề lên thế nhỉ? Đã hẹn ở điểm D rồi thì cứ lên xe xuất phát thẳng từ A là đến thôi, sao đang đi lại đỗ xịch ở B để tô lại môi, vén lại tóc? Xinh rồi sao không đi tiếp, lại vòng qua C để mà nhầm chân phanh thành chân ga lùa một đàn xe đạp xe máy đi bộ chạy toé khói 2 vòng quanh hồ rồi mới chịu đến điểm hẹn?

    Thế này này Mây ơi và Mưa nhé: Trong Windows có công cụ sẵn có và đơn giản là Paint, mở tấm ảnh muốn sửa bằng Paint, rồi vào đó tha hồ cắt cúp tút tát theo ý mình, xong xuôi thì save as dưới định dạng .jpg thì kích thước ảnh sẽ giảm nhiều.

    Up lên facebook cũng được vì chúng nó cũng kéo tụt chất lượng ảnh hộ mình thì kích thước lại chả giảm, nhưng nhỡ hôm nào đãng trí lại để nguyên chế độ public thì lộ hết à, nhỡ ảnh nhạy cảm thì sao :-P
  5. trangltn

    trangltn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    7.068
    Đầu xuân nhưng tôi thích cách tranh luận của các bác. Tôi cũng xin phép được góp thêm một góc nhìn.
    1. Thứ nhất, về nợ xấu: Cách nhìn, quan điểm của phương tây không khác biệt nhiều so với quy định của NHNN Việt Nam, tuy nhiên trên thực tế có thể có chênh lệch chút xíu. Cái này chắc các bác đều biết rõ, đặc biệt là những bác làm về chính sách tín dụng của NHNN, nên tôi không nói thêm. Một người thầy người Singapore trước đây dậy chúng tôi đã nói, họ và IMF, ADB,... đều có phương pháp riêng để ước lượng nợ xấu của ngành NH tại các quốc gia cho dù họ không được tiếp cận thường xuyên với các bác cáo nợ xấu của các bank. Thực tế các số liệu của họ công bố thường khá cao so với số liệu công bố của NHNN. Họ có cơ sở, căn cứ cho các thông tin, số liệu công bố của mình.
    Như vậy, trường hợp WB nếu nợ xấu của VN khoảng 7% thì đó là thông tin tốt vì nó không chênh lệch nhiều với mức chuẩn 3-5% trong điều kiện bình thường.
    2. Thông thường qua theo dõi hoạt động của ngân hàng trong nhiều năm thì khi giá bđs giảm thì nợ xấu có xu hướng gia tăng và nó sẽ tăng cao khi bđs xuống mạnh. Chắc các bác cũng có lý do của riêng mình về vấn đề này.
    Nợ xấu hiện nay các ngân hàng công bố thấp một phần do xử lý rủi ro rất mạnh cuối năm vừa qua, một phần thu được nhiều khoản nợ xấu tồn đọng lâu năm trước đó (do giá bđs tăng mạnh), và phần nữa do tăng trưởng tín dụng khá tốt trong quý 4/2021. Tuy nhiên, nếu Chính phủ kiểm soát mạnh, giá bđs quay đầu (như Trung quốc) thì cũng rất khó nói về nợ xấu tương lai sẽ thế nào. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy nếu các khoản nợ xấu mà đc gắn chặt với bđs thì tuy là xấu trc mắt nhưng sau chu kỳ 3-5 năm của bđs, vẫn có khả năng thu hồi.

    Chỉ là một đóng góp thêm, chúc các bác vui vẻ, an lành và thành công trong năm Nhâm Dần này.
    viethanoi đã loan bài này
  6. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.765
    Mình nghĩ khó giải quyết nợ xấu vì người đi vay đã không trả nổi lãi và vốn vay trong thời gian dài rồi ,các ngân hàng bán nợ xấu toàn theo kiểu được đồng nào hay đồng đó
    Năm vừa rồi các ngân hàng phải bán lấy trái phiếu đặc biệt gần 21 ngàn tỷ , số này các ngân hàng phải lấy lãi bù vào trong 5 năm
    Mỗi năm lại có phát sinh mới ,cứ vậy
  7. Autumn_Cloud

    Autumn_Cloud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2021
    Đã được thích:
    8.388
    Vậy mới đáng yêu chứ bác @zug , phụ nữ khó đoán y như món chứng khoán, vậy nên nhiều người mê, nhiều người thích và cũng nhiều người la làng om xòm.
    vuotcan1, quangmh, Songdep2010 người khác thích bài này.
  8. Do_Quyen

    Do_Quyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2020
    Đã được thích:
    127.450
    Tôi kể bác @trangltn một chuyện về "nghiệp vụ cho vay"
    Cuối thế kỉ trước, bà cụ nhà tôi (nay đã khuất núi) có làm cái nhà gạch mái bằng và cuối cùng thì còn nợ ít tiền công thợ, nợ gì thì nợ nhưng nợ công người lao động thì cụ ko thích nên cụ tìm cách ra ngân hàng xin vay tiền (sinh thời, mẹ tôi là kế toán doanh nghiệp). Cụ ra Agribank và gặp một cô nhân viên, cô ấy bảo, cháu rất muốn cho bác vay nhưng nêu lý do của bác thì hồ sơ ko thể được duyệt, nhà bác còn ai nữa ko, bà cụ khoe có con gái là tôi, thì cô nhân viên nói thế bác bảo chị ra gặp cháu. Khi tôi ra ngân hàng, cô nhân viên trông thấy tôi đi cái xe máy làng nhàng cô liền hướng dẫn cách làm hồ sơ là chị làm hồ sơ xin vay tiêu dùng, cụ thể là mua xe máy dù chị đã có xe rồi, tôi làm theo và mẹ tôi vay đủ tiền trả công thợ, cụ rất mừng và tất nhiên là lời lãi đến hạn thì chúng tôi cũng phụ mẹ trả rất đẹp.
    Túm lại là ở ta, ngân hàng cứ hoạt động thẳng cánh cò bay là cũng ko dễ, nó luôn phải có lắt léo, kể cả đến khoản vay tí hon của bà cụ nhà tôi, cho nên bank ngoại rất khó mở rộng kinh doanh ở ta vì họ ko đủ trình thẩm định tín nhiệm tín dụng của khách hàng theo cái cách rất nông nghiệp nông thôn như vậy. Cho nên bank nhà nước vẫn còn là trụ cột tín dụng cho nền kinh tế và nhu cầu dân sinh rất lâu nữa, khả năng phải vài thập niên nữa, tôi nghĩ vậy có OK ko chuyên gia bank Trang ltn???
    mrsimply52, hariboo, pndstock18 người khác thích bài này.
  9. Motngaymua2020

    Motngaymua2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2020
    Đã được thích:
    13.090
    :-P hi hi .. cảm ơn @zug đã mở mang.
    Mưa lúa công nghệ và cả chỉnh sửa hay tút ảnh và mây .. mây .. các thể loại ... Điếc đặc luôn đó @zug:))
    vuotcan1, hariboo, BiPham7 người khác thích bài này.
  10. HaiauKhongve

    HaiauKhongve Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/01/2021
    Đã được thích:
    39.537
    Tiện thể như phần đưa ra quan điểm tôi xin đóng góp thêm vài ý thế này, để tránh các sự hiểu lầm tôi dựa vào báo chính thống

    Trích dẫn:
    https://thoibaotaichinhvietnam.vn/n...hung-tinh-ca-no-xau-tiem-an-la-379-98131.html
    https://tinnhanhchungkhoan.vn/no-xau-ngan-hang-noi-lo-voi-lai-day-post289009.html
    https://www.sggp.org.vn/noi-lo-gia-tang-no-xau-786707.html

    Từ các bài trên, tôi đưa ra vài ý kiến nhỏ,

    1. Con số nợ xấu hiện tại là bao nhiêu?
    - Con số chính thức hiện tại chưa có công bố và sẽ không thể chính xác do chuyện giãn hoãn, theo ước tính thì khoảng 1,9% và nếu tổng cộng cả giãn hoãn (thực tế) thì NHNN ước tính là 8,2%
    "Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nếu tính đầy đủ cả con số nợ có thể cũng trở thành nợ xấu nếu không thực hiện giãn, hoãn nợ để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng ảnh hưởng bởi Covid-19 (theo các thông tư 01, 03, 14) thì tỷ lệ nợ xấu thậm chí có thể lên đến 8,2%." (link 1)
    - Mức trích lập dự phòng nợ xấu hiện tại là theo con số nợ xấu thể hiện theo số liệu hiện tại, không phải con số tổng thực tế

    2. Liệu các NH có thể thu đươc đủ nợ xấu không? Hoặc nôm na thì chuyện BIDV có phải là cá biệt không?
    - Không cá biệt, theo link 2 thì không thiếu

    "Theo website của Vietcombank, chi nhánh Tân Bình Dương vừa công bố bán khoản nợ của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Thương mại Dịch vụ Tuấn Ngọc, chuyên sản xuất túi xốp, thương mại hạt nhựa, với giá khởi điểm 21,4 tỷ đồng. Được biết, nợ gốc là 18,6 tỷ đồng, nợ lãi trong hạn xấp xỉ 1,3 tỷ đồng, lãi phạt quá hạn gần 418 triệu đồng, các khoản lãi và lãi phạt dự kiến phát sinh từ ngày 12/10/2021 cho đến khi công ty này hoàn tất các nghĩa vụ tại Vietcombank theo các hợp đồng tín dụng đã ký là 1,07 tỷ đồng." => bán được thì vừa đủ nợ
    "Tương tự, Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội đăng thông tin bán đấu giá tài sản là toàn bộ khoản nợ của Công ty cổ phần Hà Châu OSC. Khoản nợ tính đến ngày 31/10/2021 có giá trị gần 67 tỷ đồng, trong đó, dư nợ gốc là 29,6 tỷ đồng, lãi trong hạn và lãi quá hạn là 37,1 tỷ đồng, giá khởi điểm bán đấu giá là 41,1 tỷ đồng." => bán theo giá NH chấp nhận thì NH lỗ 20 tỷ
    .........
    - Nhấn mạnh là các bài báo đều đưa ra vào khoảng tháng 1/2022, với giá BDS ở mức hiện tại, nếu giá BDS giảm hơn thì các mức lỗ sẽ gia tăng hoặc không thu được nợ vì tài sản bảo đảm là BDS

    "Một lãnh đạo cao cấp của Vietcombank cho biết, nợ xấu toàn ngành tăng có mức độ phân hóa rõ rệt giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, với bất động sản là tài sản bảo đảm chính cho phần lớn các khoản vay hiện đang tăng giá mạnh, hoạt động thu hồi nợ xấu dễ dàng hơn so với giai đoạn trước." (link 2)

    - Và nếu đọc kỹ thì chúng ta cũng thấy tỷ lệ nợ xấu của 2021 tăng hơn 2020, trong khi quá trình giãn hoãn là cho thời gian trước không phải cho nợ xấu phát sinh sau này

    3. Các khả năng của NH và NHNN là gì?
    - Chúng ta sẽ thừa nhận là lợi ích của 2 bên không giống nhau, 1 bên sẽ tập trung vào lợi nhuận còn bên kia thì tập trung vào cân đối

    a. Về phía NH thì không cần bàn, 1. tăng vốn để tỷ lệ % số nợ giảm, chốt rằng nó giảm về tỷ lệ chứ không giảm con số thực được; 2. Quyết liệt bán đấu giá nợ xấu, ai làm NH chắc đều công nhận Q3-Q4/2021 chỉ lo đi đòi nợ và bán nợ; 3. Tích cực trích lập dự phòng để chờ cú xóc khi kết thúc giãn hoãn; 4. Hy vọng giá TSBD tăng lại để nợ xấu thành nợ đẹp

    b. Về phía NHNN thì sao? Cái này thì tôi không dám bàn ở đây vì phía sau NHNN là CP, bàn về những gì CP sẽ làm thì tôi không đủ trình :))

    4. Ảnh hưởng của BDS đối với NH?
    - Chị em song sinh, do TSBD ở VN là BDS (nêu phía trên) nên nếu nguồn tiền ra khỏi NH cần 1 trong 2 phương án, 1. Nhiều BDS để thế chấp; 2. Giá BDS cao để vay được nhiều hơn. Do BDS không sinh ra thêm nên chúng ta dễ hiểu phương án nào tốt cho NH và BDS

    - Tình trạng trên sẽ giảm dần nếu cho vay bằng tín chấp, tương tự như cho vay các Startup bây giờ

    Kết luận: Tôi không đưa ra điều gì hết vì có thể sẽ có bác không đồng ý, chuyện trên đảo không ai đi dép thì người nói xấu vì không ai đi dép nên không thể bán dép, người nói bán dép tốt vì có ai có đâu nhưng lưu ý là không ai đi dép là chuyện thực tế

    Kết luận của chuyện này là trong link 3, theo phần ý kiến của NHNN và các chuyên gia,

    Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN: Kiểm soát chặt vốn chảy vào lĩnh vực rủi ro

    Dịch bệnh kéo dài khiến doanh nghiệp, khách hàng gặp khó khăn, vòng quay vốn chậm, dòng tiền đứt gãy, doanh thu giảm. Điều này dẫn đến việc mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, gia tăng rủi ro về thu hồi nợ... Năm nay, những tác động của dịch bệnh đến ngành ngân hàng sẽ mạnh hơn do có độ trễ. Do đó, NHNN sẽ đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để kiểm soát và xử lý nợ xấu, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh. Đồng thời, sẽ tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, để duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn dưới 3%.

    Theo đó, về tín dụng cho vay đối với lĩnh vực chứng khoán, bất động sản và những doanh nghiệp phát hành trái phiếu có biểu hiện không lành mạnh, sẽ không được tập trung vốn, tăng cường kiểm soát chặt chẽ. Tín dụng cho nhà ở xã hội, nhu cầu nhà ở thực của người dân sẽ được ngân hàng ưu tiên vốn.

    * Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng: Cần sớm luật hóa xử lý nợ xấu

    Dịch Covid-19 khiến tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu tăng cao trở lại. Trong khi đó, Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội hết hiệu lực chỉ trong vài tháng nữa, khiến áp lực xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng trong thời gian tới là rất lớn. Vì vậy, việc luật hóa xử lý nợ xấu sẽ làm tăng hiệu lực, hiệu quả của công tác thể chế.

    Do đó, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề nghị NHNN báo cáo Chính phủ sớm tổng kết Nghị quyết 42, trên cơ sở đó đề xuất, trình Quốc hội cho kéo dài hiệu lực Nghị quyết 42/2017 hoặc ban hành Luật Xử lý nợ xấu để có thêm các công cụ hữu hiệu trong việc xử lý nợ xấu. Việc luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu là rất cần thiết, khi đó lĩnh vực xử lý nợ xấu sẽ có văn bản luật riêng để điều chỉnh, có giá trị pháp lý cao hơn, giúp cho ngành ngân hàng và các cơ quan nhà nước liên quan phối hợp xử lý nợ xấu hiệu quả hơn.

    * TS Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ quốc gia: Các gói hỗ trợ nên ưu tiên cho người lao động

    Năm 2021 do dịch bệnh tàn phá nên tăng trưởng kinh tế thấp kỷ lục. Trong bối cảnh đó, NHNN đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu của mình là kiểm soát lạm phát ở mức thấp, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Mặc dù dịch Covid-19 khiến nợ xấu có xu hướng tăng mạnh, song tất cả các ngân hàng đều có thanh khoản tốt. Nhiều ngân hàng còn phải giảm lãi vay hỗ trợ doanh nghiệp từ nguồn lợi nhuận của mình. Nhiều người cho rằng, các ngân hàng lãi lớn, việc hỗ trợ doanh nghiệp là đương nhiên. Tuy nhiên, thực tế lợi nhuận ngân hàng năm 2021 là lợi nhuận “ảo”.

    Nếu thời gian tới, NHNN dừng chính sách giãn hoãn, cơ cấu nợ, hàng loạt khoản vay biến thành nợ xấu, buộc mạnh tay trích lập dự phòng, khi đó lợi nhuận ngân hàng có thể sẽ giảm mạnh. Do đó, năm 2022, NHNN cần tập trung hoàn thiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thị trường hơn. Đồng thời, phải giảm dần các gói giãn, hoãn và yêu cầu các ngân hàng tăng trích lập dự phòng, nhận diện nợ xấu. Các gói hỗ trợ trực tiếp thời gian tới chỉ nên ưu tiên hỗ trợ cho người lao động. Riêng với doanh nghiệp, ngoài gói hỗ trợ lãi suất, cần có nguồn lực tài chính trực tiếp từ ngân sách để bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay chứ không chỉ chăm chăm vào ngành ngân hàng.


    PS1: nhưng nên thận trọng cân nhắc vì cách giải quyết tầm vĩ mô thì chỉ có 2 nhé, trong bài trước tôi có nêu. Tôi tin là bất kỳ cấp LĐ nào cũng sẽ cân nhắc tất cả mọi phương án và tùy thời điểm sẽ hoán đổi chính sách để phù hợp với tình hình thực tế thời điểm quyết định.

    Vì chả hiểu sao trên thực tế thì quyết sách giới hạn tín dụng vào BDS và CK thì có mấy lần rồi, nhưng hài hước là sau đó thì cả 2 đều tăng, nếu vui nữa thì tôi nhớ tháng 8/2021, VNI 1.36x có bác gì to to bảo là ảo phải giảm 10%, cuối năm thì hóa ra gần 1500, bây giờ thì lại thấy nói cuối 2022 là 1.600-1.700. Vậy các bác đoán vui cuối năm 2022 sẽ là bao nhiêu và con số đó ảo hay không? :))
    Last edited: 04/02/2022
    ngocktxd2003, quangmh, VNM_HN213 người khác thích bài này.
    vietthaivp83viethanoi đã loan bài này

Chia sẻ trang này