Tản mạn về CPI và TTCK ( 29 )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 10/02/2022.

4967 người đang online, trong đó có 449 thành viên. 11:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 1162725 lượt đọc và 5279 bài trả lời
  1. trangltn

    trangltn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    7.068
    Em chém trên quan điểm cá nhân nhé. Các bác nhận định thêm cho đa chiều, sâu sắc:
    Tuần tới Nga mới diễn tập vũ khí hạt nhân. Có lẽ cả Châu âu và Mỹ sẽ đẩy Balan và 3 nước bantic vào vòng xoáy mới tìm cách đánh chặn. Khả năng sẽ lên cao trào, quyết định Uk có đc gia nhập Nato hay ko?. Nato giữ thân còn chả xong. Nước Anh to mồm mà ruột chả có vẹo gì. Mỹ mà khai chiến thì xong đời Mỹ. Trung quốc sẽ hưởng lợi cực nhiều như Mỹ từng đc hưởng trước đây nhưng ở vị thế cao hơn nhiều do Trung Quốc đang ở vị thế rất giàu và mạnh. Nga thì sống chết cũng phải phá thế kìm kẹp bị đặt hệ thống tên lửa và đánh chặn bao quanh như người bị trói chặt chân tay, ko có đường lùi.
    Châu Phi và Mỹ La tinh cũng đc hưởng lợi nếu chiến tranh xảy ra và lan rộng. Mỹ sẽ mất vị thế dẫn đầu ngay khi quyết định khai chiến.

    VN mình chỉ cần ngồi im, ổn định trong nước sẽ được hưởng lợi, ai thắng cũng đc. VN cần rât khẩn trương xây dựng trung tâm tài chính Quốc tế (hình như đã có KH là 6 tỷ đô) thay thế Hongkong và London là ấm roài. Chúng ta có thể bị TQ lấn át một chút nhưng không để xảy tham dự vào chiến tranh thì sẽ phát triển rất nhanh.
    Anh em không cần lo về chiến tranh nữa
    tiedoVuthanhnguyen đã loan bài này
  2. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.555
    Đã qua 10 ngày , ngày giỗ Huyền Trân công chúa . ( Mồng 9 tháng Giêng hàng năm )
    Cuối tuần , sinh hoạt văn nghệ , tôi post tặng Ace nhà TM bài viết đã khá lâu , sau chuyến tôi đưa người anh ( nhạc sỹ Vũ Thanh ) đi tìm dấu vết theo chuyến đi - Từ Thăng Long đi Champa , Đại Việt đưa dâu . Và chuyến về - Từ Đồ Bàn Bình Định về lại Thăng Long - của Công chúa cùng tướng Trần khắc Chung và đoàn tuỳ tùng ...
    Bài viết Thay cho một nén tâm nhang gửi đến Công Chúa mà tôi rất yêu mến và trân trọng công đức .@};-@};-@};-@};-@};-
    **********

    Theo bước Huyền Trân

    Xuân thì, xanh mộng chốn lầu son
    Một vóc ngà thơm, thân Quế non
    Một hồn trong trắng vô tư lự
    Đã biết đâu mà nợ nước non.
    .
    Duyên ước phụ hòang trót lỡ tuyên
    Đã đành công chúa, cũng thuyền quyên
    Bến trong bến đục âu đành vậy
    Một mảnh sơn hà đổi chữ duyên
    .
    ( Rời Thăng Long – Tôi theo bước Huyền Trân …)

    Thăng Long bịn rịn sớm mờ sương
    Từ nay đất khách một thân nương
    Hòang cung tráng lệ đìu hiu lạnh
    Nhung gấm huy hòang nhạt tình Thương
    .
    ( Tôi qua Nam Định , Ninh Bình ..)

    Con đường thiên lý xuôi về đâu
    Rừng núi đìu hiu mấy dáng sầu
    Đèo cao Tam Điệp tìm đâu thấy
    Hình bóng Ba Vì khuất chìm sâu

    . ( Vẫy tay tạm biệt với ngọn Ba Vì . Tôi theo công chúa vượt vùng Thanh Nghệ Tĩnh …)

    Đàn sếu sang sông buông tiếng sầu
    Sông Mã thét gầm nhắc niềm đau
    Việt Chăm mấy thuở chinh chiến lọan
    Đi, để thanh bình mãi về sau
    .
    Phận gái đâu bì chí nam nhi
    Tòng phu tòng phụ phải ra đi
    Bạc phơ mái tóc mây Hồng Lĩnh
    Giả vui, nuốt lệ tiếc xuân thì


    . ( Vượt đèo Ngang , công chúa vào Quảng Bình , Quảng Trị … ắt cũng rung động như tôi bây giờ trước những giọng hò nằng nặng... nghĩa tình đeo đai …)

    Bình nguyên luyến tiếc bước chân qua
    Hòanh Sơn lưu giữ dấu chân ngà
    Hò khoan nghèn nghẹn trong câu hát
    Nước mắt dân lành Nhật Lệ sa

    . ( Đèo Hải Vân , cho cảm giác kết thúc vùng đất mới của quê hương Ô Lý … Ở đây nói lời tạm biệt hay vĩnh biệt được chưa ? Hỡi quê hương Đại Việt ???)

    Bóng chiều nhuộm úa mấy đồi nương
    Biên giới là đây hỡi quê hương
    Hải Vân ngỏanh lại chùng chân bước
    Lệ ứa che mờ mấy khói sương

    . ( Vào Quảng Nam đất nặng nghĩa tình, chưa mưa đã thấm … Qua Quảng Ngãi cảnh trí nên thơ , cuộc sống cơ cực mà thơ mộng …)

    Cổ Lũy Cô Thôn xanh bóng dừa
    Sáo diều vi vút gọi ngày xưa
    Ngày xưa nhung gấm nàng công chúa
    Thơ mộng ngày xưa thương mấy vừa

    . ( Gần đến kinh đô Đồ Bàn . Từ Sa Huỳnh về Qui Nhơn … Một bên dừa lúa bạt ngàn , một bên nước biển xanh đến lạ . Màu xanh hy vọng và huy hoàng, để an ủi và gieo niềm tin cho công chúa chăng? rằng, nàng đã trọn vẹn sứ mệnh với nước với non ...)

    Sóng biếc Sa Hùynh ngàn ngút xa
    Từ đây bình lặng hết can qua
    Chữ tòng tự dặn lòng chung thủy
    Ấm êm bờ cõi nước non nhà


    ( Sứ mệnh dù đã trọn . Nhưng sao lòng vẫn cứ thấy ngậm ngùi … Thuở đầu lạ lẫm với đất mới , ắt công chúa đã như vậy … )

    Đồ Bàn thành lũy hóa khuê trung
    Khóa một hồng nhan chốn muôn trùng
    Đại Việt nước ơi hay chăng nhẽ
    Có người con lẻ trọn niềm trung
    .
    Non nước ngàn thu có nhớ không
    Vì ai thân Quế phải long đong
    Vì ai ngọc trắng vùi đất lạ
    Son phấn lạt phai mảnh má hồng.

    ***************************************

    Đi qua các nẻo đường của quê hương . Từ Thăng Long về đến Bình Định. Đâu đâu tôi cũng thấy như còn in gót hài của Huyền Trân công chúa. Một lần nọ ra đi, tôi theo dấu chân của người và nhận ra ngàn ngàn tâm sự.

    Nàng vốn trắng trong hồn thơ mộng. Đi, là đi theo lệnh phụ hòang, và đi cho trọn chữ hiếu, chữ tòng tự nghìn xưa. Đi rồi, mới nhận ra cái nghĩa cử vị đại nghiệp, vị non sông.

    Trên đường thiên lý, tôi được nghe những lời kể từ dân chúng, tôi được nghe những câu ca dao, những bài dân ca viết về Huyền Trân rất đậm đà và trìu mến. Dân ta, nhất là dân thuộc dãi đất miền Trung, rất yêu mến và nặng ơn nghĩa với nàng. Nhưng cũng còn nhiều thêu dệt oan khiên trong dân chúng, do chính sử thiếu dữ kiện…
    .

    Về Thăng Long, tôi như nhìn thấy nàng từ biệt kinh thành một sớm mờ sương. Bịn rịn với người thương và cảnh cũ… Thân gái rồi đây sẽ dặm trường. Chưa đi đã cảm nhận và lo sợ sự lạnh lẽo đìu hiu của nơi đến. Đọan đường sắp tới là cõi phúc hay là nẻo đọan trường đầy sầu tư và mong nhớ ?

    Vượt sông Đáy, qua đất Ninh Bình, đứng trên đèo Tam Điệp, thế mà đã như xa lắm rồi cái cảnh cũ ngày thơ. Tìm xem về phía xa mờ. Có còn nữa bóng Ba Vì xanh thẳm ?

    Qua Thanh Hóa nghe tiếng sóng thét gầm, mới biết mình đi để trả nợ nước non. Cho chiến chinh thôi hết lan tràn . Cho xương máu thôi rơi. Cho sông Mã thôi thét gầm uất hận.

    Qua Hà Tĩnh. Dừng ngắm chín mươi chín ngọn phủ mây mờ . Hồng Lĩnh mây tóc bạc phơ phơ, mới sực thương thân phận trẻ. Về xứ lạ sẽ trọn duyên mong ước hay sẽ tan nát cõi xuân thì ? Sứ giả, tùy tùng có biết đâu lệ đã được nuốt vào trong, cho mặt mày rạng rỡ bước vu qui, sau mảnh má hồng cố giấu nét sầu bi mà vui gượng ?

    Bình nguyên phù sa sông Cả luyến tiếc vì không giữ được chân nàng. Hòanh Sơn những tưởng dang cánh tay về đông là ngăn được, không cho nàng về xứ lạ. Ngăn không được. Thôi đành giữ lấy những dấu hài để ngàn năm sau nhắc nhớ …

    Vùng Quảng Bình tự ngàn xưa vẫn vang vang điệu hò khoan Lệ Thủy. Kéo chài, tát nước, gì gì cũng hò khoan cho sức thêm tươi. Chân nàng qua, dân vụt tắt tiếng cười. Giọng nghèn nghẹn những câu hò đưa tiễn . Về lại chăng ? Hay sẽ là vĩnh viễn ? Những lệ trào trên sóng Nhật Lệ Giang.

    Qua Quảng Trị, vào Thừa Thiên. Đây là mảnh đất vùng biên Chăm-Việt. Địa đầu của Châu Ô châu Lý . Ở cái ranh giới quá rõ ràng từ mảnh đất mới sính dâng. Vượt một tí sẽ đi vào miền đất khách. Sứ giả, tùy tùng thôi cũng mặc !. Giấu nữa sao được? Nhưng mà giấu để mà chi ? Mặc cho giòng lệ người đi tuôn tràn. Thôi thì thôi nhé giang san. Hồn ta lịm chết can tràng quặn đau. Người thân, thôi vĩnh biệt nhau. Biết còn có một kiếp sau sum vầy ?

    … Sau cơn quặn thắt, người muốn hay không muốn cũng phải về với thực tại. Chân bước vào vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi, lòng bỗng thấy nguôi ngoai như bước trên vùng quê hương quen thuộc. Cảnh trí non sông và đời sống dân Chăm cũng hiền hòa thân ái như chốn quê nhà. Cổ Lũy Cô Thôn cũng bóng tre, bóng dừa xanh mát. Lúa mượt mà thơm ngát vị quê hương. Cũng sáo diều hiu hắt gợi niềm thương. Cũng mái tranh khói vương chiều kỷ niệm. Cũng hình ảnh trâu cày trong hòai niệm. Cũng chợ chiều nắng lịm buổi hòang hôn. Cũng gập gềnh đường đất về xóm thôn. Cũng ngai ngái phân chuồng ven lối nhỏ. Cũng trẻ thơ nô đùa nơi đầu ngõ. Cũng trâu về giục mõ tiếng râm ran… Cũng thôn nữ bên bến nước bi bô. Cũng trai làng hiền khô theo bỡn cợt … Hình ảnh ấy một lần thôi, bất chợt. Cũng rưng rưng, rưng rức bóng quê nhà.
    .
    Về Đồ Bàn là người đã hòan thành những bước đi sứ mệnh. Dân chúng hai miền sẽ được hát khúc âu ca. Đại Việt sẽ thanh bình một thuở để chuẩn bị cho công cuộc phát triển về lâu dài. Có biết đâu riêng một người con lẻ, trong hòang cung buồn tẻ tuổi xuân thì.
    *********
    VTN
    magnolia14, viethanoi, Formulae1 người khác đã loan bài này.
  3. trangltn

    trangltn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    7.068
    Thơ hay. Thêm một kiến thức mới.
    Thank bác.
    Anhduytsn, kiddy84, mabuvoyeu3 người khác thích bài này.
  4. dophi91

    dophi91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2020
    Đã được thích:
    7.588
    Đồng quan điểm cụ. VN thương mại với Nga và Ukr... rất ít nên CT cũng không ảnh hưởng tới kinh tế VN, thậm chí có khi còn hưởng lợi với vị thế một nước sx, xuất khẩu. Nhưng chỉ sợ nếu CT xảy ra thì thằng Tàu cũng dậu đổ bìm leo mà thu phục Đài Loan thì biển Đông lại căng hơn
    Anhduytsn, pndstock, mabuvoyeu8 người khác thích bài này.
  5. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.555
    Về Huyền Trân công chúa , nhiều mẫu chuyện hay , nhiều chứng tích mà chúng tôi trãi nghiệm và ghi lại - mà sử liệu , google hay Wiki không đề cập hết - Rất hay ! Có dịp , tôi sẽ kể thêm ! ( Kể về những điều không có trong bất kỳ tư liệu nào ... Chúng chỉ sót lại tại từng điểm , nơi công chúa đi qua , dừng lại , sinh sống ... ).
    Nếu các nhà nghiên cứu không sớm sưu tầm và lưu giữ , chúng sẽ bị vùi lấp vĩnh viễn ...
    HANCHE, kiddy84, magnolia1415 người khác thích bài này.
  6. trangltn

    trangltn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    7.068
    Có những câu rất ý nghĩa. Tôi rất tâm đắc câu: Một hồn trong trắng vô tư lự. Đã biết đâu mà nợ nước non. Khi nuôi con mới hiểu đc điều này. Đúng là chúng có biết gì đâu, có cần gì nước non đất đai đâu. Bố mẹ chúng cần thôi. Vậy mà bị đem ra đánh đổi. Tôi chắc không tàn nhẫn được như vậy. Có lẽ vua chúa ngày xưa nhiều con quá nên không xem trọng, ít tiếp xúc con cái nên không hiểu chứng nghĩ gì, cần gì. Họ sẵn sàng đánh đổi tất cả để giữ được chức vụ, quyền uy. Đọc cái này tôi lại thấy khâm phục tấm lòng của chị Dậu. Cũng là bán con nhưng là để con có được miếng cơm nhà chủ, để con khỏi bị chết đói, bán đi để cho con được sống.
    Còn vua chúa, đẩy con vào chỗ mịt mùng, làm con tin, như cho đi tù.
    Thế mới thấy quyền lực, địa vị nó quan trọng như thế nào.
    Anhduytsn, pndstock, hakillua9 người khác thích bài này.
  7. trangltn

    trangltn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    7.068
  8. vongai

    vongai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    1.601
    Lâu lắm rồi mới thấy bài thơ hay,
    Từ ngày phong trào thơ mới với Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ và Nguyễn Bính,.. đi qua, nền thi ca nước nhà (theo ý kiến cá nhân của em) đã đi vào trend lao dốc và hiện vẫn đang miệt mài mò đáy.
    Bao giờ mới sản sinh được các tác phẩm thơ gối đầu giường, với lời thơ luôn ngân nga trong lòng như xưa,..
  9. UTy1208

    UTy1208 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2021
    Đã được thích:
    761
    Em chào giáo sư! Đầu xuân năm mới chúc bác thật nhiều sức khoẻ! Em xin ý kiến của bác về cổ phiếu CTG nhịp này có còn giữ được không bác! Khả năng về được 4x không ạ! Em xin trận trọng cảm bác!
    Anhduytsn, hainq470mabuvoyeu thích bài này.
  10. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.555
    @trangltn bình luận chung như thế cũng ok .
    Nhưng , trường hợp của Thái thượng hoàng Trần nhân Tông , thì lại quá khe khắt rồi !!!
    Vua Trần nhân Tông của cta , một minh quân , một anh quân , sau chiến tích 3 lần thắng Nguyên Mông - Thực ra lần đầu thì công của vua Trần thái Tông và Trần thủ Độ ... 2 lần sau là Trần nhân tông và Trần hưng Đạo - Ông trao ngôi cho con , đi bang giao phương Nam ( Lý do rất chiến lược : Yên Nam để vững Bắc ... Các cuộc tiến công của Nguyên Mông từng có việc đi đường thuỷ vào Chiêm Thành , rồi phối hợp hai mũi tiến công Đại Việt ... Nếu không yên vững phương Nam , thì mặt Bắc sẽ khó lường ... ).
    9 tháng ở Chiêm , Thượng hoàng thực sự cảm nhận hùng tài và nhân cách của vua Chiêm : Chế Mân . Chuyện hôn nhân giữa các QG là bình thường, phổ biến ... Nên mến tài đức thì hứa gả con cũng là chuyện thông thường thuở xưa .
    ( Lưu ý là , lúc hứa gả , Nhân Tông không hề nghĩ đến việc đổi châu Ô châu Lý . Việc ấy , sau mấy năm , nhiều lần sứ giả đi lại cầu hôn , Vua con Anh Tông thương và lưu luyến em gái không nỡ gả , nên trù trừ nhiều lần ... Triều đình bàn quốc sự nhiều lần ... Rồi Chế Mân hứa ban giao bằng việc hiến đất Ô Lý , thì không thể khác , nên Anh Tông mới chịu tiễn gả em gái dấu yêu của mình ).
    *****
    Hi hi ... Dân Đại Việt yêu mến công chúa , mà lại cảm giác rằng Champa là QG mọi rợ ... Nên cảm xúc mà cho là Thân cây Quế thơm mà để cho thằng Mường thằng Mán nó leo ... Chứ thực ra , Chiêm Thành bấy giờ khá văn minh ... Mà Chế Mân lại là một trong những Vua giỏi của lịch sử Champa đấy ạ ! Theo tài liệu ít ỏi sót lại , công chúa của chúng ta , tuy chỉ là thứ phi , và chỉ mấy năm nơi đất khách , nhưng gieo rắt nhiều ân đức và niềm tin yêu ngưỡng vọng của dân Chiêm . ( Hoàng hậu Chăm - người gốc Indo - thì rất lu mờ ...) . Vậy Chế Mân và Huyền Trân xứng đáng là đôi uyên ương ... Và thái thượng hoàng Nhân Tông đã trong sáng trong cuộc hứa gả , chứ không phải một toan tính đổi chác chi đâu nờ !!!
    Last edited: 19/02/2022
    deanlee090, Ntkn238, HANCHE29 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này