Tản mạn về CPI và TTCK (31)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 13/05/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3619 người đang online, trong đó có 234 thành viên. 00:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 692164 lượt đọc và 3200 bài trả lời
  1. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.321
    Đúng rồi Bác!
    --- Gộp bài viết, 28/05/2022, Bài cũ: 28/05/2022 ---
    Đúng rồi Bác! các anh lái là trùm PTKT, ai chơi theo PTKT thì họ có cách bẫy nhỏ lẻ theo kiểu PTKT Bác ạ.
    Last edited: 28/05/2022
    pndstock, HANCHE, BiPham7 người khác thích bài này.
  2. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.321
    Đúng quá Bác ạ! Nhớ thời VNINDEX tạo đáy nếu UBCK mà không cho hạ biên độ xuống còn 1%/phiên thì chắc là VNINDEX xuống còn vài chục điểm cũng có thể đúng không Bác?
    Last edited: 28/05/2022
  3. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.450
    Cuối tuần thư giãn .
    Tặng ACE nhà TM , bài thơ tôi viết đã lâu ... Tâm sự một cô gái rời quê . Kiếm sống nơi phồn hoa đô hội ...
    Một lần về lại chốn cũ ...@};-@};-@};-@};-%%-%%-(~~)(~~):bz:bz
    .
    Người về .
    .
    Ơi à theo tiếng võng đưa
    Chim kêu ngõ trúc cho vừa nhớ thương
    Cằn khô vạt đất cuối vườn
    Cỏ hoang xóa dấu con đường năm xưa
    Người về
    đối cảnh ngẩn ngơ
    Chín năm , gối mỏi , bâng quơ chuyến về .
    Ngày đi
    giấu một giấc mơ
    Mông lung bến đỗ đâu ngờ tương lai
    Phồn hoa nén tiếng thở dài
    Đem son phấn xóa cho phai cuộc tình
    Ngậm ngùi với chữ băng trinh
    Xót xa hương úa đóa Quỳnh tàn đêm
    . ***
    Người về chu chỉnh áo xiêm
    Cười chua một nụ bên thềm,
    rồi đi …

    -VTN-
    ChuBeChanTrau đã loan bài này
  4. hariboo

    hariboo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    2.051

    Ôi, bác phát hiện đúng rồi. Cảm ơn bác @hoangmaick . Xin lôi bác @gadabong va mọi người , bác Ga hỏi một em tôi lai phản hồi nhầm sang em khác.
    He he ,Nhưng có cái chung với bác Gadabong llà câch đánh giá DN và xu hương tham gia ck khi chon dn.
  5. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.321
    Nhớ thời khủng hoảng các anh đại gia đem cả chú chó ngao tạng đi cầm cố, theo quen chủ cũ ở phòng máy lạnh không biết mấy chú ngao tạng đó sau này phải sống thế nào?

    SHB siết nợ bất động sản, xe sang sau vụ ông Đỗ Thành Nhân bị bắt


    Quyết định thu hồi nợ trước hạn của SHB đối với CTCP Xuất nhập khẩu Louis Rice diễn ra ngay sau khi ông Đỗ Thành Nhân và bà Trịnh Thị Thúy Linh bị bắt vì hành thao túng chứng khoán trước đó.SHB sẽ tiến hành thu giữ toàn bộ 10 tài sản đảm bảo của CTCP Xuất nhập khẩu Louis Rice bao gồm: 2 xe ôtô 7 chỗ hiệu Ford Everest, 1 xe ôtô 5 chỗ hiệu RAM 1.500, 1 xe ô tô 4 chỗ nhãn hiệu Porsche 911 Targa 4S, 1 xe ôtô 4 chỗ Maybach nhãn hiệu Mercedes-Benz.

    [​IMG]
    Theo ZingThứ sáu, 27/5/2022, 20:47 (GMT+7)
    Last edited: 28/05/2022
  6. gadabong

    gadabong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2021
    Đã được thích:
    25.043
    Hihi, nó cũng góp vốn chung với điện gia lai vào các nhà máy điện gió và geg nắm trên 60% con của em.
    Lãnh đạo tiếp tục thực hiện phương án chia gần hết lợi nhuận.
    Mà họ bỏ tiền ra để tăng vốn thì cũng muốn thu lại nhanh lắm.
    Qua e lấy hết cổ tức mã khác mua mã này rồi và mong nó giảm tiếp để tích tiếp, an toàn và đảm bảo lãi gấp 1,5-2 lần gửi ngân hàng.
    Phuongvihe, pndstock, Ctlv8 người khác thích bài này.
  7. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.780
    THM chưa chốt thòi gian trả tiền cho người mua trái phiếu , làm sao có đủ , làm xiếc mà , chia nhau một phần rồi , bây giơ lo đòi lại chắc chỉ còn chó cảnh ,cây cảnh thôi
    Mình có nghe 1 sếp lớn 1 ngân hàng nói có đại gia cứ vay ngân hàng là ngắt ra 5% đút túi riêng , sau đó muốn làm gì thì làm
    Hỏng nói rõ hơn được đâu
  8. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.321
    Nâng hạng tín nhiệm tạo hiệu ứng lan tỏa cho nền kinh tế
    4 giờ trước

    Việc nâng hạng tín nhiệm có ý nghĩa hết sức tích cực, tạo hiệu ứng lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời, gia tăng niềm tin đối với các nhà đầu tư quốc tế, giúp đẩy mạnh thu hút nguồn đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam.

    * S&P nâng xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam lên mức BB+

    * Việt Nam được đánh giá xếp hạng tín nhiệm ở triển vọng Tích cực
    https://image.*********.vn/2022/05/...ng-lan-toa-cho-nen-kinh-te_20220528081055.png
    Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính)

    Đây là ý kiến của ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) xung quanh việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (S&P) nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng "Ổn định".

    Nâng hạng tín nhiệm trong bối cảnh khó khăn có nhiều ý nghĩa

    Cục trưởng Trương Hùng Long cho biết, S&P nâng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam năm 2022 dựa trên cơ sở nền kinh tế đang trên đà phục hồi vững chắc trong bối cảnh Chính phủ gỡ bỏ các hạn chế di chuyển trong nước và xuyên biên giới. Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ, vị thế đối ngoại vững vàng và thu hút dòng vốn FDI bất chấp sự gián đoạn của đại dịch là những điểm sáng trong hồ sơ tín dụng của nước ta.

    S&P đánh giá cao tỷ lệ tiêm chủng được cải thiện ấn tượng và bước chuyển linh hoạt trong chính sách kiểm soát COVID-19. Dư địa chính sách tài khóa vẫn dồi dào trong bối cảnh nợ công giảm mạnh cho phép nền kinh tế ứng phó với rủi ro vĩ mô. Bên cạnh đó, sự cải thiện rõ rệt về quy trình, thủ tục hành chính của Chính phủ, đặc biệt liên quan đến chất lượng quản trị các khoản nợ được bảo lãnh, là yếu tố quan trọng khiến S&P quyết định nâng hạng của Việt Nam.

    Ông Trương Hùng Long cho biết, trong bối cảnh hiện nay, việc thăng hạng có ý nghĩa với Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp và tác động sâu sắc từ đại dịch dẫn đến 30 lượt hạ bậc tín nhiệm trên thế giới, Việt Nam là một trong hai quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương được nâng bậc tín nhiệm kể từ đầu năm đến nay.

    Nhìn lại, lần gần nhất S&P nâng hạng cho Việt Nam lên BB là tháng 4/2019. Như vậy, sau 4 năm S&P tiếp tục có quyết định nâng hạng cho Việt Nam. Điều này thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế về các nỗ lực chỉ đạo, điều hành của Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam để ổn định và phục hồi kinh tế vĩ mô, củng cố nền tảng chính trị - xã hội. Việc nâng hạng tín nhiệm có ý nghĩa hết sức tích cực, tạo hiệu ứng lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế.

    Đối với Chính phủ, trong bối cảnh cần huy động các nguồn lực cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, việc nâng hạng góp phần giúp Chính phủ mở mang các kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển với chi phí hợp lý.

    Đối với doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại góp phần đa dạng hóa nguồn tài chính, cải thiện chi phí huy động vốn nước ngoài.

    Đối với quốc gia, góp phần nâng cao uy tín của quốc gia, mặt khác gia tăng niềm tin đối với các nhà đầu tư quốc tế, giúp đẩy mạnh thu hút nguồn đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam.

    Hướng tới mức "Đầu tư" – còn nhiều việc phải làm

    Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng việc nâng hạng tín nhiệm quốc gia. Thực hiện mục tiêu tổng quát của Đảng và Nhà nước về việc nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam, góp phần giảm chi phí huy động vốn và giảm mức rủi ro tín dụng quốc gia, Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia đã đặt mục tiêu đưa hệ số tín nhiệm của nước ta lên mức Đầu tư tới năm 2030.

    Thang bậc tín nhiệm của Việt Nam theo xếp hạng của Moody’s, S&P và Fitch
    Ông Trương Hùng Long cho rằng, theo đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, hai trụ cột Việt Nam cần cải thiện là về quản trị, cụ thể là cải thiện chất lượng thể chế, quản trị, công khai minh bạch dữ liệu và thứ hai là về khả năng chống chọi đối với các sự kiện bên ngoài.

    Về quản trị, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện các chỉ số quản trị đã được công bố toàn cầu, nâng cao các tiêu chuẩn công bố dữ liệu và cải thiện chất lượng và tính kịp thời của dữ liệu cũng như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Trên thực tế, đây là các định hướng, nhiệm vụ Chính phủ đã chỉ đạo sát sao để các bộ, ngành, cơ quan có liên quan cùng thực hiện.

    Ngoài ra Việt Nam cần cải thiện khả năng chống chọi với các rủi ro bên ngoài. Cần cải thiện hơn nữa các vấn đề mang tính cơ cấu ở khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước để đảm bảo hạn chế các rủi ro tiềm ẩn từ nghĩa vụ nợ dự phòng đối với ngân sách nhà nước.

    Theo thang đánh giá xếp hạng tín nhiệm của S&P, mức BBB- là mức khởi điểm xếp hạng Đầu tư.

    "Với việc Việt Nam đạt được mức BB+ từ ngày 26/5/2022, ta chỉ còn đúng một bậc để đạt mục tiêu của Đề án", ông Trương Hùng Long cho hay.

    Đại diện Bộ Tài chính cho rằng: Việc S&P nâng hạng tại thời điểm này tạo động lực rất lớn để Chính phủ, các bộ, ngành liên quan triển khai đồng bộ, khẩn trương các giải pháp đã nêu tại đề án. Đó là các giải pháp tổng thể phát huy các thế mạnh hiện có trên tất cả các ngành lĩnh vực, phủ rộng các hoạt động về kinh tế, an sinh xã hội, môi trường.

    Bên cạnh những giải pháp về cải thiện chất lượng thể chế, xây dựng nền tảng vững mạnh cho tài chính công và lĩnh vực ngân hàng, việc tăng cường hiệu quả, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia, tăng cường hợp tác với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và các tổ chức quốc tế là hết sức quan trọng.

    "Nhiệm vụ đặt ra nhằm truyền tải những thành tựu kinh tế - xã hội mà Việt Nam đã đạt được, chia sẻ những cam kết của Chính phủ trong việc phát triển kinh tế, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới, làm cơ sở để thuyết phục các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá sát và tích cực về hồ sơ tín nhiệm của Việt Nam", ông Trương Hùng Long nói.

    Hệ số tín nhiệm quốc gia (hay còn gọi là định mức tín nhiệm quốc gia) phản ánh khả năng và mức độ sẵn sàng trong tương lai của một quốc gia trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi của chính phủ một cách đầy đủ, đúng hạn. Các mức xếp hạng tín nhiệm được chia theo 2 nhóm lớn: Nhóm xếp hạng tín nhiệm ở mức "Đầu tư" với mức xếp hạng từ Aaa/AAA đến Baa3/BBB- và hệ số tín nhiệm ở mức "Đầu cơ" với mức xếp hạng từ Ba1/BB+ đến CC/Ca. Khi các nhà đầu tư mua trái phiếu, họ có thể lựa chọn các trái phiếu do các quốc gia có hệ số tín nhiệm ở mức "Đầu tư" với mức thu nhập ổn định ở mức thấp nhưng ngược lại độ an toàn cao. Đối với các nhà đầu tư mạo hiểm, họ có thể lựa chọn những trái phiếu có hệ số tín nhiệm ở mức "Đầu cơ" với mức thu nhập ổn định cao nhưng độ rủi ro lớn, thậm chí trong những trường hợp hệ số tín nhiệm ở mức thấp thì họ có thể chỉ thu hồi được một phần nợ hoặc không thể thu hồi.

    Huy Thắng

    BÁO CHÍNH PHỦ
    Last edited: 28/05/2022
    pndstock, bruvic, hakillua11 người khác thích bài này.
    Vuthanhnguyen đã loan bài này
  9. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.321
    Quy mô trái phiếu riêng lẻ vượt 780.000 tỷ, Bộ Tài chính đang tổ chức các đợt thanh tra doanh nghiệp phát hành và công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ
    27-05-2022 - 13:32 PM | Thị trường chứng khoán
    [​IMG]
    Bộ Tài chính
    Trái phiếu phát hành riêng lẻ năm 2021 đến giữa tháng 5/2022 đã vượt 780.000 tỷ đồng. Hiện nay, Bộ Tài chính đang tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp phát hành và công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ; và sẽ phối hợp với NHNN trong quản lý, giám sát việc các tổ chức tín dụng phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về TPDN riêng lẻ. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin cho Bộ ******* khi có các dấu hiệu nghi ngờ trong quá trình thanh, kiểm tra.

    Trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ đạt 605.900 tỷ đồng, chiếm 13,8%GDP

    Bộ Tài chính vừa phát đi những thông tin quan trọng về tình hình thị trường trái phiếu.


    Theo báo cáo, sau hơn 1 năm triển khai các quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), thị trường tiếp tục tăng trưởng nhanh. Tổng khối lượng TPDN phát hành năm 2021 đạt trên 637.000 tỷ đồng, tăng 36,4% so với năm 2020, chủ yếu là TPDN phát hành riêng lẻ đạt 605.900 tỷ đồng, tổng khối lượng TPDN chào bán ra công chúng trong năm 2021 đạt 31.138 tỷ đồng. Quy mô thị trường TPDN đến cuối năm 2021 tương đương 15%GDP , bằng 12,06% quy mô dư nợ tín dụng ngân hàng, trong đó quy mô thị trường TPDN riêng lẻ đạt 13,8%GDP.

    Trong quý 1/2022, khối lượng TPDN phát hành riêng lẻ đạt 136.500 tỷ đồng. Khối lượng phát hành TPDN tập trung chủ yếu trong tháng 1/2022, trước thời điểm Thông tư số 16/2021/TT-NHNN có hiệu lực, tháng 2, tháng 3, khối lượng phát hành TPDN riêng lẻ giảm dần. Trong tháng 4, sau khi có những thông tin về vụ việc của Tân Hoàng Minh, khối lượng phát hành TPDN riêng lẻ sụt giảm mạnh và ở mức khoảng 30.000 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 2 tuần đầu tháng 5, khối lượng phát hành đạt 10.500 tỷ đồng.

    Như vậy, tính từ năm 2021 đến giữa tháng 5/2022, trái phiếu phát hành riêng lẻ đã vượt 780.000 tỷ đồng.

    Tổ chức tín dụng phát hành lớn nhất, chiếm 36,2%; tiếp đến là các doanh nghiệp bất động sản chiếm 33,1% tổng khối lượng phát hành trong năm 2021. Trong quý 1, cơ cấu doanh nghiệp phát hành có sự thay đổi với 70% khối lượng trái phiếu phát hành là của các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng; các ngân hàng thương mại chiếm 4,85%.

    "Thị trường TPDN tăng trưởng nhanh trong thời gian gần đây đã phát sinh những rủi ro khi xuất hiện các trường hợp doanh nghiệp có mục đích phát hành chưa minh bạch, lòng vòng trong việc sử dụng vốn, khối lượng phát hành lớn trong khi vốn chủ sở hữu nhỏ, tài sản bảo đảm chưa được định giá, đăng ký giao dịch bảo đảm. Bên cạnh đó, một bộ phận nhà đầu tư cá nhân không tuân thủ quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để mua TPDN phát hành riêng lẻ thông qua dịch vụ do một số công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại chào mời. Một số tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường chưa đảm bảo chất lượng, thông tin cung cấp cho nhà đầu tư còn thiếu minh bạch, chưa có đại diện người sở hữu trái phiếu", Bộ Tài chính nêu.

    Tháng 4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra quyết định hủy bỏ 9 đợt phát hành trái phiếu của Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Cung điện Mùa đông, Công ty Soleil thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh do có hành vi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ.

    Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-BTC về tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh hoạt động phát hành, đầu tư, cung cấp dịch vụ về TPDN phát hành riêng lẻ; trong đó yêu cầu các đơn vị trực thuộc khẩn trương rà soát, sửa đổi các quy định pháp lý có vướng mắc, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ trên thị trường, trước mắt yêu cầu các doanh nghiệp phát hành và tổ chức tư vấn chào bán rà soát kỹ các điều kiện, hồ sơ phát hành trước khi tổ chức phát hành trái phiếu.

    Theo Bộ Tài chính, thực trạng thị trường xuất hiện những rủi ro từ các hành vi gian lận đã đặt ra yêu cầu cần phải rà soát, sửa đổi pháp lý theo hướng chặt chẽ, tăng cường cơ chế quản lý để phù hợp với thực tiễn, khắc phục, loại bỏ những rủi ro mới phát sinh.

    Đề xuất sửa đổi Luật Chứng khoán, Doanh nghiệp chặt chẽ hơn với TPDN

    Theo đó, Bộ Tài chính đã đang rà soát để báo cáo Chính phủ báo cáo Quốc hội sửa đổi một số quy định tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, trong đó làm rõ về (i) các điều kiện phát hành TPDN riêng lẻ và kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ có thẩm quyền hướng dẫn chung đối với cả công ty đại chúng và công ty không đại chúng để có căn cứ thống nhất phát triển thị trường này; (ii) quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và các nội dung có liên quan để thị trường phát triển bền vững hơn.

    Trước mắt, khi chưa sửa quy định tại Luật Chứng khoán, Bộ Tài chính đề xuất trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 153 theo hướng (i) nâng cao chất lượng trái phiếu phát hành (ii) hướng nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp vào các sản phẩm trái phiếu có chất lượng cao hơn, (iii) đưa trái phiếu vào đăng ký lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán và giao dịch tập trung tại Sở GDCK để tăng tính minh bạch trên thị trường thứ cấp, (iv) nâng cao điều kiện đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ và bổ sung quy định về quyền, trách nhiệm của các tổ chức có chức năng giám sát trên thị trường.

    "Bộ Tài chính đang tiếp tục đẩy mạnh việc kiểm tra, siết chặt quản lý giám sát thị trường TPDN cung như các dịch vụ như kiểm toán độc lập, thẩm định giá. Hiện nay, Bộ Tài chính đang tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp phát hành và công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ; và sẽ phối hợp với NHNN trong quản lý, giám sát việc các tổ chức tín dụng phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về TPDN riêng lẻ. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin cho Bộ ******* khi có các dấu hiệu nghi ngờ trong quá trình thanh, kiểm tra", Bộ Tài chính nhấn mạnh.

    Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý giám sát, thanh, kiểm tra các hoạt động liên quan đến phát hành, cung cấp dịch vụ về TPDN của các công ty chứng khoán, doanh nghiệp phát hành và các tổ chức cung cấp dịch vụ để phát hiện và xử lý nghiệm các hành vi vi phạm, tăng cường tính minh bạch của thị trường để đảm bảo thị trường TPDN trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, hiệu quả cho doanh nghiệp.

    Nhà đầu tư nên làm gì?

    Theo Bộ Tài chính, từ năm 2017, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu phát triển nhanh với sự gia tăng của cả khối lượng phát hành và số lượng doanh nghiệp huy động vốn qua kênh trái phiếu. Giai đoạn vừa qua, NHNN cũng triển khai việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả hơn. Việc các ngân hàng thực hiện giảm dần tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cũng tác động đến các doanh nghiệp phải tìm kiếm các kênh huy động vốn khác (vì đã chạm hạn mức vay tín dụng). Do đó TPDN là kênh huy động rất phù hợp của doanh nghiệp và thời gian gần đây các doanh nghiệp đã mở rộng kênh huy động này để huy động vốn trong xã hội.

    Về phía nhà đầu tư, thị trường TPDN cung cấp thêm một công cụ, sản phẩm đầu tư mới ngoài các kênh đầu tư như gửi tiền ngân hàng, mua cổ phần, cổ phiếu của doanh nghiệp. Đối với TPDN, nhà đầu tư còn có lợi thế về tính thanh khoản khi có thể bán lại trái phiếu trên thị trường thứ cấp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, NHNN điều hành thận trọng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Lãi suất huy động tiền gửi thấp, trong khi lãi suất TPDN bình quân khoảng 9%, cá biệt có những trường hợp lãi suất cao hơn trên 10% đã hấp dẫn các nhà đầu tư. Đây là nguyên nhân TPDN hấp dẫn những cũng là những rủi ro phát sinh đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ/không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận, không tìm hiểu đầy đủ hồ sơ của doanh nghiệp phát hành và rủi ro của trái phiếu.

    Trước thực trạng thị trường TPDN phát triển nóng và phát sinh nhiều rủi ro, thời gian qua, Bộ Tài chính đã liên tục ban hành các khuyến nghị, cảnh báo rủi ro trên thị trường TPDN thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

    "Đối với các nhà đầu tư cần phải hiểu biết mình là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, đánh giá được đầy đủ rủi ro khi đầu tư vào TPDN, không nên mua trái phiếu thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành và các điều kiện, điều khoản của trái phiếu", Bộ Tài chính nhấn mạnh.

    Gần đây, vụ việc 9 đợt phát hành TPDN của các công ty con thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có tác động đến nhiều nhà đầu tư cá nhân. Thực chất, các nhà đầu tư không mua trái phiếu do Tân Hoàng Minh phát hành mà mua trái phiếu của 3 công ty con của Tân Hoàng Minh thông qua hình thức hợp đồng cùng đầu tư trái phiếu, Tân Hoàng Minh không chuyển quyền sở hữu trái phiếu cho nhà đầu tư theo quy định của pháp luật chứng khoán.

    Nhà đầu tư trong sự việc nêu trên thực tế không nắm giữ các trái phiếu, không có bất kỳ quyền lợi nào của chủ sở hữu trái phiếu theo quy định của pháp luật. Theo đó, nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý quy định hiện hành chỉ cho phép nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được mua và giao dịch TPDN riêng lẻ. Mọi hành vi gian lận để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp không chỉ khiến nhà đầu tư chịu nhiều rủi ro, tổn thất khi mua trái phiếu (có thể mất toàn bộ tiền đầu tư) mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện thanh kiểm tra để xử lý nghiêm minh những hành vi gian lận này.

    Đối với các doanh nghiệp huy động TPDN, việc phát hành khối lượng lớn, lãi suất cao vượt quá năng lực tài chính là rất rủi ro, khi hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn thì doanh nghiệp sẽ không có khả năng thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo cam kết trái phiếu. Các doanh nghiệp phát hành cần lưu ý việc vi phạm quy định về công bố thông tin, sử dụng vốn sai mục đích đã công bố ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

    Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ cần tuyệt đối tuân thủ pháp luật trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch, chính xác cho nhà đầu tư, đảm bảo tư vấn để doanh nghiệp phát hành tuân thủ quy định của pháp luật; xác định đúng đối tượng nhà đầu tư chuyên nghiệp mua trái phiếu. Việc tổ chức cung cấp dịch vụ chào mời, phân phối TPDN cho nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc dùng các hình thức lách quy định của pháp luật cũng sẽ bị xử phạt nghiêm minh.

    Anh Minh
    Theo Nhịp sống kinh tế














    Last edited: 28/05/2022
    bruvic, hakillua, BiPham5 người khác thích bài này.
    Vuthanhnguyen đã loan bài này
  10. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.321
    Ông Đặng Thành Tâm: “Đầu tư Mỹ vào Việt Nam sắp tới sẽ rất lớn, tới mức mọi người sẽ không thể ngờ”
    HUYỀN CHÂM
    11:22 27/05/2022

    Các nhà đầu tư đánh giá, 3 năm nữa đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam sẽ gấp nhiều lần 10 tỷ USD - con số đạt được từ trước tới nay.
    [​IMG]
    Ông Đặng Thành Tâm chia sẻ về đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam

    Thông tin vừa được ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) chia sẻ trong talkshow do báo Đầu tư tổ chức chiều ngày 26/5.

    Là lãnh đạo doanh nghiệp tham gia trong chuyến thăm, làm việc của Thủ tướng Chính phủ tại Mỹ vừa qua, ông Đặng Thành Tâm đề cập nhiều thông tin đánh giá tình hình thu hút đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam.

    “Thông điệp của Thủ tướng đến các doanh nghiệp Mỹ là rõ ràng, Việt Nam chào đón, mở rộng vòng tay, đưa quan hệ kinh tế làm sao xứng tầm với quan hệ chính trị. Chính phủ, đất nước, con người Việt Nam tạo được niềm tin lớn, đầu tư trực tiếp và gián tiếp sắp tới sẽ đổ bộ vào Việt Nam. Đầu tư Mỹ vào Việt Nam sắp tới sẽ rất lớn, tới mức mọi người sẽ không thể ngờ tới. Các nhà đầu tư đánh giá, 3 năm nữa đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam sẽ gấp nhiều lần 10 tỷ USD - con số đạt được từ trước tới nay”, ông Tâm mở đầu phần chia sẻ.

    Lãnh đạo KBC cho biết, đầu tư vào Việt Nam hiện nay tạo được niềm tin, tạo hệ số rủi ro thấp, do đó, đầu tư sắp tới cực kỳ lớn. Vấn đề quan trọng là làm sao hấp thụ được dòng tiền. Doanh nghiệp Việt phải nâng cấp, sẵn sàng đón nhận dòng tiền này. Nhà đầu tư sẽ đổ tiền vào những doanh nghiệp sẵn sàng từ quản trị, minh bạch tài chính… Với KBC đã sẵn sàng.

    Ông Tâm cho biết, sau chuyến đi của Thủ tướng, ông tiếp tục ở lại Mỹ để làm việc với các đối tác. Nhiều tập đoàn trước đây không quan tâm vì nghĩ thị trường Việt nhỏ. Nhưng trong bối cảnh tình hình thế giới bất ổn, nhà đầu tư nhận thấy ở Việt Nam họ vẫn có thể kiếm được lợi nhuận.

    “Họ xin làm việc với KBC, chúng tôi đã làm việc với mấy nhà đầu tư lớn. Họ nói rằng, một khi đầu tư là đầu tư lớn. Do đó, bản thân tôi và các doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn sàng. Việt Nam là thị trường rất hấp dẫn. Từ xưa tới nay, chúng ta thu hút đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, đến nay quan hệ chính trị Việt - Mỹ tốt, trong chuyến đi của Thủ tướng nêu cam kết với nhà đầu tư nếu có lợi cùng chia, rủi ro chính phủ Việt Nam cũng chia sẻ. Đó là khác biệt lớn so với nhiều nước khác trên thế giới. Thể hiện Chính phủ rất uyển chuyển, tâm huyết, mong muốn thu hút đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam thật lớn”, ông Tâm đề cập.

    Vị này chia sẻ, riêng KBC nhận được đề nghị hợp tác từ một quỹ. Đây là quỹ đầu tư vào Việt Nam khoảng 2 tỷ USD và đề nghị đầu tư 1 tỷ USD vào KBC. Theo đó, KBC tham gia phần đất, nhà xưởng, nhà đầu tư phụ trách việc cho thuê.

    “Họ muốn sắp tới đầu tư lớn hơn, nếu hợp tác được sẽ đầu tư nhiều. Những quỹ chưa đầu tư vào Việt Nam là hàng nghìn tỷ USD, chúng ta chưa quen nhưng rồi sẽ quen”, ông Tâm nói.

    Ông Tâm cũng cho biết, doanh nghiệp mới nhận được giấy phép đầu tư của 3 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.000 ha sau 5 năm nộp hồ sơ.

    Chủ tịch KBC cũng cho biết việc tìm kiếm hợp tác phát triển dự án lớn tại Hải Phòng 200ha, đất đã sẵn sàng, đã nộp tiền sử dụng đất.

    “Đối tác cùng đầu tư dự án 5 tỷ USD xây dựng khách sạn 5 sao. Ngoài xây khoảng 1.000 phòng, họ quản lý 1.000 villa, 1.000 căn hộ cao cấp. Đầu tháng 6 nhà đầu tư sẽ sang Việt Nam”, ông Tâm cho biết.

    Ông Tâm cũng chia sẻ, bản thân bất ngờ về xung đột Nga - Ukraine, ảnh hưởng tới cung cầu thế giới. Thị trường chứng khoán thế giới điều chỉnh 20-30%. Tuy vậy, ông Tâm bày tỏ quan điểm lạc quan.

    Ông Tâm đồng ý thị trường chứng khoán Việt cũng sẽ bị ảnh hưởng từ thị trường chung trên thế giới nhưng với với GDP tăng trưởng mạnh, thị trường sẽ sớm phản ánh sức khỏe nền kinh tế.

    “Tôi thấy rõ sau chuyến đi của Thủ tướng, các doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm từ nhà đầu tư Mỹ với nhiều cam kết. Sắp tới thị trường sẽ đi vào ổn định”, ông Tâm đánh giá.

    Ông Tâm cho rằng, hiện nay với chính sách tốt, bản chất thị trường chứng khoán đi xuống do ảnh hưởng từ thế giới. Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tốt. Thị trường trước sau cũng phản ánh tăng trưởng của nền kinh tế.

    “Quan điểm của tôi, những nhà sản xuất đang tăng trưởng mạnh, các cơ sở sản xuất gia tăng, đó là nền tảng của nền kinh tế. Năm nay Việt Nam có thể tăng trưởng 7-8%, đây là điều khả thi. Vậy tại sao thị trường chứng khoán lại phản ứng tiêu cực? Tôi cho rằng thị trường đi trước, vì nhìn vào cuộc chiến Nga - Ukraine, động thái của doanh nghiệp, chính phủ đang muốn củng cố thị trường chứng khoán, củng cố chính sách, việc giảm giá trên thị trường hiện tại chỉ là giai đoạn tức thời”, Chủ tịch KBC cho biết.

    Ông Tâm chia sẻ, khi tiếp xúc với các nhà sản xuất tại KBC, có những doanh nghiệp chia sẻ tăng trưởng phải 100% mới đáp ứng nhu cầu đơn đặt hàng.

    “Tôi tin rằng thị trường trước sau cũng phản ánh tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nhìn vào cục diện chung, Việt Nam có nhiều lợi thế. Chính sách Zero Covid của Trung Quốc tạo sự dịch chuyển sang Việt Nam. Thị trường chứng khoán sẽ phục hồi trong khoảng 3 tháng nữa là điều có thể thấy, phản ánh đúng kinh tế phục hồi”, ông Tâm nêu.

    Huyền Châm
    pndstock, bruvic, HANCHE8 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này