Tản mạn về CPI và TTCK (31)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 13/05/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4251 người đang online, trong đó có 400 thành viên. 07:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 691323 lượt đọc và 3200 bài trả lời
  1. 4season

    4season Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/09/2019
    Đã được thích:
    78.429
    @FBV ! Em tính thì ngày mai có thể sẽ giao động trong vùng 1290-1315. Tuy nhiên, lực ko đủ để phá 1315 thuyết phục trong thời điểm hiện tại....Nên TT tuần sau hoàn toàn có thể quay lại vùng dưới để tét lại..., có thể ko về sâu 1265,67...nhưng 1284 là hoàn toàn có thể.
    Ube989, tungntxd89, Dungm7739 người khác thích bài này.
    Mongchieuxuan123viethanoi đã loan bài này
  2. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Ngân hàng dự kiến phát hành hơn 12 tỷ cổ phiếu trong năm nay
    01-06-2022 - 15:33 PM | Tài chính - ngân hàng
    [​IMG]
    Những ngân hàng dự kiến phát hành nhiều cổ phiếu nhất gồm có: VPBank (gần 3,428 tỷ cp), SHB (978,4 triệu cp), Vietcombank (856,6 triệu cp), MB (820,6 triệu cp), ACB (675 triệu cp),…
    Ube989, tungntxd89, Dungm7712 người khác thích bài này.
  3. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Sản lượng và đơn đặt hàng mới cho doanh nghiệp Việt tiếp tục tăng
    HẠ AN
    14:50 01/06/2022
    Theo IHS Markit, tháng 5 đã chứng kiến mức tăng mạnh của sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới, từ đó làm tăng việc làm và hoạt động mua hàng.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Tại báo cáo PMI mà Công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit vừa công bố, Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Purchasing Managers' Index™ (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam đã tăng lên 54,7 điểm trong tháng 5/2022 so với mức 51,7 điểm của tháng 4/2022.

    Từ đó cho thấy, mức cải thiện theo tháng đáng kể của sức khỏe lĩnh vực tư nhân vào thời điểm giữa quý 2. Đây cũng là tháng có các điều kiện kinh doanh ở mức tốt nhất trong hơn 1 năm.

    Ngành sản xuất Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trong tháng 5 khi tiếp tục phục hồi từ làn sóng mới nhất của đại dịch COVID-19 trong thời gian đầu năm.

    Cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều được ghi nhận tăng mạnh, trong khi các công ty đã tăng hoạt động mua hàng và việc làm.

    SẢN LƯỢNG VÀ ĐƠN ĐẶT HÀNG MỚI ĐỀU TĂNG MẠNH

    Có một số khó khăn liên quan đến các biện pháp phong tỏa do đại dịch ở Trung Quốc Đại lục đã kìm hãm xuất khẩu và tiếp tục gây ra chậm trễ trong khâu chuyển hàng. Trong khi đó, áp lực lạm phát vẫn tăng nhưng đã giảm bớt so với tháng 4.

    Sản lượng ngành sản xuất tiếp tục phục hồi từ tình trạng suy giảm do đại dịch được ghi nhận hồi tháng 3, khi tăng tháng thứ 2 liên tiếp trong tháng 5. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng là mạnh và nhanh nhất kể từ tháng 4/2021.

    Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng nguyên nhân tăng sản lượng là do tăng số lượng đơn đặt hàng mới, mà đây là chỉ số đã tăng với tốc độ đáng kể và nhanh ở mức tương tự trong tháng 5 khi nhu cầu khách hàng cải thiện.

    Tăng trưởng của số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng nhanh hơn, nhưng đã yếu hơn so với mức tăng của tổng số lượng đơn đặt hàng mới khi có một số báo cáo của thành viên nhóm khảo sát cho thấy biện pháp phong tỏa ở Trung Quốc Đại lục đã làm hạn chế nhu cầu quốc tế.

    Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng đồng nghĩa với việc các công ty tiếp tục phải xây dựng lại đội ngũ nhân viên vào thời điểm giữa quý 2. Việc làm đã tăng tháng thứ hai liên tiếp, và tốc độ tăng là mạnh và nhanh nhất kể từ tháng 4/2021.

    Hoạt động mua hàng cũng tăng để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng, và là tháng có tốc độ tăng cao nhất trong 3 tháng trở lại đây. Mặc dù, lượng mua hàng hóa đầu vào tăng mạnh, tồn kho hàng mua tiếp tục giảm khi hàng hóa đầu vào đã được dùng trong quá trình sản xuất. Tồn kho hàng hóa trước sản xuất đã giảm tháng thứ 2 liên tiếp, mặc dù mức giảm là nhẹ.

    Theo ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, các nhà sản xuất Việt Nam đã có thể hoạt động bình thường hơn khi tình trạng gián đoạn do đại dịch dần giảm đi. Tháng 5 đã chứng kiến mức tăng mạnh của sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới, từ đó làm tăng việc làm và hoạt động mua hàng. Đồng thời, niềm tin về việc các công ty sẽ không tiếp tục phải đương đầu với những khó khăn do COVID-19 đang ngày càng gia tăng.

    Tuy nhiên, các biện pháp phong tỏa ở Trung Quốc Đại lục vẫn ảnh hưởng lên ngành sản xuất theo 2 cách chính: Hạn chế nhu cầu hàng xuất khẩu và tiếp tục làm thời gian giao hàng bị kéo dài.

    "Các công ty hy vọng rằng hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc Đại lục cũng có thể bình thường trở lại sớm, từ đó tiếp tục thúc đẩy phục hồi sản xuất ở Việt Nam", ông Andrew Harker cho biết.

    TỐC ĐỘ LẠM PHÁT VẪN TĂNG DÙ ĐÃ CHẬM LẠI

    Báo cáo từ IHS Markit cũng chỉ ra rằng, tồn kho thành phẩm tiếp tục xu hướng giảm trong tháng 5, và đây là lần giảm thứ 3 liên tiếp khi hàng tồn kho được sử dụng để đáp ứng các đơn hàng. Mức giảm này đứng thứ 2 trong 10 tháng.

    Tốc độ lạm phát vẫn tăng mặc dù có một số dấu hiệu chậm lại trong tháng 5. Cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra đều tăng với tốc độ chậm nhất trong 3 tháng, nhưng trong cả hai trường hợp lạm phát vẫn nằm trên xu hướng chung của lịch sử chỉ số.

    Các doanh nghiệp khảo sát cũng cho biết chi phí dầu và khí đốt tăng, cùng với mức tăng của phí vận chuyển cũng tạo thêm áp lực cho lạm phát. Để bù đắp, các công ty đã chuyển gánh nặng giá cả sang cho khách hàng.

    Ngoài việc kìm hãm tăng trưởng xuất khẩu, một ảnh hưởng khác mà các biện pháp phong tỏa ở Trung Quốc Đại lục gây ra cho ngành sản xuất Việt Nam là tình trạng chậm chễ trong khâu nhận hàng hóa đầu vào.

    Thời gian giao hàng của nhà cung cấp đã kéo dài với mức độ trầm trọng hơn so với tháng 4. Các thành viên nhóm khảo sát cho biết những khó khăn trong chuỗi cung ứng cũng là do những vấn đề trong khâu chuyển hàng quốc tế gây ra.

    Niềm tin không còn gián đoạn sản xuất do đại dịch trong năm tới đã hỗ trợ cho mức độ lạc quan về sản lượng, và tâm lý kinh doanh đã tăng tháng thứ 2 liên tiếp thành mức cao nhất kể từ tháng 1.

    Hạ An
    Ube989, tungntxd89, Dungm7713 người khác thích bài này.
  4. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.195
    Thôi , giá này của TT Vietnam , thì cứ gom full bằng vốn tự có . Đừng MG . Rồi thơ văn ca hát , quên màn hình đi !!.,
    5-6 tháng sau , cổ phần Vietnam chỉ còn trong tay ta với khối ngoại , ôm cứng khư khư . Còn bọn lái Viet thì đi chơi chỗ khác ! :)):)):)):-bd
    Phuongvihe, langtuxanh, Ube98927 người khác thích bài này.
    Clara21 đã loan bài này
  5. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Bộ trưởng Bộ Công Thương: "Ép" giá xăng dầu thật thấp, Việt Nam có thể sẽ bị kiện
    Huyền Anh Thứ tư, ngày 01/06/2022 18:02 PM (GMT+7)

    Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, Việt Nam đang là đối tác thương mại của rất nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, nếu "ép giá đầu vào", các nước có thể kiện chúng ta về chống bán phá giá, chống trợ cấp, thậm chí là thao túng tiền tệ.
    langtuxanh, Ube989, FBV10 người khác thích bài này.
  6. bruvic

    bruvic Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/02/2022
    Đã được thích:
    3.672
    xem ra con Sờ thấy Bẹn sắp tới sẽ có nhiều bùng nổ đây ;;);;)
    Ube989, FBV, Clara215 người khác thích bài này.
  7. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Ông Trần Đình Long "bốc hơi" hơn 10.000 tỷ đồng, đại gia cá tra thắng lớn
    Mai Chi
    Thứ tư, 01/06/2022 - 20:30

    (Dân trí) - Trong khi VHC của Vĩnh Hoàn liên tục phá đỉnh thì phiên hôm nay (1/6), cổ phiếu HPG lại thiết lập đáy mới của năm. Tài sản vợ chồng ông Trần Đình Long trong vòng một tháng "hụt" hơn 13.000 tỷ đồng.
    --- Gộp bài viết, 01/06/2022, Bài cũ: 01/06/2022 ---
    Tòa nhà FLC bất ngờ bị tháo logo
    Văn Hưng
    Thứ tư, 01/06/2022 - 13:55

    (Dân trí) - Tháp văn phòng số 265 đường Cầu Giấy bị tháo logo FLC trong bối cảnh Tập đoàn FLC đã đem tòa nhà 42 tầng này "gán nợ" cho OCB. Hiện FLC chỉ thuê lại một phần diện tích tại chính tòa nhà này.
    Ube989, hakillua, Binh Yen11 người khác thích bài này.
  8. hariboo

    hariboo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    2.051
    Chỉ đọc câu đầu của lão Bộ trưởng đầu đất này đã muốn chửi thề !
    Chẳng hiểu lão lấy các bàng cấp ghi trong tiểu sử dưới đây thời gian nào?


    - Trình độ đào tạo:

    + Giáo dục phổ thông: 10/10

    + Học hàm, học vị: Cao cấp Thanh vận, Cử nhân Lịch sử - Giáo dục, Cử nhân Kinh tế, Tiến sĩ Quản lý hành chính công.

    + Lý luận chính trị: Cao cấp

    + Ngoại ngữ: Tiếng Anh C, Nga (học đại học bằng tiếng Nga)

    7/1982 - 7/1985:

    Bí thư Chi đoàn thôn Tịnh Xuyên, Phó Bí thư Đoàn xã Hồng Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Huyện đoàn Hưng Hà khóa VII, Ủy viên Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Thái Bình khóa X.

    8/1985 – 7/1986

    Sinh viên khóa Cao cấp IV – Trường đoàn Cao cấp Trung ương Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn Trường, Bí thư Đoàn khóa cao cấp IV.

    8/1986 – 8/1991

    Sinh viên Đại học Thanh niên Liên Xô, Bí thư Đoàn trường, Phó Bí thư, Quyền Bí thư Thành đoàn lưu học sinh TP Matxcơva – Liên Xô.

    9/1991 – 10/1991

    Cán bộ Ban Tổ chức Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

    10/1991 – 5/1992

    Cán bộ tổng hợp Tỉnh đoàn Thái Bình.

    5/1992 – 02/1996

    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Thái Bình khóa XII

    ......................................
    Last edited: 01/06/2022
  9. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Siết bất động sản có phải là "bóp nghẹt"?

    Có nên siết thị trường bất động sản, nếu siết thì nên siết theo hướng nào là vấn đề được thị trường quan tâm hiện nay.

    Quản lý chặt chẽ chứ không phải "khép" lại, gây khó

    Mới đây, khi trình bày báo cáo tóm tắt thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - nhận xét, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản có nhiều rủi ro, không bền vững, thiếu ổn định.

    Lãnh đạo Ủy ban Kinh tế cho rằng cần tăng cường quản lý, giám sát một số lĩnh vực, trong đó có thị trường bất động sản.
    [​IMG]
    Đại biểu Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (Ảnh: Quochoi.vn).
    Trao đổi với Dân trí bên lề hành lang Quốc hội, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cho rằng, đề xuất nêu trên của Ủy ban Kinh tế trong bối cảnh hiện nay là cần thiết. Bởi thị trường bất động sản thời gian qua lộ rõ một số bất cập.

    "Chịu tác động của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, trong đó mua bán bất động sản lại rầm rộ. Do vậy việc quan tâm, tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ bất động sản để điều chỉnh lại một cách lành mạnh là vấn đề cực kỳ quan trọng", ông Hòa nêu quan điểm.
    [​IMG]
    Thị trường bất động sản cũng gặp khó khăn bởi dịch Covid-19 (Ảnh minh họa: Trần Kháng).
    Theo phân tích của ông, mặc dù mua bán được sự đồng thuận của mỗi người tham gia, song giá cả phải ở mức vừa phải, hợp lý, chứ không phải giá như "cơn sốt" vừa qua. Tuy nhiên, đại biểu này cũng lưu ý rằng đề xuất của Ủy ban Kinh tế không phải là "siết chặt" mà là quản lý thị trường bất động sản đúng theo quy định của pháp luật.

    Việc tăng cường giám sát, quản lý này theo ý đại biểu, là có sự điều tiết phù hợp về quy hoạch, đất đai, đấu giá, đấu thầu, đặc biệt lưu ý đến lĩnh vực thuế… Ông Hòa cho biết, thực tế có nhiều trường hợp chuyển nhượng bất động sản nhưng kê khai giá thấp, tức là mua 10 tỷ đồng kê khai 2 tỷ đồng gây thất thu.

    Ủng hộ tăng cường giám sát đối với lĩnh vực này song đại biểu nhấn mạnh lại, quản lý thị trường bất động sản phải là "chặt chẽ" chứ không phải "khép". "Phải mở với những nhà đầu tư, những doanh nghiệp mua bán đúng quy định chứ", ông bày tỏ quan điểm.

    Còn nếu siết chặt, ông cho rằng cốt lõi là hướng tới đầu cơ bất động sản, "ôm" đất chờ tăng giá rồi chuyển nhượng kiếm lời chứ không đầu tư hay phát triển. "Dự án được phê duyệt để xây dựng chung cư, xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà xã hội, khu trung tâm thương mại, khu đô thị… nhưng họ không tổ chức xây dựng, mà để đấy chờ sang nhượng chờ chênh lệch là không chấp nhận được", ông Hòa nêu quan điểm. Ngược lại theo vị này, cần thiết phải đẩy mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư xây dựng những công trình bất động sản hợp pháp để tăng nguồn cung cho thị trường.

    "Với các dự án phát triển chung cư, khu đô thị, bất động sản công nghiệp, nhà xã hội, nhà công nhân… thì cần tạo điều kiện hết sức để chúng phát triển, đúng tiến độ, nhanh chóng, kịp thời. Các dự án được sự đồng thuận xã hội và được thị trường chấp nhận thì không có lí do gì không ủng hộ cho nó phát triển", ông nhấn mạnh.

    Siết đầu tư bất động sản có ảnh hưởng tới GDP?
    [​IMG]
    Ông Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội (Ảnh: Tổ Quốc).
    Cùng quan điểm, đại biểu Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng nhấn mạnh với Dân trí, siết ở đây cần hướng tới hoạt động đầu cơ chứ không phải là việc phát triển bất động sản.

    Đại biểu lưu ý cần "rất cân nhắc khi đề cập tới việc siết thị trường bất động sản". Trong đó, phải phân biệt rất rõ "đầu cơ" và "phát triển bất động sản". Bởi việc đầu cơ tài sản, theo ông Cường, là việc rất nguy hại khi chúng ta phục hồi nền kinh tế.

    Thời điểm nền kinh tế đang phục hồi thì tất cả hoạt động gì tạo lập ra sản phẩm đều cần được khuyến khích, trong đó có phát triển bất động sản.

    "Chúng ta có cần hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng thương mại, dịch vụ hay không? Những cái đó rất cần và nó chính là phát triển bất động sản. Xây một công trình bất động sản cũng cần vật liệu xây dựng, cần lao động, nhân công, cần rất nhiều thứ khác từ những ngành nghề khác… Rõ ràng việc xây dựng đó chính là hoạt động sản xuất tạo ra tăng trưởng kinh tế", ông Cường nhấn mạnh, nếu không phát triển những công trình bất động sản thì sẽ ảnh hưởng ngay đến quá trình phục hồi kinh tế và tăng trưởng.

    Lý do là bất động sản có tác động rất lớn đến GDP. Vì thế mà không thể nào hạn chế, kìm hãm sự phát triển. Việc đầu tư phát triển sản phẩm bất động sản để cung cấp cho nhu cầu phát triển nền kinh tế thì rất cần thúc đẩy. Bên cạnh đó, cần hạn chế các hoạt động đầu cơ, không mang giá trị cho xã hội.

    "Nói siết bất động sản thì rất cần sự rạch ròi, rõ ràng, minh bạch giữa hai vấn đề đó", Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nói.
    [​IMG]
    Nhiều chuyên gia cho rằng, cần quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản chứ không phải "khép" lại (Ảnh minh họa: Trần Kháng).
    Đồng quan điểm, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, nhìn nhận, việc siết vốn vào bất động sản chỉ là một trong những yếu tố có thể giúp kìm hãm "độ nóng" của thị trường, kìm giữ được những nhà đầu cơ hoặc những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tín dụng lớn. Tuy nhiên, vẫn còn những nguồn vốn khác đổ vào bất động sản. Do đó, siết tín dụng bất động sản chỉ góp phần hạ nhiệt thị trường chứ không thể giải quyết được tận gốc các cơn "sốt đất".
    [​IMG]
    Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh (Ảnh: Reatimes).
    Chia sẻ quan điểm của mình về tác động của việc siết vốn vào bất động sản đối với GDP, ông Thịnh cho rằng, việc siết vốn này sẽ khiến thị trường bất động sản gặp khó khăn và khiến hàng loạt các ngành liên quan đến bất động sản không thể phát triển. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt tới tăng trưởng kinh tế.

    Ông cho rằng hiện thị trường có nhiều doanh nghiệp bất động sản đang có hoạt động đầu tư kinh doanh hiệu quả, tạo sự tăng trưởng cho nền kinh tế. Doanh nghiệp bất động sản phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của hơn 40 lĩnh vực liên quan, góp phần tăng trưởng kinh tế. "Ngược lại, việc siết vốn vào bất động sản sẽ khiến các lĩnh vực khác không phát triển và ảnh hưởng tới tăng trưởng GDP", ông Thịnh nói thêm.

    Còn theo một nghiên cứu của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam mới đây, đóng góp của thị trường bất động sản cho GDP giai đoạn 2019 - 2021 khoảng 14%. Thị trường bất động sản có khả năng lan tỏa đến trên 40 ngành quan trọng khác của nền kinh tế và trở thành nhịp cầu nối cho các thị trường khác, góp phần phát triển đồng bộ các loại thị trường.

    Khi nhu cầu sử dụng cuối cùng của ngành bất động sản tăng 1.000 tỷ đồng sẽ kích thích giá trị sản xuất của các ngành còn lại là 772 tỷ đồng và lan tỏa tới giá trị tăng thêm là 191 tỷ đồng.

    "Trường hợp giá trị sản xuất của nhóm ngành bất động sản thay đổi giảm 10% thì GDP sẽ giảm 1,247%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chịu ảnh hưởng mạnh nhất, giảm tới 0,861%. Tiếp theo đó là các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (giảm 0,366%); du lịch (giảm 0,352%); dịch vụ khác (giảm 0,348%)…", báo cáo nghiên cứu của Hiệp hội Bất động sản chỉ rõ.

    Bên cạnh đó, lượng hóa quy mô tài sản bất động sản có thể thấy, riêng năm 2020, tỷ trọng bất động sản/tổng tài sản toàn nền kinh tế chiếm 20,8%, năm 2025 là 21,2% và ước tính đến năm 2030 sẽ là 22%.

    Nếu năm 2020, giá trị tăng thêm của các ngành bất động sản ước đạt 484.900 tỷ đồng, chiếm 7,7% GDP thì đến 2025 ước đạt gần 1,12 triệu tỷ đồng, chiếm 9,72% GDP; năm 2030 ước đạt hơn 3,42 triệu tỷ đồng, chiếm 13,6% GDP.
    \
    Làm sao để siết đầu cơ chứ không siết đầu tư?

    Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng những doanh nghiệp kiếm tiền bằng cách huy động vốn, vay tiền ngân hàng, mua đất đai, phân lô bán nền, tìm mọi cách hợp pháp hóa đất không phải đất ở thành đất ở… rồi bán kiếm bộn tiền không phải là phát triển bất động sản mà là đầu cơ bất động sản.

    Ông Cường cũng đề xuất cần hạn chế phân lô bán nền, không khuyến khích mua đất nền rồi để hoang không đầu tư. Còn nếu nhà đầu tư đầu tư từ mảnh đất trống, tạo lập ra hạ tầng, công trình, để phát triển thành những khu đô thị, khu công nghiệp, khu thương mại dịch vụ khang trang… thì đó là những tiền đề để tạo ra sự giàu mạnh. "Không ai cấm phát triển cái đó", ông Cường nói.
    [​IMG]
    Theo chuyên gia, muốn siết đúng chỗ thì cần kiểm soát dòng tiền của doanh nghiệp (Ảnh: Trần Kháng).
    Vậy làm thế nào để siết đầu cơ, tránh siết "nhầm" sang cả đầu tư phát triển bất động sản? Trả lời câu hỏi này, ông Cường cho biết, dòng tiền của doanh nghiệp nếu đổ vào đất đai, để đấy thì là đầu cơ. Nếu vay ngân hàng mà có hoạt động mua vật liệu xây dựng thì rõ ràng là hoạt động đầu tư. Kể cả việc xây dựng nhà xong rồi, trong lúc thị trường đang khan hiếm thế này mà để đó không bán thì cũng là đầu cơ.

    Do vậy, muốn siết đúng chỗ thì cần kiểm soát dòng tiền của doanh nghiệp. Ngân hàng giải ngân cho doanh nghiệp thì phải biết tiền đó đi đâu, sản phẩm có bán được không, bán rồi thì tiền quay về đâu.

    Còn theo đại biểu Phạm Văn Hòa, việc quản lý chặt chẽ hơn thị trường trái phiếu doanh nghiệp, vốn tín dụng bất động sản là điều thiết yếu để hạn chế rủi ro. Song vị này cũng cho rằng cần có "bộ lọc" để đảm bảo không hạn chế "vô lý" việc đầu tư phát triển bất động sản, thúc đẩy tăng trưởng.

    "Với phát triển bất động sản thì Nhà nước cần tạo mọi điều kiện cho hoạt động. Chỉ khắt khe, nghiêm khắc với doanh nghiệp tích trữ, đầu cơ bất động sản. Việc siết phân lô bán nền cũng nên theo hướng quản lý cho phù hợp thực tiễn tình hình địa phương", ông Hòa nêu quan điểm.

    Theo ông Hòa, cần hạn chế tình trạng loạn phân lô bán nền như vừa qua. Song song với đó, cần có quy hoạch có tầm nhìn để vị trí nào phân lô bán nền, vị trí nào làm khu đô thị, nhà ở xã hội… một cách hợp lý.

    Đề xuất giải pháp giúp giải quyết được tận gốc cơn sốt bất động sản, làm lành mạnh thị trường, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, khi nói đến sốt bất động sản là nói đến việc giá nhà, đất tăng cao đột biến và dòng vốn khi đó lại càng đổ vào nhiều. Như vậy, để giải quyết được tận gốc cơn sốt bất động sản chủ yếu phải quản lý về giá, làm sao để việc mua bán diễn ra công khai minh bạch.

    Việc mua bán bất động sản nói riêng và các tài sản lớn nói chung cần phải thực hiện qua tài khoản ngân hàng. Bên cạnh đó, về phía cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần phải xác định giá cho các loại bất động sản sát thực với thị trường, không để như thời gian vừa qua, giá đánh thuế là một giá khác so với giá thực của thị trường.

    Ông Thịnh cũng nhấn mạnh cần công khai và ổn định các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương để người dân nắm được là với vị trí, địa thế đó thì có tiềm năng phát triển ra sao, định giá thị trường thế nào. Có làm được vậy thì sẽ không còn việc cò mồi thổi giá và hét giá trên trời nữa.

    Bất động sản chưa phát triển tương xứng nhu cầu

    Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, ước tính hàng năm, bất động sản đóng góp gần 8% GDP. Khi ngành bất động sản tăng trưởng không chỉ có lợi cho chính nó mà còn tạo ra hiệu ứng lan tỏa tới nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh tạo công ăn việc làm cho lực lượng lớn lao động, thị trường bất động sản cũng liên quan mật thiết với việc phát triển nhà ở và quá trình đô thị hóa.

    Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thị trường bất động sản Việt Nam có sự phát triển chưa tương xứng với nhu cầu cũng như quy mô của nền kinh tế. Nguồn cung các công trình công cộng, nhà ở, bất động sản thương mại… vẫn còn hạn chế.

    "Nguồn cung cầu trên thị trường bất động sản còn tồn tại sự chênh lệch rất lớn, giá bất động sản tăng rất cao, thị trường còn tồn đọng nhiều điểm nghẽn chưa thể giải quyết", ông Khởi nhận định.

    Đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề giá bất động sản phân khúc căn hộ, ông Khởi chia sẻ theo các số liệu nghiên cứu và thống kê thì giá bất động sản của phân khúc này hiện nay tăng rất mạnh. Tính trung bình trên cả nước, tốc độ tăng giá phân khúc căn hộ khoảng từ 3 - 5%, nhưng có những nơi ghi nhận tăng tới 70 - 100%.

    Nội dung: Nguyễn Mạnh - Trần Kháng
    01/06/2022
    Ube989, hakillua, Binh Yen8 người khác thích bài này.
  10. Hankh

    Hankh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/03/2021
    Đã được thích:
    728
    Hic. Em thấy nhiều mã có dòng tiền Tây lông múc đều đặn. Múc quên ngày tháng.
    Nay lại có tin Mẽo đầu tư 200tr Mẽo vào NVL, DXG có đối tác mua TP 300tr.
    Ae nhỏ lẻ thì chạy té khói.
    langtuxanh, Ube989, hakillua10 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này