1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tản mạn về CPI và TTCK (31)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 13/05/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6626 người đang online, trong đó có 887 thành viên. 16:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 692830 lượt đọc và 3200 bài trả lời
  1. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.333
    Bộ Tài chính sợ thất thu không giảm thuế xăng thì có thể gặp thất thu hơn
    Nguyễn Mạnh
    Thứ ba, 31/05/2022 - 08:50

    (Dân trí) - Chia sẻ với Dân trí, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng nếu sợ ngân sách thất thu mà không giảm thuế để "ghìm" giá xăng thì lo ngại sẽ thất thu hơn với khả năng lạm phát gia tăng mạnh.

    Ủy ban Kinh tế đã đề nghị nghiên cứu kịch bản tiếp tục giảm thuế tiêu thụ đặc biệt để ứng phó trong trường hợp giá dầu thế giới biến động lớn. Tuy nhiên, khi đặt vấn đề về việc giảm thuế để hạ giá xăng, Bộ Tài chính cho rằng liên quan đến vấn đề xăng dầu thì cần hỏi Bộ Công Thương. Một số ý kiến lo ngại vấn đề thất thu ngân sách nếu tiếp tục giảm thuế phí với xăng dầu. Ông nghĩ sao về điều này?

    - Đối với thuế bảo vệ môi trường, nếu giảm tiếp có thể trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, còn thuế tiêu thụ đặc biệt thì phải đợi trình Quốc hội. Đại biểu Quốc hội:

    Tóm lại phải biết hy sinh ngân sách trước mắt để được lâu dài. Bộ Tài chính sợ thất thu vì giảm thuế thì có thể sẽ gặp thất thu nặng hơn nếu không giảm. Bởi vì lạm phát bùng nổ thì các khoản chi ngân sách sẽ tăng lên rất nhanh, như chi đầu tư công sẽ phải tăng theo giá cả.

    Chi thường xuyên cũng đều tăng. Chưa kể lạm phát bùng lên thì doanh nghiệp khó khăn, lấy đâu khoản thu? Sản xuất kinh doanh sao phục hồi được?
    [​IMG]
    Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề xuất giảm thuế để hạ giá xăng dầu tăng nóng (Ảnh: Quốc Chính).
    Tại các buổi thảo luận tổ và tại hội trường Quốc hội, ông nhiều lần kiến nghị giảm hoặc bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng. Vì sao ông lại kiên trì với quan điểm này?

    - Từ đầu năm đến nay, giá xăng bán lẻ đã 9 lần tăng, 3 lần giảm. Mặc dù từ 1/4 vừa qua, chính sách giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu chính thức có hiệu lực, tuy nhiên, đà giảm của giá xăng dầu được cho là không đáng kể.

    Giá cả nếu tiếp tục tăng sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân trong tình trạng người dân đã rất khó khăn vì 2 năm đại dịch lấy đi phần tích lũy của họ. Nay lại gặp bão giá, họ sẽ hết sức vất vả. Đối với doanh nghiệp, các chi phí đầu vào cũng tăng cao như chi phí vận chuyển, logistics…

    Đối với ngân sách Nhà nước, khi đặt vấn đề giảm thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt, nhiều người lo ngại sẽ gây thất thu ngân sách. Nhưng thực tế nếu giảm thuế đó sẽ kéo giảm được lạm phát và chi ngân sách giảm theo. Bởi giá cả lên thì chi ngân sách tăng lên, ngay cả dự án đầu tư đang chuẩn bị thông qua hoặc đã thông qua rồi, các dự toán sẽ tăng lên thì sẽ rất nguy kịch, công trình dự án sẽ đội vốn và lãng phí. Vì vậy, phải chặn ngay vấn đề này.

    Lạm phát do chi phí đẩy là nỗi lo rất lớn thời điểm này khi giá xăng dầu cứ liên tục lập kỷ lục, thưa ông?

    - Nếu lạm phát tăng cao, đồng nghĩa chi ngân sách tăng, chi đầu tư công sẽ tăng, thậm chí sẽ có lúc phải thắt chặt chi ngân sách nếu không kiểm soát được lạm phát.

    Bên cạnh đó, các dự toán về xây dựng, chi thường xuyên hay tiền lương cũng phải được điều chỉnh theo tốc độ trượt giá. Thà rằng mình chi ngân sách trước cho việc giảm thuế để kìm hãm đà tăng của một số mặt hàng là nguyên liệu đầu vào để các khoản chi khác không tăng lên, còn hơn phải đối mặt với việc lạm phát tăng cao.

    Ngoài việc giảm thuế cần phối hợp với chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô. Lạm phát tăng không đến từ việc mở rộng chính sách tiền tệ. Bởi hiện nay, các gói kích thích kinh tế của chúng ta chưa giải ngân gì hết, mà lạm phát đã tăng. Như vậy, lạm phát tăng không phải do kích cầu mà do chi phí đẩy.

    Trong "rổ" chi phí đẩy thì chi phí về xăng dầu, lưu thông, vận chuyển chiếm tỉ trọng cao nhất, do vậy phải hỗ trợ kéo những chi phí này xuống. Đây là bài toán cần hết sức lưu ý, cần phải theo dõi sát sao và có giải pháp kịp thời.

    CPI tháng vừa rồi tăng ở mức 2,86%. Vậy đã cần tính toán đến những vấn đề này chưa?

    - Bài học gần nhất là năm 2008. Lúc đó, biến động xăng dầu trên thế giới tăng tới 141 USD/thùng, cộng với giá lương thực thực phẩm tăng, lạm phát tăng nhanh. Khi lạm phát tại Việt Nam lên tới 23%, lúc đó tất cả chi phí giá cả hàng hóa và đời sống người dân vô cùng khó khăn.

    Khi lạm phát cao ở mức độ 2 con số, liều thuốc các nước buộc phải chọn là thắt chặt chính sách tiền tệ. Hay nói cách khác, khi lạm phát cao thì phải "uống thuốc" liều cao. Việt Nam phải dùng lãi suất cao, có lúc lãi suất thị trường lên tới trên 20%.

    Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn với thế giới. Thế giới đang trên đà tăng giá tăng giá, Việt Nam cũng phải chịu giá cao ngay. Nếu không kiểm soát tốt giá xăng dầu sẽ có những đợt tăng giá nhiều mặt hàng, điều này sẽ dẫn đến tăng lãi suất. Khi đó, không chỉ người dân, doanh nghiệp mà nhà nước cũng khó khăn.

    Nếu giảm thuế thì nên tính toán như thế nào để phù hợp, thưa ông?

    - Việc giảm hoặc xóa thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, tôi cho rằng, ai cũng được hưởng lợi. Khi giảm hoặc xóa sắc thuế này sẽ kéo giảm chi phí của doanh nghiệp, chi phí logistics, chi phí vận chuyển, hàng hóa cũng sẽ giảm. Điều này giúp doanh nghiệp có điều kiện giữ giá hàng hóa, đảm bảo ổn định thị trường.

    Còn không có sự bất công nào khi "cào bằng" việc giảm thuế giữa người thu nhập cao và người thu nhập thấp. Bởi hiện nay, số lượng người có thu nhập thấp cũng chiếm tỷ lệ khá đáng kể. Trong khi bản thân những người thu nhập cao và tầng lớp trung lưu, họ cũng đóng góp rất lớn thuế thu nhập cá nhân cho Nhà nước.

    Ông dự đoán tỷ lệ lạm phát năm 2022 ở mức bao nhiêu?

    - Tùy vào việc có hành động để kiểm soát giá hay không. Nếu không hành động, không giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng thì lạm phát có thể vượt qua 6%, còn hành động thì kiểm soát giá ở 4-5%. Còn tăng trưởng GDP thì khả thi, từ 6,5% trở lên.

    Xin cám ơn ông về những chia sẻ này!

    Giá xăng có thể lại tăng tiếp, vượt mốc 31.000 đồng/lít vào ngày 1/6?

    Trao đổi với Dân trí, lãnh đạo một doanh nghiệp xăng dầu cho biết, giá xăng trong nước đang âm so với giá xăng thế giới ở mức khá cao. Cụ thể với RON 95 lỗ khoảng 1.200 đồng/lít. Còn xăng E5 RON 92 cũng đang âm khoảng 550 đồng/lít, dầu diesel cũng âm 900 đồng/lít.

    Theo dự báo của vị này, giá xăng trong nước ở kỳ điều chỉnh ngày 1/6 sẽ tiếp tục tăng lần thứ 5 liên tiếp. Nếu mức tăng tương ứng với mức lỗ thì giá xăng RON 95 sẽ vượt mốc 31.000 đồng/lít.

    Nếu dự báo này chính xác thì xăng có 5 lần tăng giá liên tiếp.

    Trước đó, tại kỳ điều chỉnh ngày 23/5, Liên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã tăng 670 đồng với mỗi lít xăng RON 95, lên mức 30.650 đồng mỗi lít; xăng E5 RON 92 tăng 680 đồng/lít, lên mức 29.630 đồng/lít. Giá dầu diesel giảm 1.100 đồng/lít, xuống còn 25.550 đồng/lít; dầu hỏa giảm 660 đồng, xuống còn 24.400 đồng/lít.
    Ube989, A_Tun, hakillua10 người khác thích bài này.
  2. sttsg

    sttsg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2014
    Đã được thích:
    2.473
    ôm bds nhưng lâu rồi bác, gói 350k tỷ đó cho bds hết cũng ko dc, vì sẽ làm giá đất tăng quá mà sx thì ko phát triển dc, cái cần nhất bây giờ là gỡ vướng pháp lý cho bds, song song đó thì dự án nào có pháp lý ok rồi, đang xây dựng thì dc phép vay, ưu tiên khuyến khích phát triển nhà ở cho ng thu nhập thấp, nhà chung cư bình dân, hiện nay dự án bình dân thì thiếu vì lãi ít cần khuyến khích, dự án trung cao cấp thì nhiều nhưng nhu cầu ở thực ít vì lãi cao cần hạn chế. Những ng có nhu cầu vay mua nhà ở thật vd căn nhà đầu tiên, vay sửa nhà cửa, xây lại chung cư cũ thì vẫn khuyến khích cho vay, hạn chế siết với đầu cơ thôi vd: sân gôn, dự án bỏ hoang và đặc biệt phải siết phân lô bán nền là nguồn cơn của thổi giá. BDS giờ vừa thiếu vừa thừa là thế.
    langtuxanh, Ube989, hakillua16 người khác thích bài này.
    Vuthanhnguyen đã loan bài này
  3. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.989
    Mình cũng hy vọng như vậy
    Ube989, A_Tun, bruvic7 người khác thích bài này.
  4. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.989
    Về bđs rất khó làm , đâu chỉ là dự án , toà nhà này nọ , đáu chỉ là chỗ ở cho người thu nhập thấp đâu
    Điểm chốt là dân đen sống có OK không , khi người ta sống OK thì họ sẽ biết tìm chỗ ở phù hợp , sẽ biết nên bán miếng đất , mảnh ruộng của mình hay không
    Thấy vì phân tích bđs thì nên tìm cách làm cuộc sống dân đen OK hơn
    langtuxanh, Ube989, A_Tun14 người khác thích bài này.
  5. Eastwind01

    Eastwind01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2021
    Đã được thích:
    1.296
    Muốn phát triển được thì phải đẩy tiền vào sản xuất chứ đẩy vào BĐS thì lại thêm 1 thế hệ cạp đất ra ăn thì bao giờ mới phát triển nổi
    Ube989, A_Tun, Motngaymua20206 người khác thích bài này.
  6. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.989
    Mọi thứ đều khó , rờ thứ này lại lòi ra thứ khác , các bác lãnh đạo cũng nhức đầu luôn
    Vậy nên cá nhân nên hạn chế làm các công việc giản đơn vì sẽ nghèo hoài .Mà muốn làm được công việc có chất xám thì cần phải học .Học là việc đòi hỏi nhiều công sức và thời gian , không phải đơn giản đâu
    langtuxanh, Ube989, A_Tun17 người khác thích bài này.
  7. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.902
    Hi hi... Nói vui thế thôi .
    Chỉ là muốn Bigboys Việt không nên tranh thủ cơ chế của TT VN khá dễ chi phối chủ quan , mà cứ chọn theo hướng kiềm hãm, đè đạp làm gì . Đến độ mười mấy năm trời vẫn lẩn quẩn mãi ở con số 1.200-1.300 . Với PE 12 và sức vươn b/q của DN VN ở mức 20% không lẽ PE cứ tụt lùi dần về 10 , rồi 8 , rồi 3 - 4 chi đó ... Kỳ dị quá !!! =))=))
    Trong khi nhìn quanh , chỉ cần các nước Ásian thôi , tăng trưởng không bằng chúng ta ... Mà PE 18-20 nhang nhãng .
    Đặt VNI lúc # 1.200 mười mấy năm trước với các chỉ số khác ... Rồi so đến giờ này so lại ... Thì thấy tội nghiệp và hổ thẹn cho TT tài chính Việt Nam quá !
    ( Hi hi... Nói thật , các lớp người quản lý TTCK và các tài phiệt VN , nếu có máu hiệp sỹ đạo như người Nhật , tôi e là khi chạnh nghĩ tới những điều đó , rất dễ tự thẹn tự mổ bụng như các kiếm khách Samurai chứ chẳng chơi !!???
    Tôi yêu tinh thần hiệp sỹ đạo , võ sỹ đạo nên nói thế , chứ có lẽ cta sẽ chẳng thấy ai tự mổ bụng một cách rất đẹp đẽ cao cả đâu !! ):-bd:-j:-j
    Trump2019, Ube989, thuyquai2921 người khác thích bài này.
  8. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.989
    Dàn lãnh đạo sòng không có tâm nên mới để sòng vậy
    Ube989, HaiauKhongve, bruvic6 người khác thích bài này.
  9. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.333
    Quỹ đất trong nội thành bây giờ không còn đất xây nhà thu nhà thấp nữa rồi Bác, chỉ có vùng ven là còn nhiều quỹ đất thôi nhưng vùng ven lại không đầy đủ tiện ít mới khổ chứ Bác.
    Ube989, A_Tun, mabuvoyeu8 người khác thích bài này.
  10. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.902
    Trong Thế Chiến II, phe Đồng Minh đã theo dõi các vết đạn trên những chiếc máy bay bị địch bắn trúng. Kết quả trông giống ảnh dưới.

    Họ bèn gia cố những chiếc máy bay tại những chỗ bị bắn trúng nhiều để chúng có thể chịu đựng được tốt hơn thế nữa. Tư duy lúc ấy là gia cố vào những nơi tập trung nhiều chấm đỏ và cả trên bề mặt nữa, ấy là một suy luận hợp lý. Sau cùng thì, ấy là những chỗ bị bắn nhiều nhất mà.

    Song Abraham Wald, một nhà toán học lại đưa ra một kết luận khác: các chấm đỏ ấy chỉ nói lên tổn thất của những chiếc máy bay CÓ THỂ TRỞ VỀ CĂN CỨ

    Abraham Wald cho rằng nhà sản xuất máy bay nên cải thiện vật liệu ở những chỗ không có chấm nào, bởi đó mới là nơi mà một khi ăn đạn máy bay sẽ RỤNG NGAY.

    Hiện tượng này được gọi là thiên kiến kẻ tồn tại (survivorship bias). Và nói theo nghĩa đơn giản nhất ấy là, ngay khi nhìn vào những thứ tồn tại, chúng ta nên tập trung vào thứ đã không tồn tại được.

    Một số ví dụ khác chẳng hạn như người ta cứ thống kê N thói quen của người thành đạt, M đặc điểm công ty phát triển mạnh mẽ nhưng họ có thể không nhìn ra là những người nghèo khổ hay công ty phá sản cũng có những đặc điểm đó.
    [​IMG]
    sttsg, Ube989, thuyquai2925 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này