Tản mạn về CPI và TTCK (31)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 13/05/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5025 người đang online, trong đó có 562 thành viên. 19:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 691276 lượt đọc và 3200 bài trả lời
  1. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.177
    " Đám đông thua tay to là Logic , là chuyện hiển nhiên ." . Đúng ! Không có chỗ để phản biện luôn !!! =D>=D>=D>:-bd@};-%%-
    ***********
    Tuy nhiên, đọc ý đó bỗng nhiên nhớ lại ....
    Lúc xưa , 2014-2015 chi đó ... Tôi có một comment nói về một câu chuyện ... Đại ý thế này :
    - Một nhân vật lớn , thành đạt, giới đầu tư tại phố Wall đều biết tiếng tăm . Một hôm tình cờ gặp và chuyện vãn với một cụ già , mới biết là cụ ấy cách đây 10 năm , có gom góp chút tiền - Chỉ 1.000 usd - , mua một mã cổ phiếu , với ý nghĩa tặng thừa kế cho đứa cháu nội sau này ...
    Anh ta tìm ra một kết quả khá khó tin , đó là : Tuy tài sản DM của cụ không lớn . Nhưng về tốc độ tăng sau 10 năm thì lại cao hơn tốc độ tăng tài sản của anh ta trên TT CK . Anh ta nhận ra rằng , 10 năm lăng xăng , chúi mũi vào bảng điện , tuy thành đạt và tăng trưởng , đưa anh ta nằm trong Top nổi tiếng ở phố Wall ... Nhưng có vẻ như , chính cụ già kia mới xứng đáng có tên tuổi , xét về tốc độ tăng trưởng . :D:D:-j:-j:-j@};-%%-:bz
    Clara21, A_Tun, mabuvoyeu22 người khác thích bài này.
    Vuthanhnguyen đã loan bài này
  2. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.765
    Hỗ trợ 2% lãi suất cả năm sau các ngân hàng mới nhận lại từ chính phù vì phải kiểm tra lại
    Trước mắt khi cho vay trong gói hỗ trợ này các ngân hàng vẫn phải dùng nguồn tiền gửi để cho vay , như vậy nếu các CTY vậy nhiều thì có khả năng nguồn tiền gửi hạn chế và như vậy 1 là hạn chế cho vay các kiểu 2 là phải tăng lãi suất tiền gửi để hút tiền
    Tâm lý các CTY là cố gắng vay được trong gói hỗ trợ này càng sớm càng tốt và các ngân hàng cũng vậy
    Nếu thời gian tới tốc độ tiền gửi vẫn như hiện nay thì lãi tiền gửi sẽ tiếp tục nhóng
    A_Tun, mabuvoyeu, vietinbanksc11 người khác thích bài này.
  3. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    210.888
    một còm như thế này đáng giá = mấy năm đèn sách đó mọi người

    Rất cảm ơn @Binh Yen thỉnh thoảng lại nhắc lại
    Lăn lộn tóe loe mà hơn 3 năm rồi, vẫn chưa thực hành nổi 10% võ công @Binh Yen san sẻ

    À, cụ Tin giờ cũng là Hôn đơ cáo cụ đó @Binh Yen

  4. khangsinh

    khangsinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2014
    Đã được thích:
    17.109
    Bác có đọc về thiên kiến kẻ sống sót không?
    Nó kiểu như thế này, người ta thống kê người thành công thường có những đặc điểm như abc, có những thói quen như xyz. Rồi người ta bảo là bạn muốn thành công thì bạn phải có những đặc điểm và những thói quen như thế. Nhưng có một mặt trái mà nhiều người không biết, là những người có những đặc điểm và thói quen như thế bị thất bại rất nhiều. Nhưng những người thất bại đó chẳng bao giờ có cơ hội để lên tiếng cả, media và truyền thông cũng chẳng bao giờ để ý đến họ làm gì.

    Nên việc đầu tư dài hạn nó cũng vậy, câu chuyện đầu tư dài hạn thành công gặp nhiều, nhưng những người đầu tư dài hạn và chết mất xác cũng không có ít, khi họ thất bại thì họ thường giấu nên truyền thông chả bao giờ để ý cả. Còn bảo đầu tư dài hạn làm sao cho win thì nó lại đi vào một câu chuyện khác thiên về phân tích, về kỹ năng và cả may mắn.

    Trong quyển Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường, có một số điều mà Fisher nói em thấy người thường không thể làm được, đó là kiểm soát rủi ro và kiểm tra thông tin nhiều bên. Ví dụ là kiểm tra thông tin với Supplier, Kiểm tra thông tin với nhân viên công ty, Kiểm tra thông tin với khách hàng và cả những người liên quan trong chính quyền. Đây là điều mà người bình thường như em, loại đầu đất mắt toét không thể nào làm được, muốn làm được phải có quan hệ cực rộng và cực mạnh, lúc đó câu chuyện lại là bạn là ai :)

    Còn thực tế về đầu tư dài hạn ở Việt Nam, rất dễ để chỉ ra những cổ phiếu đã khiến NDT dài hạn đổi đời như FPT, HPG, PTB, VCS, VCB... Nhưng bác thử xem có bao nhiêu % cổ phiếu như vậy trên thị trường, bác thử so sánh danh sách những cổ phiếu như vậy với những cổ phiếu đã khiến NDT dài hạn mất xác thì bên nào nhiều hơn. Nên một lần nữa em nhấn mạnh rằng đầu tư dài hạn cũng cần kỹ năng phân tích, quan hệ và cả may mắn nữa.

    Còn dân đầu tư ngắn hạn, lướt sóng chết mất xác thì quá nhiều, kết quả đến rất nhanh và dễ nhận biết, nên truyền thông dễ bám vào đó để nói về rủi ro của đầu cơ lướt sóng. Nhưng thực ra là đầu cơ lướt sóng hay dài hạn đều cần phải trải qua sự rèn luyện và mọi người thường bỏ qua điều này :)
  5. tiengiatram

    tiengiatram Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2021
    Đã được thích:
    5.357
    Không biết tên bác có cảm hứng từ hunterxhunter k nhỉ
  6. hsx_lawyer

    hsx_lawyer Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2016
    Đã được thích:
    3.422
    Thật ra đầu tư dài hạn thì nó đâu khó tới mức như bác nói. Bỏ vài tiếng ngâm cứu google thôi, search bài các chuyên gia chia sẻ, có ông chọn HPG, TCB, ông thì ACB, MWG, MBB, ông thì PNJ, FPT..cứ làm 1 rổ từ 5 đến 10 cổ phiếu, ôm dài hạn là lời thôi mà, cơ bản TTCK VN còn phát triển dài nên ôm dài sẽ sửa sai cho ngắn hạn :D
    --- Gộp bài viết, 04/06/2022, Bài cũ: 04/06/2022 ---
    Ngày xưa lắm rồi toàn tới quán cho thuê truyện chờ chủ quán mang thợ săn thành phố về ngồi đọc tại chỗ :D
  7. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    210.888
    chuẩn ợ

    em sửa tí ti: Ôm dài thì chăm bón và sửa sai cũng không khó tẹo nào đâu ợ
    mờ thật sự, nói dài cho oách, chứ TT mông muội như Vn thì 3-5 năm đã ngoáy loạn lên rồi

    chưa lâu=các cụ xưa trồng cây nhãn
  8. 4season

    4season Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/09/2019
    Đã được thích:
    78.429
    Chiến tranh tiền tệ ngược
    04-06-2022 08:47:10+07:00

    04/06/2022 08:47

    Mọi chỉ dấu đều cho thấy lẽ ra đô la Mỹ phải sụt giá mạnh so với các ngoại tệ khác: lạm phát cao, thâm hụt thương mại lớn, chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất còn rất thấp… Thế nhưng đô la Mỹ đang tăng giá, cao nhất trong vòng 20 năm qua.

    Nghịch lý này đang dẫn tới một nghịch lý khác: thay vì một cuộc chiến tranh tiền tệ khi các nước đua nhau phá giá đồng bạc của mình để duy trì mức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, hiện đang diễn ra một cuộc chiến tranh tiền tệ ngược – các nước nâng giá đồng tiền để ngăn ngừa nhập khẩu lạm phát.

    Bất chấp các yếu tố nói ở đầu bài, đô la Mỹ vẫn lên giá là bởi đồng tiền này không chỉ lưu hành bên trong nước Mỹ mà còn được sử dụng khắp nơi trên thế giới trong giao thương, đầu tư, dự trữ và cả trong các hoạt động của tội phạm.

    Chính vì thế, các yếu tố nội địa có thể làm suy yếu đô la Mỹ đang được cân bằng, thậm chí bị lấn lướt bởi nhu cầu đô la Mỹ trên thế giới. Người ta vẫn đang chuộng đô la Mỹ làm đồng tiền dự trữ trong một thế giới bất ổn vì chiến tranh, giá cả tăng vọt bất thường, vì biến đổi khí hậu và vì các nước khác cũng có những yếu tố gây suy yếu đồng tiền nước họ.

    https://image.*********.vn/2022/06/04/vietstock_s_chien-tranh-tien-te-nguoc_20220604084707.png
    Hầu hết các loại hàng hóa thương phẩm giao dịch trên thế giới đều tính bằng đô la Mỹ. Giá cả đang tăng gây áp lực lên lạm phát nước Mỹ. Nhưng thử nghĩ mà xem, một khi đô la Mỹ tăng giá so với các ngoại tệ khác, mức tăng của giá cả tính bằng đô la Mỹ, chẳng hạn là 5% thì khi nhập vào các nước, tính bằng tiền của nước đó, có thể tăng đến 25-30% tùy theo mức mất giá của đồng tiền nước này so với đô la Mỹ.

    Chính vì thế mà nhiều nhà kinh tế cho rằng nỗi lo nhập khẩu lạm phát của các nước hiện là nỗi lo lớn nhất. Năm 1971, Bộ trưởng Tài chính Mỹ lúc đó là ông John Connally nói với các đối tác thương mại: “Đồng tiền là của chúng tôi nhưng nó là vấn đề của quý vị” bởi các nước lúc đó lo ngại về một đồng đô la yếu. Nay tình hình cũng chẳng khác gì mấy – đô la Mỹ mạnh là vấn đề lo nghĩ của nhiều nước khác.

    Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 là một giai đoạn lạm phát thấp, lãi suất cực thấp ở nhiều nước – vì thế vũ khí cạnh tranh của họ là phá giá đồng tiền của nước mình nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Thế nhưng tình hình hiện nay lại hoàn toàn ngược lại; các nước đang theo đuổi chính sách đồng tiền mạnh để hóa giải các yếu tố gây lạm phát ở nước họ.

    Đồng tiền yếu trong bối cảnh hiện nay càng làm lạm phát tăng thêm bởi chúng làm giá cả hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu tăng lên. Goldman Sachs tính toán rằng ngân hàng trung ương các nước phải tăng lãi suất thêm 0,1 điểm phần trăm để trung hòa mức suy giảm 1% của tỷ giá. Nếu nước nào cũng tăng lãi suất như thế, chẳng sớm thì muộn nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào chỗ suy thoái kéo dài.

    Thời gian tới người ta sẽ chú ý đến hiện tượng đồng euro sẽ rơi về mức ngang bằng với đô la Mỹ. Tuần trước 1 euro chỉ đổi được 1,05 đô la Mỹ, rất gần với mức ngang bằng, làm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải tuyên bố đang theo dõi kỹ hiệu ứng gây lạm phát của đồng euro yếu.

    Bảng Anh cũng giảm về mức thấp nhất trong vòng hai năm qua, dù ngân hàng trung ương nước này đã nâng lãi suất đến lần thứ tư. Lâu nay doanh nghiệp Nhật cho rằng đồng yen yếu đi đang giúp họ bán được hàng ra thế giới, nên nước này vẫn áp dụng chính sách tiền tệ hết sức nới lỏng. Nhưng nay có dấu hiệu cho thấy chính sách này đang đảo chiều vì Nhật muốn hỗ trợ đồng yen, không để nó rơi quá sâu.

    Đô la Mỹ mạnh lên cũng làm các nước đang phát triển lo ngại vì nợ nước ngoài của họ chủ yếu tính bằng đô la Mỹ. Theo IMF, đến 60% các nước nghèo đang có vấn đề trong trả nợ nước ngoài và tỷ lệ này còn tăng mạnh với đà mạnh lên của đô la Mỹ. Một đồng đô la Mỹ mạnh cũng làm đảo chiều xu hướng đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển vì đồng vốn sẽ quay về nơi có tiềm năng lợi suất cao, tránh xa nơi có nhiều rủi ro vì đồng nội tệ bị định giá thấp.

    Nguyễn Vũ

    (TBKTSG)
    Clara21, mabuvoyeu, VNM_HN219 người khác thích bài này.
  9. trabac

    trabac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2014
    Đã được thích:
    22.022
    Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC, thống kê bước đầu, bị can Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế (em gái) mượn CMND của 26 cá nhân lập 20 doanh nghiệp, mở 450 tài khoản tại 41 công ty chứng khoán thực hiện các hành vi thao túng cổ phiếu, giá cổ phiếu nhằm tạo ra cung cầu giả tạo với 6 mã chứng khoán "họ" FLC để thu lợi bất chính, ước tính bước đầu 975 tỷ đồng, gây thiệt hại rất lớn cho các nhà đầu tư.
    kinh thặc!
    mấy ông rước bọn ung nhọt này vào pic của bác Nguyên nên xin lỗi bác ấy đi
    mabuvoyeu, quangmh, Hoang Dung17 người khác thích bài này.
  10. trangltn

    trangltn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    7.068
    Những doanh nghiệp mà những người lao động cùng có lòng tin và hướng về là những doanh nghiệp đã xây dựng và triển khai văn hóa doanh nghiệp rất tốt bác ạ. Để xây dựng và phát triển văn hóa này thì Lãnh đạo cao nhất và toàn thể Ban lãnh đạo phải thực hiện tốt việc làm gương và duy trì lâu dài, đồng thời phải công bằng và duy trì được cân bằng giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích người lao động. Thêm vào đó, họ cũng phải cân bằng lợi ích cổ đông và khách hàng nữa. Kinh doanh phải lấy gốc là niềm tin, không chụp giật, thủ đoạn. Doanh nghiệp kiểu này sẽ ít có đột biến lớn nhưng tăng trưởng đều đặn, liên tục trong cả một quá trình rất dài, tạo được niềm tin cho tất cả các đối tác liên quan.
    Theo tiêu chí này, doanh nghiệp trên sàn chỉ đếm đầu ngón tay.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này