Tản mạn về CPI và TTCK (31)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 13/05/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3058 người đang online, trong đó có 40 thành viên. 03:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 689908 lượt đọc và 3200 bài trả lời
  1. Curuagia1800

    Curuagia1800 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2021
    Đã được thích:
    3.621
    30p Cuối phiên và ATC hôm nay nhộn nhịp nhỉ các cụ :eek::eek::eek: . chắc phải qua sàn upcom chơi hết quá :-P:-P:-P
  2. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.302
    Canada: Gần 25% chủ nhà sẽ phải bán tài sản nếu lãi suất tiếp tục tăng
    Viết Tuân (P/V TTXVN Tại Ottawa) 12:38' - 14/06/2022

    BNEWS Theo cuộc khảo sát nợ mới nhất của ngân hàng Manulife Canada được thực hiện từ ngày 14/4 đến ngày 20/4, gần 25% chủ nhà cho biết họ sẽ phải bán nhà nếu lãi suất tiếp tục tăng.
    [​IMG]Trụ sở Ngân hàng trung ương Canada (BoC). Ảnh: Reuters

    Khoảng hơn 1/5 người dự kiến lãi suất tăng sẽ có "tác động tiêu cực đáng kể" đến tình hình thế chấp, nợ và tài chính tổng thể.

    Cuộc khảo sát của Manulife cũng cho thấy rằng 2/3 người Canada không xem việc sở hữu nhà là có tính khả thi trong cộng đồng khu vực sinh sống.

    Ngoài ra, gần 50% số người Canada mắc nợ cho biết khoản nợ đang ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và gần 50% người Canada cho biết họ sẽ phải vật lộn để xử lý các khoản chi phí bất ngờ.
    Ngân hàng trung ương Canada (BoC) vẫn tiếp tục tăng lãi suất trong nỗ lực kiềm chế lạm phát, hiện đang ở mức cao nhất trong 31 năm qua là 6,8%.

    Hôm 1/6, BoC đã tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,5 điểm phần trăm lên 1,5%.

    Trước đó, Thống đốc BoC Tiff Macklem cho biết khoản nợ hộ gia đình và giá nhà ở tăng cao đã trở thành những điểm yếu lớn hơn trong năm qua, nhưng nền kinh tế vẫn có thể ứng phó với mức lãi suất tăng cần thiết để kiềm chế lạm phát.

    Ông Macklem nhấn mạnh giá trị tài sản ròng trung bình của các hộ gia đình Canada tăng khoảng 230.000 CAD (178.445 USD) trong thời kỳ đại dịch./.
  3. Clara21

    Clara21 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/08/2021
    Đã được thích:
    41.667
    nhà này ko theo trường phái phếm 3 chữ cái bác ạ.
    mỗi người giữ 1 "con rận" của mình, anh chị em lên đây thơ ca nhạc họa và tảm mạn lịch sự tôn trọng nhau.
    Nếu thấy nhà nào vui hơn, hợp duyên với bác hơn thì xin mời bác tới tụ họp chỗ ấy bác ạ.
    Nghịch duyên nó cũng khó thở chung 1 bầu không khí, tránh nhau ra, né nhau ra, mặc kệ nhau cũng là 1 cách tôn trọng bác ạ. Tôn trọng chính mình, tôn trọng người khác. Không thích nghe điều mà mình ko muốn nghe thì cứ lê la lảng vảng rồi nói lèo bà lèo bèo trong nhà ng ta lảm gì.
    Nhà này thơ ca nhạc họa là chủ đạo thôi, còn lại thân ai nấy lo, chẳng ai theo ai rồi đổ vấy đổ vạ cho ai đâu. Lớn cả rồi mà.
  4. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.302
    Rũ cung 3 phiên dân chơi đòn bẩy ói sạch hàng luôn, số đông bán cắt lỗ rồi cứ nghĩ thị trường sẽ thủng 1k2.
    --- Gộp bài viết, 14/06/2022, Bài cũ: 14/06/2022 ---
    Tài sản của các tỷ phú tiền ảo ‘bốc hơi’ nhanh như cách chúng được tạo ra

    Tài sản của 7 tỷ phú tiền ảo giàu nhất thế giới đã "bốc hơi" 114 tỷ USD chỉ sau vài tháng.Trong đó CEO Binance là người mất nhiều tiền nhất, từ gần 96 tỷ USD còn 10,2 tỷ USD.

    [​IMG]
    Linh Lam (Theo Bloomberg)Thứ ba, 14/6/2022, 07:27 (GMT+7)
  5. Eastwind01

    Eastwind01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2021
    Đã được thích:
    1.287
    Khổ thân ông Vitas, xăng mà tăng theo độ cao ông ý hát thì chắc là ông thành tội nhân thiên cổ mất :))
    TepRank, ANGUYEN, tungntxd895 người khác thích bài này.
  6. Motngaymua2020

    Motngaymua2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2020
    Đã được thích:
    13.068
    Một ngày giao dịch nhiều cảm xúc
    Cả nhà nghe nhạc thư giãn đi ạ

  7. luubui23

    luubui23 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2019
    Đã được thích:
    1.161
    ae quyết tâm ko nhả giấy. Xem ai lì hơn.
    ThaoPleiku, sunny_123, TepRank8 người khác thích bài này.
  8. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.302
    Gần 150 công ty Trung Quốc có thể bị hủy niêm yết ở Mỹ
    14-06-2022 10:32:27+07:00

    Tính tới ngày 10/6, trong danh sách gần 150 công ty Trung Quốc có thể bị hủy niêm yết ở Mỹ thì có gần 60% công ty Trung Quốc đang niêm yết cổ phiếu ở Mỹ, gồm cả nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm trực tuyến Baidu, và có thể tăng lên...
    PCAOB đã bắt đầu thí điểm thanh tra một công ty kiểm toán Trung Quốc vào năm 2016, nhưng không thể hoàn thành việc này do nhà chức trách Trung Quốc đã cản trở và xử lý thông tin - Ảnh: Reuters

    Theo tin từ Nikkei Asia, khoảng 150 công ty có trụ sở tại Trung Quốc đang đối mặt nguy cơ bị hủy niêm yết tại Mỹ do các quy định mới về kiểm toán mới. Danh sách các công ty này do Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đưa ra.

    Tính tới ngày 10/6, danh sách này bao gồm gần 60% công ty Trung Quốc đang niêm yết cổ phiếu ở Mỹ, trong đó có nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm trực tuyến Baidu, và có thể tăng lên.

    Trong bối cảnh các nhà làm luật Mỹ đang đẩy nhanh việc hủy niêm yết các công ty này sớm nhất vào năm 2023, áp lực phân ly giữa thị trường Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng.

    Theo quy định, các công ty giao dịch đại chúng ở Mỹ bắt buộc phải được thanh tra kiểm toán bởi Ban giám sát kế toán các công ty đại chúng (PCAOB) – cơ quan do SEC chỉ định. Theo Đạo luật yêu cầu các công ty nước ngoài chịu trách nhiệm được Quốc hội Mỹ thông qua năm 2020, những công ty không tuân thủ quy định này trong 3 năm tài chính liên tiếp bắt đầu từ ngày 18/12/2020 sẽ bị hủy niêm yết.

    Nhiều năm qua, các doanh nghiệp Trung Quốc luôn từ chối việc thanh tra kiểm toán với lý do an ninh quốc gia. Tuy nhiên, áp lực từ phía SEC có thể mang lại tác dụng. Tháng 12/2021, PCAOB đã cập nhật các quy định về niêm yết và công bố danh sách các công ty bị nhắc nhở theo luật pháp Mỹ vào tháng 3 năm nay.

    Các cuộc đàm phán giữa SEC và Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) thời gian cho thấy tính cấp thiết của sự việc này. CSRC hồi tháng 4 đã đề xuất cho phép các cơ quan quản lý nước ngoài thanh tra kết quả kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết ở Mỹ. Một quan chức CSRC bày tỏ tin tưởng rằng một thỏa thuận về vấn đề này không còn quá xa vời.

    Trong một diễn biến khác, công ty dịch vụ gọi xe hàng đầu Trung Quốc Didi Global đã tình nguyện hủy niêm yết trên sàn chứng khoán New York (Mỹ) vào ngày 10/6 sau khi nhận được sự đồng thuận của đa số cổ đông thông qua biểu quyết. Theo Nikkei Asia, nhà chức trách Trung Quốc được cho là đang thúc giục các doanh nghiệp nắm giữ những thông tin nhạy cảm – như Didi – chủ động hủy niêm yết ở Mỹ. Việc này sẽ giúp phía Trung Quốc dễ dàng tuân thủ các quy định về thanh tra kiểm toán của Mỹ hơn.
    https://image.*********.vn/2022/06/...o-the-bi-huy-niem-yet-o-my_20220614102925.png
    Didi chủ động hủy niêm yết ở Mỹ trước áp lực từ Bắc Kinh - Ảnh: Reuters

    Trong khi đó, SEC không có dấu hiệu sẽ bớt gây áp lực trước sự nhượng bộ của Bắc Kinh. Hồi cuối tháng 5, YJ Fischer, giám đốc Văn phòng Các vấn đề Quốc tế của SEC, nói rằng tình hình đang có tiến triển, nhưng “kể cả khi một thỏa thuận giữa PCAOB và nhà chức trách Trung Quốc được ký kết, đó sẽ chỉ là bước đầu tiên".

    “PCAOB đã bắt đầu thí điểm thanh tra một công ty kiểm toán Trung Quốc vào năm 2016, nhưng không thể hoàn thành việc này do nhà chức trách Trung Quốc đã cản trở và xử lý thông tin. PCAOB phải có khả năng tiếp cận các tài liệu kiểm toán từ tất cả, chứ không phải một số, công ty Trung Quốc niêm yết ở Mỹ và các công ty kế toán công được đăng ký của họ, cũng như tiến hành các cuộc thanh tra và điều tra toàn diện ở Trung Quốc và Hồng Kông", bà Fischer nói.

    Các nhà lập pháp lưỡng đảng tại Mỹ hiện đang thúc đẩy lập trường cứng rắn với Trung Quốc. Cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ đều đã thông qua luật hủy niêm yết đối với những công ty không tuân thủ yêu cầu kiểm toán sau 2 năm thay vì 3 năm. Nếu Tổng thống Mỹ Joe Biden ký vào phiên bản điều chỉnh của dự luật, các công ty Trung Quốc không tuân thủ quy định có thể bị loại khỏi thị trường chứng khoán Mỹ sớm nhất là vào năm 2023.

    Theo hãng cung cấp dữ liệu Dealogic, các quy định chặt chẽ hơn ở cả Mỹ và Trung Quốc đang đóng chặt cánh cửa đối với những công ty Trung Quốc đang có ý định niêm yết mới ở Mỹ.

    Trong bối cảnh đó, nhiều tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc đang niêm yết ở Mỹ đã tìm đường niêm yết lần hai ở các thị trường chứng khoán khác. Đơn cử, nhà sản xuất xe điện Nio đã bắt đầu giao dịch cổ phiếu ở Hồng Kông từ tháng 3 năm nay và tại Singapore vào tháng 5, bên cạnh việc tiếp tục niêm yết ở thị trường chứng khoán New York.

    Theo các nhà phân tích, việc thời hạn hủy niêm yết được đẩy lên sớm hơn có thể gây ra xáo trộn trên thị trường. Một số công ty có thể sẽ không có khả năng chuyển sang sàn chứng khoán Hồng Kông – nơi được cho là đang áp dụng các tiêu chuẩn thậm chí còn nghiêm ngặt hơn – trước khi ngừng giao dịch ở Mỹ. Điều này sẽ khiến các nhà đầu tư Mỹ mất trắng hoặc buộc họ phải bán cổ phiếu với giá giảm sâu.

    Giới phân tích nhận định cả phía Mỹ và Trung Quốc đều đang có những toan tính chính trị của riêng mình. Tại Mỹ, trong bối cảnh các cuộc bầu cử giữa kỳ sắp diễn ra vào tháng 11 tới, cả chính quyền ông Biden lẫn Quốc hội đều không muốn bị xem là có sự nhượng bộ với Trung Quốc.

    Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ ngăn chặn tình trạng "huy động vốn một cách hỗn loạn” và tìm cách làm giảm ảnh hưởng của các nhà đầu tư nước ngoài ở những lĩnh vực kinh tế có liên quan tới an ninh quốc gia.

    Đức Anh
    VNECONOMY
    --- Gộp bài viết, 14/06/2022, Bài cũ: 14/06/2022 ---
    [​IMG]
    Chuyến bay 4 tiếng bỗng kéo dài 1 ngày, riêng 1 hãng hủy 900 chuyến chỉ trong 1 tháng: Ai rồi cũng phải "delay" nhưng hàng không toàn cầu chưa bao giờ khổ đến thế
    14-06-2022 - 08:54 AM | Tài chính quốc tế

    Những nguyên nhân gây ra sự gián đoạn có sự liên hệ mật thiết với nhau. Các công ty trong ngành hàng không đã sa thải quá nhiều nhân sự trong thời kỳ đại dịch. Sau đó, họ vẫn chưa có sự chuẩn bị cho việc hành khách quay trở lại với số lượng lớn, dù nhiều chuyên gia đã dự báo rằng nhu cầu bị kìm hãm sẽ bùng nổ.


    [​IMG]
    Vào tháng trước, khi Jo di chuyển trong sảnh khởi hành của sân bay Frankfurt để tìm nơi nghỉ qua đêm, cô đã nhận thấy mình đã bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn trong ngành hàng không như thế nào.

    Chuyến đi thông thường mất 4 giờ của hãng easyJet từ London đến Hy Lạp nay đã kéo dài tới 24 giờ. Mọi thứ bắt đầu khi hãng hàng không của Anh hủy chuyến mà gần như không có thông báo đến hành khách. Trong khi đó, các chuyến bay thẳng khác đều "cháy" vé, Jo buộc phải vội vã chạy đến một sân bay khác và mua một chiếc vé giá cao hơn với 1 đêm quá cảnh ở Đức.

    Jo là một trong hàng trăm nghìn hành khách cũng bị vướng vào sự hỗn loạn trong ngành hàng không và sân bay trong năm nay, trong bối cảnh số lượng lớn người bắt đầu đi du lịch trở lại sau đại dịch. Một cặp đôi đã phải kết hôn ngay trên chuyến bay đến Las Vegas vì không đến kịp lễ cưới của chính mình. Còn những người khác lại phàn nàn về những kỳ nghỉ bị hủy bỏ, hành lý thất lạc và mất trộm đồ.

    Những vấn đề trên có nguyên nhân từ việc thiết hụt nhân sự tại các hãng hàng không, sân bay và các công ty vận hành dịch vụ mặt đất. Tình trạng này đã gây xôn xao dư luận Anh khi có tới 500 chuyến bay bị hủy vào 2 tuần trước. Ngoài Anh, cả EU và Mỹ cũng đang chịu ảnh hưởng bởi sự gián đoạn này. Theo đó, hệ thống vận hành ngành hàng không đang gặp nhiều khó khăn trong việc ứng phó với những vấn đề từ thời tiết xấu đến quá trình kiểm soát không lưu thiếu trơn tru.

    Tại Mỹ, hàng nghìn chuyến bay đã bị hủy bỏ trong kỳ nghỉ lễ Tưởng niệm. Ở châu Âu, sân bay Charles de Gaulle của Paris đã hủy ¼ số chuyến bay vào thứ Năm tuần trước sau một cuộc đình công đòi trả lương cao hơn của các nhân viên. Hôm 4/6, hãng hàng không Hà Lan KLM cũng hoãn các chuyến bay chở khách đến sân bay Schiphol ở Amsterdam do thời tiết xấu và việc bảo trì đường băng bị chậm trễ do thiếu nhân sự.
    [​IMG]
    Theo nhà cung cấp dữ liệu ngành hàng không OAG, tổng cộng, 4% các chuyến bay trên toàn cầu đã bị hủy vào ngày 4/6, trong đó có 11% ở Hà Lan, 4% ở Đức và 3% ở Mỹ và Anh.

    Những nguyên nhân gây ra các vấn đề trên có sự liên hệ mật thiết với nhau. Các công ty trong ngành đã sa thải quá nhiều nhân sự trong thời kỳ đại dịch. Sau đó, họ vẫn chưa có sự chuẩn bị cho việc hành khách quay trở lại với số lượng lớn, dù nhiều chuyên gia đã dự báo rằng nhu cầu bị kìm hãm sẽ là rất lớn.

    John Holland-Kaye – CEO của sân bay Heathrow (Anh), cho biết: "Nhu cầu đã tăng trở lại, với tốc độ nhanh hơn nhiều so với khả năng mở rộng quy mô của ngành."

    Những khó khăn của ngành này trong việc tuyển dụng them nhân sự trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh thị trường lao động đang bị thắt chặt. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đã để lộ những điểm yếu của một hệ thống bao gồm các công ty vốn phụ thuộc lẫn nhau để đưa một chiếc máy bay lên trời. Khi một phần của hệ sinh thái hàng không chao đảo, sự gián đoạn "phân tầng" trong chuỗi cung ứng sẽ xảy ra.

    Holland-Haye cho biết, ngành này đã trải qua một "cuộc khủng hoảng sống còn" trong 2 năm qua. Ông nói them: "Chúng tôi không có doanh thu và chi phí cố định là cực kỳ cao. Việc hồi sinh công suất như cũ là cực kỳ khó khăn."
    [​IMG]
    2 năm trước, khi cả thế giới phong tỏa vì đại dịch, các hãng hàng không đã chật vật để tồn tại. Họ tập trung vào việc cắt giảm chi phí khi không có hành khách và những khoản lỗ ngày càng lớn. Nhận thấy mối đe dọa như vậy, các ông chủ đã buộc phải sa thải nhân viên.

    Tháng 4/2020, Lufthansa ước tính họ đã "đốt" khoảng 1 triệu euro/giờ. Trong khi đó, British Airways (BA) đã cắt giảm khoảng 10.000 trong số 42.000 nhân sự. Ủy ban Quốc hội Vương quốc Anh nhận định động thái này là "sa thải vô ích", song nhiều đối thủ của hãng cũng có hành động tương tự.

    Tại Mỹ, chính phủ nước này ước tính ngành hàng không đã mất 100.000 việc là vào tháng 9/2021, dù đã nhận hỗ trợ 50 tỷ USD. Swissport đã sa thải 20.000 trong số 65.000 nhân viên trên khắp thế giới. Theo nghiên cứu của Oxford Economics, ngành hàng không thế giới hiện có chưa đến 2,3 triệu người đang làm việc tính đến tháng 9/2021.

    [​IMG]
    Stephen Cotton – tổng thư ký của Liên đoàn Công nhân ngành Vận tải Quốc tế, cho biết: "Chỉ có một vài trường hợp ngoại lệ, công đoàn vẫn kêu gọi các hãng thực hiện chương trình giữ chân nhân sự trong thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng Covid-19. Kết quả chính là những gì chúng ta đang chứng kiến ngày hôm nay: hơn 2 triệu nhân sự có kinh nghiệm đã biến mất ở hãng hàng không, sân bay, dịch vụ hàng không và chuỗi cung ứng hàng không toàn cầu khi ngành này đang cần họ nhất."

    Các công đoàn cho rằng, tác động của việc sa thải hàng loạt chính là hiện tại ngành hàng không đang phải tuyển dụng các vị trí quản lý cấp cao. Ảnh hưởng của sự chênh lệch về kỹ năng và kinh nghiệm của nhân sự đang trở nên rõ ràng hơn, khi các công ty đang cố gắng tổ chức lại các hoạt động. Ngoài ra, họ cũng gặp nhiều khó khăn trước diễn biến thất thường của đại dịch.

    Cuối năm ngoái, BA đã bắt đầu tuyển dụng lại nhân viên khi các quy định phòng dịch được nới lỏng và các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương được vận hành trở lại. Song, chỉ vài tuần sau khi biến thể Omicron lây lan, biên giới các nước lại đóng cửa.

    Đối với Willie Walsh – cựu giám đốc điều hành của BA, hiện là chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), ngành này vẫn đang phải chịu tác động của việc chính phủ các nước đưa ra những quy định khác nhau. Ông nói: "Trong bối cảnh các chính phủ liên tục thay đổi chính sách, tình trạng không chắc chắn vẫn xảy ra vào phút chót. Bởi vậy, việc tái khởi động một ngành công nghiệp phần lớn bị ‘đóng băng’ trong 2 năm có rất ít thời gian."
    [​IMG]
    Không chỉ hàng không, nhiều ngành khác trên toàn cầu cũng chật vật trong việc tìm kiếm nhân sự trên một thị trường lao động bị thắt chặt. Song, các quy tắc bảo mật riêng của ngành lại khiến họ rơi vào tình thế đặc biệt khó khăn. Nhiều nhân sự mới cần phải đủ điều kiện vượt qua đợt kiểm tra lý lịch trước khi vào làm việc. Quá trình này có thể phải mất vài tuần, trong khoảng thời gian đó các ứng viên có thể đã tìm được công việc khác.

    Một số người cho rằng lĩnh vực này đã trở nên kém hấp dẫn hơn với các ứng viên, sau 2 năm cắt giảm mạnh nhân sự và đón nhận nhiều thông tin tiêu cực. József Váradi – CEO của Wizz Air, hãng hàng không giá rẻ của châu Âu, cho biết: "Nhiều người từng thích ngành này đã thay đổi suy nghĩ. Họ bắt đầu cân nhắc về các lĩnh vực khác để phát triển sự nghiệp."

    Tuần trước, Váradi phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ các công đoàn phi công sau khi phát biểu: "Chúng tôi không thể vận hành ngành này khi cứ 5 người thì có 1 người ở một ‘base’ báo ốm. Tất cả chúng tôi đều mệt mỏi nhưng đôi khi vẫn cần phải tiếp tục nỗ lực."

    Dù một số công ty đã ghi nhận các vấn đề trong quá trình tuyển dụng phi công được trả lương cao cùng một số công việc khác, đặc biệt là những vị trí làm việc dưới mặt đất. Một giám đốc trong ngành cho biết: "Thú thật đi. Bạn muốn làm việc ở 1 siêu thị với nhiều giờ hợp lý, hay thức dậy lúc 2 giờ sáng và đứng trong cái lạnh của sân bay?"
    [​IMG]
    Dẫu vậy, quy mô của sự gián đoạn với mỗi hàng hàng không lại không tỷ lệ thuận với mức độ cắt giảm nhân sự. Dù easyJet bị ảnh hưởng nặng nề trong năm nay, nhưng số lượng nhân viên vẫn tương đương với năm 2019. Wizz Air dự kiến tuyển dụng thêm 6.700 người vào cuối mùa hè, tăng từ mức 4.000 trước đại dịch nhưng vẫn phải hủy nhiều chuyến bay.

    Thay vào đó, những vấn đề mà các hãng hàng không gặp phải chủ yếu liên quan đến chuỗi cung ứng, vốn dễ gặp gián đoạn và vượt ngoài tầm kiểm soát của họ. Hành khách chỉ cần liên hệ với 2 bên đó là hãng hàng không và sân bay, song chuyến đi của họ lại được vận hành bởi một loạt công ty: các nhà cung cấp nhân viên làm thủ tục lên máy bay và nhân viên khuân vác hành lý, cho đến công ty an ninh sân bay và nhà cung cấp dịch vụ ăn uống.

    Trong nhiều năm qua, các hãng hàng không đã phải thuê ngoài nhiều mảng nhất có thể. Khi một mắt xích trong chuỗi này bị gián đoạn – và mỗi mảng trong đó đều gặp vấn đề về nhân sự, thì quá trình vận hành trơn tru cũng bị phá vỡ.
    [​IMG]
    Trong nỗ lực thiết lập lại trật tự, một vài người trong ngành đã đề xuất về hệ thống cắt giảm giá bằng cách ưu tiên hiệu quả trên hết. Thành viên ban quan trị của một hãng hàng không châu Âu cho biết, rõ ràng là hệ thống không thể giúp ngành tạo ra doanh thu như năm 2019, nhưng kế hoạch mới này là để giảm thiểu sự gián đoạn trong tương lai đồng nghĩa với việc hành khách có thể sẽ phải trả phí cao hơn

    Tuy nhiên, các công ty vẫn bị chỉ trích vì chủ quan với số lượng chuyến bay khai thác trong mùa hè này. 5 tuần trước, ông chủ của Lufthansa – Carsten Spohr, cho biết công ty ông đang "chuẩn bị tinh thần cho cuộc khủng hoảng" khi dự báo sẽ đón nhiều khách hơn vào mùa hè này với số lượng kỷ lục. Song, thứ Năm tuần trước, hãng lại thông báo hủy 900 chuyến bay trong tháng 7 "nút thắt cổ chai và thiếu nhân viên" trong toàn ngành. Tại Anh, Bộ trưởng Giao thông Grant Shapps đã chỉ trích các hãng hàng không "đăng bán quá nhiều chuyến bay" trong tháng này.

    Trong khi đó, cơ quan kiểm soát không lưu của châu Âu đã cảnh báo về các vấn đề như vậy có thể kéo dài đến tháng 7. Còn các hãng hàng không ở khu vực này dự kiến tình trạng gián đoạn kéo dài hết mùa hè. Holland-Kaye cho biết ngành này phải mất 18 tháng để tái xây dựng hoàn toàn năng lực khai thác.

    Financial Times
    Theo Trí Thức Trẻ
    vietthaivp83, sunny_123, BiPham5 người khác thích bài này.
  9. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.302
    Giá xăng lập đỉnh mới, lái xe ôm, taxi, người bán hàng rong... 'khóc ròng'
    14-06-2022 - 15:20 PM | Thị trường

    'Giá xăng thì lên vùn vụt, gặp khách chúng tôi ra giá cao thì họ không đi, kiểu này chắc phải về quê thôi, nhưng về quê thì lấy gì mà sống, khi ruộng vườn không còn', một lái xe ôm tâm sự.

    Ngày 13/6, giá xăng dầu tiếp tục lập kỷ lục mới . Theo ghi nhận của phóng viên tại khu vực quận Ba Đình, Long Biên, những người làm nghề taxi, xe ôm, bán hàng rong... khi hay tin giá xăng tăng lại buồn rầu, suy tư không biết công việc, cuộc sống của mình rồi sẽ ra sao?!.

    Trong cái nắng gắt 360c tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Hải (57 tuổi), quê tỉnh Hưng Yên vẫn đứng chờ khách tại gầm cầu Long Biên, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Khi chúng tôi hỏi về tình hình cuộc sống khi giá xăng tăng liên tục, ông đưa chiếc điện thoại còn sáng màn hình ra phía trước rồi nói: “Chú đang đọc thông tin giá xăng tăng đây. Xăng lên giá thế này, không biết chúng tôi có kiếm sống được nữa không đây?”.

    Ông Hải thở dài cho biết, từ sáng tới quá nửa giờ chiều mới chạy được 2 cuốc, kiếm được 70 nghìn đồng. "Giá xăng thì lên vùn vụt, gặp khách chúng tôi ra giá cao thì họ không đi, kiểu này chắc phải về quê thôi, nhưng về quê thì lấy gì mà sống, khi ruộng vườn không còn" - ông Hải nói.

    Ông Hải chia sẻ, 2 năm dịch dã đã không làm ăn được gì nên lên đây thuê nhà sống cầm cự đến bây giờ. Tưởng cuộc sống trở lại bình thường, công việc sẽ tốt hơn, nào ngờ giá xăng cứ tăng liên tục, giá các mặt hàng cũng tăng theo.

    “May mà chủ nhà trọ chưa tăng giá, không thì chỉ có nước ra đường. Năm anh em chúng tôi thuê căn phòng 10m2 giá 1,2 triệu đồng. Khi chưa có dịch COVID-19, mỗi ngày chúng tôi kiếm được từ 300 đến 400 nghìn đồng. Còn 2 năm qua cuộc sống vật vờ. Hiện nay, mỗi ngày tôi chỉ kiểm được 100 nghìn đồng, nên chỉ lo ăn uống hằng ngày, tiền thuê nhà là hết, không có tích lũy gửi về cho gia đình”, ông Hải chia sẻ và cho biết thêm.
    [​IMG]
    Anh Trần Mạnh Cường (43 tuổi) cho chúng tôi xem thu nhập cả ngày 13/6 trên phần mềm điện thoại. Ảnh: Viết Hà

    Cùng cảnh ngộ với ông Hải, anh Trần Mạnh Cường, 43 tuổi, quê Nam Định, làm nghề chạy xe ôm công nghệ, đang đứng chờ khách tại cổng bến xe Gia Lâm, quận Long Biên. Anh Cường tính: Trước đây, đổ 100 nghìn tiền xăng, chạy xe kiếm được gần 1 triệu đồng, còn giờ đổ 100 nghìn chỉ kiếm được hơn 400 nghìn đồng. Anh Cường cho biết, chạy xe từ 7h sáng tới chiều 13/6 mới kiếm được hơn 200 nghìn đồng, chưa trừ tiền xăng. Thu nhập thấp nhưng vẫn phải chi nhiều khoản. Hiện mỗi ngày, chi phí ăn uống, nước non, anh tiêu hết 100 nghìn đồng, chưa kể tiền thuê nhà, mua quần áo, thuốc men...

    “Giờ đi làm chỉ đủ nuôi miệng, không có tiền gửi về quê”, anh Cường chia sẻ. Trước đây, mỗi tháng gửi về cho vợ 5 đến 7 triệu đồng, còn bây giờ nói vợ thông cảm vậy. “Nếu giá xăng tiếp tục tăng, mà giá cước không tăng, chắc phải về quê nghỉ một thời gian anh ạ”, anh Cường cho hay.
    [​IMG]
    Dù khách đi xe trả giá thấp hơn quy định, nhưng anh Cường vẫn nhận đi, nhằm "vớt vát" thêm thu nhập. Ảnh: Viết Hà

    Những người bán hàng rong, đi lại nhiều cũng chật vật, quay cuồng trong “bão” giá xăng. Chị Nguyễn Thị Luân, 47 tuổi, quê Bắc Giang, xuống Hà Nội bán hoa quả rong ở khu vực quận Long Biên, kiếm tiền lo cho con học đại học. Chị cho biết, khi giá xăng còn rẻ, mỗi ngày, chị chạy xe hết 10 nghìn đồng; giờ đổ 100 nghìn tiền xăng chỉ chạy được 3 hôm. Giá xăng tăng, kéo theo giá các loại hoa quả tăng, nhưng người mua lại ít.

    “Ngày trước, tôi bán hết vèo trong buổi sáng, chiều nhận dọn nhà cho người ta, thu nhập mỗi tháng gần 10 triệu đồng. Giờ giá cả tăng cao, kinh tế người dân eo hẹp, nên việc bán hoa quả chậm lắm. Người thuê dọn nhà cửa cũng ít, mỗi tháng kiếm được 3 đến 4 triệu đồng. Không biết làm gì để sống và nuôi con ăn học đây!”, chị Luân buồn rầu cho biết.
    [​IMG]
    Trời buổi trưa nắng nóng, nhưng chị Nguyễn Thị Luân cố bám trụ ngoài đường để bán hết số hoa quả đã nhập từ sáng. Ảnh: Viết Hà

    Trong thời “bão giá”, những người lái xe taxi cũng khó khăn không kém. Anh Trần Văn Minh, 42 tuổi, quê Đồng Anh, TP. Hà Nội đang chờ khác tại cầu Chui, quận Long Biên như ngồi trên đống lửa khi hay tin xăng tiếp tục vượt mốc cũ.

    Buổi trưa nắng gắt nhưng anh Minh không dám bật điều hòa ngồi chờ khách mà mở cửa xe, ngồi dưới gốc cây sấu, phe phẩy quạt nan. “Vào giờ cao điểm, có khách thuê chạy vào trung tâm thành phố không dám đi anh ạ, gặp quả tắc đường là “móm”, anh Minh cho hay.

    Tu ngụm nước lọc mang theo anh Minh chia sẻ, giá xăng liên tục tăng mà tiền cước vẫn vậy. Anh cũng không dám thu chênh lên quá cao vì sợ mất khách. Mà thu giá cũ thì không đủ sống. Năm 2021, anh vay mượn tiền mua xe hơn 300 triệu, thì dịch COVID-19 bước vào thời kỳ cao điểm, giờ thì giá xăng cứ tăng "phi mã", khó khăn, chồng chất khó khăn!.

    Từ 15h ngày 13/6, xăng E5 RON 92 tăng 880 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 800 đồng/lít. Sau khi tăng, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 31.110 đồng/lít và xăng RON 95 là 32.370 đồng/lít. Như vậy trong năm nay, mặt hàng này đã có 12 lần điều chỉnh tăng.


  10. Sugar08

    Sugar08 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/08/2019
    Đã được thích:
    607
    Vitas có nụ cười làm các chị em mê mệt
    nhưng cái lưỡi mới là thứ quan trọng nhất :))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này