Tản mạn về CPI và TTCK (31)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 13/05/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5960 người đang online, trong đó có 622 thành viên. 22:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 689899 lượt đọc và 3200 bài trả lời
  1. khangsinh

    khangsinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2014
    Đã được thích:
    17.113
    Yes, mỗi người mỗi cách, một góc nhìn, một phương pháp khác nhau, như thế mới tạo ra thị trường dc. Những cái em nói mà gặp ai đó khó tính, họ chửi cho sấp mặt luôn á :))
  2. AquariusW

    AquariusW Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2014
    Đã được thích:
    14.526
    Cảm ơn bác động viên em. Chắc bác nào làm chuyên môn sẽ biết cái món gọi là stresstest. Để làm được stresstest phải xử lý khâu đầu tiên là các số liệu vĩ mô. Mà chịu ko tìm được mối liên hệ có ý nghĩa kinh tế giữa các con số vĩ mô đó tới các con số ít vĩ mô hơn một tí, và các con số vi mô của doanh nghiệp. Nhưng đọc và đánh giá định tính các xu hướng thì chuẩn bài ko sai bác ạ.
    Còn mô hình kinh tế, em vẫn nói Vn mình độc nhất vô nhị.
  3. AquariusW

    AquariusW Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2014
    Đã được thích:
    14.526
    Câu kết luận của bác là hoàn toàn chính xác. các sự kiện bác nêu đều xảy ra trong bối cảnh kinh tế cụ thể của nó, không giống nhau, và có các bộ đệm tác động khác nhau nên mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau. Nhưng càng quan sát đủ lâu và đủ kĩ thì phán đoán xu hướng sẽ chính xác dần lên, không thể được 100% nhưng được 70-80% là thừa thành công rồi.
    langtuxanh, pndstock, ANHMEU14 người khác thích bài này.
  4. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.302
    Vì sao “cháy” tài khoản phái sinh?
    HUYỀN CHÂM
    10:30 20/05/2022

    Theo nhà đầu tư có kinh nghiệm, việc chưa tích lũy đủ kiến thức, kinh nghiệm cộng với sử dụng margin cao khiến cho nhà đầu tư dễ bị cháy tài khoản phái sinh.

    Nam miền Bắc
    [​IMG]
    Nhà đầu tư Nguyễn Xuân Hòa

    Ý kiến được một nhà đầu tư có nhiều năm kinh nghiệm đầu tư ở cả thị trường cổ phiếu cơ sở lẫn thị trường phái sinh vừa chia sẻ tại talkshow do báo Đầu tư tổ chức chiều ngày 19/5.

    Cụ thể, theo nhà đầu tư Nguyễn Xuân Hòa - người có nhiều năm đầu tư trên thị trường cơ sở lẫn phái sinh, đầu kỳ của hợp đồng phái sinh, thường phái sinh chỉ bị tác động bởi kỳ vọng của nhà đầu tư vào chỉ số VN30. Nhưng đến gần phiên đáo hạn phái sinh bị tác động bởi một số yếu tố, đó là tác động của những nhà đầu tư lớn để đạt được lợi nhuận kỳ vọng, nhu cầu chốt lời của trader đánh theo trend dài hạn.

    “Nếu theo dõi thị trường phái sinh lâu năm, phiên đáo hạn thường đánh bất thường, nhà đầu tư nắm vị thế dài hạn thường chốt bớt để đảm bảo vị thế an toàn. Hành động của tôi là hạn chế giao dịch trong phiên đáo hạn. Nói đơn giản, đáo hạn là cuộc chơi của bigboy, nhỏ lẻ thì tốt nhất không nên tham gia chỉ nên đứng ngoài quan sát”, ông Hòa chia sẻ.

    Ông Hòa nhắc lại phiên đáo hạn phái sinh hồi tháng 5/2020, tức 2 năm trước. Ở phiên ATC, giá phái sinh bất ngờ được kéo lên trần, so với trước ATC chênh 60 điểm. Đó là phiên thương đau với nhà đầu tư phái sinh, nhiều người cháy tài khoản, trên các diễn đàn xôn xao cho rằng đó là hành động thao túng.

    “Nhưng tôi đã phân tích, nhà đầu tư cháy tài khoản đừng trách đòn chơi ác của bigboy. Thời điểm đó, do sự tác động của nhà đầu tư lớn vào chỉ số VN30 ở phút cuối, nhà đầu tư phái sinh F0 hoảng loạn đóng lệnh ATC phút cuối, họ không kịp cân lệnh, đẩy giá ATC lên cao nhất. Nhà đầu tư thiệt hại nặng nề. Nếu ký quỹ 4-5 triệu/tài khoản là bị cháy, thậm chí âm, nếu ký quỹ 2 triệu thì mất khoảng 30% chỉ trong phiên ATC. Là phiên đi vào lịch sử của chứng khoán phái sinh Việt Nam”, ông Nguyễn Xuân Hòa nói.

    Nhà đầu tư này cũng nhắc lại, việc nhà đầu tư rơi vào thua lỗ như trên là do cách tính phiên đáo hạn. Nếu nhà đầu tư không hoảng loạn đóng vị thế, giá trị hợp đồng chốt theo phiên chỉ số VN30, mức chênh lệch trước ATC chỉ vài điểm. Tuy nhiên, nhà đầu tư đã đóng vị thế bằng lệnh ATC, mức chênh lên tới 60 điểm.

    Theo nhà đầu tư Nguyễn Xuân Hòa, thị trường phái sinh, theo quan điểm thông thường hiện nay cho rằng thị trường tiềm ẩn rủi ro, tuy nhiên điều này đến từ những nhà đầu tư chưa tìm hiểu kỹ, chưa hiểu bản chất thực sự của phái sinh.

    Ông Hòa đề cập, có thể hiểu đơn giản, cách tính giá trị hợp đồng hợp đồng phái sinh hiện tại là 100.000 đồng ứng với 1 điểm chỉ số, tức nếu thị trường 1.500 điểm thì 1 hợp đồng phái sinh tương ứng 150 triệu đồng. Nếu nhà đầu tư không dùng margin, cần nộp vào khoảng 100-150 triệu đồng để giao dịch 1 hợp đồng. Việc nhà đầu tư truyền tai chỉ nộp 20 triệu đồng cho 1 hợp đồng phái sinh, nghĩa là phải sử dụng đòn bẩy tỷ lệ 1:7. Với tỷ lệ đòn bẩy như vậy, phái sinh biến động 3-4% là tài khoản sẽ cháy.

    “Tôi tiếp cận phái sinh theo cách khác, coi phái sinh như cổ phiếu để giao dịch. Phái sinh biến động ít hơn nhiều so với cổ phiếu cơ sở. Ví dụ, hôm nay thị trường giảm mạnh 25 -30 điểm, nếu giao dịch có cổ phiếu cơ sở trên thị trường UPCOM có thể giảm sàn 15%, nhưng tính theo giá trị hợp đồng phái sinh chỉ giảm khoảng 2%. Việc nhà đầu tư chơi phái sinh giảm 2-3% đã thấy sợ là do họ dùng margin quá cao”, ông Hòa cho biết.

    Ông Hòa cho rằng, thị trường phái sinh là thị trường tốc độ cao, để tồn tại trên thị trường này nhà đầu tư đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm. Giai đoạn đầu tham gia, nhà đầu tư không nên tìm kiếm lợi nhuận mà là tích lũy kiến thức, kinh nghiệm.

    “Đầu tiên phải sống được, tồn tại được trên thị trường phái sinh, giao dịch quy mô nhỏ, hạn chế dùng margin. Nhà đầu tư có thể nộp vào 100 triệu cho 1 hợp đồng, với mức biến động hiện tại thì việc cháy tài khoản gần như không thể. Khi đã có kỹ năng phân tích, quản trị rủi ro thì có thể gia tăng vị thế, sử dụng đòn bẩy. Việc tích lũy kinh nghiệm thậm chí có thể mấy 1 -2 năm, nhà đầu tư đủ kiên trì hẵng theo đuổi phái sinh”, nhà đầu tư Hòa cho biết.

    Ông Hòa cho biết thêm, nhiều nhà đầu tư tìm đến ông để hỏi chia sẻ kinh nghiệm. Tuy nhiên, câu đầu tiên ông khuyên nhà đầu tư là không nên đánh phái sinh, vì ít người kiên trì theo đuổi con đường tích lũy kinh nghiệm. Phần lớn nhà đầu tư tìm đến phái sinh đã thua lỗ nặng nề, không chấp nhận việc tích lũy kinh nghiệm.
    TepRank, langtuxanh, viethanoi8 người khác thích bài này.
  5. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.302
    Chính thức hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh
    TUẤN VIỆT
    19:19 20/05/2022
    Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất 2%/năm từ NSNN đối với khoản vay của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

    Nam miền Bắc
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.

    Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

    Theo Nghị định 31, các hợp tác xã, hộ kinh doanh được hỗ trợ lãi suất (gọi là khách hàng) cần thuộc một trong hai trường hợp.

    Thứ nhất, có mục đích sử dụng vốn vay thuộc một trong các ngành đã được đăng ký kinh doanh quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

    Theo đó, đối tượng bao gồm: hàng không, vận tải kho bãi (H), du lịch (N79), dịch vụ lưu trú, ăn uống (I), giáo dục và đào tạo (P), nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (A), công nghiệp chế biến, chế tạo (C), xuất bản phần mềm (J582), lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan (J-62), hoạt động dịch vụ thông tin (J-63); trong đó có hoạt động xây dựng phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế nói trên nhưng không bao gồm hoạt động xây dựng cho mục đích kinh doanh bất động sản quy định tại mã ngành kinh tế (L) theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.

    Thứ 2, có mục đích sử dụng vốn vay để thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố.

    Về điều kiện được hỗ trợ lãi suất, Nghị định trên đưa ra ba quy định điều kiện để được hỗ trợ lãi suất.

    Thứ nhất, khách hàng có đề nghị được hỗ trợ lãi suất, đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

    Thứ 2, khoản vay được hỗ trợ lãi suất là khoản vay bằng đồng Việt Nam, được ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2023, sử dụng vốn đúng mục đích theo quy định và chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo các chính sách khác.

    Thứ 3, theo Nghị định 31, khoản vay sẽ không được tiếp tục hỗ trợ lãi suất trong các hợp sau:

    Điều kiện đầu tiên là khoản vay có số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả không được hỗ trợ lãi suất đối với nghĩa vụ trả nợ lãi tại kỳ hạn trả nợ lãi mà thời điểm trả nợ nằm trong khoảng thời gian có số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả.

    Đồng thời, khoản vay chỉ được tiếp tục hỗ trợ lãi suất đối với các kỳ hạn trả nợ lãi tiếp theo sau khi khách hàng đã trả hết số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả.

    Cuối cùng, khoản vay được gia hạn nợ không được hỗ trợ lãi suất đối với thời gian gia hạn nợ.

    Về thời hạn và mức lãi suất hỗ trợ, thời hạn được hỗ trợ lãi suất tính từ ngày giải ngân khoản vay đến thời điểm khách hàng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, phù hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất được thông báo, nhưng không vượt quá ngày 31/12/2023.

    Cụ thể, mức lãi suất hỗ trợ đối với khách hàng là 2%/năm, tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất thực tế nằm trong khoảng thời gian quy định trên.

    Đến thời điểm trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ lãi, ngân hàng thương mại thực hiện giảm cho khách hàng số lãi tiền vay phải trả bằng số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất trong kỳ theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
    TepRank, pndstock, 2TDN11 người khác thích bài này.
  6. AquariusW

    AquariusW Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2014
    Đã được thích:
    14.526
    NH lại đau đầu rồi
  7. khangsinh

    khangsinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2014
    Đã được thích:
    17.113
    Có một câu hỏi trước giờ em vẫn hay thắc mắc là Kinh tế Việt Nam được vận hành như thế nào? Em tìm mãi mà không thấy ai nói về việc này. Em cực kỳ tò mò, tiện đây gặp bác, bác có thể vui lòng diễn giải một chút cho em và các bác ở đây về cơ chế vận hành của nền Kinh Tế Việt Nam được không ạ :)
    ANGUYEN, sttsg, Anhduytsn7 người khác thích bài này.
  8. cuti2019

    cuti2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2021
    Đã được thích:
    10.583
    Vậy nhưng nhiều người đang hô bank sẽ ngon đấy bác :)
    ANGUYEN, A_Tunalexpham263 thích bài này.
  9. fansipian

    fansipian Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/11/2021
    Đã được thích:
    1.793
    Nhà nước bơm 40k tỏi cho cái này, đâu phải ngân hàng thương mại giảm lãi suất đâu cụ nhỉ?
    ANGUYEN, pndstock, 2TDN4 người khác thích bài này.
  10. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    79.982
    Thanks bác
    ANGUYEN, viethanoi, Goverment1 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này