Tản mạn về CPI và TTCK (31)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 13/05/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3221 người đang online, trong đó có 48 thành viên. 02:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 689908 lượt đọc và 3200 bài trả lời
  1. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    200.956
    Tuyệt lắm @vvaa83 ! @};-@};-:drm2:drm3
    ******
    Em đọc kỹ câu " Nay mới là tiền Rẻ " .
    Điều đó đúng CẢ với các QG bơm tiền mạnh mẽ trong GĐ dịch luôn .
    Vì sao vậy ?
    Bơm hôm nay . Nhưng hôm nay chưa RẺ . Mà ngày mai mới Rẻ !!!
    Lý do là : Khi tiền Tù đọng , chậm luân chuyển do đứt gãy , thì dù có tăng tiền THẬT sờ được , thì tiền vẫn ít . Do hệ số luân chuyển tiền bé .
    Đến khi ổn dịch . Luân chuyển tiền nhanh hơn , nhanh dần .... Thì " lượng tiền Thật sờ mó được kia " chúng nhân dần lên với hệ số ngày càng lớn.
    Tiền mới thực sự thừa sau đó . Tiền mới thực sự Rẻ sau đó .
    ( Cũng chính vì thế , mà giải thích hiện tượng : Vì sao 20-21 Mỹ bơm khủng khiếp ra nền kinh tế XH . Nhưng CPI của Mỹ đâu có tăng nhiều trong 20-21 ? Mà mãi đến cuối tháng 4 năm 22 CPI mới đạt độ cao lịch sử ? Và Fed bắt đầu lộ trình nâng dần LS ? )
    *******
    @FBV ? Nói thêm về M1, M2 .... Về ý vừa rồi đi !!! :-bd:drm2:drm3
    Last edited: 21/05/2022
  2. AquariusW

    AquariusW Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2014
    Đã được thích:
    14.526
    Đánh giá dứoi góc độ kinh tế thì là tiền rẻ. Nhưng em làm công ăn lương, tiền rẻ đi làm em khổ, tốn nhiều tiền hơn để mua 1 lít xăng, tốn tiền hơn để mua 1 yến gạo… mà lương chả tăng; em phải bớt ăn, phải bớt đi chơi. Vậy thì tiền rẻ nhanh hơn lương tăng thì chả thú vị tẹo nào.
  3. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    79.982
    Mình nghĩ nền kinh tế VN được vận hành là
    Kinh tế thị trường định hướng XHCN
    Các thứ làm mất ổn định xã hội sẽ bị bụp
    Đồng thời như bác Các Mác nói là vật chất quyết định ý thức , vậy các bác lãnh đạo sẽ nghiêng về học hỏi các nước giàu ,
    Ngắn gọn vậy nha
  4. HaiauKhongve

    HaiauKhongve Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/01/2021
    Đã được thích:
    39.537
    Chúc mừng mọi người nhân dịp VN vào CK bóng đá và VNI cũng chấm dứt đà giảm liên tục và hồi lên chút @};-

    Bác @geod80 cho hỏi tí, cái bảng này ở đâu vậy? >:D<
    --- Gộp bài viết, 21/05/2022, Bài cũ: 21/05/2022 ---
    Kinh tế thị trường định hướng hiểu giản đơn là kinh tế có chỉ đạo (không phải phát triển tự nhiên) và cái nhược điểm lớn nhất là không ai biết sự chỉ đạo là gì trong tương lai :))
    ANGUYEN, HoangDung2008, 2TDN11 người khác thích bài này.
  5. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.302
    Có đủ mạnh để lấy lại lòng tin?
    2 giờ trước

    Sau những ngày giảm giá sốc khiến chỉ số VN-Index rơi vào vùng thị trường con gấu (bear market) thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có một số động thái như yêu cầu công bố trở lại thông tin giao dịch tự doanh của các công ty chứng khoán, điều chỉnh cách tính giá thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai chỉ số VN30, thực hiện giao dịch lô lẻ trong thời gian sắp tới. Cùng với đó là kế hoạch thanh tra của Bộ Tài chính đối với một số công ty chứng khoán, công ty kiểm toán. Trước đó, Chính phủ cũng đã gửi gắm thông điệp làm lành mạnh hóa thị trường, phát triển thị trường minh bạch và bền vững. Nhưng những điều này có trấn an được các nhà đầu tư cá nhân? Có đủ mạnh để giữ được niềm tin với thị trường?

    https://image.*********.vn/2022/05/21/vietstock_s_co-du-manh-de-lay-lai-long-tin_20220521085250.png
    Các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ luôn bị lép vế trước các nhà đầu tư tổ chức. Ảnh minh họa: Thành Hoa.

    Nuông chiều số ít

    Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay có số tài khoản giao dịch gần như tuyệt đối thuộc về các tài khoản cá nhân. Tính đến cuối tháng 4-2022, số tài khoản cá nhân là 5,16 triệu tài khoản và chiếm đến 99,8% tổng số tài khoản giao dịch. Tuy vậy các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ luôn bị lép vế trước các nhà đầu tư tổ chức, đặc biệt là bộ phận tự doanh của các công ty chứng khoán.

    Thiệt thòi đầu tiên của nhà đầu tư nhỏ lẻ là việc tiếp cận thông tin của doanh nghiệp niêm yết. Các nhà đầu tư tổ chức, trong đó có các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư thường được ưu tiên tiếp cận trước các thông tin quan trọng. Các báo cáo khuyến nghị thường công bố một vài ngày sau đó cho nên việc mua trước hay bán trước để có lợi cho mình là hoàn toàn có thể xảy ra.

    Thiệt thòi thứ hai là thông tin về cho vay margin của các công ty chứng khoán. Tình trạng cho vay margin khi đến mức căng thì rủi ro rất nhiều cho nhà đầu tư cá nhân, vì các công ty chứng khoán có thể bắt tay với nhau, hoặc có thể bắt tay với một nhóm nhà đầu tư lớn để tác động đến giá chứng khoán, khiến nhà đầu tư bị rơi vào tình trạng “margin call” và có thể bị “forced sell”. Chỉ cần trong một phiên giao dịch, biên độ dao động của một cổ phiếu lên đến 7% thì cũng là rất lớn: ví dụ đầu ngày cổ phiếu tăng 0,5% nhưng đến giữa phiên thì nằm sàn, giảm 7%, rồi đến cuối phiên thì tăng lại như mức buổi sáng. Như vậy nhìn dữ liệu theo ngày thì chứng khoán không có biến động gì nhưng trong cùng ngày thì có thể “forced sell” nhiều nhà đầu tư.

    Trong môi trường mà bất cân xứng thông tin luôn tồn tại thì sẽ có một bên trục lợi. Nhưng vai trò của cơ quan quản lý nhà nước là giảm thiểu tối đa các nguy cơ này. Bên yếU thế hơn luôn là các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

    Thiệt thòi thứ ba là khi nhà đầu tư nhỏ lẻ nắm giữ cổ phiếu nào đó dài hạn và công ty lạm dụng cơ chế cổ phiếu thưởng cho nhân viên (ESOP) vì những người được mua ưu đãi sẽ được hưởng một khoản lợi ích lớn, và các cổ đông là người chịu thiệt. Lấy ví dụ một công ty hiện có 100 triệu cổ phiếu lưu hành, giá hiện tại của một cổ phiếu là 100.000 đồng, và giá bán ưu đãi theo mệnh giá là 10.000 đồng, phát hành ưu đãi 0,5% lượng cổ phiếu lưu hành thì khoản lợi ích tạo ra/mất đi là 450 tỉ đồng.

    Và thiệt thòi cuối cùng đối với các nhà đầu tư cá nhân là nhiều công ty niêm yết không phản ánh đúng lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp vào trong báo cáo tài chính. Không ít doanh nghiệp làm ăn kinh doanh thấy là rất hiệu quả, nhưng đến kỳ báo cáo tài chính thì lợi nhuận rất èo uột, chỉ đủ theo quy định và chia một phần cổ tức cho cổ đông, còn lợi nhuận thì bằng cách nào đó được các cổ đông lớn, hay chủ doanh nghiệp “chuyển hóa”. Chính vì vậy mà chỉ số VN-Index dù có tăng nhưng vẫn chưa đúng với thực lực của một nền kinh tế đang có nhiều lợi thế phát triển như Việt Nam, lợi nhuận bị làm giảm sẽ kéo theo giá trị trường giảm để duy trì một mức P/E hợp lý, hoặc nhìn qua có vẻ hấp dẫn.

    Đừng tham bát bỏ mâm

    Việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ nhóm cận biên (frontier) lên mới nổi (emerging) là điều hết sức cần thiết và cần làm sớm nhất có thể để phát triển một kênh huy động vốn hiệu quả của nền kinh tế. Bởi vì thị trường chứng khoán ở một trình độ phát triển hơn sẽ thu hút không chỉ nguồn vốn đầu tư từ trong nước mà có cả dòng vốn quốc tế. Các quỹ đầu tư lớn ở các nước giàu có, phát triển luôn dành một tỷ trọng đáng kể trong danh mục của mình cho các nền kinh tế đang phát triển.

    Mà muốn được như vậy thì phải nâng cấp hạ tầng giao dịch, các quy định giao dịch cần theo đúng chuẩn mực của các thị trường mới nổi hay đã phát triển. Chẳng hạn như việc khớp lệnh phải thông suốt giữa các công ty chứng khoán và sở giao dịch, áp dụng T+0 và cho phép bán khống (short selling). Và quan trọng hơn nữa là việc xử lý nghiêm các vi phạm trên thị trường chứng khoán như giao dịch nội gián, thao túng thị trường.

    Dĩ nhiên trong môi trường mà bất cân xứng thông tin luôn tồn tại thì sẽ có một bên trục lợi. Nhưng vai trò của cơ quan quản lý nhà nước là giảm thiểu tối đa các nguy cơ này. Bên yếu thế hơn luôn là các nhà đầu tư nhỏ lẻ nên chính vì vậy mà ở nhiều nước, có nhiều điều luật để bảo vệ nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, như luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dịch vụ tài chính.

    Cũng như một nền kinh tế muốn phát triển bền vững thì phải dựa vào số đông các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thị trường chứng khoán cũng phải dựa vào các nhà đầu tư cá nhân. Vì một khi niềm tin vào thị trường chứng khoán bị lung lay thì họ sẽ tìm đến những kênh đầu tư khác, mà có khi mức độ rủi ro còn cao hơn. Sự lệch lạc trong phân bổ nguồn lực tài chính của một quốc gia sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế. Thử hình dung, nếu người dân Việt Nam rút hết tiền khỏi thị trường chứng khoán và chỉ biết dồn hết vào bất động sản thì nền kinh tế sẽ bị méo mó như thế nào? Các doanh nghiệp tìm đâu ra nguồn vốn, dù là vốn cổ phần (equity) hay nợ (debt) để phát triển?

    TS. Võ Đình Trí

    Datlee86, VuthanhnguyenA_Tun đã loan bài này.
  6. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    200.956
    Đúng vậy , @AquariusW ! . " Tiền rẻ tốc độ nhanh hơn thu nhập danh nghĩa " , thì chẳng có một yếu tố nào để vui cả .
    Ấy chính là nỗi khổ tâm của Điều hành vĩ mô sau một " cuộc suy thoái trầm cảm " - Dzí dụ suy thoái , trầm cảm do Covid -
    Muốn phát triển , giàu có sung túc hơn hôm qua một chút ư ? Vậy phải tăng chi tiêu đầu tư công chứ . Phải bơm tiền . Phải tăng tín dụng . Phải hạ LS ...v.v... Khổ nỗi . Kinh tế không cho không ai một chiều DƯƠNG bao giờ cả , mà phải đổi lấy một dấu ÂM khác lấy những thứ ấy : Lạm phát . Thu nhập thực tế giảm đi ( kể cả khi cố giữ vững hoặc trợ cấp chút ít thêm cho thu nhập danh nghĩa .) .
    Rốt lại , có vẻ yếu tố cơ bản nhất chi phối mọi thứ , ấy là NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG THỰC SỰ CỦA MỘT NỀN KINH TẾ , MỘT QG . Cái này sẽ hàn gắn mọi vết thương . Khắc chế mọi dấu ÂM của các chính sách vĩ mô tình huống .
    Và điều hành VĨ MÔ sinh động sao cho PHÙ HỢP VÀ TƯƠNG THÍCH NHẤT CẢ VỀ BẢN CHẤT LÝ THUYẾT , VÀ CẢ VỀ LIỀU LƯỢNG NỮA . :-c:-c@};-@};-%%-%%-
    Last edited: 21/05/2022
    thethang201, VNM_HN2, ANGUYEN18 người khác thích bài này.
    4season đã loan bài này
  7. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.302
    Kiểm soát đặc biệt Chứng khoán Kenanga Việt Nam
    49 phút trước

    Ngày 19/05/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định về việc đặt CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Thời hạn kiểm soát đặc biệt từ ngày 19/05/2022 đến ngày 18/09/2022.

    Chứng khoán Kenanga Việt Nam (KVS) tiền thân là CTCP Chứng khoán Vàng Việt Nam, được thành lập ngày 03/12/2007 với vốn 40 tỷ đồng. Ngày 13/11/2008, Công ty đổi tên thành Kenanga Việt Nam và tăng vốn lên 135 tỷ đồng vào năm 2009 với sự tham gia của đối tác chiến lược là Tập đoàn Ngân hàng Đầu tư K&N Kenanga Holdings Berhard.

    Ngày 09/12/2013, Chứng khoán Kenanga Việt Nam đã bị UBCKNN phạt 195 triệu đồng do không tách bạch tiền của nhà đầu tư và tiền của Công ty, không tuân thủ quy định về hạn mức đầu tư và báo cáo gửi Ủy ban chứng khoán có nội dung sai lệch.

    Ngày 30/12/2013, Chứng khoán Kenanga Việt Nam đã nộp hồ sơ đề nghị chấm dứt tư cách thành viên giao dịch thị trường niêm yết và thành viên giao dịch thị trường đăng ký giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

    Ngày 03/09/2015, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã có quyết định ngừng cung cấp hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán đối với Chứng khoán Kenanga Việt Nam (KVS) do bị Sở Giao dịch Chứng khoán chấm dứt tư cách thành viên giao dịch.

    Đông Tư
    nvanh84, BiPham, viethanoi7 người khác thích bài này.
  8. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    79.982
    Thanks thông tin bác
    BiPham, 4season, Ube9891 người khác thích bài này.
  9. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    200.956
    Anh Võ đình Trí nói gọn , nhưng rất hay !
    Nhiều Hoa hồng @};-@};-@};-@};- tặng anh ấy ! =D>=D>=D>
    HoangDung2008, sttsg, nvanh848 người khác thích bài này.
  10. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.302
    Kinh tế Việt Nam sẵn sàng hồi phục
    21-05-2022 - 11:17 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

    4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trên 16%. Các doanh nghiệp quay trở lại sản xuất và mở rộng quy mô cũng ngày càng nhiều.

    Ngành thủy sản tận dụng cơ hội xuất khẩu

    Dù còn gặp khó khăn do căng thẳng địa chính trị trên thế giới và dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa kết thúc nhưng bức tranh chung của kinh tế Việt Nam đã có nhiều gam màu sáng. Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã tạo cơ hội để khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất.

    4 tháng đầu năm nay, thu ngân sách nhà nước đạt trên 553 nghìn tỷ đồng, bằng 47% dự toán. Trong đó, các khoản thu từ nội địa, chưa tính tiền sử dụng, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy "sức khỏe" của doanh nghiệp đang dần tốt lên.

    4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt trên 122 tỷ USD, tăng 16,5%. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 32,9 tỷ USD, tăng 23,6%. Có 23 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD như thủy sản, dệt may, điện thoại và linh kiện, các mặt hàng nông nghiệp…

    Điển hình là ngành thủy sản, kết thúc quý I với sự tăng trưởng ấn tượng khi kim ngạch xuất khẩu tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo, quý II tiếp tục tăng trưởng mạnh và có thể chạm mốc 3 tỷ USD nhờ các mặt hàng chủ lực.

    [​IMG]
    4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt trên 122 tỷ USD, tăng 16,5%. Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN.

    Với mặt hàng tôm, xuất khẩu trong tháng 4 đạt 406 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 4 tháng lên 1,36 tỷ USD, tăng hơn 41% so với cùng kỳ. Trong quý II, ngành tôm bước vào chính vụ thu hoạch với sản lượng lớn nhất trong năm, kéo dài đến hết quý III. Theo các doanh nghiệp, nhu cầu của các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đang tăng cao.

    Trong khi đó, xuất khẩu cá tra trong 4 tháng đầu năm đạt 950 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Theo VASEP, mới có thêm 6 doanh nghiệp được Mỹ cấp phép xuất khẩu cá tra sang thị trường này, nâng tổng số lượng lên 19. Còn tại thị trường Trung Quốc, nhu cầu chế biến và tiêu thụ nội địa dự báo sẽ rất lớn.

    "Theo thông tin chúng tôi biết được, Thượng Hải đã mở cửa một phần và hy vọng việc mở cửa toàn thị trường Trung Quốc sẽ sớm. Vấn đề phục hồi của thị trường nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam lớn nhất sẽ là dấu hiệu tích cực của xuất khẩu thuỷ sản quý II", ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định.

    VASEP dự báo, với nhu cầu lớn từ các thị trường, xuất khẩu thuỷ sản quý II sẽ đạt 2,8 - 3 tỷ USD, tăng khoảng 36 - 38% so với cùng kỳ. Nếu đạt được 3 tỷ USD trong quý II, ngành thủy sản sẽ thiết lập được kỷ lục mới về giá trị xuất khẩu trong một quý.

    Doanh nghiệp chủ động mở rộng quy mô sản xuất

    4 tháng đầu năm nay, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đã tăng tới 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 4 cũng lần đầu tiên chạm mốc 15.000 doanh nghiệp/tháng.

    Cùng với sự hỗ trợ từ Chương trình phục hồi kinh tế và sự chủ động thích ứng linh hoạt của doanh nghiệp, nhiều đơn hàng mới đã liên tục được ký kết. Các doanh nghiệp cũng liên tục mở rộng quy mô sản xuất.

    Hiện có 15 Hiệp định Thương mại tự do đã được ký kết, mới nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được thực hiện từ ngày 1/1/2022. Các Hiệp định Thương mại tự do này đang hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp Việt Nam chủ động mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng để chinh phục nhiều thị trường lớn trên thế giới.

    [​IMG]
    4 tháng đầu năm nay, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đã tăng tới 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư.

    Từ đầu năm đến nay, liên tục nhiều tổ chức quốc tế cũng đã dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 sẽ phục hồi ở mức 6,5%, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo đạt 5,3%, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo ở mức 6%...

    Tháng 4 vừa qua ngành du lịch cũng đã đón tới 70.000 lượt khách, gấp gần 5 lần so với cùng kỳ. Những tín hiệu tích cực này đã cho thấy năm nay sẽ là năm khởi đầu của hành trình phục hồi kinh tế.

    Mới đây, Bộ Tài chính đã có tờ trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Đây là cơ sở để kỳ vọng doanh nghiệp tiếp tục có thêm nguồn lực để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, giúp phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn trong thời gian tới.

    nvanh84, BiPham, viethanoi10 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này