Tản mạn về CPI và TTCK (32)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 23/06/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3862 người đang online, trong đó có 386 thành viên. 10:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 580408 lượt đọc và 2948 bài trả lời
  1. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.389
    weekend , tặng các bạn bài thơ , tiêu khiển một phút , lấy năng lượng để giao dịch hiệu quả trong tuần sau .
    Chúc Người giỏi giang tốc độ tăng trưởng 10 lần so tốc độ TT chung trong tgian tới .
    Nhưng , có vẻ như : Ttck VN hiện tại , nđt cũng không cần giỏi giang gì cũng sẽ thắng lợi khi chọn được vài Cty cho DM của mình rồi bỏ quên chúng một thời gian .
    Có chút tgian , chọn mẫu ngẫu nhiên 10 cty trên TTCK VN , đọc lại dữ liệu cơ bản của chúng . Nói thật , tôi không ngờ một xác suất quá lớn , 9/10 Cty có giá quá rẻ .
    Hãy nắm chúng . Giữ chặc . Chờ tương lai ...
    *********@};-@};-@};-**********
    .

    Tôi - con Cóc bé - trong vũ trụ bao la
    .
    Nhìn lại cái chốn tôi ngồi.
    Dấu mông con Cóc giếng khơi in hằn
    Hỡi tôi , tư tưởng nhùng nhằng .
    Hỡi tôi , còn muốn rõ ràng đúng, sai .
    Hỡi ai , thường đếm : Một, hai.
    Đếm thêm...đếm mãi...một vài trăm năm...
    Đếm luôn cả những đêm rằm
    Học luôn cả lúc đang nằm chiêm bao
    Chừng nào thu hết ngàn sao,
    Chừng nào thu hết xanh cao vào người... ( VTN )
    tungntxd89, Binh Yen, ANGUYEN18 người khác thích bài này.
  2. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.116
    Bối cảnh:
    1. Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Hán Trung viết vào thế kỷ 14, Nghĩa là tác phẩm ra đời sau thời tam quốc tận hơn 1000 năm !!!!
    2. Chính vì vậy, bản chất là 1 tác phẩm viết theo dạng tập hợp các truyền miệng trà đàm tửu luận của các anh hùng thế sự thời đó kèm theo các truyền thuyết và huyền sử.
    3. Do đó, bài thơ nêu trên, bản chất vẫn là " luận đàm thế sự chuyện đời" qua các thời cuộc, bản chất của sự vận động tồn tại XH, răn dạy con người bản chất XH thời đó. Muh sự luận đàm này là của các tao nhân mặt khách, các ẩn sỹ, các " ngư tiều"....và có cả quần chúng

    Nhưng vậy, La Hán Trung tập hợp và chuyển thể thành công tác phẩm, trong đó có lời bài thơ, mà bản chất là lời luận đàm, bối cảnh của các thế nhân Luận đàm.Như vậy, ý của bài thơ là diễn tả các thế nhân bàn về anh hùng thời cuộc.
    Khi chuyển thể, có nhiều cách diễn tả để lột tả ý nghĩa của Nguyên tác,
    Cảnh ngư tiều trên sông, hay cảnh dòng sông dưới ánh tịch dương và thủy triều thì đều có nhiều cách dịch và lột tả.
    Tuy nhiên, phiên bản muh bóng chiều hồng...như các phiên bản khác xét về hán việt hok hay, vì nó ko liên kết 3 yếu tố: Dòng Sông Trường Giang, Buổi Chiều Thủy Triều... và thời cuộc diễn biến XH
    Nhưng nếu phiên âm Triều Hồng?
    Bao độ ánh triều hồng,
    Đặt trobg bối cảnh và ngữ nghĩa thì: Triều hồng lột tả đc cảnh ngư tiều quan sát trên sông buổi chiều lặp đi lặp lại bao độ và thủy triều lên xuống, cảnh mặt trời ráng chiều chiếu trên sông như 1 cách thể hiện vẻ đẹp dòng sông Trường Giang,
    Nhưng nó là hình tượng trại âm Hán Việt: là Triều đại, Triều Hồng là chỉ các triều đại thời kỳ rực rỡ và suy tàn của các thế hệ XH Phong kiến lúc ấy.
    Trong tiếng Hán có từ vừa Hồng vừa Chuyên! Từ Hồng nghĩa Hán Việt theo nghĩa này, là tốt lành và vượng.
    Như vậy, việc chuyển thể Hán Việt của bài thơ với từ Triều hồng mang nghĩa hình tượng sát nghĩa tác phẩm hơn là ngữ nghĩa của phiên bản gốc.
    Vậy, dưới anh Thủy triều màu hồng, bàn luận thế sự bao nhiêu trôi qua như thời gian bao triều đại, bao sụu đổi dời, thì thế sự còn lại vẫn hư ko, dong Trường Giabg vẫn cuồn cuộn chảy bao thế hệ, mặt trời vẫn mọc và buổi chiều tbuy3 triều vẫn tiếp diễn mặc bao triều đại thịnh suy.
    Triều hồng lột tả cái ý này.
    Ps: Triều hồng: còn có 1 ý thực là thủy triều màu hồng của dòng sông do phù sa
    tungntxd89, Binh Yen, ANGUYEN21 người khác thích bài này.
  3. Autumn_Cloud

    Autumn_Cloud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2021
    Đã được thích:
    8.397
    Bật mí cho bác Ti gôn chút, bác chủ nhà đây chính là em trai nhạc sĩ Vũ Thanh ạ.
    tungntxd89, Binh Yen, ANGUYEN15 người khác thích bài này.
  4. Ttkh19

    Ttkh19 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2021
    Đã được thích:
    32.195
    Thật là tốt và hợp lý! Cụ chủ cũng tràn đầy máu nghệ sỹ mà.
    =D>=D>=D>
    tungntxd89, Binh Yen, ANGUYEN10 người khác thích bài này.
  5. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.389
    @};-@};-@};- Tặng @FBV . Sẵn mạch , tôi Post tặng mọi người , bài thơ của VTN , mà anh Vũ Thanh đưa vào Truyện dài , tiểu thuyết lịch sử : Én liệng truông Mây . ( Trang 350 tập số 3 ) . Lúc Trần Lâm dạo bến My Lăng trên sông Côn ( tỉnh Bình Định ) , cảm khái cảnh trăng đêm, ngâm nga ... Trước lúc ngẫu nhiên gặp chàng Lía cũng đang qua đây . Bài thơ thế này :
    .
    Côn Giang hề . Giang thuỷ biếc , giang nguyệt lung
    Chảy về đâu ? Đâu hỡi bóng anh hùng ?
    Nguyệt mãn hề ! Mộng xưa sao cứ khuyết ?
    Sóng gợn hề ! Sao lửa dậy không trung ?
    Dạo Côn Giang , tuấn kiệt xưa bấy kẻ
    Mà đêm nay thiếu vắng một tri âm ?
    Đời loạn lạc ngoài kia dâu với bể .
    Dòng Côn Giang trôi mãi với thăng trầm . ( VTN )@};-%%-:drm2:drm3
  6. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.116
    Đố vui cậu Chủ: Nay thế giới đang là thời loạn hay thời bình hề?
    Motngaymua2020, BiPham, Clara215 người khác thích bài này.
  7. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Việt Nam tiến gần tới “bình thường hóa” chính sách tiền tệ?
    LAM GIANG
    05:46 10/07/2022

    Đã có dự báo điều này sẽ diễn ra cuối năm 2022, song lại có những đặc thù của Việt Nam…
    [​IMG]
    Những áp lực dồn đẩy khiến “điểm hẹn” điểm đến nửa cuối năm nay của chính sách tiền tệ Việt Nam tiềm ẩn phần gay cấn
    Đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 xẩy ra, bất thường và làm thay đổi việc điều hành chính sách tiền tệ.

    Đại dịch xẩy ra ngay đúng dịp Tết Nguyên đán. Với hoạt động điều tiết của Ngân hàng Nhà nước, đây luôn là thời điểm quan trọng hàng năm. Trước và sau Tết Nguyên đán, nhu cầu thanh toán và chi trả dồn lại và tăng cao kiểu mùa vụ, gần như năm nào nhà điều hành cũng phải bơm ròng lượng tiền đáng kể trước Tết rồi nhanh chóng hút về ngay sau đó.

    Biến cố bất khả kháng và gây chấn động như COVID-19 buộc Ngân hàng Nhà nước phải phản ứng không như bình thường. Hoạt động hút ròng tiền về khi đó ngừng lại, mà lẽ ra có thể mạnh như thường thấy sau các đợt bơm hỗ trợ dịp Tết, cũng như trước lượng tiền cung ứng rất lớn đưa ra mua ngoại tệ trước đó (khoảng 20 tỷ USD trong khoảng một năm liền trước, ứng với gần 500 nghìn tỷ đồng).

    Không những thế, thị trường ghi nhận nhà điều hành còn bơm ròng tiền ngắn hạn ra hỗ trợ thanh khoản hệ thống, khi hoạt động sản xuất kinh doanh và dòng tiền cũng bị “giãn cách xã hội” ngay sau đó.

    Bên cạnh tạm ngừng hoạt động hút bớt tiền về, có thể nói Ngân hàng Nhà nước là một trong những cơ quan quản lý vào cuộc nhanh nhất để có những chính sách hỗ trợ. Thông tư về cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 nhanh chóng được ban hành. Đáng chú ý hơn, chính sách tiền tệ lập tức nới lỏng một cách cụ thể.

    Ngân hàng Nhà nước sớm hạ các lãi suất điều hành. Đến giữa năm rồi đến cuối quý 3 của “năm COVID thứ nhất”, tình hình vẫn phức tạp và khó khăn, các lãi suất điều hành tiếp tục giảm thêm hai đợt nữa.

    Chính sách tiền tệ nới lỏng thực thi trong năm 2020, duy trì trong 2021, và đến nay bắt đầu có dấu hiệu tiến gần tới “bình thường hóa”. Bối cảnh và các cân đối cũng đã khác.

    Điểm hẹn từ cuối năm nay?

    Tuần qua, Khối nghiên cứu của Ngân hàng HSBC có báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam, kèm dự báo.

    HSBC dự báo rằng, lạm phát tại Việt Nam sẽ ở mức trung bình 3,5% trong năm 2022, nhưng đà lạm phát sẽ có thể tạm thời vượt “mức trần” 4% ở một vài thời điểm, đòi hỏi cần bình thường hóa chính sách tiền tệ.

    Hướng bình thường hóa này được HSBC dự đoán rằng Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ bắt đầu tăng lãi suất 50 điểm cơ bản từ quý 3/2022, và tăng thêm 50 điểm nữa mỗi quý cho đến quý 3/2023. Như vậy, đến cuối năm 2023, lãi suất điều hành có thể lên đến 6,5%.

    Dự báo trên không phải duy nhất. Một số tổ chức nghiên cứu đầu tư trong nước cũng vừa có trù tính nhà điều hành sẽ dần tăng lãi suất, với điểm hẹn dự kiến từ cuối năm nay.

    Tính chính xác của các dự báo còn phía trước. Nhưng hiện tại quan ngại về áp lực lạm phát là có thực. Mặt khác, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đã và đang nhanh chóng tăng lãi suất. Điều này càng thúc đẩy chính sách tiền tệ của Việt Nam hướng đến những điều chỉnh khác với nới lỏng thời gian qua.

    Nếu như khả năng tăng các lãi suất điều hành còn để ngỏ, thì hoạt động hút bớt tiền về đã thể hiện. Sau hơn hai năm tạm ngừng, ba tuần qua Ngân hàng Nhà nước đã trở lại hút bớt tiền về, quy mô hiện đã ở quanh 150.000 tỷ đồng; đó là chưa kể lượng tiền hút về qua bán ngoại tệ bình ổn tỷ giá.

    Ngoài việc trực tiếp hút bớt tiền về, lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành được xem như một “mức sàn lãi suất” trong cân đối. Thay vì “thả nổi” lãi suất liên ngân hàng trước đó để có thể giảm về sát 0%, thì với “mức sàn” lãi suất tín phiếu hút bớt tiền về hiện nay, các ngân hàng thương mại dư vốn khả dụng có thể mua tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước để có lãi suất cao hơn, lãi suất liên ngân hàng theo đó khó giảm sâu như trước. Hướng tác động này cũng hạn chế nhất định sự nới lỏng trước đó để dần trở lại với “bình thường hóa”.

    Hút bớt tiền về, tạo “mức sàn lãi suất” trên liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước còn hướng đến thu hẹp chênh lệch lãi suất VND - USD quá lớn ở các kỳ hạn ngắn vừa qua trên thị trường liên ngân hàng, khi chênh lệch này gây bất lợi đến ổn định tỷ giá.

    Trở lại với dự báo của HSBC với hướng “bình thường hóa” chính sách tiền tệ, mặc dù đã có những điều chỉnh nói trên trong điều tiết nguồn song Ngân hàng Nhà nước vẫn đang đứng trước áp lực và thử thách lớn. Một phần yêu cầu kiểm soát lạm phát với yếu tố tiền tệ liên quan, một phần cụ thể từ bên ngoài khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn hướng tới khả năng tăng thêm lãi suất… Những dồn đẩy này khiến “điểm hẹn” điểm đến nửa cuối năm nay của chính sách tiền tệ Việt Nam tiềm ẩn phần gay cấn.

    Việt Nam có đặc thù…

    Trước những tác động và áp lực trên, như đề cập ở ý kiến vừa qua, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và cạnh tranh cũng lưu ý rằng: các ngân hàng trung ương tăng lãi suất mạnh sẽ gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam, đặc biệt là vấn đề lãi suất, tỷ giá; trong đó áp lực lên lãi suất là áp lực tăng, còn với tỷ giá là đồng tiền Việt có thể mất giá.

    Nhưng chính sách tiền tệ và tình hình của Việt Nam không hẳn vì thế mà quá ngột ngạt. TS. Võ Trí Thành cho rằng vẫn có cơ sở để linh hoạt hơn.

    “Từ năm 2021, cách tính GDP đã được điều chỉnh, với mẫu số cao hơn thì tỷ lệ nợ công/GDP hay tỷ lệ dự nợ tín dụng/GDP sẽ giảm đi, ít nhiều tạo dư địa để điều chỉnh chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt hơn một chút”, chuyên gia Võ Trí Thành phân tích.

    Cùng hướng nhìn nhận trên, TS. Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cấp cao Học viện Tài chính cũng cho rằng, có một tín hiệu tốt cho đòn bẩy tín dụng của Việt Nam hiện nay: nếu như đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP lên 7%, với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 14-15% thì tỷ lệ đòn bẩy tín dụng/GDP đã giảm đi chỉ còn hơn 2 một chút, và đây là tín hiệu tốt cho nền kinh tế.

    Với lãi suất, TS. Thịnh cũng nhìn nhận, lãi suất các nước tăng thì lãi suất của Việt Nam cũng sẽ tăng theo. Song theo ông, Việt Nam có đặc thù, khác với các quốc gia khác, đó là thực hiện gói kích thích kinh tế chậm hơn hồi phục kinh tế. Mà hiện tại, gói hỗ trợ lãi suất cho vay 2%/năm mới bắt đầu được triển khai.

    “Cho nên chúng ta phải điều hành lãi suất cũng như tỷ giá để từ đó ổn định kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy tăng trưởng, chứ không thể như các nước lại đẩy lãi suất lên”, TS. Đinh Trọng Thịnh nói.

    Còn thực tế trên thị trường, lãi suất huy động và cho vay đã và đang có xu hướng tăng dần lên, nhất là khi một số thành viên “Big 4” cũng đã nhập cuộc.

    Với xu hướng trên, Ngân hàng Nhà nước vẫn đang giữ các “chốt chặn” quan trọng. Các trần lãi suất huy động và cho vay vẫn giữ nguyên như lần giảm gần nhất vào tháng 10/2020; chi phí tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay trên thị trường mở vẫn đang giữ ở mức thấp. Một tín hiệu thực sự của “bình thường hóa” như HSBC đề cập sẽ được phát đi nếu những lãi suất điều hành này tăng trở lại.
    tungntxd89, Binh Yen, BiPham14 người khác thích bài này.
  8. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.765
    OK bác ,mình đồng ý với bác
    BiPham, Clara21, Ube9893 người khác thích bài này.
  9. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.116
    ơ hay, căn cứ tiêu đề và nội dung bài báo thì phải chăng:
    Vậy trước giờ chính sách tiền tệ trước giờ chứng tỏ là Chưa được Bình Thường hử cụ Chính Phủ? Hèn gì VNi đếch chịu lớn. Vãi
  10. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Chắc cũng giống Bác có lúc bình thường có lúc cũng không được bình thường lắm.X_X
    m_sieudn, BiPham, hakillua8 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này