Tản mạn về CPI và TTCK (32)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 23/06/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5701 người đang online, trong đó có 663 thành viên. 21:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 580278 lượt đọc và 2948 bài trả lời
  1. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Chuỗi ngày giảm điểm liên tục trên thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc
    TRUNG MẾN
    06:28 16/07/2022

    Các chỉ số chính trên thị trường chốt tuần giao dịch tăng khi mà các thông tin về kết quả lợi nhuận ngân hàng cũng như vĩ mô cho thấy doanh số bán lẻ tháng 6/2022 tăng vượt kỳ vọng.

    [​IMG]
    Ảnh: BusinessPost

    Thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục trong phiên ngày thứ Sáu, thị trường khép lại một phiên giao dịch đầy biến động khi mà nhà đầu tư đang xem xét về thực tế lợi nhuận doanh nghiệp trong bối cảnh hiện đang có nhiều tín hiệu trái chiều về triển vọng kinh tế.

    Các chỉ số chính trên thị trường chốt tuần giao dịch tăng khi mà các thông tin về kết quả lợi nhuận ngân hàng cũng như vĩ mô cho thấy doanh số bán lẻ tháng 6/2022 tăng vượt kỳ vọng.

    Trước đó, thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng tiêu cực khi mà thông tin công bố cho thấy lạm phát tiếp tục lập mức đỉnh cao mới trong 4 thập kỷ, ngoài ra, một số ngân hàng lớn nhất Mỹ thông báo lợi nhuận quý gần nhất thấp hơn so với kỳ vọng.

    Đóng cửa phiên cuối cùng của tuần, chỉ số S&P 500 tăng 72,78 điểm tương đương 1,9% lên 3.863,16 điểm, khép lại chuỗi 5 phiên mất điểm. Cổ phiếu tài chính kéo thị trường lên điểm. Cổ phiếu Citigroup tăng 13%; cổ phiếu State Street tăng 9,7% còn cổ phiếu Wells Fargo tăng 6,2%.

    Dow Jones tăng 658,09 điểm tương đương 2,15% lên 31.288,26 điểm. Chỉ số Nasdaq nhích thêm 1,79%.

    Cả ba chỉ số khép lại một tuần giảm điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 0,9%; chỉ số Nasdaq mất 1,6% còn chỉ số Dow Jones giảm 0,2%.

    Việc thị trường đảo chiều trong phiên ngày thứ Sáu có thể coi như dấu hiệu đợt bán tháo năm 2022 đang dần đến hồi kết, theo phân tích của trưởng bộ phận đầu tư tại quỹ Commonwealth Financial Network – ông Brad McMillan. Giá cổ phiếu của doanh nghiệp hiện nay đang liên quan nhiều đến lợi nhuận kỳ vọng, nhiều nhà đầu tư cũng đang tính đến ảnh hưởng của lãi suất tăng cao.

    “Chúng ta đang trong quá trình dò đáy của thị trường. Cái bạn đang chứng kiến phụ thuộc vào liệu bạn nhìn thấy lợi nhuận tốt hay xấu. Ngày hôm qua thật tệ, thế nhưng chúng ta đang chứng kiến tăng trưởng lợi nhuận kỳ vọng”, ông McMillan dự báo.

    Chỉ số S&P 500 hiện đang giao dịch ở mức 16 lần lợi nhuận kỳ vọng trong vòng 12 tháng tới, giảm đáng kể so với mức 21,5 lần ở thời điểm cuối năm trước, theo tính toán của FactSet.

    Nhà đầu tư hiện đang đánh giá việc các quan chức sẽ cân bằng mục tiêu kiềm chế lạm phát với những lo lắng về khả năng kinh tế Mỹ suy thoái. Lạm phát tại Mỹ tháng 6/2022 vọt lên mức 9,1%, tốc độ cao chưa từng thấy trong vòng hơn 4 thập kỷ, điều này khiến cho giới đầu tư kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất mạnh tay nhằm kiềm chế lạm phát. Cùng lúc đó, các điều kiện tăng trưởng chặt chẽ hơn sẽ có thể gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế.

    Khi mà hơn 2/3 hoạt động kinh tế Mỹ có liên quan trực tiếp đến tiêu dùng của các hộ gia đình, suy thoái kinh tế thường được liên hệ trực tiếp với việc người tiêu dùng siết chặt chi tiêu hơn. Tuy nhiên, Bộ Thương mại Mỹ công bố tiêu dùng của người dân Mỹ tháng 6/2022 tăng 1% so với tháng liền trước sau khi giảm trong tháng 5/2022.

    Ông McMillan khẳng định: “Bạn sẽ không có một cuộc suy thoái kinh tế bằng việc có thêm đến 6 triệu việc làm hay tiêu dùng người dân đang suy giảm. Báo cáo bán lẻ nhắc nhiều đến lạm phát. Thế nhưng cùng lúc đó, doanh số bán lẻ đang không giảm. Như vậy không thể gọi là suy thoái kinh tế”.

    Niềm tin người tiêu dùng Mỹ đi ngang trong đầu tháng 7/2022 duy trì ở ngưỡng thấp khi mà người dân lo lắng về vấn đề lạm phát và khả năng suy thoái kinh tế đang đến gần. Các ước tính ban đầu về niềm tin người tiêu dùng công bố ngày thứ Sáu bởi đại học Michigan cho thấy chỉ số tăng lên mức 51,1 điểm trong tháng 7/2022 từ mức 50 điểm của tháng 6/2022.

    Trung Mến
    ANGUYEN, TepRank, hakillua9 người khác thích bài này.
    Vuthanhnguyen đã loan bài này
  2. zWanderz

    zWanderz Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2015
    Đã được thích:
    7.831
    https://m.thanhnien.vn/bi-phat-7-5-...a-ky-luat-3-lanh-dao-cap-cao-post1478842.html

    Mồm mép linh tinh, dạo này cái bọn tung tin bẩn này tràn lan trên 319 và cả fb.
    Chiều t6 nhiều anh em ysl nghe bọn này lừa.
    Mong admin cứ check phao tin giả báo ******* mạng cho lên phường hết. Bọ nó thích đóng tiền áy mà.
    ANGUYEN, TepRank, gadabong8 người khác thích bài này.
  3. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Giới trẻ Trung Quốc chưa bao giờ thất nghiệp nhiều đến vậy
    4 giờ trước

    Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đất nước tỷ dân đạt mức cao kỷ lục trong tháng 6 khi cứ 5 người trẻ thì có gần một cá nhân không có việc làm.

    Số liệu chính thức cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đạt mức cao nhất mọi thời đại là 19,3% vào tháng 6. Đây là mức tăng mạnh so với 18,4% trong tháng 5 và hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái, theo SCMP.

    Cuộc cạnh tranh việc làm ngày càng gay gắt giữa những người 16-24 tuổi diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 0,4% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái.

    Đây phần lớn là hệ quả của chiến lược “zero Covid-19”, vốn dẫn đến lệnh phong tỏa quy mô lớn ở Thượng Hải và các thành phố lớn khác - khác xa với điều kiện lý tưởng cho sinh viên mới tốt nghiệp đại học.

    https://image.*********.vn/2022/07/16/vietstock_s_gioi-tre-trung-quoc-chua-bao-gio-that-nghiep-nhieu-den-vay_20220716105206.png
    Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc tăng đều đặn kể từ tháng 10/2021 và phá kỷ lục hàng tháng kể từ tháng 4 năm nay. Ảnh: Getty.

    Áp lực việc làm

    Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) từng lưu ý rằng sinh viên vừa ra trường thường đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao hơn vào tháng 6-7 hàng năm, nhưng tỷ lệ này tăng ổn định kể từ tháng 10/2021. Nó đã phá kỷ lục kể từ khi đạt mức 18,2% vào tháng 4 - đánh dấu mức cao nhất kể từ lần đầu tiên Trung Quốc bắt đầu công bố dữ liệu hàng tháng vào năm 2018.

    Thêm kỷ lục 10,76 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học bước vào thị trường việc làm vốn đã eo hẹp tiếp tục đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao hơn nữa. Dữ liệu cho thấy người trẻ Trung Quốc đang tham gia thị trường lao động kém hơn so với nhóm đồng trang lứa ở các nền kinh tế lớn khác.

    Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi thanh niên ở Mỹ vào tháng 6 là 8,1%. Vào tháng 5, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp của Liên minh châu Âu là 13,3%, Nhật Bản là 3,8%.

    https://image.*********.vn/2022/07/16/vietstock_s_gioi-tre-trung-quoc-chua-bao-gio-that-nghiep-nhieu-den-vay_20220716105207.png
    Người tìm việc xếp hàng chờ vào hội chợ tuyển dụng ở Thượng Hải. Ảnh: Xinhua.

    Phát ngôn viên Fu Linghui của NBS cho biết thanh niên Trung Quốc thực sự phải đối mặt với áp lực việc làm mà theo ông là phải ổn định.

    “Do ảnh hưởng bởi đại dịch, khả năng tiếp nhận việc làm của các công ty đã giảm. Các kênh tìm kiếm việc làm của thanh niên cũng bị cản trở trong điều kiện hạn chế”, Fu nói và cho biết thêm rằng nhiều chính sách sẽ được thực hiện để cải thiện tình hình.

    Tuy nhiên, một số nhà phân tích nghi ngờ rằng điều tồi tệ nhất có thể sẽ đến với người trẻ tìm việc do hàng loạt bất ổn kinh tế và khó khăn.

    Tommy Wu, chuyên gia kinh tế hàng đầu về Trung Quốc của Oxford Economics, cho biết: “Tôi nghĩ các điều kiện thị trường lao động tổng thể sẽ vẫn giảm trong một thời gian. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên có thể tăng cao hơn nữa vì người trẻ tuổi rất khó kiếm được việc làm trong điều kiện thị trường lao động như vậy”.

    Đáng lo ngại

    NBS cho biết thị trường việc làm rộng lớn hơn, đánh giá bởi tỷ lệ thất nghiệp thành thị, được cải thiện một chút trong tháng 6. Sau khi tăng lên mức cao nhất trong gần 2 năm là 6,1% vào tháng 4, tỷ lệ này giảm xuống 5,9% vào tháng 5 và 5,5% vào tháng trước.

    “Tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát có thể cải thiện phần nào trong nửa cuối năm với tốc độ từ từ. Việc làm liên quan đến các dự án cơ sở hạ tầng có thể tăng lên do trọng tâm của chính sách kích cầu trong lĩnh vực này. Nhưng tôi nghĩ các dịch vụ tiêu dùng và hoạt động của khu vực tư nhân nói chung có thể bị đình trệ, do đó, triển vọng việc làm tổng thể vẫn đáng lo ngại”, Wu nói.

    Tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt và việc sa thải hàng loạt tại các công ty tư nhân làm gia tăng thêm rào cản trên thị trường việc làm. Các ngành nghề truyền thống thu hút lượng lớn sinh viên mới tốt nghiệp - bao gồm các công ty Internet, ngành tài chính, lĩnh vực bất động sản và dạy thêm - đều phải vật lộn trong bối cảnh các cuộc đàn áp quy định trên diện rộng.

    Wang Yixin, Giám đốc điều hành của nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng trực tuyến Zhaopin, cũng lưu ý rằng một số sinh viên mới tốt nghiệp “không muốn ổn định” trong quá trình tìm kiếm việc làm.

    https://image.*********.vn/2022/07/16/vietstock_s_gioi-tre-trung-quoc-chua-bao-gio-that-nghiep-nhieu-den-vay_20220716105208.png
    Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở Trung Quốc đáng lo ngại hơn nhiều so với thống kê tương tự của Nhật Bản hay Liên minh châu Âu. Ảnh: Yang Suping/China Daily.

    Wang cũng bày tỏ sự lạc quan đối với thị trường việc làm trong những tháng tới, nói rằng nó “sẽ cải thiện khi tăng trưởng kinh tế phục hồi trong quý III và IV”. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh sự cần thiết của các biện pháp hỗ trợ hơn nữa của chính phủ và cho biết cần phải hành động nhiều hơn để giúp sinh viên mới tốt nghiệp tìm được chỗ đứng trên thị trường việc làm.

    Ngay cả sau 2 tháng ngừng hoạt động kết thúc vào tháng 6, tỷ lệ thất nghiệp thành thị 7% của Thượng Hải vẫn cao hơn đáng kể so với mức trung bình toàn quốc là 5,5%. Tỷ lệ thất nghiệp trong quý II của thành phố là 12,5%, đáng lo ngại hơn so với mức trung bình của cả nước là 5,8%.

    “Tôi nghĩ sẽ mất một thời gian để thị trường lao động của Thượng Hải trở lại hoạt động bình thường sau đợt phong tỏa trong quý II, đặc biệt là khi lo ngại về các hạn chế được gia hạn sẽ tiếp tục ám ảnh người dân và các doanh nghiệp ở Thượng Hải”, Wu nói.

    Theo Louis Kuijs, chuyên gia kinh tế trưởng APAC tại S&P Global Ratings, bước sang nửa cuối năm, hoạt động tiêu dùng trong nước và dịch vụ suy yếu trong bối cảnh “zero Covid-19” vẫn là cơn gió mạnh trên thị trường lao động Trung Quốc.

    “Dữ liệu tần suất cao cho thấy các hạn chế mới được áp đặt ở một số thành phố đang đè nặng lên đà phát triển. Vì vậy, vẫn còn phải xem tỷ lệ thất nghiệp có thể giảm trong những tháng tới hay không”, ông nói.

    Thiên Nhi

    ZING
    ANGUYEN, TepRank, hakillua7 người khác thích bài này.
  4. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.179
    - Cứ 7,5 triệu hoài !!! Không thông minh !
    - Người nghèo thì 7,5 tr lớn quá ! Nhưng sẽ vô số người xem 7,5tr là quá nhỏ bé , chẳng có chút tính răn đe gì đâu !
    - Một bộ luật hay là kết hợp phạt tài chính và các chế tài khác ... ( ví dụ dọn vệ sinh 100met đường trong 2 tuần ... Tạm giam 3 tuần ... Chứ cứ tiền tiền thì không thông minh rùi !!! ) . Quốc hội ta ạ !!!
    - Singapore , vẫn giữ hình phạt đánh bằng roi da đấy ạ ! Họ thông minh từ sớm . Và thông minh rất lâu , không chịu hao hụt sự thông minh và hiệu quả , nhỉ ? :-w:-w:drm:drm
    ANGUYEN, TepRank, sttsg10 người khác thích bài này.
  5. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Thứ bảy, 16/7/2022, 12:36 (GMT+7)
    Tàu chiến Mỹ áp sát Trường Sa

    Mỹ thông báo điều tàu khu trục USS Benfold áp sát quần đảo Trường Sa để thực thi quyền tự do hàng hải trên Biển Đông.

    "Ngày 16/7, tàu USS Benfold đã thực thi quyền tự do đi lại phù hợp với luật pháp quốc tế" gần quần đảo Trường Sa nhằm thách thức những hạn chế về quyền đi qua vô hại ở khu vực, hải quân Mỹ ra thông cáo cho biết. Đây là lần thứ hai tàu khu trục USS Benfold tiến hành chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) trên Biển Đông trong tuần này.

    Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép 7 thực thể tại quần đảo này và tiến hành hoạt động bồi đắp, quân sự hóa đảo nhân tạo phi pháp, bất chấp quy định của luật pháp quốc tế và phản ứng của thế giới.

    Mỹ thường xuyên triển khai FONOP ở Biển Đông để thách thức các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc. Mỹ phản đối Trung Quốc tự vẽ ra cái gọi là "đường cơ sở thẳng" bao quanh toàn bộ vùng biển trong các thực thể trên Biển Đông.
    [​IMG]
    Tàu khu trục USS Benfold trong cuộc tập trận Malabar 2018 trên Biển Philippines ngày 15/6/2018. Ảnh: Hải quân Mỹ.
    Tàu khu trục USS Benfold hôm 13/7 đã áp sát quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Trung Quốc cùng ngày tuyên bố đã triển khai lực lượng "xua đuổi" USS Benfold, cho rằng động thái của Mỹ "gây tổn hại hòa bình và ổn định ở Biển Đông".

    Trung Quốc đơn phương vẽ ra "đường chín đoạn", nêu yêu sách chủ quyền phi lý với hầu hết diện tích Biển Đông. Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 bác bỏ yêu sách này, nhưng Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố không thi hành phán quyết.
    [​IMG]
    Khu vực Biển Đông. Đồ họa: CSIS.

    Việt Nam từng nhiều lần lên án hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động của các bên tại Trường Sa và Hoàng Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị.


  6. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    210.910
    Đó ngang thì chỉ có 1 thuyền thôi mà cụ???
    Chọn chi???
    ANGUYEN, TepRank, hakillua5 người khác thích bài này.
  7. Ttkh19

    Ttkh19 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2021
    Đã được thích:
    32.052
    Cuối tuần TM chút!
    Lu, Mít, Ben hay đi du ngoạn vào những miền xa xôi.
    Một lần 3 chàng đi rừng, đi mãi sao lại lạc vào một bộ tộc ăn thịt người. Van xin mãi tù trưởng cho ân huệ cuối cùng
    - Tụi bay vào rừng hái mỗi thằng 10 trái cây về đây rồi tao xử.
    Ba chàng hết tốc lực chạy biến vào rừng.
    Một lúc sau Mít đem về đc 10 trái cam. Tù trưởng nói - Tốt, giờ mày nhét 10 trái này vào hậu môn đc thì tha ko làm thịt. Nhét mãi mà 1 trái cũng ko vào. Mít bị làm thịt hồn bay lên trời...
    Ben chậm hơn cũng đem về được 10 trái nho. Lần này thật dễ dàng cho Ben. Nhét ào ào đc 9 trái đến trái thứ 10 tự nhiên lại phọt ngược. Thế là Ben lại bị làm thịt hồn bay lên trời.
    Hồn Mít và Ben trên trời nhìn xuống hóng thèn bạn Lu ! Mít hỏi:
    - Này, tao thấy mày sướng, nhét ngon lành 9 trái sao tự nhiên sặc để phọt trái cuối ra?
    - Em đâu có muốn thế, tại nhét đến trái thứ 10 đang nhét nhìn qua háng thấy thằng Lu khệ nệ kéo 10 trái sầu riêng về...em chịu hết nổi cười sặc...
    (Đấy cuộc sống mà cứ húng lên rồi lạc vào rừng thì Blu, Mid, hay Pen đều tỏi)
  8. phiphuong69

    phiphuong69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2022
    Đã được thích:
    31.427
    Những NĐT cá nhân đơn lẻ như chúng ta rất khó để dự báo mức độ tác động của việc FED nâng lãi suất ảnh hưởng đến TTCK và nền kinh tế Việt Nam bằng các con số định lượng vì còn phụ thuộc vào chính sách của FED, của NHTW Việt Nam và Chính phủ Việt Nam trong việc lèo lái nền kinh tế.
    Tuy nhiên thị trường sẽ có lúc đạt trạng thái cực độ, và sẽ có lúc phải điều chỉnh để trở về trạng thái cân bằng, phản ánh chính xác nền kinh tế và giá trị doanh nghiệp. Cơ hội cho chúng ta săn lùng cổ phiếu tốt và chọn thời điểm mua thích hợp đang rộng mở.
    Tôi cảm nhận cơn sóng thánh mà bác @FBV dự đoán đang từng bước hình thành, nó sẽ thoả mản mức kỳ vọng của tôi và các bạn, tôi hy vọng thế@};-%%-@};-%%-@};-**==
  9. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Saudi Arabia và Mỹ thông báo ký kết 18 thỏa thuận hợp tác
    16-07-2022 10:33:00+07:00

    Saudi Arabia-Mỹ đã ký kết 18 thỏa thuận hợp tác thuộc các lĩnh vực không gian, đầu tư, năng lượng và y tế, phù hợp với Kế hoạch Tầm nhìn 2030 của Saudi Arabia.

    Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz và Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Nguồn: Reuters)

    Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Saudi Arabia và Mỹ đã ký kết 18 thỏa thuận hợp tác thuộc các lĩnh vực không gian, đầu tư, năng lượng và y tế, phù hợp với Kế hoạch Tầm nhìn 2030 của Saudi Arabia nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực có triển vọng.

    Chính phủ Saudi Arabia cho biết các thỏa thuận này sẽ mở ra con đường mới cho sự hợp tác chung giữa quốc gia Trung Đông này và Mỹ trong các lĩnh vực đầu tư, năng lượng, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), không gian và y tế.

    Trong các thỏa thuận nói trên có thỏa thuận hợp tác thăm dò chung Mặt Trăng và Sao Hỏa giữa Cơ quan Không gian Saudi Arabia và Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).

    Các doanh nghiệp Mỹ tham gia ký kết gồm có Boeing, Raytheon Defense Industries, Medtronic and Digital Diagnostics, IKVIA và nhiều công ty khác thuộc các lĩnh vực năng lượng, du lịch, giáo dục, chế tạo và dệt may.

    Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Saudi Arabia (MCIT) ký bản ghi nhớ với tập đoàn IBM của Mỹ nhằm nâng cao kỹ năng cho 100.000 thanh niên trẻ của Saudi Arabia trong vòng 5 năm, qua đó có thể giúp định vị Saudi Arabia như một trung tâm công nghệ và đổi mới ở Trung Đông và Bắc Phi. MCIT cũng hoàn tất một thỏa thuận với đối tác Mỹ nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước về công nghệ 5G và 6G.

    Thỏa thuận này đặt mục tiêu đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số và nâng cao tốc độ nghiên cứu, phát triển và đổi mới trong hệ sinh thái kỹ thuật số của Saudi Arabia.

    Hai nước cũng ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực năng lượng sạch.

    Lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thành phố Jeddah của Saudi Arabia vào tối 15/7, nơi ông có cuộc gặp với Quốc vương Salman bin Abdulaziz và Thái tử Mohammed bin Salman.

    Saudi Arabia là chặng dừng chân thứ 3 của ông Biden trong chuyến công du Trung Đông, bắt đầu từ ngày 14/7.

    Trước đó, ông đã tới Israel hội đàm với Thủ tướng Yair Lapid và tới Palestine gặp Tổng thống Mahmoud Abbas./.

    Nguyễn Trường

    VIETNAM+
    ANGUYEN, TepRank, BiPham6 người khác thích bài này.
  10. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Thực thi RCEP, cơ hội phát triển chuỗi cung ứng mới
    Thế Hoàng- 15/07/2022 15:39

    RCEP với quy tắc xuất xứ chung áp dụng cho 15 nước thành viên sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển các chuỗi cung ứng mới.
    [​IMG]
    Bộ Công thương khẳng định, việc tham gia RCEP sẽ giúp Việt Nam có nhiều cơ hội hơn thách thức.

    Đó là khẳng định của Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên tại Hội nghị "Triển khai Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực - RCEP".

    Với dân số chiếm khoảng 30% toàn cầu, thị trường 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, thành viên của Hiệp định RCRP có quy mô lớn nhất thế giới.

    RCEP đi vào thực thi từ đầu năm nay giúp Việt Nam sẽ có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để đưa hàng hóa thâm nhập khu vực thị trường này. Cùng với 14 FTA đã thực thi từ trước đó, doanh nghiệp có thêm lựa chọn sử dụng FTA nào có lợi nhất trong hoạt động giao thương xuất nhập khẩu, đem lại ưu đãi thuế quan thiết thực hơn, dễ áp dụng hơn.

    Theo Bộ Trưởng Nguyễn Hồng Diên, việc đưa Hiệp định RCEP với một quy tắc xuất xứ chung áp dụng cho 15 nước vào thực thi được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển các chuỗi cung ứng mới, đồng thời mở ra một không gian sản xuất chung và một “siêu” thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài trong khu vực.

    [​IMG]RCEP là Hiệp định thương mại tự do được 10 nước thành viên ASEAN và 05 nước đối tác là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

    Hiệp định này là sự kết nối 04 Hiệp định thương mại tự do hiện hành giữa ASEAN và các nước đối tác thành 1 Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới xét về quy mô dân số (chiếm gần 1/3 dân số thế giới và GDP toàn cầu).[​IMG]

    Khu vực này còn là nguồn cung nguyên liệu lớn trên thế giới như Trung Quốc Nhật Bản, Hàn Quốc, nên trước mắt, ngành dệt may, giày dép, điện tử sẽ được hưởng nhiều lợi thế.

    Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta với khối này chiếm trên 1/2 tổng kim ngạch thương mại của cả nước. Đây sẽ là những điều kiện quan trọng, tạo thuận lợi cho các ngành hàng, doanh nghiệp Việt Nam đa dạng và tối ưu hóa nguồn nguyên liệu đầu vào để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời tạo thuận lợi hóa thương mại, thúc đẩy xuất khẩu.

    Theo Bộ Công thương, việc tham gia RCEP sẽ giúp Việt Nam có nhiều cơ hội hơn thách thức. Quá trình tự do hóa thuế quan với 14 nền kinh tế trong khối đã được thực hiện trong suốt hơn 15 năm qua nên sẽ không tạo cú sốc về giảm thuế quan cũng như sức ép của hàng nhập khẩu đối với Việt Nam.

    Tuy nhiên, một số ngành sẽ chịu sức ép nâng cao năng lực cạnh tranh để cạnh tranh với hàng nhập khẩu trong khối tại thị trường trong nước, cũng như xuất khẩu sang các thị trường tiêu chuẩn cao (Nhật Bản, Australia...). Chẳng hạn, các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam hiện chưa đáp ứng được các quy định mang tính kỹ thuật của các thị trường trong khối.

    Thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan trong nửa đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước RCEP đạt 70,45 tỷ USD, tăng 15,03% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Trong đó, 3 thị trường mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là: Trung Quốc đạt 26,3 tỷ USD, tăng 7,3%, Hàn Quốc đạt 12,2 tỷ USD, tăng 18,5% và Nhật Bản đạt 11,48 tỷ USD, tăng 13,9%.
    ANGUYEN, TepRank, pndstock5 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này