1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tản mạn về CPI và TTCK (32)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 23/06/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6327 người đang online, trong đó có 795 thành viên. 12:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 581957 lượt đọc và 2948 bài trả lời
  1. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.876
    - Chắc là ko phải đầu tay ? Vì @4season , qua ngôn ngữ và tư tưởng , thì thầy Nguyên tin là đã từng, thỉnh thoảng, trước đây ... 4season confirm xem có phải vậy ko , nhé ?
    - Bài í dễ thương mà ! Gợi nhiều hình ảnh chân thật, mộc mạc ... mà có lẽ trong tiềm thức ai cũng từng .
    - @Ube989 nhớ lấy câu này , nhé !
    Thơ , vừa là ẩn ngữ , vừa không là ẩn ngữ . Miễn là nó phát tiết đúng cõi lòng , rung động đúng tiếng lòng . Vậy cứ tha hồ thôi !
    Thử xem ,
    " Người đã định một lần thôi để hỏng
    Đường vu vơ về chốn cũ trăm năm
    Miền cát lạnh chân lạc đà bé bỏng
    Bóng hình em tơi tả dưới trăng rằm ..." - Bùi Giáng -
    Tuyệt không ? Có cần giải thích gì đâu ? Nó mơ hồ , mênh mông , nó gợi và nó đọng vô tình . ??!!
    Ca dao Viet Nam rất tuyệt ... Một nghìn ... Nhưng ví dụ một , xem sao ?
    " Khăn thương nhớ ai
    Khăn rơi xuống đất ?
    Khăn thương nhớ ai
    Khăn nhặt để vai ?
    Khăn thương nhớ ai
    Khăn chùi nước mắt
    Khăn thương nhớ ai
    Khăn giặt chẳng phai ? - Ca dao - :-bd:-bd@};-@};-@};-
    ANGUYEN, Binh Yen, codienlanh13 người khác thích bài này.
  2. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.327
    Cụ bốn còn đang tuổi dậy thì
    Mấy lời tâm sự chẳng ra chi
    Mây mưa cụ nhắn cùng hoa cỏ
    Giận lắm nhưng mà bỏ... bỏ đi
  3. hariboo

    hariboo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    2.051
    Xưa kia thơ dại cũng từng
    Thả dê, bắt bướ.m, bẫy chi.m, leo đồi
    Miệng thì mật ngọt trên môi
    Bốn chân nhảy múa, tim mình hát ca
    Chiều về ánh mắt xa xa
    Bao nhiêu lưu luyến, cỏ mây châm (ghim) quần ...

    ( nhớ một buổi chăn dê bên đồi...kakaka)...Mô phật lần đầu làm thơ nghe kì kì...hihihi!

    Cụ thể cái dại của cụ Bốn tí xíu.:-P:D
    Chăn dê thơ dại vậy thiik nhỉ!
    Last edited: 24/07/2022
  4. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.327
    Bông Cỏ May khẽ bay trong nắng
    Gió đưa hoài cỏ chẳng buồn rơi
    Ngẩn ngơ anh Gió kia đè bút
    Lưu bút ngày xanh mực đã vơi
  5. Ube989

    Ube989 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2022
    Đã được thích:
    11.092
    Hihi ^^
    Có cái cụ @Dnh68 mới gọi là vãi thơ ạ… Ý em vãi là rải ra ấy. Cụ làm ngụm chuối hột rồi qua đây đối thơ đê cụ ơi ^^
    Viết ra anh Bốn bảo kỳ
    Nhưng lòng trót hứa cũng vì cô nương
    Nghe danh nổi khắp tứ phương
    Thơ ca nhan sắc vấn vương trong lòng
    Bốn đây cũng thử đôi dòng
    Tình ngay ý thẳng không vòng ý thơ
    Mà nào đâu có ai ngờ
    Luận ra cứ ngả họ Hồ Xuân Hương
    Thôi thì nàng rủ lòng thương
    Từ nay Bốn hứa giữ gươm trong quần.

    Ây, bậy bậy… Từ nay Bốn hứa chỉ thương âm thầm ^^
    ANGUYEN, Binh Yen, bruvic9 người khác thích bài này.
  6. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.327
    Nhạc bất quần luyện tà kiếm phổ
    Làm võ lâm minh chủ độc tôn
    Bác bốn cũng lú cái bồn
    Xuân Hương cắt bỏ kiếm côn lặc lìa
    ANGUYEN, Binh Yen, bruvic7 người khác thích bài này.
  7. Ube989

    Ube989 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2022
    Đã được thích:
    11.092
    @};-
    :x:x:x Hay quá Thầy ưi ^^
    Mơ hồ, mênh mông, gợi và đọng … vô tình. @};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-

    “Người đi lại bước vào em nhắn nhủ
    Sầu vây quanh bờ cõi rụng chiêm bao
    Mắt đã khép lúc thu mờ đã cũ
    Xa mấy lần cồn lá động môi trao

    Đầu mũi dựng một triều sông dạo sóng
    Gọi miên man trời thiên cổ mong manh
    Mắt đã khép để mi mờ còn vọng
    Tiếng linh hồn trong cẩm thạch long lanh

    Người đã định một lần thôi để hỏng
    Đường vu vơ về chốn cũ trăm năm
    Miền cát lạnh chân lạc đà bé bỏng
    Bóng hình em tơi tả dưới trăng rằm.”
    -Bùi Giáng-
    Last edited: 24/07/2022
  8. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.327
    [​IMG]
    SKG tuần qua tăng tốc
    Chắc tuần sau chạy thốc lên mây
    Chốt lời 2x ngây ngây
    3 năm nắm giữ ... Gả Tây bộn tiền
    m_sieudn, ANGUYEN, Binh Yen8 người khác thích bài này.
  9. vvaa83

    vvaa83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2020
    Đã được thích:
    59.276
    Tự dưng nhặt được 1 bài viết (ngày đăng là : 9/7/2022)khá dễ hiểu về cách đánh giá và tính CPI của VN hiện tại, xin mạn phép share ở đây cùng với các cụ nhà TM, cái hay là chính phủ nhà mình đã xác định rõ sự khó khăn của áp lực lạm phát cuối năm 2022 là gì ( cụ thể ở đây chính là năng lượng, xăng dầu) và cũng có hành động ngay và luôn, cái ngày hôm nay người dân nhận được ở đây là giá xăng, dầu được giảm từ trên 30 nghìn/1 lít, thì giờ chỉ còn khoảng 25 nghìn và sắp tới còn có thể giảm xuống tiếp đầu đó 22, 23 nghìn... Xăng,dầu giảm là kéo theo rất nhiều hàng hoá trong rổ với trọng số cao cũng hạ nhiệt theo ! Mục tiêu giữ lạm phát trong khoảng 4% khả thi !

    "đơn cử mỗi 1 chuyến ra khơi của ngư dân trong 2 tuần cần khoảng cần 5,5 nghìn lít dầu , mỗi lít giảm giá được 6 nghìn tương đương tiết kiệm được chi phí lên tới 35 ,40 triệu đồng , người ngư dân thấy ra khơi mới có lãi, mới có cá về mà cung ra thị trường, áp lực tăng giá giảm !" Chuyện nhỏ nhưng cũng là ví dụ kinh điển cho mặt tích cực điều tiết giảm giá xăng dầu của nhà nước mình giai đoạn này, đồng hành, tích cực hỗ trợ chính sách cho người dân và doanh nghiệp !

    Sang tuần FED nâng lãi suất, ECB đã nâng lãi suất cơ bản ( hiện tại là về 0%). Nhưng sao bên Mĩ , EU nơi đang chịu ảnh hưởng trực tiếp ,chìm trong khủng hoảng khí đốt, năng lượng và lãi suất mà chứng sĩ bên họ vẫn lạc quan và vẫn trading và mua lại vào cổ phiếu để có những nhịp hồi mạnh mẽ ? Nhiều khi tôi luôn tự hỏi có phải chứng sĩ VN đang có cái nhìn quá cực đoan và tiêu cực không nữa, hay số đông đang bị 1 số lợi ích nhóm dắt mũi ?

    ___________________
    https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/viet-nam-tinh-cpi-nhu-the-nao-119220709065729103.htm
    Việt Nam tính CPI như thế nào?
    06:57 - 09/07/2022
    (Chinhphu.vn) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ tiêu thống kê phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá chung qua thời gian của các loại hàng hóa và dịch vụ phục vụ tiêu dùng hàng ngày của người dân.
    [​IMG]
    Việt Nam biên soạn CPI theo thông lệ quốc tế
    Theo phương pháp luận của thống kê quốc tế, Tổng cục Thống kê triển khai xác định:

    (1) Danh mục hàng hóa đại diện gồm các loại hàng hóa là sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng phổ biến cho sinh hoạt hàng ngày của người dân trong một giai đoạn nhất định.

    Danh mục này được sử dụng để thu thập thông tin phản ánh biến động về giá của các hàng hóa đại diện cho tiêu dùng cuối cùng của dân cư. Thời kỳ 2020-2025 danh mục CPI bao gồm 752 mặt hàng.

    (2) Quyền số tính CPI của các nhóm hàng hóa trong Danh mục hàng hóa đại diện là tỷ trọng chi tiêu của các nhóm hàng hóa (vật chất và dịch vụ) trong tổng chi tiêu của dân cư.

    Tỷ trọng chi tiêu của các nhóm hàng hoá trong tổng chi tiêu của dân cư thường thay đổi theo thời gian. Hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nhiều hơn sẽ chiếm tỷ trọng cao trong danh mục hàng hóa tính CPI.

    Như vậy, chỉ tiêu CPI không chỉ phụ thuộc vào mức độ biến động về giá của các loại hàng hóa đại diện mà còn phụ thuộc vào Danh mục hàng hóa đại diện và Quyền số của các nhóm hàng hóa đại diện.

    Hằng tháng, 63 địa phương tổ chức thu thập giá các mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện theo 3 kỳ. Toàn quốc có khoảng 40.000 điểm điều tra giá với địa điểm kinh doanh ổn định, thuộc các loại hình kinh tế.

    Hiện nay, Tổng cục Thống kê đã triển khai điều tra giá tiêu dùng bằng thiết bị điện tử CAPI tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giúp nâng cao chất lượng số liệu điều tra, minh bạch quá trình điều tra, rút ngắn thời gian sản xuất số liệu và tiến tới hội nhập với thống kê thế giới.

    6 tháng CPI tăng 2,44%, Việt Nam kiểm soát tốt lạm phát
    Bình quân 6 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức tăng 1,47% của năm 2021), đây là thành công trong kiểm soát lạm phát của Việt Nam trước bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát gia tăng ở hầu khắp các quốc gia.

    Cụ thể là lạm phát tại nhiều nước đã đạt mức kỷ lục trong tháng 5/2022, lạm phát của Mỹ tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất kể từ năm 1981, lạm phát của khu vực đồng Euro tăng 8,1%, gấp 4 lần lạm phát mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu.

    Tại Châu Á, bình quân 5 tháng đầu năm nay, lạm phát của Thái Lan tăng 5,2%; Hàn Quốc tăng 4,3%; Indonesia tăng 2,8%; Malaysia tăng 2,4% tương đương với Việt Nam; Nhật Bản và Trung Quốc cùng tăng 1,5%.

    Vì sao lạm phát của Việt Nam không tăng cao như nhiều nước

    Lạm phát của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay không tăng cao như một số quốc gia khác trên thế giới chủ yếu do các nguyên nhân sau:

    Danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện tính CPI của các quốc gia khác nhau do phụ thuộc vào tập quán tiêu dùng, đồng thời cơ cấu chi tiêu dùng của hộ gia đình cũng không đồng nhất.

    Mỹ và châu Âu chi tiêu dùng cho các nhóm nhà ở, điện, nước, khí đốt, giao thông, văn hóa, giải trí chiếm tỷ trọng lớn trong khi Việt Nam chủ yếu chi tiêu dùng cho lương thực, thực phẩm (chiếm tỷ trọng 27,68%).

    Về cơ bản, các nguyên nhân khiến lạm phát của Việt Nam thấp hơn các nước phương Tây cũng tương tự như các chuyên gia đã lý giải vì sao nhiều nền kinh tế châu Á vẫn nằm ngoài bão lạm phát.

    Theo đó, các nhà hoạch định chính sách chỉ ra rằng giá cả tăng là hiện tượng toàn cầu. Chi phí nhiên liệu, phân bón, ngũ cốc và nhiều mặt hàng khác đang tăng ở khắp nơi sau khi khủng hoảng Ukraina nổ ra. Tuy nhiên không phải ở đâu lạm phát cũng giống nhau.

    Các nền kinh tế Đông Nam Á có lạm phát thấp hơn 4% chủ yếu do: Thứ nhất là giá thịt lợn giảm so với cùng kỳ năm trước sau khi dịch tả lợn Châu Phi được kiểm soát.

    Thứ hai là nhiều nơi ở Châu Á chuyển sang sống chung với dịch chậm và miễn cưỡng hơn so với phương Tây. Nhiều nước việc đi lại và di chuyển chỉ thực sự trở lại bình thường từ tháng 4 và tháng 5 năm 2022.

    Thứ ba là người dân Đông Á không giống như các khu vực khác trên thế giới, họ ăn nhiều gạo hơn lúa mỳ trong khi đó giá gạo tăng thấp hơn giá lúa mỳ. Bên cạnh đó, một số quốc gia ở châu Á ban hành các chính sách cấm xuất khẩu một số mặt hàng để đảm bảo nguồn cung ổn định giá trong nước.

    Việt Nam là quốc gia có nguồn cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm dồi đào, bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân còn xuất khẩu ra thế giới nên giá cả khá ổn định.

    Giá các mặt hàng thực phẩm 6 tháng đầu năm giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,08 điểm phần trăm, trong đó giá thịt lợn giảm 20,12%; giá nội tạng động vật giảm 9,52%; giá thịt chế biến giảm 3,89%.

    Giá thịt lợn giảm sâu chủ yếu do Việt Nam đã kiểm soát được dịch tả lợn châu Phi nên chủ động trong phòng ngừa dịch khiến nguồn cung đảm bảo, trong khi giá thức ăn chăn nuôi đang tăng cao làm cho các hộ chăn nuôi phải bán sớm cắt lỗ.

    Bên cạnh đó, giá dịch vụ giáo dục giảm 3,56% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, làm CPI chung giảm 0,19 điểm phần trăm.

    Đặc biệt, để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

    Các chính sách, giải pháp tài chính tiền tệ được ban hành kịp thời đã giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá như: Ổn định lãi suất cho vay ở mức thấp, giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 10% xuống còn 8% từ ngày 01/02/2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 01/01 đến hết 31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022.

    Đồng thời, công tác điều hành giá xăng dầu theo sát diễn biến giá thế giới, nguồn cung xăng dầu được chỉ đạo khắc phục kịp thời. Các địa phương tăng cường quản lý giá trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình bình ổn giá.

    Nhờ vậy mà chúng ta đã kiểm soát được lạm phát 6 tháng đầu năm ở mức 2,44%.

    Áp lực lạm phát những tháng cuối năm 2022 rất lớn

    Tổng cục Thống kê nhận định áp lực lạm phát từ nay đến cuối năm là rất lớn. Một số yếu tố có thể khiến CPI tăng cao trong các tháng cuối năm như sau:

    Giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang ở mức cao mà Việt Nam là nước phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên, tạo áp lực cho lạm phát toàn nền kinh tế.

    Đặc biệt là giá xăng dầu có nhiều biến động sẽ tác động đến mặt bằng giá nhiều hàng hóa quan trọng như xăng, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, vận tải.

    Hiện nay giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore chiếm khoảng 70% giá cơ sở đối với xăng và khoảng 80% giá cơ sở đối với dầu cho nên việc giá thế giới tăng cao có tác động rất mạnh tới giá trong nước. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê thì giá xăng dầu cứ tăng 10% sẽ tác động làm CPI tăng 0,36 điểm phần trăm.

    Bên cạnh đó, giá lương thực, thực phẩm có khả năng tăng trong các tháng cuối năm, nhất là khi dịch đã được kiểm soát và nhu cầu tiêu dùng của người dân đang trở lại như thời gian trước khi đại dịch diễn ra.

    Việt Nam có lợi thế là chủ động được về nguồn lương thực, thực phẩm ở trong nước, tuy nhiên sẽ khó tránh khỏi ảnh hưởng khi thế giới đang có nguy cơ phải đối mặt với khủng hoảng lương thực toàn cầu.

    Mà nhóm hàng lương thực, thực phẩm có quyền số khá cao, gần 28% trong rổ hàng hóa tính CPI, do đó biến động giá của nhóm hàng này sẽ có tác động mạnh tới lạm phát của nền kinh tế.

    Đặc biệt, trong đó nhóm hàng thịt lợn đang có xu hướng tăng giá trở lại, chỉ số giá nhóm thịt lợn tháng 6/2022 tăng 0,87% so với tháng trước và kéo theo giá các hàng hóa chế biến từ thịt lợn cũng tăng theo.

    Kinh tế trong nước đang trong giai đoạn phục hồi rõ nét và cùng với các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có khả năng sẽ còn phục hồi mạnh mẽ hơn trong 6 tháng cuối năm, khi đó cầu tiêu dùng hàng hóa trong dân sẽ tăng mạnh, các hoạt động dịch vụ cũng sẽ tăng cao như các hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí, ăn uống ngoài gia đình, từ đó đẩy giá cả hàng hóa và dịch vụ lên cao và tạo áp lực lên lạm phát.

    Chính vì vậy, Tổng cục Thống kê đánh giá việc đạt được 4% theo mục tiêu lạm phát mà Quốc hội đề ra trong năm nay là một thách thức rất lớn./.
  10. Ube989

    Ube989 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2022
    Đã được thích:
    11.092
    Chơi chữ gắt thiệt.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này