1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tản mạn về CPI và TTCK (32)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 23/06/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6908 người đang online, trong đó có 813 thành viên. 16:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 581846 lượt đọc và 2948 bài trả lời
  1. vvaa83

    vvaa83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2020
    Đã được thích:
    59.268
    Thxx Cụ nhiều nhé ! Chi phí quản lý thực của HAGL = 20,2+15,7+1,8 =37,7 tỷ ( chi phí lương nhân viên+dịch vụ mua ngoài+khấu hao)
    LN thuần từ hoạt động kinh doanh của HAGL= 271,344+106,375-833,609-90,633-37,7 =-584.22 tỷ
    Nhưng nhờ luôn găm 1 quả hoàn nhập cụ thể ở đây là 823,237 tỷ ở dự phòng bù lại lớn hơn hẳn chi phí tài chính (7) 833,609 tỷ (chủ yếu là lãi suất vay nợ ), và LN thuần của HAG vẫn giữ được con số đẹp như mơ 235 tỷ ! Tổ tư vấn tài chính HAGL toàn kiệt suất !
    Last edited: 31/07/2022
  2. outbreak

    outbreak Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2006
    Đã được thích:
    743
    Đợi báo cáo soát xét bán niên từ kiểm toán. Chứ đọc báo cáo của ông này như ma trận. Đi vay rồi lại cho vay. Khoản hoàn nhập 823 tỷ kia chắc liên quan đến thằng Cty Lê Me, đang không hiểu thằng đấy lấy đâu tiền trả nợ anh Đức, mà anh Đức lại bảo ko thèm dùng chiêu bẩn là biến nó thành công ty con. Nói chung thì trên báo cáo kết quả kinh doanh bù trừ 2 khoản trên thì coi như ko biến động.

    Giá cổ phiếu thế chấp ngân hàng anh ấy loanh quanh 6k cho năm 2022. Cụ nào mua đc giá này thì yên tâm ngồi tầu chứ chơi cổ anh ấy mông lung lắm.
  3. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.329
    Tín dụng bất động sản tăng vượt trội, Ngân hàng Nhà nước “trả lời” về giới hạn
    THẾ ANH
    14:21 30/07/2022

    6 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng lĩnh vực bất động sản đã lên tới 14,07%, vượt trội so với mức 9,35% tăng trưởng chung.
    [​IMG]
    Trụ sở Ngân hàng Nhà nước

    Ngân hàng Nhà nước vừa có đánh giá tổng quan về tình hình tăng trưởng tín dụng hiện nay cũng như định hướng nửa cuối năm 2022.

    Trong thông tin vừa cung cấp cho các cơ quan báo chí, Ngân hàng Nhà nước cũng nêu rõ quan điểm, thực tế của cơ chế giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và hiện tượng một số ngân hàng thương mại “hạn chế cho vay” thời gian gần đây.

    Cơ sở áp và giao chỉ tiêu tăng tín dụng

    Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dẫn lại, trước năm 2011, tín dụng là kênh cung ứng vốn chủ lực cho nền kinh tế, tăng rất nhanh, tỷ lệ tín dụng/GDP cũng tăng nhanh; gây bất ổn vĩ mô, lạm phát tăng cao ở mức hai con số, an toàn hệ thống tài chính bị đe dọa nghiêm trọng (bong bóng giá bất động sản, chứng khoán), nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém, rủi ro thanh khoản gia tăng, các TCTD rơi vào “vòng xoáy” đua lãi suất huy động nguồn vốn để cho vay, nợ xấu tăng cao... đặt hệ thống ngân hàng trước nguy cơ tiềm ẩn đổ vỡ.

    Các tổ chức quốc tế (IMF, WB và Moody’s) cảnh báo việc nới lỏng tín dụng, nợ xấu gia tăng, căng thẳng thanh khoản giai đoạn này đã đe đọa nghiêm trọng sự ổn định vĩ mô, an toàn hệ thống. Đây là bài học sâu sắc cho ngành ngân hàng sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng, hệ lụy để lại hết sức nặng nề, việc xử lý nợ xấu, tái cơ cấu các TCTD vẫn còn tiếp tục kéo dài đến nay; đòi hỏi điều hành tín dụng phải thận trọng để không lặp lại các vấn đề đã mắc phải trong quá khứ, đảm bảo ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đồng thời chuyển giao dần vai trò cân đối vốn trung dài hạn cho nền kinh tế sang các phân khúc thị trường tài chính thay thế dần cho tín dụng ngân hàng.

    Do đó, từ năm 2012, NHNN đã thực hiện giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng định hướng toàn ngành và giao Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm cho từng TCTD nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

    Với năm 2022, tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/1/2022, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Chỉ tiêu tăng trưởng định hướng 14% được NHNN xây dựng trên cơ sở: Tình hình tăng trưởng tín dụng thực tế của năm 2021 (tăng 13,61%, cao hơn mức 12,17% của năm 2020); Mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%, lạm phát khoảng 4% và dự toán NSNN theo Nghị quyết số 34/2021/QH15.

    Trong quá trình điều hành chỉ tiêu 14%, NHNN cập nhật và bám sát diễn biến lạm phát, tăng trưởng GDP, tình hình kinh tế trong, ngoài nước, tiến độ xây dựng, thực hiện Đề án tái cơ cấu các TCTD và triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ để thường xuyên cập nhật các dự báo kinh tế vĩ mô, rà soát điều chỉnh mô hình, đảm bảo phù hợp với tình hình diễn biến thực tiễn của thị trường.

    Căn cứ định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở diễn biến lạm phát, tình hình kinh tế trong, ngoài nước, NHNN cho biết đã phân bổ tăng trưởng tín dụng năm 2022 cho từng TCTD trên nhiều cơ sở.

    Thứ nhất là theo kết quả xếp hạng từng TCTD theo các tiêu chí và chấm điểm quy định tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN.

    Thứ hai là xem xét một số yếu tố cụ thể hóa chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, NHNN như tiêu chí giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, tiêu chí tín dụng tập trung vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, tiêu chí TCTD tham gia hỗ trợ xử lý các ngân hàng yếu kém… để làm cơ sở điều chỉnh tăng/giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD trong quá trình phân bổ/điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD.

    “Các tiêu chí này được NHNN xem xét theo nguyên tắc chung và được Ban lãnh đạo NHNN thông nhất trên cơ sở tham mưu của các đơn vị chức năng. Chủ trương được công bố công khai ngay từ đầu năm tại Chỉ thị số 01 hàng năm về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng”, NHNN khẳng định.

    Tín dụng bất động sản tăng vượt trội

    Cũng theo NHNN, tín dụng những tháng đầu năm 2022 tăng nhanh trước diễn biến phục hồi của nền kinh tế và tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

    Tín dụng đến ngày 30/6/2022 tăng 9,35% so với cuối năm trước (tăng 16,69% so với cùng kỳ năm 2021), là mức tăng 06 tháng đầu năm cao nhất trong vòng 10 năm qua; trong đó số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tăng 3,21% so với cuối năm 2021 và chiếm 2,49% tổng dư nợ tín dụng (cùng kỳ 2021 giảm 4,67%, chiếm 2,27%).

    Đáng chú ý, tín dụng lĩnh vực bất động sản (BĐS) đến tháng 6/2022 đã đạt trên 2,36 triệu tỷ đồng, tăng 14,07% so với cuối năm 2021, chiếm 20,74% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống (cùng kỳ năm 2021 tăng 8,2%, chiếm 19,9%); trong đó tín dụng đối với BĐS kinh doanh tăng 8,19%, chiếm 33% dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS; tín dụng BĐS phục vụ mục đích tự sử dụng tăng 17,2%, chiếm 67% dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS.

    Nợ xấu lĩnh vực BĐS khoảng 36,4 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với 31/12/2021, tỷ lệ nợ xấu là 1,54% (năm 2021 là 1,67%).

    NHNN cho biết, thời gian qua, một số TCTD phản ánh hết “room” tín dụng là do các TCTD tăng tín dụng quá nhanh trong 6 tháng đầu năm. Việc từ chối cho vay đối với khách hàng không hẳn là do hết room mà còn có thể do phải đảm bảo các tỷ lệ an toàn, hoặc một số ngân hàng xếp hạng thấp không được tăng trưởng tín dụng cao...

    Với bản chất hoạt động ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn, cho vay bổ sung vốn lưu động thì thường xuyên có nguồn thu nợ, cho vay. Tuy nhiên, một số TCTD chủ yếu cho vay trung dài hạn, tập trung vào lĩnh vực bất động sản thì thời gian quay vòng vốn chậm, không thu hồi được nợ nhanh, nên dẫn đến hết dư địa tăng trưởng tín dụng.

    Về vấn đề cung ứng vốn cho lĩnh vực BĐS, NHNN cho rằng, dòng vốn đầu tư vào thị trường BĐS rất đa dạng, bao gồm vốn FDI, vốn huy động từ thị trường quốc tế thông qua phát hành TPDN hoặc vay các tổ chức nước ngoài, huy động từ thị trường chứng khoán, từ phát hành TPDN, nguồn vốn tự có, tự tích lũy của các tổ chức, cá nhân và vay từ TCTD. Như vậy nguồn vốn tín dụng từ hệ thống TCTD chỉ là một trong số các nguồn vốn đầu tư vào thị trường BĐS, nhưng đây là nguồn vốn mang tính chất trọng yếu.

    Như trên, tăng trưởng tín dụng lĩnh vực BĐS đã vượt trội nửa đầu năm nay. Theo NHNN, tín dụng ngân hàng chỉ giải quyết được các vấn đề trước mắt, tạm thời đối với thị trường BĐS về nguồn vốn cho sự phát triển của thị trường này. Về lâu dài, để phát triển thị trường BĐS lành mạnh, bền vững cần có các giải pháp đồng bộ để khơi thông nguồn vốn đa dạng, an toàn, hiệu quả, hỗ trợ thị trường BĐS.

    Tín dụng ngân hàng được đẩy mạnh quá mức vào BĐS sẽ tạo rủi ro lớn, ảnh hưởng trọng yếu tới an toàn hệ thống các TCTD nói riêng và nền kinh tế nói chung; do nhu cầu tín dụng đối với lĩnh vực BĐS thường có thời gian vay vốn dài (hiện nay khoảng 94% dư nợ tín dụng BĐS có thời gian vay vốn từ 10-25 năm), trong khi nguồn huy động của hệ thống TCTD chủ yếu là ngắn hạn với lãi suất thay đổi theo thị trường (80% nguồn vốn huy động của hệ thống TCTD là tiền gửi ngắn hạn), vì vậy TCTD sẽ đối mặt với rủi ro thanh khoản, không đáp ứng được nhu cầu chi trả tiền gửi cho người dân.

    “Do đó, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách nhằm kiểm soát chặt chẽ tín dụng chảy vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro thời gian qua, thông qua việc thường xuyên rà soát, hoàn thiện văn bản pháp lý về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD (trong đó có lộ trình điều chỉnh giảm dần tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn), tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động cấp tín dụng của các TCTD, đặc biệt là tín dụng BĐS”, NHNN cho biết.

    THẾ ANH
  4. phiphuong69

    phiphuong69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2022
    Đã được thích:
    32.037
    Cũng từng ra đê vì yêu nhầm cổ phiếu rồi BY ạ, giờ cẩn thận hơn nhưng vẩn kiên định khi đã chọn cổ. Thanks BY đã tặng thơ, mình hoạ lại bài thơ của bạn cho vui nhé, đợt sóng này mình nghỉ đủ dài để 1 cơ số lớn chứng sĩ có thể về bờ @};-

    Cổ phiếu ta yêu ,(BY Tiên Tử nhã giám)

    Chứng trường luôn dậy phong ba
    Cùng em ta sẽ vượt qua cuối đường
    Nắm chặt tay, chết không sờn
    Mặc cho cuộc sống vẩn còn gian truân

    Thế gian lẩn lộn vui, buồn
    Trong tim cháy sáng một nguồn tin, yêu
    Sóng dử vẩn cứng tay chèo
    Cuối bờ hoa tím vẩy chào- An nhiên ...
    @};-@};-@};-
  5. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.329
    Bác đọc bài này sẽ hiểu vụ hồi tố 5k tỷ trước đó của HAG là sẽ tốt cho sau này HAG, nếu ai mua vào lúc ra tin hồi tố 5k tỷ là thua, còn bây giờ thì HAG chỉ cần từ từ hoàn nhập dự phòng số tiền đó là ngon tuyệt Bác ạ.


    Nâng cao tính minh bạch của BCTC
    Theo đó, HAG cho rằng, trong các năm trước đó, dựa theo tình hình khả quan của thị trường liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp đánh giá khả năng thu hồi các khoản phải thu là cao.

    Tuy nhiên, năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát làm cho các thông tin về rủi ro của thị trường nông sản và ngành nông nghiệp được biểu hiện rõ ràng hơn.

    Do đó, HAG nhận thấy các xét đoán về rủi ro trước đây chưa được đánh giá một cách thận trọng nhất nên đã quyết định điều chỉnh hồi tố BCTC đã kiểm toán năm 2018 và 2019 bằng cách trích lập dự phòng các khoản phải thu tồn đọng nhằm giúp cho BCTC năm 2020 không tiếp tục bị ý kiến kiểm toán ngoại trừ.

    HAG tin rằng, việc trích lập dự phòng sẽ giúp nâng cao tính minh bạch của BCTC. Trong tương lai, khi các dự án và tài sản làm cơ sở đảm bảo phát triển và tăng giá trị thì các khoản dự phòng này có thể được hoàn nhập dần dần.
    Last edited: 31/07/2022
  6. phiphuong69

    phiphuong69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2022
    Đã được thích:
    32.037
    Sức khỏe của thị trường bất động sản và tài sản cầm cố có thể tác động trực tiếp và gián tiếp, tới những vận động của thị trường chứng khoán (TTCK). Nếu một quan hệ chặt chẽ được kiểm chứng thì một sự sụt giảm mạnh trên TTCK sẽ khai hỏa những khoản thiệt hại trầm trọng với bất động sản và tài sản cầm cố.
    Tỷ lệ nợ càng cao thì các tác động càng mạnh và hệ thống ngân hàng là cầu nối giữa vận động của giá bất động sản với các biến động của chỉ số kinh tế vĩ mô. Phần đông các ngân hàng thương mại đều có danh mục bất động sản trong đó các khoản cho vay có thế chấp (bằng bất động sản) thường chiếm tỷ trọng cao. Có một thực tế được chấp nhận phổ biến như một quan điểm ước lệ (dù rằng có thể không hoàn toàn đúng) rằng các cuộc khủng hoảng ngân hàng luôn kết nối tới việc cho vay quá nhiều vào thị trường bất động sản. Xin lưu ý rằng bất động sản chứ không phải chứng khoán hay ngoại hối. Khả năng chứng khoán hóa các bất động sản cầm cố và thế chấp, giúp các ngân hàng xử lý tốt hơn rất nhiều vấn đề này.
  7. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.329
    Sắp tới HAG sẽ PHRL là NĐT mua và nắm giử 1 năm là quá yên tâm vì sắp tới HAG cứ từ từ hoàn nhập dự phòng số tiền 5k tỷ là quá ngon rồi, cộng thêm thứ quan trọng nhất là tay to đã gom cạn cung Bác ạ.
  8. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.329
    Bác phụ trách kế toán của HAG lúc trước là bên kiểm toán nên Bác ấy rất kinh nghiệm vấn đề này Bác ạ.
  9. Congnhac

    Congnhac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2020
    Đã được thích:
    1.304
    chỉ có kiến thức là vĩnh viễn
    pndstock, Ube989, Vuthanhnguyen1 người khác thích bài này.
  10. vvaa83

    vvaa83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2020
    Đã được thích:
    59.268
    Thx các cụ nhờ các thông tin hữu ích trên nhé, Trong tỷ trọng hàng trading bay nhảy của tôi đang ôm 1 mã chứng khoán CTS(giá 15), và 1 ít HNG (giá 5) găm lại chưa chốt hết đều dính dáng tới HAG.
    CTS năm ngoái lướt HAG thành công bao nhiêu, thì năm nay quý 2 lăn ra tắc thở với HNG (mua 94 tỷ, giờ giá trị còn 30 tỷ, 1 deal chia 3).
    Còn đọc HAG thì thấy lãi là mừng rồi, nhưng thấy 2 khoản họ phải trả trong ngắn hạn 1 năm là trái phiếu : 1200 tỷ , và vay ngân hàng đến hạn trả trong vòng 1 năm là 785 tỷ. Nếu họ không vay gối để đáo nợ được thì chắc chắn sẽ vác hàng HNG đang nắm giữ ( 41%, tương đương 2300 tỷ với giá hiện tại của HNG) thì giá giao dịch HNG không ngoi lên mạnh được cũng như deal CTS mua HNG cũng xác định rủi ro toi theo, sẽ phải cân nhắc hành xử phù hợp với 2 mã mình đang ôm trên :D
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này