Tản mạn về CPI và TTCK (32)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 23/06/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4625 người đang online, trong đó có 365 thành viên. 22:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 580542 lượt đọc và 2948 bài trả lời
  1. haditham

    haditham Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2014
    Đã được thích:
    412
    là con cá nhỏ nhỏ ngoài bắc mình gọi tép dầu phải ko bác già . Nhà em hay nấu với dưa chua chứ nấu cá to ông bà ko thích
  2. Clara21

    Clara21 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/08/2021
    Đã được thích:
    45.013
    Hóng bác Nguyên và bác Bình Yên trao đổi mà e thấy vui ghia,
    hàng hóa còn gần như nguyên, có em về bờ có lãi, có mã cũng chỉ còn cách bờ chưa tới 1 giá.
    Cũng chỉ là, chia chặng, rang đảo, ko vay mượn, lì đòn, lì đc vì cũng biết mình mua gì điều gì và chỉ bỏ nếu điều ấy bị vi phạm :))
  3. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.601
    Hok cần view nhiều, dạo này hok vui lắm, cứ thơ thôi!
    1. "Giang hồ sông nước Rồng Mây Tụ
    Bán Hạ, Sang Thu, Sóng Thánh Về!!!!"


    2. "Lâu ngày , tri kỷ vẫn còn say?
    Tri kỷ say nhưng lòng sao tỉnh ?
    Lâu rồi, thiên hạ tỉnh, hóa ra say!
    Tỉnh tỉnh say say, nào tĩnh lặng
    Hãy chừa tâm mình đủ lớn chứa sóng Thánh hòa Ánh Trăng Thanh!!!"
    3. "Bình Minh Ló Dạng Cánh Đồng
    Ánh Dương Chiếu Rọi Trời Hồng Ban Mai
    Bác đi vào cõi tương lai
    Về miền cực lạc mãi mãi không về
    Từ đây thôi hết cõi mê
    Từ đây thôi hết chân quê thân gầy
    Người về Nội Hạc Ngàn Mây
    Cửu Huyền Thất Tổ Sum Vầy Bác Ơi!
    Tiễn Bác Con Chẳng Nên Lời
    Thôi thì Định Huệ bao đời khắc ghi!"
    http://f319.com/threads/tan-man-ve-cpi-va-ttck-32.1760101/page-174
    Last edited: 01/08/2022
  4. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    212.265
    giờ làm gì còn cá đòng đong cấn cấn
    màu sắc đẹp
    chỉ bóp tý ruột thôi
    thịt ngọt thơm
    mật đăng đắng
    ăn vào đủ cả chua ngọt đắng
    --- Gộp bài viết, 01/08/2022 ---
    cứ giữ được 122x thì coi như 2022 tạo được đáy dài hạn
    toang 122x thì ăn cám
    --- Gộp bài viết, 01/08/2022 ---
    cá mương thầu dầu là loại khác bác ợ
    cá đấy, hầu như bỏ
    ăn không đặc sắc
  5. Ttkh19

    Ttkh19 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2021
    Đã được thích:
    32.854
    Rip!
    TepRank, Ube989, ANGUYEN4 người khác thích bài này.
  6. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    173.019
    Kg ngược với bác đâu . Em thấy cả hai đều ngon theo kiểu khác nhau và thích hết:">
    Nhà thì thường nấu canh chua hơn vì cá có nhiều loại để nấu .
    Chứ nấu mẻ chỉ hợp cá đồng như cá chép cá trắm thui ạ . Hơn nữa nhà em kg có mẻ và chủ yếu mình em hâm mộ nên thỉnh thoảng về nhà anh Hai chơi anh ấy nấu cho ăn ( ông anh em vô Nam đã lâu mà vẫn chỉ hâm mộ các món Bắc :D)
    Annhien85, gadabong, TepRank18 người khác thích bài này.
  7. 2TDN

    2TDN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2022
    Đã được thích:
    1.788
    @FBV Em đọc nhiều lần và hiểu (không biết có đúng là hiểu không) 1 phần nhỏ. Chưa phải tri kỷ chỉ mong được làm học trò của bác.
    Songdep20, TepRank, m_sieudn13 người khác thích bài này.
  8. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Chán cảnh quần là áo lượt nhưng túi không có tiền, môi giới bất động sản bỏ nghề làm công nhân
    Thanh Phong | 01/08/2022 14:23
    [​IMG]
    Khi thị trường bất động sản sôi động nhiều người nhảy việc sang làm môi giới với mộng tưởng lương cao, công việc nhàn hạ. Tuy nhiên, bước chân vào nghề, không ít người vỡ mộng, chán nản cảnh quần là áo lượt nhưng túi không có tiền.

    Đã 5 tháng nay, anh Nguyễn Văn Khang (27 tuổi, quê Nam Định), làm môi giới bất động sản tại Bắc Giang, không có lấy một giao dịch thành công khiến anh cảm thấy chán nản bỏ nghề.

    Theo anh Khang, năm 2021, thấy thị trường bất động sản tại Bắc Giang liên tục lên cơn sốt, nhà đầu tư từ khắp nơi đổ về. Cảnh xe ô tô nuối đuôi cùng từng đám người tụ lại chỉ trỏ vào những khu đất, sau đó là các giao dịch bất động sản được chốt thành công.

    "Thời điểm đó, tôi đang làm ở khu công nghiệp, thấy thị trường sốt, môi giới cùng nhà đầu tư đổ về đây nườm nượp mua bán đất. Một số người bạn của tôi làm cùng ở khu công nghiệp cũng bỏ đi làm môi giới bất động sản hết. Thấy công việc cũng đỡ vất vả hơn làm công nhân, hàng ngày quần tây, áo trắng sơ vin dẫn từng đoàn khách đi xem đất.

    Nếu bán tốt có tháng lương tới cả trăm triệu đồng, trong khi đó tôi làm mỗi tháng cũng chỉ được 9 triệu đồng, tháng nào được tăng ca thì sẽ hơn nên tôi bỏ khu công nghiệp đi làm môi giới", anh Khang kể.

    Mất khoảng 1 tháng anh Khang theo những người anh đi trước để học giới thiệu sản phẩm, tư vấn khách hàng. Đến tháng tiếp theo, anh Khang đã nhanh chóng có giao dịch đầu tiên và nhận hoa hồng 20 triệu đồng.
    [​IMG]
    "Được một thời gian, đến tháng 4/2021, dịch bệnh tràn về Bắc Giang, khiến tất cả công việc tạm gác lại. Đến khi mở cửa bình thường trở lại. Nhà đầu tư tiếp tục đổ về khu vực mua bán. Tuy nhiên, vì mới vào nghề nên suốt thời gian từ 10/2021 đến đầu năm 2022, trung bình mỗi tháng tôi cũng chỉ có 1 giao dịch, hoa hồng thì thường dao động từ 15 - 25 triệu đồng/giao dịch", người này chia sẻ.

    Bước sang 2022, thị trường nhiều khu vực chững lại, theo đó, suốt 5 tháng nay anh Khang chưa có nổi một giao dịch thành công. "Đa phần mọi người chỉ đến hỏi giá, xem đất rồi đi, không thấy quay lại nữa, người bán thì tìm đến nhờ bán nhiều hơn nhưng người mua không có", anh Khang nói.

    Đến giữa tháng 7 vừa qua, thấy tình hình giao dịch không mấy khả quan nên anh Khang đã quay trở về với công việc cũ tại khu công nghiệp.

    "Thôi thì quay lại với công việc cũ, dù lương tháng ít nhưng mà đều, chứ làm môi giới bất động sản quần là áo lượt nhưng túi không có tiền suốt thời gian dài thì tôi cũng không biết làm gì nữa. Đây là tôi chưa có gia đình nên còn xoay xở được, sau có gia đình mà làm chỉ trông chờ vào tiền hoa hồng thế này không biết lo cho gia đình như nào được", anh Khang chia sẻ.

    Tương tự, anh Phạm Huy, môi giới bất động sản tại Hải Phòng chia sẻ, suốt 3 tháng nay, anh cũng chưa có giao dịch nào thành công. Chủ yếu, khách cũng chỉ đến xem đất rồi đi ngay.
    [​IMG]
    "Trước tôi vẫn túc tắc làm, mỗi tháng cũng được 1 - 2 giao dịch thành công, giờ thị trường chững lại không có người mua nên tôi cũng đang tìm công việc mới. Cứ duy trì mà không có giao dịch thì chết", anh Huy nói.

    Theo anh Thanh Tùng, chủ phòng giao dịch bất động sản tại Hà Nội cho rằng, nhiều người bên ngoài nhìn vào thấy nghề môi giới bất động sản là dễ mà thu nhập cao. Chỉ cần dẫn khách đến, khách ưng chốt mua là có tiền nhưng thực tế không phải như vậy.

    "Môi giới chuyên nghiệp phải am hiểu tất cả từ quy hoạch, tư vấn, tiềm năng sinh lời để giới thiệu với khách hàng, thì họ mới tin tưởng để lần sau tiếp tục làm việc. Và phải nhìn nhận, nghề môi giới bất động sản làm tốt sẽ có từng thời điểm, không phải như công việc văn phòng lúc nào cũng đều đều như nhau. Đặc biệt ở phân khúc đất nền được nhiều ưa chuộng, nhưng sẽ đắt khách khi thị trường sôi động", anh Tùng nói.

    Theo anh Tùng, thời gian qua nhiều người thấy thị trường sôi động nên từ các ngành nghề khác cũng bỏ để chạy theo làm môi giới bất động sản. Tuy nhiên, bước chân vào nghề không ít trường hợp đã vỡ mộng.

    "Lúc thị trường sôi động thì gần như người mới hay cũ đều sẽ bán được hàng. Nhưng như giai đoạn chững hiện nay, ảnh hưởng nhất sẽ là môi giới mới vào nghề khi tiền tích lũy chưa có nhiều nhưng nhiều tháng không bán được hàng và môi giới sống dựa vào hoa hồng, còn lương phụ cấp cũng không đáng là bao. Thậm chí, có những sàn họ trả hoa hồng cao lên và cắt đi phụ cấp. Khi không bán được hàng nhiều người sẽ chán nản bỏ nghề", anh Tùng cho hay.
    gadabong, TepRank, vvaa8312 người khác thích bài này.
  9. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.315
    Ngân hàng Nhà nước lo 'bóng ma' lạm phát, bong bóng bất động sản
    01-08-2022 11:32:45+07:00

    Tốc độ tăng tín dụng quá nhanh của 10 năm trước dẫn tới lạm phát, hàng loạt ngân hàng "căng" thanh khoản, vĩ mô bất ổn, lạm phát tăng cao khiến Ngân hàng Nhà nước buộc phải sử dụng chỉ tiêu tín dụng (room) như một đập ngăn dòng nước lũ.

    Cấp chỉ tiêu tín dụng theo “sức khỏe” từng ngân hàng

    Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa phát đi thông báo về việc điều hành chính sách tín dụng trong thời gian vừa qua.

    Cụ thể, theo cơ quan này, trước năm 2011, tín dụng là kênh cung ứng vốn chủ lực cho nền kinh tế, tăng rất nhanh, tỷ lệ tín dụng/GDP cũng tăng nhanh; gây bất ổn vĩ mô, lạm phát tăng cao ở mức 2 con số, an toàn hệ thống tài chính bị đe dọa nghiêm trọng (bong bóng giá bất động sản, chứng khoán).

    Nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém, rủi ro thanh khoản gia tăng rơi vào “vòng xoáy” đua lãi suất huy động nguồn vốn để cho vay, nợ xấu tăng cao... đặt hệ thống ngân hàng trước nguy cơ tiềm ẩn đổ vỡ.
    https://image.*********.vn/2022/08/01/vietstock_s_ngan-hang-nha-nuoc-lo-8216bong-ma8217-lam-phat-bong-bong-bat-dong-san_20220801110440.png
    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trong một phiên trả lời chất trước Quốc hội tại Quốc hội. Ngọc thắng

    Thời điểm đó, các tổ chức quốc tế (IMF, WB và Moody’s) cảnh báo việc nới lỏng tín dụng, nợ xấu gia tăng, căng thẳng thanh khoản giai đoạn này đã đe dọa nghiêm trọng sự ổn định vĩ mô, an toàn hệ thống. “Đây là bài học sâu sắc cho ngành ngân hàng sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng, hệ lụy để lại hết sức nặng nề, việc xử lý nợ xấu, tái cơ cấu các TCTD vẫn còn tiếp tục kéo dài đến nay”, NHNN khẳng định.

    Do đó, từ năm 2012, NHNN đã thực hiện giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng định hướng toàn ngành và giao Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm cho từng TCTD nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

    Với biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng hàng năm như trên, từ năm 2011 đến nay, theo NHNN, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã giảm từ mức trên 30%/năm, cá biệt có năm tăng 53,8% xuống khoảng từ 12 - 14%/năm trong những năm gần đây. Từ đó góp phần ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiểm soát và duy trì lạm phát ổn định dưới 4%.

    Về điều hành tín dụng năm 2022, NHNN cho biết, tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13.1, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Chỉ tiêu tăng trưởng định hướng 14% được NHNN xây dựng trên tình hình tăng trưởng tín dụng thực tế của năm 2021 (tăng 13,61%, cao hơn mức 12,17% của năm 2020); mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6 - 6,5%, lạm phát khoảng 4% và dự toán ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 34/2021/QH15.

    Căn cứ định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở diễn biến lạm phát, tình hình kinh tế trong, ngoài nước, NHNN đã phân bổ tăng trưởng tín dụng năm 2022 cho từng TCTD dựa trên kết quả xếp hạng từng TCTD theo các tiêu chí và chấm điểm quy định tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN.

    Bên cạnh đó, xem xét một số yếu tố cụ thể hóa chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, NHNN như tiêu chí giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, tiêu chí tín dụng tập trung vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, tiêu chí TCTD tham gia hỗ trợ xử lý các ngân hàng yếu kém…

    Ngân hàng hết room tín dụng vì tăng quá nhanh

    Thời gian qua, về việc một số TCTD phản ánh hết “room” tín dụng, theo NHNN, do các TCTD tăng tín dụng quá nhanh trong 6 tháng đầu năm. Việc từ chối cho vay đối với khách hàng không hẳn là do hết room mà còn có thể do phải đảm bảo các tỷ lệ an toàn, hoặc một số ngân hàng xếp hạng thấp không được tăng trưởng tín dụng cao...

    “Với bản chất hoạt động ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn, cho vay bổ sung vốn lưu động thì thường xuyên có nguồn thu nợ, cho vay. Tuy nhiên, một số TCTD chủ yếu cho vay trung dài hạn, tập trung vào lĩnh vực bất động sản thì thời gian quay vòng vốn chậm, không thu hồi được nợ nhanh, nên dẫn đến hết dư địa tăng trưởng tín dụng”, NHNN lý giải.

    Về vấn đề cung ứng vốn cho lĩnh vực bất động sản, theo NHNN, tín dụng ngân hàng chỉ giải quyết được các vấn đề trước mắt, tạm thời đối với thị trường bất động sản về nguồn vốn cho sự phát triển của thị trường này. Về lâu dài, để phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, bền vững cần có các giải pháp đồng bộ để khơi thông nguồn vốn đa dạng, an toàn, hiệu quả, hỗ trợ thị trường bất động sản.
    https://image.*********.vn/2022/08/01/vietstock_s_ngan-hang-nha-nuoc-lo-8216bong-ma8217-lam-phat-bong-bong-bat-dong-san_20220801110441.png
    Ngân hàng Nhà nước khẳng định cần kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào bất động sản. TN

    Tín dụng ngân hàng được đẩy mạnh quá mức vào bất động sản sẽ tạo rủi ro lớn, ảnh hưởng trọng yếu tới an toàn hệ thống các TCTD nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do nhu cầu tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản thường có thời gian vay vốn dài (hiện nay khoảng 94% dư nợ tín dụng bất động sản có thời gian vay vốn từ 10 - 25 năm), trong khi nguồn huy động của hệ thống TCTD chủ yếu là ngắn hạn với lãi suất thay đổi theo thị trường (80% nguồn vốn huy động của hệ thống TCTD là tiền gửi ngắn hạn), vì vậy TCTD sẽ đối mặt với rủi ro thanh khoản, không đáp ứng được nhu cầu chi trả tiền gửi cho người dân.

    Do đó, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách nhằm kiểm soát chặt chẽ tín dụng chảy vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro thời gian qua, thông qua việc thường xuyên rà soát, hoàn thiện văn bản về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động cấp tín dụng của các TCTD, đặc biệt là tín dụng bất động sản.

    Tín dụng tăng cao nhất 10 năm qua

    Theo NHNN, đến ngày 30.6, tín dụng tăng 9,35% so với cuối năm trước (tăng 16,69% so với cùng kỳ năm 2021), là mức tăng 6 tháng đầu năm cao nhất trong vòng 10 năm qua.

    Trong đó, số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tăng 3,21% so với cuối năm 2021 và chiếm 2,49% tổng dư nợ tín dụng (cùng kỳ 2021 giảm 4,67%, chiếm 2,27%).

    Tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đạt trên 2,36 triệu tỉ đồng, tăng 14,07% so với cuối năm 2021, chiếm 20,74% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống (cùng kỳ năm 2021 tăng 8,2%, chiếm 19,9%).

    Trong đó, tín dụng đối với bất động sản kinh doanh tăng 8,19%, chiếm 33% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản; tín dụng bất động sản phục vụ mục đích tự sử dụng tăng 17,2%, chiếm 67% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản. Nợ xấu lĩnh vực bất động sản khoảng 36.400 tỉ đồng, tăng 5% so với 31.12.2021, tỷ lệ nợ xấu là 1,54% (năm 2021 là 1,67%).

    Anh Vũ
    THANH NIÊN
    cpn, pndstock, TepRank16 người khác thích bài này.
    Ciaov7d đã loan bài này
  10. 100k

    100k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2021
    Đã được thích:
    19.188
    Bank, bank ko phụ công cả tháng nay em gom
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này