Tản mạn về CPI và TTCK (33)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 07/08/2022.

4408 người đang online, trong đó có 340 thành viên. 14:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 575397 lượt đọc và 2978 bài trả lời
  1. Anlongolo

    Anlongolo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2022
    Đã được thích:
    6.839
    Cách đưa tiền ra nền kinh tế hiệu quả nhất là kênh ĐTC mà đang gặp đủ thứ khó. Giá VL tăng và khan hiếm, nhất là các vật liệu thông thường như đất, cát, đá..., mặt bằng ở đâu cũng vướng, trong khi đó nhà quản lý thì "mặc áo giáp" trước khi giải quyết công việc ... ách tắc đủ thứ, DN chán nản không muốn làm...media thì cứ chém bề trên chỉ đạo này, chỉ đạo nọ tưởng như tiền vô ào ào...
  2. vuonglaanla

    vuonglaanla Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2021
    Đã được thích:
    4.694
    nhìn cái vni hôm nay rệu rã, ỏng eo, chán không có gì miêu tả nổi, bb nó cũng không đánh được, kéo 1 vài con không có thanh khoản lên chơi, èo uột hết
    Ttkh19, Duduconxanhthatha_chamchi thích bài này.
  3. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    79.928
    Bỏ giãn cách chưa được 1 năm , lại phải lo nhiều thứ nên cứ lung tung xèng ,các chiên za tiến sĩ cũng phân tích tùm lum, chẳng xác định thứ tự các quan trọng để giải quyết nên các vấn đề cứ dàn hàng ngang mà đi , mà toàn đi mò mẫn vì không có hướng dài để đi
  4. Duduconxanh

    Duduconxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2017
    Đã được thích:
    36.171
    :-? Gay nhỉ, bán ra 21 tỷ, tức đẩy ra thêm 6 tỷ từ quý 2 đến giờ, ls huy động tăng mà zoom vẫn 14% . Vậy là các bố hoạch định dưới 8% tăng trưởng tiền thực #-o. Với cái kiểu coi ttck sòng cờ bạc hiện nay ko khéo lại bóp phát nữa để tiền vào nh và sx tiêu dùng :-w !!!
    Ps: thật ra chi là điều nhất /vạn, đen lắm mới cản đc ttck khi mà nó đã tạo xong đáy trung hạn ~:>
    gadabong, Anlongolo, TatooGirl6 người khác thích bài này.
  5. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    79.928
    OK bác , sòng chứng khó sôi động lại lắm vì chẳng biết cái nào là quan trọng cần ưu tiên gỡ , cần hạn chế
    Bà con đã nhận thấy tiền quan trọng rồi , thủ cho chắc ăn nên sòng lình xình vậy là còn hay
  6. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    79.928
    Số liệu chỉ là số chém gió của CTY chứng vịt
    Tiền quý mà , làm ăn gì mà vòng quay tiền dài ngán lắm vì có kinh nghiệm giãn cách rồi
    Các ngân hàng cũng lo bạc đầu , còn sòng chứng thì oánh ngắn , đáy không ra đáy mà đỉnh cũng không ra đỉnh , tay to và cry chứng vịt oải
    --- Gộp bài viết, 12/09/2022, Bài cũ: 12/09/2022 ---
    Media có tin sếp phó FLC hôm.nay vô trỏng
    Bác Trà càng thêm thốn , hi hi
  7. Duduconxanh

    Duduconxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2017
    Đã được thích:
    36.171
    Thế nên sợ bác Tea làm sao! Bác ấy có mệnh hệ gì, bao nhiêu đội lái xưa nay qua nhà bàn việc sống sao yên ~:>
  8. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    79.928
    Thốn cả chùm , hi hi
    HoangDung2008Duduconxanh thích bài này.
  9. dongsongbac09

    dongsongbac09 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/05/2013
    Đã được thích:
    2.273
    LêN báo làm csht nhanh lắm
    HoangDung2008thatha_chamchi thích bài này.
  10. Vo_thuong91

    Vo_thuong91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2021
    Đã được thích:
    461
    Chuyên gia quốc tế: Kinh tế Việt Nam phục hồi rất nhanh và ấn tượng
    Asean Times |

    Các chuyên gia quốc tế cho rằng kinh tế Việt Nam đang phục hồi nhanh, kinh tế quý II và quý III/2022 đều tốt và là quốc gia duy nhất ở châu Á được IMF tăng dự báo tăng trưởng. Nhưng nếu nhìn vào tương lai, Việt nam sẽ vẫn thấy các thách thức cơ bản.

    Chia sẻ tại Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, chiều ngày 12/9, ông Francois Phainchaud, Trưởng đại diện Văn phòng Đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam (IMF) cho biết, các chính sách liên quan phòng chống COVID-19 đã giúp Việt Nam duy trì tỷ lệ tử vong thấp và ổn định kinh tế trong ngành ngân hàng và tài chính.

    Đây là công việc khó khăn nhưng Việt Nam đã làm rất tốt. Liên quan tới các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới Việt Nam, ông Francois Phainchaud nhấn mạnh việc thế giới đang phải đối mặt rất nhiều rủi ro về lạm phát, khủng hoảng kinh tế.

    Tuy nhiên, Việt Nam đang phục hồi tốt, việc gỡ bỏ các hạn chế liên quan tới COVID-19, các nỗ lực bao phủ vaccine, các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội được triển khai mạnh mẽ, hiệu quả, dẫn tới sự phục hồi của các lĩnh vực như du lịch.

    [​IMG]

    Ông Francois Phainchaud, Trưởng đại diện Văn phòng Đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam (IMF). Ảnh VGP

    Việt Nam là quốc gia duy nhất tại châu Á được IMF tăng dự báo tăng trưởng

    "Trong tháng 7, chúng tôi đã tăng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên. Đây là quốc gia duy nhất tại châu Á và khu vực ASEAN mà chúng tôi tăng dự báo tăng trưởng. Năm 2023, chúng tôi giảm dự báo xuống còn 6,7% do mức tăng cao của năm 2022, nhưng vẫn là mức rất cao so với các khu vực khác và so với các nước khác, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á", đại diện IMF thông tin.

    Với Việt Nam, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát rất tốt liên quan tới dịch vụ, giao thông, giá xăng dầu và tỷ giá được giữ ổn định. Ngân hàng Nhà nước đã có những nỗ lực để kéo giảm lạm phát, giữ ổn định vĩ mô và đang làm rất tốt. Các điều kiện tài chính cũng được điều hành chặt chẽ.

    Phối hợp hài hòa trong điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

    Theo đó, chuyên gia IMF khuyến nghị các chính sách tiền tệ cần phải cẩn trọng, duy trì chính sách tiền tệ phải thắt chặt, trao đổi kỹ lưỡng, hành động nhất quán. Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng ổn định tỷ giá để giúp sản xuất trong nước, điều này phù hợp với chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, nếu nâng trần tín dụng sẽ ảnh hưởng tới tỷ giá.

    Trong khi đó, chính sách tài khóa hỗ trợ chính sách tiền tệ và cho phục hồi kinh tế cần được triển khai với vai trò mạnh mẽ hơn, nhắm tới mục tiêu cụ thể hơn, trên diện rộng hơn để không đi ngược lại chính sách tiền tệ.

    Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục xử lý vấn đề nợ xấu, các rủi ro tiềm tàng. Tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam đang tăng khá nhanh và GDP tăng rất cao, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hệ thống ngân hàng để phát triển thị trường vốn.

    Các lĩnh vực bị tác động bởi lạm phát nhiều, các điều kiện về tài chính trở nên chặt chẽ hơn dẫn đến các vấn đề liên quan vốn, thị trường trong khu vực, đặc biệt trong một số lĩnh vực công nghiệp đang gặp phải vấn

    Đại diện IMF nhấn mạnh việc điều hành chính sách tiền tệ cần hết sức thận trọng và tính toán kỹ lưỡng. Ví dụ tỷ giá Việt Nam đang thấp hơn nước khác, Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng ổn định tỷ giá này giúp sản xuất trong nước. Trong khi đó chính sách về tài khóa hỗ trợ chính sách tiền tệ và phục hồi kinh tế cũng cần được triển khai. Chính sách về tài khóa cần hỗ trợ mạnh mẽ hơn, hướng tới mục tiêu cụ thể và trên diện rộng để không đi ngược lại chính sách tiền tệ.

    Tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam hiện nay đã tăng lên, GDP Việt Nam tăng cao, là 1 trong 20% nước có tỷ lệ tăng GDP, tuy nhiên theo tiêu chuẩn khu vực chưa phải là cao. Việt Nam vẫn còn thấp hơn nước khác liên quan vấn đề vốn, các nghiên cứu cho thấy vấn đề vốn và tăng trưởng GDP có thể tăng rủi ro khu vực. Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục tăng cường quản lý hệ thống ngân hàng với những chính sách cẩn trọng để phát triển thị trường vốn bền vững.

    3 điểm cần chú ý trong điều hành chính sách Việt Nam thời gian tới

    Cũng trong khuôn khổ hội thảo, ông Andrea Copppla, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam cho biết, kinh tế Việt Nam đang phục hồi rất nhanh chóng và rất ấn tượng, nền kinh tế trong quý II, quý III rất tốt. Sự phát triển của ngành công nghiệp cũng đã có tăng trưởng vượt bậc. Nhưng nếu nhìn vào tương lai, Việt Nam vẫn thấy các thách thức cơ bản.

    Chính sách chiến lược mà Việt Nam có thể áp dụng, đó là cân đối giữa chính sách để phục hồi nền kinh tế với kiểm soát lạm phát đang ngày càng gia tăng cũng như đối phó với sự thay đổi của cả nền kinh tế thế giới.

    [​IMG]

    Ông Andrea Copppla, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - Ảnh VGP

    Theo đó, ông Andrea Copppla cho rằng, có 3 điểm cần lưu ý trong điều hành chính sách Việt Nam thời gian tới, cụ thể:

    Thứ nhất, cần có một chính sách tài khóa hợp lý để có thể xử lý những khoản đầu tư công và những khoản đầu tư công này phải phát huy một cách hiệu quả hơn.

    Trong thời gian ngắn hạn, Việt Nam phải sử dụng tốt và hiệu quả những gói về hỗ trợ tăng trưởng phục hồi. Do vậy, cần phải có sự phục hồi của thị trường và nguồn cầu của thị trường trong nước. Từ đó có thể hạn chế được tác động tiêu cực của việc tăng giá.

    Thực tế, nếu Việt Nam kiểm soát được lạm phát thì hiệu quả của nền kinh tế vẫn nằm ở dưới mức tiềm năng tăng trưởng. Nói cách khác, Việt Nam vẫn phải đối mặt với rủi ro lạm phát nếu muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

    Thứ hai, Việt Nam phải đối mặt rủi ro về tài chính nên phải bảo đảm vững chắc sự tự cường của nền tài chính quốc gia và cần phải xử lý nợ xấu, nợ quá hạn của nền kinh tế để tất cả những ngân hàng đều phải tuân thủ đối với việc xử lý nợ xấu.

    Việt Nam phải tăng cường sự tự cường của ngành ngân hàng. Do vậy, ngân hàng phải có chiến lược tạo ra sự phục hồi cho chính mình để có thể đối mặt với sự rủi ro liên quan đến sự phá sản.

    Cuối cùng, cải cách cơ cấu rất quan trọng để Việt Nam thúc đẩy sự tăng trưởng và tạo cho nền kinh tế ngày càng tự cường hơn.

    Các chính sách về tài khóa có tác dụng nhưng phải phát huy hiệu quả của những chính sách này và phải tiếp tục theo đuổi các chương trình phát triển, chương trình xã hội khác; thích nghi và làm cho sức khỏe, độ tự cường của nền kinh tế Việt Nam ngày càng cao hơn.

    Thực hiện những việc giảm thải bằng 0 khí C02 của Việt Nam cũng có thể tăng cường được nền kinh tế, tăng cường được sự cạnh tranh của nền kinh tế. Thông qua cải thiện môi trường đầu tư, những nhà hoạch định chính sách Việt Nam cũng cần phải nâng cao năng lực và chất lượng lao động của Việt Nam.

Chia sẻ trang này