1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tản mạn về CPI và TTCK (34)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 22/09/2022.

7709 người đang online, trong đó có 1029 thành viên. 15:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 469649 lượt đọc và 2965 bài trả lời
  1. minhnguyen369

    minhnguyen369 Guest

    Tham gia ngày:
    24/08/2017
    Đã được thích:
    28.339
    chị chị bank như CTG đã coi là rẻ chưa ạ chị. về lại luôn giá đỉnh 2018 mất tiêu rồi ạ
  2. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.967
    Hi hi... Mình tệ thật ! Có nhiều chuyện sờ sờ trước mắt , nhưng nếu không đọc, không học thì chắc vĩnh viễn mình không thể biết nổi nó !!!!

    Lý giải hoàn toàn khoa học về việc vì sao trên Trái đất con sông nào cũng khúc khuỷu.

    Nếu không tính đến những con sông, hồ nhân tạo, thì có thể khẳng định rằng không có một hệ thống sông ngòi nào trên thế giới chảy theo đường thẳng. Nếu không tin, bạn có thể tự mình kiểm chứng bằng ứng dụng Google Earth của Google.

    Đường thẳng là con đường ngắn nhất, nhưng các con sông có vẻ như... tự làm khó mình, khi liên tục uốn lượn kéo dài nghìn cây số. Và câu hỏi ở đây là: Tại sao?

    [​IMG]
    Một hệ thống sông tại Alaska.

    Không con sông nào có đường thẳng, nhưng để cong được thì mất một thời gian dài

    [​IMG]
    Độ cong của những con sông đến từ sự kết hợp giữa rất nhiều yếu tố của tự nhiên.

    Nước luôn chảy xuống dốc, nhưng có thể cái vùng dốc ấy không thẳng. Mà ngay cả khi con đường nước chảy có thẳng đi chăng nữa, lâu dần dòng sông vẫn bị uốn cong. Và độ cong của những con sông đến từ sự kết hợp giữa rất nhiều yếu tố của tự nhiên.

    Thử tưởng tượng như sau: bỗng nhiên xuất hiện một chú rái cá "đục khoét" một bên bờ sông để làm tổ. Lỗ nhỏ thôi, nhưng điều đó vô tình làm lớp đất bên bờ sông yếu đi.

    [​IMG]
    Rái cá "đục khoét" một bên bờ sông để làm tổ.

    Nước sẽ dần chảy vào cái lỗ với tốc độ ngày càng nhanh hơn vì lớp đất bị bào mòn, đồng thời khiến dòng nước ở bờ còn lại yếu dần. Dòng nước chậm chạp ấy mang theo đất cát, bồi đắp phía bờ còn lại. Và rồi qua thời gian, đoạn sông đang thẳng thành cong theo đúng nghĩa đen.

    [​IMG]
    Qua thời gian, đoạn sông đang thẳng thành cong theo đúng nghĩa đen.

    Tất nhiên, chú rái cá chỉ là một ví dụ vui vẻ mà thôi. Còn thực tế trong tự nhiên, có rất nhiều yếu tố tác động đủ để cong một con sông mà chẳng cần đến một chú rái cá đi đào đất nào cả.

    Dưới góc độ khoa học, các dòng sông chảy không thẳng mà uốn khúc là do 2 nguyên nhân chính: địa hình và lực Côriôlit.

    • Nguyên nhân về địa hình thì chắc cũng dễ hiểu. Dòng sông có xu hướng chảy từ nơi có địa hình cao đến nơi có địa hình thấp, những nơi có địa hình gồ ghề thì dòng sông sẽ uốn lượn.
    • Lực Côriôlit là hệ quả của sự tự quay quanh mình của Trái đất.
    Khi Trái đất quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái đất (trừ 2 cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ Tây sang Đông. Do vậy các vật thể chuyển động trên Trái đất sẽ bị lệch hướng so với ban đầu. Lực Côriôlit tác động mạnh đến hướng chuyển động của các khối khí, các dòng biển, dòng sông, đường đạn bay, v...v... Do đó mới có hiện tượng dòng sông uốn lượn, bên lở bên bồi.

    Vào lúc bắt đầu hình thành dòng chảy, lòng sông thường không phẳng. Những nơi nước sông chảy qua, vì rất nhiều nguyên nhân, nên tốc độ chảy ở hai bên trái phải không hoàn toàn bằng nhau. Nơi này bờ sông lở một chút, nơi kia mất một cái cây, nơi khác nữa có thêm dòng nước chảy từ bên ngoài vào…

    Những hiện tượng đó đều có thể làm cho tốc độ chảy của sông ở một nơi nào đó nhanh lên hoặc chậm đi. Đồng thời vật chất hai bên bờ cũng khác nhau, có nơi dễ bị phá vỡ, có nơi lại khá rắn chắc. Tất cả những cái đó đã làm cho lòng sông trở thành uốn khúc quanh co.

    Bẻ cong được một đoạn sông, tức là đã đổi hướng chảy của dòng nước. Dòng nước bị đổi hướng sẽ tạo một lực tác động lên đất bờ sông, làm tăng sự xói mòn, và rồi phần còn lại cũng dần cong theo như một quy luật tất yếu.

    [​IMG]
    Bẻ cong được một đoạn sông, tức là đã đổi hướng chảy của dòng nước.

    Những đoạn sông có lưu lượng càng lớn, độ dài giữa các đoạn uốn càng xa nhau. Nhưng có một điểm thú vị của tất cả các con sông trên thế giới, đó là độ dài giữa một đoạn uốn hình chữ S sẽ bằng 6 lần chiều rộng 2 bờ sông. Tức là một đoạn sông ngắn sẽ giống như phiên bản thu nhỏ của khúc sông lớn hơn.

    [​IMG]
    Một đoạn sông ngắn.

    [​IMG]
    Sẽ là bản sao của các khúc sông lớn hơn.

    Sự cong này sẽ diễn ra liên tục theo thời gian. Và nếu như không gặp phải vật cản (như đá tảng, núi...) sẽ có lúc 2 đoạn uốn lượn của sông chạm vào nhau.

    Lúc ấy, dòng sông sẽ lại chảy thành thẳng, để lại sau lưng quá khứ "cong vẹo". "Quá khứ" ấy được gọi là hồ móng ngựa (oxbow lake).

    [​IMG]
    Quá trình hình thành của hồ móng ngựa.

    Hồ móng ngựa có thể nói là một đặc trưng cho thấy sự tồn tại của một con sông gần đó. Và bạn biết không, trên sao Hỏa cũng có những dấu vết của hồ móng ngựa, cho thấy rằng hành tinh Đỏ đã từng là nơi chứa rất nhiều đại dương cùng hệ thống sông ngòi phong phú.

    [​IMG]
    Sao Hỏa cũng có luôn..
    Ube989Formulae đã loan bài này
  3. Formulae

    Formulae Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2018
    Đã được thích:
    2.709
    A Nguyên ơi, có trường hợp nào dấu hiệu hồ móng ngựa trên sao Hỏa không phải là do sao Hỏa đã từng có sông không??
    Cái biểu hiện có hình cong cong móng ngựa trên Hỏa tinh thì thoạt nhìn i chang hiện tượng các dòng sông trên trái đất nhưng biết đâu đó chỉ là trùng hợp biểu hiện bên ngoài, còn nội hàm có thể là một lực tự nhiên nào khác về lưu chất/địa chất gây nên mà con người thám hiểm vội kết luận giống trái đất ko anh?
    thethang201, hakillua, Binh Yen8 người khác thích bài này.
  4. trabac

    trabac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2014
    Đã được thích:
    22.023
    nhất trí với bác. Đúng là các bên tham gia dù trực tiếp hay gián tiếp đèu có lí do bảo vệ lợi ích của mình nên tôi không lạm bàn đúng sai giữa họ.
    Chỉ nói quan điểm của mình về lợi thế của những nước ở ngoài tầm tên mũi đạn, trong đó có Việt nam.
    Các ảnh cứ đề ra các các mục tiêu kép nhưng xung đột nhau kiểu dân dã cho vui miệng : Ngon bổ rẻ thì có khi phung phí mất thời cơ .
  5. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.967
    Uhm... Chỉ là giả thiết .
    Mặt trăng , xa có 9 lần bay vòng quanh trái đất chứ mấy ? mà còn tùm lum giả thiết ! Dù tranh nhau đi đi về về nhiều bận ? ( TQ mà nay cũng nhặt được đất đá trên ấy về ) . Tuy nhiên những nơi con người đặt chân cũng lọt thõm nhỏ xíu , ko đại diện toàn cục . Nhất là phía mặt tối của mặt Trăng . Huống chi là Sao Hoả .
    Với Sao Hoả thì có vài dấu hiệu "chứng cứ" cho thấy nước có thể từng tồn tại "cách nay hàng tỷ năm" . Chúng mình chờ tiếp ! Chờ khoảng một thế kỷ nữa , thì có thể khẳng định từng có nước hay ko ? Hiện tại còn nước hay ko ? Ở đâu ?
    ( Thỉnh thoảng , NASA có "kết luận theo kiểu qui chụp" một vài điều gì đấy ... Thì ấy là cho Dzui ... Cho xôm tụ bàn tán ... ( Bàn tán ở đâu thì có thu nhập ở đó ... Chắc có tiền của Yotube ? He he... ) .
    Chờ đi !
    Loài người mới tức thì đạt khoa học kỹ thuật ở bậc thang thứ nhất thui ! Mà còn dành sức cho chiến tranh cho vũ khí ... Chứ cho khoa học thì tí ti ... Mục thớt mới với tay ra ngoài vũ trụ em ạ ! :-w:-w@};-%%-:drm2:drm3
    Ube989 đã loan bài này
  6. HongCK

    HongCK Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/04/2014
    Đã được thích:
    73.356
    Hi bác,
    @Vuthanhnguyen đúng là chủ series pic "Tản mạn ... " này _ là top đầu của diễn đàn F319, đã thu hút hàng ngàn nđt theo dõi.
    Thật ra sử dụng margin không khó, chỉ cần tự tin, có kế hoạch và phương án ứng phó rủi ro nếu thị trường không diễn ra như dự đoán. :drm3
    Kimtham, codienlanh, pndstock14 người khác thích bài này.
  7. 100k

    100k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2021
    Đã được thích:
    19.611
    Em chưa bao giờ dùng magin, nhưng chắc đợt này sẽ cân nhắc, mong các bác chỉ cho chút ít kinh nghiệm dùng ạ :x
    viethanoi, trabac, Binh Yen4 người khác thích bài này.
  8. TatooGirl

    TatooGirl Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Đã được thích:
    3.630
    Kinh nghiệm của em là khi nào mọi người bị call hết margin (như hôm kia) thì mình bắt đầu dùng :D
    thuyquai29, viethanoi, trabac8 người khác thích bài này.
  9. Formulae

    Formulae Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2018
    Đã được thích:
    2.709
    Cảm ơn a Nguyên,
    Em chỉ là thắc mắc đơn thuần kiểu tò mò thôi ạ, chứ còn người ta phải đưa ra giả định, dự đoán, rồi tìm bằng chứng để khẳng định/phản bác lại; và có chăng phương Tây họ tiến xa vượt trội âu cũng do dám đưa ra giả thuyết rồi tự bác bỏ, tự nhận mình hạn hẹp để phát kiến vòng xoáy trôn ốc to hơn, rộng hơn trong tiến trình phát triển đấy ạ.

    Chúc mọi người ngày mới tốt lành, luôn tìm dc sự an nhiên, tĩnh tại nơi suy tư/tâm hồn ạ!
    thuyquai29, hakillua, 100k8 người khác thích bài này.
  10. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.967
    Uhm...
    Tổng kết lại gọn chút cho em nắm :
    Đối với khoa học vũ trụ , loài người chúng ta làm được : a/ Đặt chân lên M trăng . b/ Thiết bị tự hành đáp được lên sao Hoả . c/ Vĩ đại nhất có lẽ là 02 tàu Voy Ic I và II , đã bay ròng nửa thế kỷ , vừa vượt qua ranh giới "vũ trụ vật chất thuộc Thái dương hệ" , chúng bắt đầu ra khỏi vùng chi phối bỡi Mặt trời . d/ Nhưng dữ liệu nhiều nhất thì lại thuộc về hệ thống kính viễn vọng trên mặt đất . ( Sẽ ngày càng có nhiều kính viễn vọng đặt trên các vệ tinh nhân tạo ) . Dữ liệu và hình ảnh được phân tích, đo đạc theo các nguyên lý, định luật ... kể cả phải suy luận .
    *****
    ( Nói đến đây , hơi bực chút với loại quan điểm thực dụng kiểu của tổng thống Trump ... May mà khoa học nhiều thuộc tính hấp dẫn đam mê , chứ thực dụng , tiền bạc như Trump chắc gay go xi ki cho đơn vị tiên phong Nasa va phong trào ng cứu vũ trụ ?!!! Hi hi... )@};-@};-%%-:bz**==**==
    Ube989 đã loan bài này

Chia sẻ trang này